Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Alabama nói:
grenade nói:
dài quá, phải in ra đễ đọc thôi.. dưng tài liệu này dùng chữ Nguỵ em e rằng ko bảo đảm tính khách quan
:D Cái này theo ý của tác giả nên e giữ nguyên, còn tác giả có đỏ ko thì e ko biết nhưng vẫn bị chính ủy ném đá tơi bời ...

Lúc ban đầu đọc cũng thấy lý thú lắm chứ, nhưng khi tác gỉa bắt đầu dẫn chứng sai vài chi tiết lịch sử chết người, lại còn kêu các chính khác là "thằng" (ví dụ như gọi: thằng... Bush), thì tự nhiên bài viết trở thành loạn, có nhiều ý nghĩa tôn sùng một vài cá nhân nào đó mà thôi.

Vấn đề tệ nhất là sự kém hiểu biết khi đề cập đến chuyện Mỹ có nhiều thời gian hơn Liên Xô để chuẩn bị cho Thế chiến II. Tác gỉa gần như đánh gía thấp nỗ lực của Mỹ trong suốt thời đó và đề cao cái hùng tráng của Liên Xô đến độ nguy hiểm. Nhiều người cho đến thời điểm này vẫn cứ cho là Liên Xô đã "cứu" cả thế giới ra khỏi ách thống trị của Đức Quốc Xã bằng chính nỗ lực của mình. Việc này có thể hiểu được qua nhiều thập niên thông tin bị bưng bít do sự cạnh tranh thời Chiến tranh Lạnh giữa hai thế lực siêu cường. Nhưng nếu chịu khó nghiên cứu lại thì mới nhận ra sự thật như thế nào. Bởi vì Thế chiến II không chỉ tập trung ở Châu Âu mà nó lan rộng qua Thái Bình Dương, Phi Châu và các nước nằm trong tầm ảnh hưởng của nước mạnh.

Tháng 6 năm 1941 thì Hitler ra lệnh tấn công Liên Xô. Sang tháng 12 thì mùa đông đến, đại quân Phát xít bị chặn đứng tại Moscow và dần dần thua. Cũng đầu tháng 12 thì Phát xít Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Mỹ chính thức nhảy vào cuộc chiến đánh lại Nhật và do mối quan hệ đồng minh, Đức và Ý tuyên chiến với Mỹ. Tuy nhiên, thời gian trước đó cả mấy năm, Mỹ đã gián tiếp tiến hành hoạt động chống lại Đức bằng cách hỗ trợ kinh tế, kỹ thuật, vật liệu, nhiên liệu, vũ khí, kể cả nhân quân sự cho hàng loạt các nước khác. Ngoài việc chiến đấu bán sống, bán chết, quần thảo với quân Nhật khắp cả Thái Bình Dương, tranh giành từng hòn đảo, quần đảo, Mỹ còn tiếp viện cho cả Liên Xô và hầu hết tất cả nước đứng về phía đối đầu với trục Phát xít. Không những thế, Mỹ còn phải tham chiến ở Phi Châu, Trung Đông và chiến đấu với tàu ngầm Đức khắp Đại Tây Dương. Cuộc chiến thật sự thay đổi tích cực khi phe Đồng Minh do Mỹ dẫn đầu đổ bộ thành công ở Normandy tháng 6, 1944.

Nếu không có Mỹ đánh cho Nhật bò càng thì Liên Xô không có cơ hội tồn tại khi Nhật hùa theo Đức mà đánh ép Liên Xô ở phía đông. Nếu không có Mỹ nhảy vào vòng chiến ở tây Âu và bắc Phi thì quân Đức sau khi làm cỏ Pháp, làm tê liệt Anh, thì coi như có thể xoay qua tập trung toàn bộ sức mạnh mà diệt Liên Xô. Điều đó càng dễ hơn khi có Nhật hỗ trợ từ phía đông. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra khi Liên Xô có người bạn nhiệt tình là Mỹ. Chuyện gì xảy ra sau đó khiến cho một thời hai bên đã là đồng minh với nhau, có thể nói cùng chung "chiến hào" (bởi vì có cả kỹ thuật viên quân sự Mỹ sang Liên Xô hợp tác) mà lại trở thành hai kẻ thù không đội trời chung, từng dẫn cả thế giới đến gần bờ vực hủy diệt? Chuyện này chắc phải hỏi... Stalin.
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Chiến dịch Linebacker I và II của Mỹ tại miền Bắc Việt Nam không thể nào cho là nằm trong học thuyết "Không Bộ" được. Trong suốt thời kỳ chỉ có máy bay dội bom chứ đâu có quân bộ nào tham gia?

Tác gỉa có vẻ quá chủ quan khi lần lược kê khai những cuộc chiến theo thứ tự lịch sử như là có sự sắp đặt sẵn trước để rồi quân Mỹ có cơ hội thử nghiệm và hoàn thiện học thuyết quân sự của mình. Về mặt chiến thuật thì cũng có những nét giống nhau, bởi mục đích là tiêu diệt toàn bộ phe địch để không còn khả năng tham chiến mà thua cuộc hoặc rút chạy, hoặc tiêu diệt khả năng kéo dài cuộc chiến của phe địch bằng nhiều cách khác kể cả tiềm năng quân sự và ảnh hưởng từ chính trị, dân sự. Trên thực tế thì mỗi cuộc chiến là mỗi khác do điều kiện kinh tế, tiềm năng quân sự, địa hình và chính trị khác nhau theo mỗi thời đại.

Có thể nói là kể từ thời chiến tranh Việt Nam trở đi, quân đội Mỹ lột xác trở thành bộ máy quân sự hiệu quả hơn với đội quân tác chiến hoàn toàn chuyên nghiệp, tự nguyện, cộng với hàng loạt những loại vũ khí, thiết bị mới, chính xác và hiệu quả cao. Hầu hết các loại vũ khí Mỹ đang sử dụng trên các chiến trường hiện nay đều bắt đầu đưa vào nghiên cứu, sản xuất và biên chế từ giữa và cuối thập niên 1970.

Tác giả viết: "Chiến tranh Iraq lần thứ 1 chính là nơi Mỹ test Shock and Awe. Kết quả là thành công, nhưng không được như mong đợi." Câu này đã không chính xác mà lại còn dẫn chứng tầm phào.
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
tui mà là Giàm khảo thì bài này là 1/10 điểm
21.gif


@ cụ Rồng Bay : mới rồi bên Tây khui lại vụ con trai của Stalin - qua đó có thể biết thêm chút về tính cách lão
 
Hạng D
20/10/11
1.070
1.425
113
BANH_TET nói:
tui mà là Giàm khảo thì bài này là 1/10 điểm
21.gif


@ cụ Rồng Bay : mới rồi bên Tây khui lại vụ con trai của Stalin - qua đó có thể biết thêm chút về tính cách lão

Đại ca chơi ác dzị ... coi hay mà ...:D
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
BANH_TET nói:
tui mà là Giàm khảo thì bài này là 1/10 điểm
21.gif


@ cụ Rồng Bay : mới rồi bên Tây khui lại vụ con trai của Stalin - qua đó có thể biết thêm chút về tính cách lão
Cụ giáo này khó tính quá. Ít gì cũng phải cho điểm cao chút vì nỗ lực và tinh thần nữa.:D

Tính cách của Stalin thì sau này chính người Nga cũng đã phanh phui ra nhiều rồi. Âu cũng là một khoảng đen tối của lịch sử thế giới. Đáng tiếc là nhân loại mất nhiều thập niên mệt mỏi khi hai đồng minh một thời lại xoay mặt đối đầu kịch liệt.
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Trở lại đề tài đang bàn tới: Học thuyết "Shock and Awe" (Khích động và Kinh ngạc) chỉ được ra lò năm 1996 (5 năm sau chiến tranh Iraq lần I) do hai ông "chiên da" quân sự Harlan K. Ullman và James P. Wade viết làm đề án cho viện Đại học Quốc Phòng của Mỹ

Học thuyết này lấy ý tưởng đè bẹp nhanh chóng phe địch qua việc sử dụng năng lực áp đảo, chiếm ưu thế nhận thức chiến trường (làm cho mù và mất liên lạc), chiếm ưu thế cơ động (làm hạn chế khả năng chiến đấu, tiếp viện, phối hợp), và sự phô trương sức mạnh ngoạn mục nhằm làm tê liệt hoàn toàn nhận thức của đối phương về mặt trận và qua đó tiêu diệt ý chí chiến đấu.

Trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 (tức CT Iraq lần 1, thật ra là lần 2 vì trước đó Iran và Iraq đã choảng nhau hơn 8 năm), không ai có thể ngờ được một lực lượng quân sự hùng mạnh của Saddam Hussein, từng được cho là đứng thứ 4 thế giới, lại có thể bị đánh bại trong vòng 100 tiếng đồng hồ, sau khi đã bị dập tơi bời suốt 1 tháng do đủ loại máy bay chiến đấu, oanh tạc của Mỹ và Liên Quân.

Có thể nói kết quả và sự nhanh chóng thành công của cuộc chiến này là một sự bất ngờ to lớn cho các nhà quân sự Mỹ và cả thế giới nói chung. Lần đầu tiên người ta có thể chứng kiến qua truyền hình màn ảnh "sống" những pha dội bom chính xác, những cú tiêu diệt ngoạn mục từ xa. Hàng trăm hoặc ngàn hỏa tiễn Tomahawk được phóng đi từ tàu ngầm, tàu nổi, cách mục tiêu cả 1000 km mà lại đánh trúng các mục tiêu đã định sẵn. Càng không tưởng tượng nổi khi người ta ngồi ở nhà theo dõi qua màn hình TV chỉ thấy hết nơi này đến nơi khác các cơ sở quân sự, kho bãi, chiến thuật khắp Iraq bị tiêu diệt mà không thấy một chiếc máy bay nào xuất hiện.

Chiến tranh vùng Vịnh:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_v%C3%B9ng_V%E1%BB%8Bnh

Người ta cho rằng qua cuộc chiến này, người Mỹ muốn rũ bỏ cái gọi là "Hội chứng Việt Nam", giành lại cái nhìn thiện cảm hơn cho quân đội Mỹ sau thời kỳ khủng hoảng đó, và nhất là lấy lại phong độ cho một nước Mỹ trước ngưỡng cửa một thế giới đang thay đổi tận gốc (Liên Xô đang sụp đổ). Thực tế hơn một chút thì đây là cơ hội chứng minh cho cả thế giới thấy, nhất là những kẻ thù tiềm tàng của Mỹ, là họ đã đạt được những thành quả to lớn trong công nghệ, kỹ thuật vũ khí quân sự. Quả thật, đó cũng là thời điểm mà giới quan sát quân sự của Trung Quốc tự nhận ra mình cổ lỗ hơn bao giờ hết và họ đã quyết định hiện đại hóa quân đội bằng mọi giá.

Học thuyết "Shock and Awe" -đánh cho giật mình tới kinh hoàng thành tê liệt- chỉ ra đời khi người ta có đủ thời gian để xem lại, phân tích rõ ràng nhiều góc độ của cuộc chiến này. Nhìn chung nó chẳng có gì mới bởi vì trong lịch sử từ Tây sang Ta đã có rất nhiều lần nó được đưa ra sử dụng. Chỉ có điều là không ai gọi cho nó một cái tên dễ nhớ. Điều khác biệt ở đây là kỹ thuật điện tử hiện đại, khả năng cơ động cao, vũ khí "thông minh" chính xác, và nhất là giao thông/truyền tin chiến trường hoàn hảo, đã góp phần đẩy ý tưởng này lên độ nguy hiểm chưa từng có trong lịch sử.
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
81.155
113
Rồng Bay nói:
<span style=""color: #ff0000;"">Nếu không có Mỹ đánh cho Nhật bò càng thì Liên Xô không có cơ hội tồn tại khi Nhật hùa theo Đức mà đánh ép Liên Xô ở phía đông. [style="color: #000000;"]Nếu không có Mỹ nhảy vào vòng chiến ở tây Âu và bắc Phi thì quân Đức sau khi làm cỏ Pháp, làm tê liệt Anh, thì coi như có thể xoay qua tập trung toàn bộ sức mạnh mà diệt Liên Xô. Điều đó càng dễ hơn khi có Nhật hỗ trợ từ phía đông. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra khi Liên Xô có người bạn nhiệt tình là Mỹ. Chuyện gì xảy ra sau đó khiến cho một thời hai bên đã là đồng minh với nhau, có thể nói cùng chung "chiến hào" (bởi vì có cả kỹ thuật viên quân sự Mỹ sang Liên Xô hợp tác) mà lại trở thành hai kẻ thù không đội trời chung, từng dẫn cả thế giới đến gần bờ vực hủy diệt? Chuyện này chắc phải hỏi... Stalin. </span>[/style]
<span style=""color: #ff0000;""> </span>

Từ bé đến lớn e mới biết chuyện này......... Mong bác khai sáng thêm. Bác có thể cho e địa thoại hay Email của ông Stalin được không? Em tìm GooGle và hỏi mọi người thì không ai biết ạ.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
25/3/11
137
0
0
Rồng Bay nói:
Alabama nói:
grenade nói:
dài quá, phải in ra đễ đọc thôi.. dưng tài liệu này dùng chữ Nguỵ em e rằng ko bảo đảm tính khách quan
:D Cái này theo ý của tác giả nên e giữ nguyên, còn tác giả có đỏ ko thì e ko biết nhưng vẫn bị chính ủy ném đá tơi bời ...

Lúc ban đầu đọc cũng thấy lý thú lắm chứ, nhưng khi tác gỉa bắt đầu dẫn chứng sai vài chi tiết lịch sử chết người, lại còn kêu các chính khác là "thằng" (ví dụ như gọi: thằng... Bush), thì tự nhiên bài viết trở thành loạn, có nhiều ý nghĩa tôn sùng một vài cá nhân nào đó mà thôi.

Vấn đề tệ nhất là sự kém hiểu biết khi đề cập đến chuyện Mỹ có nhiều thời gian hơn Liên Xô để chuẩn bị cho Thế chiến II. Tác gỉa gần như đánh gía thấp nỗ lực của Mỹ trong suốt thời đó và đề cao cái hùng tráng của Liên Xô đến độ nguy hiểm. Nhiều người cho đến thời điểm này vẫn cứ cho là Liên Xô đã "cứu" cả thế giới ra khỏi ách thống trị của Đức Quốc Xã bằng chính nỗ lực của mình. Việc này có thể hiểu được qua nhiều thập niên thông tin bị bưng bít do sự cạnh tranh thời Chiến tranh Lạnh giữa hai thế lực siêu cường. Nhưng nếu chịu khó nghiên cứu lại thì mới nhận ra sự thật như thế nào. Bởi vì Thế chiến II không chỉ tập trung ở Châu Âu mà nó lan rộng qua Thái Bình Dương, Phi Châu và các nước nằm trong tầm ảnh hưởng của nước mạnh.

Tháng 6 năm 1941 thì Hitler ra lệnh tấn công Liên Xô. Sang tháng 12 thì mùa đông đến, đại quân Phát xít bị chặn đứng tại Moscow và dần dần thua. Cũng đầu tháng 12 thì Phát xít Nhật tấn công Trân Châu Cảng. Mỹ chính thức nhảy vào cuộc chiến đánh lại Nhật và do mối quan hệ đồng minh, Đức và Ý tuyên chiến với Mỹ. Tuy nhiên, thời gian trước đó cả mấy năm, Mỹ đã gián tiếp tiến hành hoạt động chống lại Đức bằng cách hỗ trợ kinh tế, kỹ thuật, vật liệu, nhiên liệu, vũ khí, kể cả nhân quân sự cho hàng loạt các nước khác. Ngoài việc chiến đấu bán sống, bán chết, quần thảo với quân Nhật khắp cả Thái Bình Dương, tranh giành từng hòn đảo, quần đảo, Mỹ còn tiếp viện cho cả Liên Xô và hầu hết tất cả nước đứng về phía đối đầu với trục Phát xít. Không những thế, Mỹ còn phải tham chiến ở Phi Châu, Trung Đông và chiến đấu với tàu ngầm Đức khắp Đại Tây Dương. Cuộc chiến thật sự thay đổi tích cực khi phe Đồng Minh do Mỹ dẫn đầu đổ bộ thành công ở Normandy tháng 6, 1944.

Nếu không có Mỹ đánh cho Nhật bò càng thì Liên Xô không có cơ hội tồn tại khi Nhật hùa theo Đức mà đánh ép Liên Xô ở phía đông. Nếu không có Mỹ nhảy vào vòng chiến ở tây Âu và bắc Phi thì quân Đức sau khi làm cỏ Pháp, làm tê liệt Anh, thì coi như có thể xoay qua tập trung toàn bộ sức mạnh mà diệt Liên Xô. Điều đó càng dễ hơn khi có Nhật hỗ trợ từ phía đông. Nhưng chuyện đó đã không xảy ra khi Liên Xô có người bạn nhiệt tình là Mỹ. Chuyện gì xảy ra sau đó khiến cho một thời hai bên đã là đồng minh với nhau, có thể nói cùng chung "chiến hào" (bởi vì có cả kỹ thuật viên quân sự Mỹ sang Liên Xô hợp tác) mà lại trở thành hai kẻ thù không đội trời chung, từng dẫn cả thế giới đến gần bờ vực hủy diệt? Chuyện này chắc phải hỏi... Stalin.
bai viet
033102beer_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif
hay wa cac bac oi, 2 bac Rong Bay va alabama giong nhu LX va My vay do !!