Hạng B1
26/11/12
88
0
0
53
<h1><span style=""color: #0000ff;"">Ưu nhược điểm của lốp thành mỏng</span></h1> (cái này em nghĩ bác nào có ý định muốn độ Lazăng cho Cruze nên tham khảo qua)

Bên cạnh những ưu điểm như tăng tính thẩm mỹ, mang đến dáng vẻ thể thao cho xe, cải thiện độ bám đường và hiệu quả phanh, lốp thành mỏng cũng có nhiều bất cập.


Nhiều người lái xe dùng lốp thành mỏng (low-profile) than phiền rằng vì mỏng hơn các loại thông thường nên lốp dễ thủng và xe xóc, vánh bánh xe chóng hỏng hơn.

Bàn về lốp low-profile, hay lốp thành mỏng, trước tiên cần nói qua về khái niệm. Thành lốp được hiểu là phần cao su từ mép ngoài của vành xe đến mặt đường. Vậy căn cứ vào đâu để xác định thành lốp là mỏng? Đó là tỷ lệ giữa chiều cao của thành lốp với bề rộng của phần gai cao su (phần lốp tiếp xúc với mặt đường), tính theo phần trăm. Tỷ lệ này từ 50% trở xuống là lốp thành mỏng.

Thông số thứ hai trong dãy số in trên thành lốp thể hiện tỷ lệ này. Ví dụ, trên lốp ghi P205/40R16 (ảnh dưới), tức là độ cao thành lốp bằng 40% bề rộng 205vmm của lốp, hay 82 mm.

autopro-lop-thanh-mong-2_36bdc.jpg
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng với hai lốp cùng tỷ lệ, vẫn có thể một lốp thành mỏng hơn lốp kia. Ví dụ, lốp 185/55 R15 tất nhiên phải có thành mỏng hơn lốp 205/55 R16.

Hầu hết mọi người thích lốp thành mỏng vì chúng tạo cho xe dáng dấp sành điệu và thể thao, giống những chiếc xe đua.

Thành lốp càng mỏng thì xe vận hành càng chính xác và cho cảm giác lái càng thật, đặc biệt là khi xe ôm cua gắt hoặc chạy tốc độ cao. Tuy nhiên, đổi lại là xe chạy xóc hơn, vì lớp đệm giữa vành và mặt đường nhỏ. Lốp xe cũng là một phần trong hệ thống treo của xe. Với xe sử dụng lốp thành mỏng, tài xế có thể cảm nhận rõ từng gờ tốc độ và sự không phẳng của mặt đường, trừ trường hợp hệ thống treo đã được thiết kế để thích ứng với xe dùng lốp thành mỏng.

Lốp thành mỏng có phần gai cao su (hoa lốp - tread) lớn nên cho xe độ bám đường tốt hơn, và đổi lại là tiếng ồn dội lại cũng lớn hơn. Ngoài ra, lốp thành mỏng cũng chỉ phát huy ưu điểm bám đường trong điều kiện mặt đường phẳng và khô ráo, còn khi trời mưa lại là điểm trừ.

Việc sử dụng lốp thành mỏng cũng đồng nghĩa với bộ vành lớn hơn, bạn có thể lắp bộ phanh lớn hơn và hiệu quả tản nhiệt phanh cũng tốt hơn.

Về độ bền, thực tế là lốp thành mỏng không chóng hỏng hơn so với các loại lốp thông thường như nhiều người vẫn nhầm tưởng, vì kết cấu gai lốp và sợi bố không khác nhau nhiều. Lốp thành mỏng chóng hỏng hơn là vì chúng thường được dùng cho xe tính năng vận hành cao. Điều kiện làm việc khắc nghiệt hơn mới là nguyên nhân khiến lốp thành mỏng dễ bị rách hơn các loại thông thường.

Mặt khác, với lốp thành mỏng, lái xe phải chú ý kiểm tra áp suất lốp thường xuyên hơn. Vì thành mỏng, nên nếu lốp non quá thì dù xe chỉ chạy qua ổ gà nhỏ cũng có thể gây xung động mạnh, khiến vành bánh xe nhanh hỏng.

Còn một điểm trừ khá rõ ràng của lốp thành mỏng, nhưng lại ít được nhắc đến, chính là giá thành cao hơn các loại lốp thông thường.

Tựu chung, nếu mục tiêu của bạn là một chiếc ôtô chạy êm, hãy dùng loại bánh xe vành nhỏ, đi với lốp thành dày thông thường. Việc xe chạy êm sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng.​
<span style=""color: #c0c0c0;"">(Theo Dân Trí)</span>​
 
Hạng B1
26/11/12
88
0
0
53
nkhuynh nói:
Hihi, mợ Thiên trả lời tận tình quá, cảm ơn mợ nhiều nhé, có dịp qua Chevy Sài Gòn em sẽ hậu tạ sau ;).
Dạ khi nào bác có dịp qua SR Chevy SG thì alo cho em nhé, em xin phép mời bác
57.gif
nhé. :D
 
Hạng D
11/4/08
1.281
31
48
Ho Chi Minh city
Up cho Chevrolet SG nè.
Xe em để trên Q9 nên hay qua DDT cho tiện mặc dù em ở Q6 nhà vợ. Xe cũng chỉ đi chơi về quê thôi.
Khi nào em lên đời sẽ ghé bác thự hehehe.
Còn kinh nghiệm bảo quản xe của em như sau:
1- Làm 1 cái list những thứ định kỳ bảo quản theo kiến nghị của NSX
2- Đến cái nào thì đánh dấu lại vô hãng check cần thi thay hay điều chỉnh.
3- Thay nhớt định kỳ 5000 km/lần
4- Đùng thêm phụ gia vệ sinh hệ thống xăng, máy.
5- Kiểm tra thường xuyên các loại dầu, đúng km là thay.
6- Kiểm tra nước làm mát. Không bao giờ để <1/2
7- Định kỳ kiểm tra áp suất lốp. Và xịt phụ gia bảo quản cao su lốp.
8- Cái nào hơi khác thường là phải check ngay nếu tiện.
9- cứ 6 tháng vào hãng khám tổng quát em nó.
Vậy thôi cứ thế đổ xăng đi phà phà
 
Hạng B2
12/7/08
418
83
28
Cho em hỏi Chevrolet SG có giám định trực tuyến của AAA ko? Em định làm bảo hiểm tuốt lại 1 số chỗ trầy để mua bảo hiểm mới.
 
Hạng D
17/12/07
3.200
64
48
tqchcm nói:
Cho em hỏi Chevrolet SG có giám định trực tuyến của AAA ko? Em định làm bảo hiểm tuốt lại 1 số chỗ trầy để mua bảo hiểm mới.
Mai bên em sẽ có câu trả lời cho anh nghen ^^
 
Hạng B1
26/11/12
88
0
0
53
<span style=""color: #000080;"">Đèn cảnh báo trên xe hơi sáng, cần làm gì? </span>

Các loại đèn cảnh báo trên xe hơi đều hết sức quan trọng. Bạn hảy bỏ ra vài phút tìm hiểu để xử lý mỗi khi chúng sáng lên. Đừng bỏ qua, vì sự an toàn của bạn và vì “sức khỏe” của chiếc xe.

1. Đèn báo nhiệt độ chất làm mát

Hiện tượng: Đèn này sẽ sáng lên hoặc kim chỉ trên đồng hồ báo chỉ vào vùng đỏ khi nhiệt độ chất làm mát động cơ vượt quá giới hạn an toàn cao nhất. Đèn này có thể nhấp nháy ngắt quãng nếu thời tiết nóng, đặc biệt là khi lái trong tình trạng dừng đỗ liên tục như khi tắc nghẽn giao thông.
Den-canh-bao-7.jpg

Xử lý: Nếu đèn này sáng liên tục hoặc kim chỉ nhiệt độ không giảm, hãy đỗ xe vào lề đường và tắt máy. Mở nắp capô để làm mát động cơ.

Nếu bạn thấy hơi nước bốc lên, hãy nâng nắp capô cẩn thận và tìm ống làm mát bị rò rỉ. Nếu vết rò rỉ lớn, đừng khởi động xe, hãy gọi cứu hộ.

2. Đèn báo động cơ

Hiện tượng: Nếu động cơ đang hoạt động và đèn này sáng thì có thể hệ thống quản lý động cơ đã bị lỗi.
Den-canh-bao-61.jpg

Xử lý: Hãy dừng xe và tắt máy. Đợi vài phút, sau đó khởi động lại động cơ để đặt lại hệ thống. Bạn vẫn có thể lái an toàn nếu động cơ không có lỗi nào khác. Nhưng hãy đem xe đến xưởng sửa chữa để kiểm tra càng sớm càng tốt.

3. Đèn báo áp suất dầu

Hiện tượng: Đèn này sẽ sáng khi bạn mở khoá khởi động và sau đó tắt ngay khi động cơ hoạt động.
Den-canh-bao-5.jpg

Xử lý: Nếu đèn tiếp tục sáng khi bạn đang lái, hãy dừng xe ngay và tắt động cơ để đảm bảo an toàn. Hãy để động cơ bớt nóng, lấy que thăm dầu kiểm tra mức dầu. Bổ sung thêm dầu nếu cần thiết. Nếu đèn cảnh báo vẫn sáng cho dù mức dầu đúng thì đừng khởi động động cơ. Hãy tìm sự hỗ trợ từ xưởng sửa chữa.

4. Đèn hệ thống nạp

Hiện tượng: Đèn này giám sát tình trạng của hệ thống nạp và cảnh báo lỗi trước khi bạn bị kẹt với một chiếc xe chết máy giữa đường cao tốc vắng người. Đèn báo nạp (CHARGE) sáng lên để cho thấy máy phát không nạp điện cho ắc quy. Nguyên nhân có thể là do dây cu roa dẫn động bị hỏng hoặc máy phát điện bị hỏng.
Den-canh-bao.jpg

Xử lý: Bạn vẫn có thể lái thêm một quãng đường ngắn để tìm sự giúp đỡ nếu đèn này sáng.

5. Đèn báo hệ thống phanh

Hiện tượng: Đèn phanh (BRAKE) sẽ sáng lên vì nhiều lý do. Nó cảnh báo lái xe nếu một nửa hệ thống phanh thủy lực bị hỏng và mất áp suất. Điều này cũng có nghĩa là mức chất lỏng thấp trong xi lanh phanh chính. Giải thích một cách đơn giản là phanh tay sẽ không nhạy như bình thường.
Den-canh-bao-1.jpg

Xử lý: Điều quan trọng lúc này là cần tìm cách dừng xe an toàn. Nếu hệ thống vẫn còn tác dụng hãy phanh cẩn trọng. Sử dụng phanh tay hoặc phanh bằng động cơ với xe số sàn cũng có thể giảm tốc độ xe khi phanh chân không còn ăn.

6. Đèn cảnh báo áp suất lốp

Hiện tượng: Đèn sẽ sáng khi bất kỳ bánh nào có áp suất thấp hơn 25% so với tiêu chuẩn. Lái xe trong tình trạng non hơn làm tăng nguy cơ nổ lốp. Bánh xẹp cũng khiến lực phanh và lực bám không đều. Làm tăng lực cản ma sát và mức tiêu thụ nhiên liệu. Nguyên nhân có thể lốp bị bục hoặc khí thẩm thấu ra ngoài theo thời gian. Trung bình áp suất hơi trong bánh giảm 0,07 – 0,14 atmosphere. Nhưng đôi khi cũng có thể do cảm biến áp suất lốp hỏng.
Den-canh-bao-2.jpg

Xử lý: Cần kiểm tra và bổ sung thêm khí theo khuyến cáo ghi trên sườn lốp.

Lưu ý:

Những loại đèn cảnh báo nói trên được áp dụng cho tất cả mọi loại xe, thường xuất hiện dưới 2 loại màu khác nhau là: màu cam và màu đỏ.
Den-canh-bao-3.jpg

Cũng tương tự ý nghĩa “nhắc nhở” bằng màu sắc của các đèn thông báo cho xe cộ lưu thông, nếu đèn cảnh báo xuất hiện với màu cam bạn vẩn có thể tiếp tục lái xe nhưng với tốc độ chậm hơn và sắp xếp để đưa chiếc xe nầy đến nơi sửa chửa chuyên môn để xem xét lại những trở ngại kỷ thuật trong một thời hạn sớm nhất mà bạn có thể làm. Trong khi đó, nếu đèn cảnh báo xuất hiện dưới dạng màu đỏ thì bạn cần phải kiếm một chỗ an toàn để đậu xe lại, dừng hẳn xe lại càng nhanh càng tốt để bảo vệ sự hư hỏng của xe ở một mức độ thiệt hại tối thiểu nhất.

<span style=""color: #c0c0c0;"">(TTTD) </span>
 
Last edited by a moderator: