Hạng D
20/10/11
1.070
1.425
113
Mâu và Thuẩn

Mâu và Thuẩn là trung tâm của sự phát triển nền khoa học quân sự. Nói một cách dể hiểu :

Khoa học chiến tranh giải quyết các cuộc chiến tranh.
Chiến tranh dùng để giải quyết xung đột.
Và xung đột bắt nguồn từ mâu thuẩn.

Các cuộc chạy đua vũ trang từ ngàn xưa luôn nhằm vào mục đích tạo ra cái Mâu chọc thủng Thuẩn của đối phương, hoặc tạo ra cái Thuẩn để chắn đở phát Mâu của đối phương.
Nói về sách lược quân sự hiện đại, ta nói đến việc che chắn điểm yếu để tránh né điểm mạnh của quân địch, trong khi đó lại cơ động điểm mạnh đánh vào điểm yếu của đối phương theo Manuever Warfare, đấy chẳng qua cũng chỉ là tư duy Mâu-Thuẩn từ ngàn xưa. Điểm khác biệt từ thời gươm đao giáo mác và chiến tranh hạt nhân thời nay chỉ nằm ở chổ trải qua cách mạng công nghiệp và cách mạng hậu công nghiệp khoa học công nghệ phát triển vượt bậc cho ra đời nhiều loại vũ khí mới, cũng như cách đánh mới. Nhưng tư duy quân sự thì không hề mới.

Hãy nhìn vài ví dụ nho nhỏ trong cuộc chạy đua vũ trang của Tank:

Đầu WWI, không nước nào có Tank.
Cuối WWI, Tank ra đời và được thiết kế để chịu được đòn từ bộ binh(súng máy) và tấn công bộ binh cũng như các công sự bộ binh.
Nghĩa là thời này Tank chính là cái Mâu mới được phát triển, nhưng cái Thuẩn để chống Tank thì chưa ra đời.

WWII, người ta tìm đủ mọi phương thức để chống lại tank của đối phương, và phương thức hay được sử dụng nhất đó là Pháo Chống Tank Tự Hành, hay còn gọi là Pháo Tự Hành chung chung. Từ tư duy chế ra cái Thuẩn để chống lại cái Mâu là Tank, Su-76 trang bị pháo chống tank 76mm, Su-100 trang bị pháo 100mm, và Su-152 trang bị pháo 152mm ra đời.
Để chống được Tank, các Tank Destroyer thường có giáp rất dày để chịu được đạn của Tank( đạn Tank thông thường có mục đích chính là diệt bộ binh và công sự, mục đích diệt tank là mục tiêu thứ 2) và pháo của Tank Destroyer phải dịêt được tank.

Từ cái Mâu tiến công vào bộ binh mà gần như không bị đe doạ, Tank phải đối mặt với mối nguy hiểm đang rình rập mình.

Một ví dụ cho thấy cách biên chế chiến đấu của Liên Xô vào năm 1941:
Mechanized Corp (Quân Đoàn Cơ Giới) biên chế đủ có 246 Tank hạng Trung và Nặng bao gồm (183 T-34, 21 SU-76, 21 SU-122 , 21 SU-152) đi kèm theo là 1 đến 3 lử tank hạng nhẹ, 9 Tiểu Đoàn Bộ Binh Cơ Giới trang bị súng trường, 1 Tiểu Đoàn Bộ Binh Cơ Giới trang bị súng máy(thường là PPSh), 3 Tiểu Đoàn Pháo Binh Cơ Giới (thường là Katyusa, pháo thông thường nhưng có kèm theo máy kéo, pháo tự hành các loại)

Chúng ta có thể thấy ngay trong bản thân của 1 Quân Đoàn Cơ Giới lực lượng Pháo Chống Tank Tự Hành chiếm vai trò khá quan trong của SU-76, SU-122, SU-152.
Về tính hiệu quả của các Tank Destroyer thì không cần phải bàn cải, một Tank Destroyer thường có giáp thừa sức chịu được đòn trực diện từ các chiếc Tank cùng thời, nhưng thông thường Tank không thể chịu nổi 1 phát đạn của Tank Destroyer.
Một ví dụ tiêu biểu cho sự hiệu quả của Tank Destroyer: thiếu tá Sankovskiy đã nhận được danh hiệu Anh Hùng Liên Xô với thành tích trong 1 ngày tổ lái của ông hạ được 10 chiếc Tank của Đức.

Kể từ sau WWII, chúng ta chứng kiến một cuộc chạy đua giửa Mâu và Thuẩn ngay trong bản thân sự phát triển của Tank các loại. Khi một chủng loại tank củ như M-48 với giáp trước chỉ có 120mm dể dàng bị hạ gục bởi đạn 100mm của T55, người Mỹ phát triển M60 với giáp trước 150mm.
Súng chính của M-48 là 90mm, gặp nhiều khó khăn trong việc xuyên giáp của T-55 và M-60 ngay lập tức sử dụng pháo 105mm.
Khi người Mỹ thiết kế M-1, họ bất ngờ khi nhận ra rằng đạn pháo HE thông thường của M-1 không xuyên được giáp trước của T-72. Thế là đạn Sabot Uranium Giảm Xạ ra đời.
Người Nga nhận ra đầu đạn Sabot DU có thể đe doạ tank của họ, họ chế ra ERA thế hệ mới vừa có thể bảo vệ Tank trước đầu HE vừa có thể bảo vệ tank dưới đầu đạn xuyên Sabot. Thế là Kontakt-5 ra đời.
Người Mỹ nhận ra Kontakt-5 rẻ tiền và có thể dể dàng trang bị cho các quân đội lạc hậu xài T-72 để chống lại M-1 hiện đại của họ, họ cải tiến đầu xuyên Sabot M829A1 thành M829A2 và M829A3 tăng khả năng xuyên và chống lại Kontakt-5.
Người Nga thấy thế lại cải tiến Kontakt-5 thành loại Relikt có hiệu quả cao gấp đôi sử dụng cho T-90 và loại Kaktus đựơc sử dụng trên mẫu tank thử nghiệm T-2000 Black Eagle
...... và cuộc đua không dừng lại ở đấy.



Hệ quả của cuộc chạy đua của Tank đó chính là Tank ngày càng khác đi mục đích xa xưa của nó. Từ khởi điểm giáp của Tank chỉ vào khoảng 15~20mm, pháo chính gồm nhiều khẩu đại liên và pháo 46mm, pháo 30mm, pháo 23mm các loại ngày nay tank sử dụng pháo chính với nòng 120mm hay 125mm và chủng loại tank thế hệ 5 có thể dùng pháo đến 135mm 140mm hay 155mm.

Thời WWI Tank thiết kế chỉ để chịu đựơc hoả lực bộ binh và để tiến công vào bộ binh. Giáp mỏng và súng chính nhỏ để dịêt bộ binh.
Giờ đây sau bao nhiêu cuộc chạy đua về vỏ giáp để chống lại pháo của đối phương, trang bị pháo mạnh hơn để xuyên vỏ giáp của đối phương các chiếc Tank trở nên cồng kềnh, nặng nề, pháo chính của tank rất to và cơ số đạn thấp nên cũng không hiệu quả lắm cho việc tiêu diệt bộ binh. Còn đại liên kẹp nòng của Tank thì hiệu quả rất hạn chế do pháo chính cồng kềnh và nặng nề, góc tà của pháo cũng bị hạn chế. Tank ngày nay đã trở thành Tank Destroyer có tích hợp chút khả năng chống bộ binh và công sự. Thế là cụm từ Tank Destroyer mãi mãi chôn vùi ở WWII.

Để lấp vào khoản trống của việc tiêu diệt bộ binh của Tank, người ta thiết kế ra vô số loại tank nhẹ chuyên đánh bộ binh.
Nhưng bộ binh cũng không hề thua kém, họ tìm đến các vũ khí chống tank cầm tay cơ động và gọn nhẹ.
Khi tank hạng nhẹ các loại trở nên kém cỏi trong vịêc chống lại bộ binh trên đường phố. Người ta cho ra đời con Tank quái thai BMP-T với khung gầm và giáp dày của MBT nhưng lại trang bị hoả lực chống bộ binh là chủ yếu.

Cuộc chiến chỉ ở sự phát triển của Tank mà còn nằm ở nhiều khía cạnh khác.

Chẳng hạn như khi người Mỹ nghĩ ra hệ thống C[sup]4[/sup]I để cải thiện khả năng tác chiến của họ, người Nga nghĩ ra Krasnopol để có thể dể dàng tiêu diệt các hệ thống C[sup]4[/sup]I lẩn trốn sau chiến tuyến của Mỹ. Người Mỹ nghĩ đến phương pháp làm nhiểu đầu đạn Krasnopol và người Nga đẻ ra Krasnopol-M chống nhiểu .

Tương tự cũng xãy ra với việc chay đua giửa máy bay và radar. Máy bay tàng hình và vũ khí có thể tiến công máy bay tàng hình, cuộc đua của Mâu và Thuẩn cứ tiếp tục và chúng ta có thể dự đoán hình thái của chiến tranh tương lai dựa trên sự phát triển từng bước của chiến tranh từ xa xưa.
 
Hạng D
20/10/11
1.070
1.425
113
Có thể thấy rỏ tư tưởng của Tukhachevsky bị hất hủi ngay sau khi ông bị xử tử oan ức, các Tank Corp và Tank Army bị giải tán. Đến năm 1940 Stalin mới đồng ý tái tổ chức các Tank Corp nhưng dưới cái tên Mechanized Corp (Stalin cố tình tránh tên Tank Corp để cho biết rằng mình không phải ăn cắp ý tưởng của Tukhachevsky) Ngoài ra khi thành lập các Mechanized Corp Stalin cố tình thay đổi cấu trúc của Mechanized Corp với hảo vọng rằng To Hơn là Tốt Hơn.

Lịch sử đã chứng minh rỏ ý tưởng của Takhachevsky năm 1936 là hoàn toàn hợp lý với điều kiện mặt trận WWII(nghĩa là kỹ thuật và khả năng của các lực lượng Tank, Pháo, Bộ Binh) Các Mechanized Corp thành lập theo ý của Stalin bị đập tan tác năm 1941, đến 1942 số lượng Tank LX giảm hẳn, các Mechanzied Corp mới có rất ít tank và Stalin lúc này đồng ý thành lập Mechanzied Corp theo biên chế của Tank Corp xa xưa, nhưng vẫn phải giử cái tên Tank Corp do Stalin chọn. Chính các lực lượng Mechanzied Corp năm 1942 hay nói đúng hơn là Tank Corp(dứơi cái tên mới) đã thiết lập nên mũi nhọn sắt chọc thủng tuyến phòng thủ của Phát Xít và tiến hành bao vây hơn 300,000 ngàn quân của TĐQ6 của Đức ở Stalingrad.

Mechanized Corp kể từ sau năm 1942 trở về hoạt động theo biên chế Tank Corp năm 1936. Tuy nhiên sau 1 thời gian chiến đấu Zhukop và Roscokovsky nhận ra rằng họ có thể cải tiến Tank Corp năm 1936 đôi chút để cho ra Mechanzied Corp năm 1944. Có thể nói thêm đôi chút rằng từ khoảng mùa hè năm 1942 thì Stalin dần dà ít can thiệp sâu vào quân đội, và đến năm 1943 thì các tướng lãnh LX có nhiều tự do hơn. Tuy nhiên cả 2 ông nổi cộm nhất là Zhukop và Roscokovsky đều phải chịu đi đày về những miền miệt vườn xa xôi ngay sau WWII kết thúc (Ít ra Stalin không dám xử tử 2 công thần của WWII như cách hắn làm với Tukhachevsky)
Về sự khác biệt của Tank Corp năm 1936 và Mechanzied Corp năm 1944 thì ta sẽ nói sau.

Giờ hãy so sánh thử ý tưởng của Tank Corp năm 1936 và Mechanzied Corp năm 1940.

Theo Tank Corp 1936, Tukhachevsky xây dựng Tank Corp dựa trên nguyên tắc vàng của quân đội, chế độ tam-tam (nghĩa là số quân thường chia theo bậc 3)
Tank Corp 1936
3 Lữ tank, mỗi lử 82 chiếc Tank (sau này kể từ cuối 1941 đầu 1942 Mechanzied Corp thành lập theo hướng của Tank Corp chỉ có mục tiêu là 62 chiếc mỗi Lữ. Nhưng do thiếu Tank nên thường con số tank cho mỗi Lữ năm 1941 chỉ vào khoảng 45)
3 Tiểu Đoàn pháo tự hành(biên chế năm 42 giử nguyên phần này)
3 Lữ bộ binh cơ giới trang bị súng trường(mosin-nagant), mỗi lữ gồm 3 Tiểu Đoàn (tổng cộng 9 Tiểu Đoàn)
3 Tiểu Đoàn pháo binh cơ giới

Có thể thấy từ viên gạch cơ bản nhất xây dựng nên Hồng Quân là các biên chế Đại Đội được chia làm 3 Trung Đội, Trung Đội 1 và 3 sẽ ở tuyến đầu, trung đội 2 kẹp giữa 2 trung đội kia sẽ lùi về sau 1 chút thành lập tuyến 2 hình thành nên CSP cấp Đại Đội. Và giờ biên chế Tank cũng theo lối tam-tam, mỗi tank Corp được chia làm 3 phần. 2 phần 1 và 3 ở tuyến đầu còn phần thứ 2 thì nằm lùi về tuyến sau 1 chút hình thành nên tuyến 2.
Mỗi 1 phần của Tank Corp thường bao gồm 1 Lữ Tank được yểm trợ bởi 3 Lữ bộ binh trang bị súng trường , 1 Tiểu Đoàn pháo tự hành.
Tiểu Đoàn bộ binh trang bị súng máy duy nhất trong Tank Corp thường được dùng làm lực lượng dự bị xung kích nằm ở tuyến 2. Ngoài ra lực lượng pháo binh cơ giới cũng đặt vào tuyến 2 chứ không xé lẻ ra.

Tank Corp hay theo Stalin gọi là Mechanzied Corp năm 1940 biên chế theo bậc hơi khác biệt.
Mechanized Corp 1940
5 Trung Đoàn Tank (thường được dàn ngang, không hề có khái niệm tuyến 2 rỏ ràng)
Ở giửa 5 trung đoàn Tank sẽ có 4 khe hở, 4 khe đó được trám vào bằng 4 Trung Đoàn Bộ Binh cơ giới.
Ở phía sau và ở giửa 4 Trung Đoàn bộ binh cơ giới là 3 Trung Đoàn pháo binh cơ giới.

Kiểu biên chế này của Stalin không có tuyến 2 rỏ rệt.
Các lực lựơng tank ở 2 bên sườn thường không được bộ binh yểm trợ tốt, nên có những trận Tank LX tấn công mà gần như không đựơc bộ binh yểm trợ gây thiệt hại nặng nề.
Nghĩa là nói chung Mechanzied Corp chỉ thực hiện 1 mơ ước nho nhỏ của Stalin là Tank của ông rất đông, dàn ra mà tiến mà đánh bại quân thù. Mechanzied Corp năm 1940 theo biên chế có khoảng 1108 Tank các loại và 37,000 bộ binh, một đội hình khổng lồ và cồng kềnh, kém linh động, nó cũng là 1 gánh nặng hậu cần khổng lồ mà lực lượng hậu cần năm 1941 của LX không kham nổi. Thực tế ra các Mechanized Corp của LX năm 1941 đa số chỉ có khoảng 500~600 tank chiến đấu được. Đa số tank còn lại đang đắp chiếu do thiếu xăng, thiếu đạn và thiếu thiết bị bảo trì, điều đó cho thấy trong hơn 20,000 tank của LX đầu WWII, chỉ có khoảng 10,000 chiếc chiến đấu được và đa số trong 10,000 chiếc đó là Tank hạng nhẹ lỗi thời, các tank chiến đấu đựơc cũng thiếu đạn xuyên giáp khi đối đầu với tank Đức.
Biên chế cúôi năm 1941 và đầu năm 1942 của Mechanzied Corp trở về kiểu của Tank Corp năm 1936 theo biên chế tam-tam và đội hình có chiều sâu. Tuy nhiên lúc này mỗi Mechanzied Corp chỉ khoản 180 Tank do thiếu tank. Nhưng kể từ thời điểm này Mỹ nâng mức viện trợ Lend-Lease cho LX, thực ra đa số đồ Mỹ cho LX thì chả thứ nào dùng tốt từ ủng đến máy bay đến Tank hạng nhẹ. Tuy nhiên các xe Jeep Willy và các chiếc xe vận tải của Mỹ trở nên cực kỳ hửu dụng cho LX. Các xưởng sản xuất xe vận tải của LX chuyển dần san sản xuất tank hạng nhẹ, nhờ thế sản lượng tank của LX tăng vọt vào năm 1942.
Đến năm 1944 điều kiện tank dư dả, hệ thống hậu cần hùng hậu với một lượng xe vận tải của cả LX lẫn của Mỹ tài trợ Mechanzied Corp năm 1944 trở về gần với Tank Corp 1936 hơn với 246 Tank.

Mechanzied Corp năm 1944 vẫn theo biên chế tam-tam như Tank Corp 1936 nhưng lại chi tiết hơn nhờ qua chiến tranh nên người Nga biết cách biên chế thế nào cho nó hợp lý hơn.

Mỗi Mechanized Corp sẽ gồm 3 Lữ Cơ Giới.
Mỗi Lữ Cơ Giới bao gồm:
1 Trung Đoàn Tank
3 Tiểu Đoàn bộ binh cơ giới (khá giống Tank Corp đúng không nào, nhưng Trung Đoàn Tank tất nhiên ít Tank hơn Lữ Tank)
điểm khác biệt nằm ở chổ các Lữ Cơ Giới có thêm:
1 Đại Đội súng máy (thường là PPSh-41)
1 Đại Đội súng trường chống Tank
1 Trung Đoàn Cối
1 Trung Đoàn Pháo Binh Cơ Giới
1 Đại Đội pháo phòng không
1 Đại Đội công binh
1 Trung Đội cứu thương
1 Đại Đội đường sắt

Nghĩa là vào năm 1944 người Nga đã làm tổ chức của Mechanzied Corp tinh vi hơn và kiện toàn hơn. Mỗi Lữ cơ giới nói trên có khả năng tác chiến độc lập rất tốt do tính kiện toàn hiệp đồng binh chủng của mình. Tính kiện toàn hợp đồng binh chủng nằm trong 6 quy tắc vàng của Manuever Warfare.
Ngoài 3 Lữ cơ giới nói trên, Mechanzied Corp còn có thêm 1 Lữ Tank độc lập, Lữ này thường được dùng cho 1 trong 2 mục đích sau.:
Ném vào nơi mạnh nhất của địch kết hợp với Lữ cơ giới để tạo một quả đấm thép bẻ gảy tuyến phòng thủ của địch.
Nằm chờ ở tuyến 2 rồi cơ động truy kích quân địch, phát huy thành quả chiến đấu (nghĩa là nằm chờ tuyến 1 đào cái giếng rồi bay vào múc nước)
Lữ Tank độc lập này bao gồm:
3 Trung Đoàn Tank
1 Trung Đoàn Bộ Binh Cơ Giới trang bị súng máy
1 Đại Đội phòng không
1 Đại Đội đường sắt
1 Trung Đội cứu thương

Có thể thấy đội hình Lữ Tank độc lập ưu tiên số lượng Tank, bộ binh chỉ rất ít. Lữ Tank này thường chiến đấu ở tuyến trọng yếu nhất trong cuộc tiến công, hoặc được ném vào nơi nóng nhất trên chiến tuyến khi phòng thủ.

Ngoài ra lực lượng hoả lực của Mechanzied Corp năm 1944 thường nằm riêng lẻ ở tuyến 2, yểm trợ hoả lực tầm xa cho bất kỳ Lữ Tank hoặc Lữ Cơ Giới nào cần chút lửa.
Lực lượng hoả lực này bao gồm:
3 Tiểu Đoàn Pháo Tự Hành Chống Tank (Tank Destroyer), thường 3 Tiểu Đoàn này chia ra để tháp tùng 3 Lữ Cơ Giới
1 Trung Đoàn Motor xe máy
1 Tiểu Đoàn Cối
1 Tiểu Đoàn phòng không
1 Trung Đoàn pháo phản lực Katyusha

Điểm khác biệt lớn nhất của Mechanzied Corp năm 1944 với Tank Corp 1936 nằm ở chổ Mechanized Corp 1944 có thêm 1 Lữ Tank độc lập để tạo thêm quả đấm thép thọc vào quân thù.
Biên chế năm 1944 được giử gần như nguyên vẹn đến ngày LX sụp đổ. Cái thay đổi chỉ là thay đổi khí tài. Chẳng hạn bộ binh cơ giới năm 1944 vẫn còn dùng Mosin-Nagant là đa số thì sau này đổi qua xài AK-47 hết. Bọn bộ binh trang bị súng trường chống Tank thì giờ chuyển qua xài RPG và DKZ là chủ yếu ????..
Dù khí tài về Phòng Không của LX có nhiều thay đổi,SAM được sử dụng như một lực lượng phòng không độc lập, thường đi kèm bộ binh hoặc đóng vai trò phòng không khu vực. Các tiểu đoàn pháo phòng không xưa kia hay đổi thành ZSU-23-4 hoặc Tunguska, đó là lý do tại sao ta thấy LX sử dụng pháo phòng không có trang bị trên Tank Hạng Nhẹ trong khi Phương Tây thì tách hẳn lực lượng phòng không ra riêng biệt với lực lượng cơ giới. Ngày nay Nga vẫn sử dụng biên chế như trên với 1 chút chỉnh sửa.
 
Hạng D
20/10/11
1.070
1.425
113
Để tiếp tục, ta thử bàn về biên chế của 1 Sư Đoàn Panzer của Đức. (Đức không dùng biên chế Corps, nhưng 1 Sư Panzer có biên chế tương đương 1 Tank Corp của Liên Xô với 16,000 người và khoảng 250 tank)

Tank Corps của LX bắt đầu xuất hiện từ đầu thập niên 30 và hoàn tất năm 1936 theo biên chế của Tukhachevsky đề xuất. Sư Panzer đầu tiên của Đức "Sư Panzer thứ nhất" được thành lập năm 1935 và có biên chế tương đương và tương tự như Tank Corps.

Tuy nhiên có 1 điều đáng nói đó chính là các Sư Panzer của Đức gần như không thằng nào giống thằng nào. Nghĩa là mỗi 1 Sư Panzer mà Đức thành lập lại có 1 chút nét riêng nào đó trong biên chế nhưng vô hình chung các Sư Panzer của Đức thành lập theo biên chế như sau:

Panzer Division

1 Lữ Tank, lữ này gồm 2-3 Trung Đoàn Tank(tuỳ Sư), mỗi Trung Đoàn Tank thường có 2 Tiểu Đoàn tank trực thụôc.
1 Lữ lính Schützen nghĩa là lính Cận Vệ. Tuy nhiên một số tài liệu tiếng Anh lại dịch lính trên thành Grenadier. Về sau các Lữ Schützen đổi tên thành Panzergrenadier gần hết, nên ta tạm gọi bọn này là Bộ Binh Cơ Giới)
Lữ bộ binh cơ giới gồm có 2 đến 3 Trung Đoàn (nếu biên chế Sư Đoàn có 3 Trung Đoàn Tank thì sẽ có 3 Trung Đoàn bộ binh cơ giới, nếu có 2 TĐ Tank thì sẽ có 2 TĐ bộ binh cơ giới) Mỗi TĐ nói trên gồm 2 Tiểu Đoàn trực thụôc.
1 Tiểu Đoàn Motor
1 Trung Đoàn pháo binh thường có 2-3 Tiểu Đoàn trực thuộc
1 Tiểu Đoàn Tinh Sát
1 Tiểu Đoàn Chống Tank
1 Tiểu Đoàn Phòng Không
1 Tiểu Đoàn Thông Tin Liên Lạc

Có thể thấy biên chế của các Sư Panzer Đức tuy có sự linh hoạt về số lượng nhưng nhìn chung nó tương tự như Tank Corps năm 1936 của LX.

Các Sư Panzer đầu tiên của Đức tham chiến ở Poland chỉ bao gồm :
Sư Panzer 1, 2, 3, 4, 5, 10, 13 nghĩa là 7 Sư. Mỗi Sư Trung bình 200 Tank nghĩa là vào khoảng 1500 Tank
Số lượng Tank của Đức tham gia vào đánh Poland là khoảng 2700 chiếc. Nghĩa là gần 1/2 số Tank của Đức tham gia vào đánh Poland bị xé ra thành các lực lượng nhỏ lẻ để yểm trợ bộ binh tiến công.

Khác với những gì người ta thường nghĩ, chiến dịch đánh Poland của Đức diển ra với nhịp độ tấn công thông thường với việc quân Đức dựa vào ưu thế về số lượng quân, số Tank và máy bay từ từ mà tiến công đẩy lùi quân Poland dần dần về phía Warsaw. Trong chiến dịch chiếm Poland của Đức không xuất hiện các mũi thiết giáp mạnh tiến công thọc sâu và bao vây chia cắt bộ phận lớn quân Poland.
Thực ra hành động bao vây có diển ra, nhưng là vài cuộc bao vây nhỏ lẻ nhằm vào các lực lượng của Poland bị rớt lại trong quá trình rút lui, không hề có các nổ lực dùng thiết giáp chọc thủng, chọc sâu và bao vây chia cắt bộ phận lớn quân Poland như việc Đức đã làm ở Pháp và trên đất Liên Xô.

Khi đánh Poland thì người Đức vẫn đang trong quá trình thí nghiệm Bliztkrieg, nói cách khác Đức sau WWI không hề có Tank và bị cấm sản xuất Tank. Nên học thuyết đánh Tank của Đức phải học từ Anh, Pháp và chủ yếu là Nga thông qua các chương trình phát triển Tank chung và sự giao lưu giửa các tướng lĩnh Đức và Nga. Do đó không có gì ngạc nhiên khi biên chế Sư Panzer lại rất giống biên chế của Tukhachevsky. Thậm chí một số người còn cho rằng chính phía Đức đã phao tin Tukhachevsky muốn làm phản, khiến Stalin nghi ngờ và xử tử ông này, người Đức coi như loại đựơc cái gai khó chịu của quân đội Soviet. Tuy nhiên không có bằng chứng xác thực nào từ phía Liên Xô vào thời điểm Stalin xử tử Tukhachevsky do các tin phản gián từ Đức, mọi thứ đầu bị dấu nhẹm đi.
 
Hạng D
20/10/11
1.070
1.425
113
Ta đã thử bàn qua Panzer Divisions và Tank Corps và thấy các điểm tương đồng trong biên chế. Về cơ bản Panzer Divisions và Tank Corp đều tập trung 1 lực lượng tank vừa phải (tầm 200~250 chiếc) kết hợp với lực lượng bộ binh tùng thiết để thiết lập mũi tiến công cơ động. Các Panzer Divisions và Tank Corp thường được yểm trợ bởi Bộ Binh Cơ Giới (Motorized Corps, Motorized Divisions) để trở thành các tập đoàn quân có sức cơ động cao. Đấy chính là ý tưởng vô cùng chuẩn xác về cách sử dụng Tank với điều kiện kỹ thuật và trang bị thời WWII.
Stalin với ý tưởng to hơn là tốt hơn xây dựng Mechanzied Corps với quân số lên đến 37,000 người và 1,100 tank là một ý tưởng điên rồ thiếu thiết thực. Các lực lượng tank khổng lồ như thế này thiếu sự yểm trợ hiệu quả từ bộ binh và pháo binh dẩn đến các mũi đột kích tank chịu thiệt hại nặng nề.

Thực ra các Panzer Divisions và Tank Corps khi kết hợp với lực lượng Bộ Binh cơ giới cũng sẽ có quân số tương đương Mechanized Corps mặc dù số Tank có ít hơn đôi chút, tuy nhiên biên chế trên lại hợp lý hơn Mechanized Corps rất nhiều vì một lý do rất hiển nhiên:

Các mũi tiến công thọc sâu vào sườn của địch thì cũng phơi sườn của các lực lượng tiến công ra. Vô hình chung nó giống như hình tượng khi ta tung ra 1 cú đấm thì ta cũng phải bị hở sườn. Đấy chính là điểm yếu chết người của Bliztkreig.
Nếu bên sườn của các mũi tiến công không được phòng thủ tốt, kẻ địch có thể đánh vào đó và cắt đứt nguồn viện trợ xăng, đạn dược và lương thực cho lực lượng Tank đang tiến công, kết quả sẽ làm thảm họa.
Các lực lượng bộ binh cơ giới thường đóng vai trò thiết lập các tuyến phòng thủ 2 bên sườn của mũi tiến công thiết giáp, bảo đảm dòng xe tiếp tế đi đến tiền tuyến.
Các lực lượng Bộ Binh Cơ Giới ngoài việc phải yểm trợ tiến của của lực lượng Thiết Giáp lại còn phải tiến hành phòng thủ độc lập để bảo đảm mũi tiến công, và thiết lập vòng vây. Do đó các lực lượng trên dù cùng tiến với lực lượng Tank Corps và Panzer Divisions, nhưng cần thuộc một biên chế riêng, không nằm chung biên chế với mũi nhọn thiết giáp.

Chính Stalin năm 1940 đã không hiểu gì về chiến thuật này, đã xác nhập các lực lượng Cơ Giới vào biên chế của Tank Corps tạo nên Mechanized Corps khổng lồ và cồng kềnh, vịêc tiến công của Mechanized Corps thường bị hở sườn do bộ binh vận động chậm chạp không theo kịp. Điều này góp một phần rất lớn vào việc thất bại của các lực lượng Thiết Giáp Soviet đầu WWII.

Để minh họa 1 mũi tiến công thiết giáp ta thử xem sơ đồ sau:

Giới thiệu - Lược sử qua các chiến lược chiến tranh - Tác giả Antey 2500


Hình trên minh hoạ 2 mũi tiến công thiết giáp của Quân Soviet nhằm bao vây Tập Đoàn Quân 6 và đại bộ phân Tập Đoàn Quân Tank 4 của Đức. Các mũi nhọn thiết giáp đi trước chọc thủng phòng tuyến địch, còn các lực lượng Bộ Binh Cơ Giới mau chóng thành lập phòng tuyến và dần dần siết chặt vòng vây quanh Stalingrad.

Ta có thể nói nếu mũi nhọn thiết giáp tiến công mà không có Bộ Binh Cơ Giới yểm trợ để tiến hành hợp vây quân địch thì mũi tiến công trở thành một nổ lực phí phạm về người và khí tài.

Thực sự Stalin trong rất nhiều hành động của mình đã chứng tỏ kiến thức về quân sự ít ỏi của ông gây bất lợi rất lớn cho Hồng Quân. Chính mệnh lệnh án binh bất động trước các hành động gây hấn của Đức đã khiến các sư đoàn tiền duyên của LX mau chóng bị đập tan tác. Sau đó mệnh lệnh không được lùi bước của Stalin khiến vô vàn các Tập Đoàn Quân Soviet bị bao vây với hàng trăm ngàn tù binh. Đến năm 1942 các tướng lãnh LX mới dần dà có được sự thoải mái trong hành quân của mình, các hành động rút lui có tổ chức của Hồng Quân trước thềm Stalingrad đã làm chậm bước tiến của quân Đức, và dần dần đưa quân Đức vào một thế trận bất lợi dẩm đến một thảm hoạ về quân sự.Tuy nhiên chúng ta không thể không công nhận thành quả làm vịêc của các tướng lãnh LX với nghệ thuật Deep Operation trong WWII. Dù LX đã sụp đổ nhưng những thành quả nó đạt được rất đáng trân trọng. Chỉ có những kẻ ngu dốt ngông cuồng phỉ nhổ vào mọi thứ trong quá khứ, cả cái tốt lẫn điều xấu xa.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
81.155
113
hay qua! Cảm ơn bác đã post bài, còn tiếp không bác. em đọc sắp hết rồi....
 
Hạng D
20/10/11
1.070
1.425
113
Quỳnh Rùa nói:
hay qua! Cảm ơn bác đã post bài, còn tiếp không bác. em đọc sắp hết rồi....
Nó mới viết tới đây bị ném đá dữ quá nên hết ùi ...:D
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.149
113
Bác tìm bài nói về tướng Đức: Eric Von Manstein, cũng hay lắm.
Zhukop từng tuyên bố Manstein là đối thủ nguy hiểm của mình.
 
Hạng D
20/10/11
1.070
1.425
113
tonyhao nói:
Bác tìm bài nói về tướng Đức: Eric Von Manstein, cũng hay lắm.
Zhukop từng tuyên bố Manstein là đối thủ nguy hiểm của mình.

Tối qua trên neo grapic e coi trận 2 ông này chiến năm 1943 tại Uraina, tay người Đức thắng, phải nói cực hay.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.287
113
dài quá, phải in ra đễ đọc thôi.. dưng tài liệu này dùng chữ Nguỵ em e rằng ko bảo đảm tính khách quan
 
Hạng D
20/10/11
1.070
1.425
113
grenade nói:
dài quá, phải in ra đễ đọc thôi.. dưng tài liệu này dùng chữ Nguỵ em e rằng ko bảo đảm tính khách quan
:D Cái này theo ý của tác giả nên e giữ nguyên, còn tác giả có đỏ ko thì e ko biết nhưng vẫn bị chính ủy ném đá tơi bời ...