Hạng F
7/8/17
7.874
11.024
113
mình không đi xe máy ngày mưa nên k bị tranh đường nên không có trách, chỉ thấy ngại dùm mấy anh tranh thôi :rolleyes:
nếu luật k cấm thì chịu, họ đâu có việc gì phải ngại. Giờ e đi xe máy ra đường mà bị văn nước thì e cũng chịu thôi k trách dc ai hết. vấn đề nó nằm ở chỗ luật k cấm thì họ cứ làm.
 
Hạng D
8/5/16
2.251
6.703
113
- Cái này có phải xuất phát từ tư duy: Người giầu phải nhường người nghèo?
- Chỉ vì những người có điều kiện tốt hơn không nhường nhịn mình mà kết tội họ ích kỷ liệu có thỏa đáng?
- Liệu bác có hiểu hết được nỗi khổ của những người đi ô tô không? Trong những xe mà bác cho rằng họ ích kỷ, biết đâu lại đang có những người có nỗi khổ hơn ngàn vạn lần so với cái nối khổ vì mưa ướt của bác?
*Tôi cho rằng: Cứ đúng luật mà đi, ai đến trước đi trước, ai đến sau đi sau, không cướp đường của ai và cũng không đòi hỏi ai phải nhường đường cho mình.

Luật cũng chỉ là một phương tiện để “Điều chỉnh hành vi của người dân”, cụ thể Luât GTĐB là để điều chỉnh hành vi người tham gia giao thông. Nhg Luật không bao giờ theo kịp thực tế xã hội do đó, để “điều chỉnh hành vi người dân, và người tham giao gt nói riêng” người ta còn áp dụng thêm những:
- qui tắc, qui ước, thông lệ chung, phong tục tập quán
- qui tắc đạo đức.
Dù áp dụng Luật hay phong tục tập quán hay đạo đưc gì đi nữa, tất cả đều hướng tới việc "làm giảm thiểu những hành vi tiêu cực, tăng cường những hành vi tích cực, làm cho nó trở nên phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.”

Vì lý do đó, nên bác chủ mới đặt tiêu đề rất rõ “ô tô ích kỷ giành đường xe máy ngày mưa”. Bác chủ đặt vấn đề “ích kỷ” thuộc phạm trù Đạo đức. Nhg bác lại đem Luật ra để phản biện là trật chìa rồi. Đồng ý là “Luật không cấm thì dân được làm”, nhg trong điều kiện đường xá, giao thông tệ hại như ở ta thì Luật không sẽ không đảm bảo giải quyết đc mâu thuẫn, xung đột của mọi thành phần tham gia giao thông. Vậy nên chăng mỗi người chúng ta cùng phát huy Phong tục “Lá lành đùm lá rách” (ko có ý phân biệt giàu-nghèo ở đây nhé, chỉ là ví dụ về việc áp dụng Phong tục, tập quán), hay phát huy tính nhẫn nhục, nhường nhịn nhau trong khi tham gia giao thông.
Cũng rất đông ý với ý kiến của bác gì ở trên về việc 1 hành động đẹp sẽ có sức lan toả lớn. Người ta thấy bác làm một cử chỉ đẹp, thì khả năng là người đó cũng sẽ làm một hành động đẹp khi khác với một người khác và cứ vậy số người có hành động đẹp đó sẽ nhân lên theo cấp số.

Khi Luật không cấm, chọn cách hành động ntn là hoàn toàn tuỳ vào nhận thức của bác thôi.
 
  • Like
Reactions: Lyson1
Hạng F
7/8/14
8.588
7.335
113
59
Tham gia giao thông thì tuân thủ luật là must, nhiều bác cứ hay mang ý thức ra để so đo, xoi mói...
Người có ý thức phải là người tuân thủ luật. Ý thức được tạo nên do được học luật để biết thế nào là đúng, sai. Ý thức cũng được tạo nên nhờ thói quen và nhất là nhờ sự thực thi xử phạt nghiêm minh của cơ quan chức năng.
Dân Sing dân Đài, dân Âu, Mỹ cũng sẽ không có ý thức nếu luật không nghiêm, mức phạt không nặng như vậy.
Ý thức của mỗi người sẽ không giống nhau.
Cho nên, luật cứ thật nghiêm, phạt thật nặng dần dần sẽ tạo nên ý thức khi tham gia giao thông.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
19/2/09
313
387
63
Luật cũng chỉ là một phương tiện để “Điều chỉnh hành vi của người dân”, cụ thể Luât GTĐB là để điều chỉnh hành vi người tham gia giao thông. Nhg Luật không bao giờ theo kịp thực tế xã hội do đó, để “điều chỉnh hành vi người dân, và người tham giao gt nói riêng” người ta còn áp dụng thêm những:
- qui tắc, qui ước, thông lệ chung, phong tục tập quán
- qui tắc đạo đức.
Dù áp dụng Luật hay phong tục tập quán hay đạo đưc gì đi nữa, tất cả đều hướng tới việc "làm giảm thiểu những hành vi tiêu cực, tăng cường những hành vi tích cực, làm cho nó trở nên phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của xã hội.”

Vì lý do đó, nên bác chủ mới đặt tiêu đề rất rõ “ô tô ích kỷ giành đường xe máy ngày mưa”. Bác chủ đặt vấn đề “ích kỷ” thuộc phạm trù Đạo đức. Nhg bác lại đem Luật ra để phản biện là trật chìa rồi. Đồng ý là “Luật không cấm thì dân được làm”, nhg trong điều kiện đường xá, giao thông tệ hại như ở ta thì Luật không sẽ không đảm bảo giải quyết đc mâu thuẫn, xung đột của mọi thành phần tham gia giao thông. Vậy nên chăng mỗi người chúng ta cùng phát huy Phong tục “Lá lành đùm lá rách” (ko có ý phân biệt giàu-nghèo ở đây nhé, chỉ là ví dụ về việc áp dụng Phong tục, tập quán), hay phát huy tính nhẫn nhục, nhường nhịn nhau trong khi tham gia giao thông.
Cũng rất đông ý với ý kiến của bác gì ở trên về việc 1 hành động đẹp sẽ có sức lan toả lớn. Người ta thấy bác làm một cử chỉ đẹp, thì khả năng là người đó cũng sẽ làm một hành động đẹp khi khác với một người khác và cứ vậy số người có hành động đẹp đó sẽ nhân lên theo cấp số.

Khi Luật không cấm, chọn cách hành động ntn là hoàn toàn tuỳ vào nhận thức của bác thôi.

Tôi hoàn toàn không dựa vào luật, mà dựa vào chính khía cạnh đạo đức mà bác đang nói đến đấy.
Ở đây bác chủ thớt chính là người ích kỷ khi đòi hỏi xe khác phải nhường đường cho mình. Ngay cả khi bác ấy đòi hỏi ô tô (nói chung) phải nhường đường cho xe máy (nói chung) cũng là ích kỷ và vô căn cứ, hoàn toàn không đúng đạo lý hay quy ước, thông lệ nào cả.
- Đối tượng đáng được nhường đường là con người, chứ không phải cái xe. Luật, và cả Xã hội này nhất trí nhường đường cho xe cứu hỏa, cứu thương... là nhằm mục đích cứu người, chứ không phải vì cái xe.
- Đòi hỏi nhường đường cho xe máy là một việc làm vô căn cứ: Xe máy là loại phương tiện nhỏ gọn, dễ luồn lách, leo vỉa hè, vượt đèn đỏ, là loại phương tiện có thế mạnh nhất trong giao thông đô thị. Tại sao lại nhường đường cho loại phương tiện có thế mạnh nhất, trong khi đó không hề nghĩ đến những người yếu thế, phụ nữ có thai, trẻ em...có thể đang ngồi trên những chiếc xe cấp cứu, xe buýt, taxi, xe con nào đó ở phía sau, cũng đang rất vội đến một chỗ nào đó?
- Diện tích mặt đường có hạn, vì vậy khi ta tạo điều kiện (nhường) cho một xe nào đó đi nhanh hơn, tức là ta đã tước đi cơ hội đi nhanh hơn của một xe khác ở phía sau, biết đâu trong xe đó lại có một người đang có việc khẩn cấp rất cần được nhường đường? Chính vì vậy, tôi nói là chỉ nên nhường đường theo luật, bởi vì ta không biết ai là người thực sự cần nhường đường. Nhường đường cho người không thực sự cần (chỉ vì sợ mưa) mà lại vô tình tước đi cơ hội đi nhanh hơn của người có việc khẩn cấp thực sự thì không nên một chút nào.
 
  • Like
Reactions: Bluetooth847
Hạng D
8/5/16
2.251
6.703
113
Tôi hoàn toàn không dựa vào luật, mà dựa vào chính khía cạnh đạo đức mà bác đang nói đến đấy.
Ở đây bác chủ thớt chính là người ích kỷ khi đòi hỏi xe khác phải nhường đường cho mình. Ngay cả khi bác ấy đòi hỏi ô tô (nói chung) phải nhường đường cho xe máy (nói chung) cũng là ích kỷ và vô căn cứ, hoàn toàn không đúng đạo lý hay quy ước, thông lệ nào cả.
- Đối tượng đáng được nhường đường là con người, chứ không phải cái xe. Luật, và cả Xã hội này nhất trí nhường đường cho xe cứu hỏa, cứu thương... là nhằm mục đích cứu người, chứ không phải vì cái xe.
- Đòi hỏi nhường đường cho xe máy là một việc làm vô căn cứ: Xe máy là loại phương tiện nhỏ gọn, dễ luồn lách, leo vỉa hè, vượt đèn đỏ, là loại phương tiện có thế mạnh nhất trong giao thông đô thị. Tại sao lại nhường đường cho loại phương tiện có thế mạnh nhất, trong khi đó không hề nghĩ đến những người yếu thế, phụ nữ có thai, trẻ em...có thể đang ngồi trên những chiếc xe cấp cứu, xe buýt, taxi, xe con nào đó ở phía sau, cũng đang rất vội đến một chỗ nào đó?
- Diện tích mặt đường có hạn, vì vậy khi ta tạo điều kiện (nhường) cho một xe nào đó đi nhanh hơn, tức là ta đã tước đi cơ hội đi nhanh hơn của một xe khác ở phía sau, biết đâu trong xe đó lại có một người đang có việc khẩn cấp rất cần được nhường đường? Chính vì vậy, tôi nói là chỉ nên nhường đường theo luật, bởi vì ta không biết ai là người thực sự cần nhường đường. Nhường đường cho người không thực sự cần (chỉ vì sợ mưa) mà lại vô tình tước đi cơ hội đi nhanh hơn của người có việc khẩn cấp thực sự thì không nên một chút nào.
Phân tích của bác chung qui đều là "so sánh" giữa người đi oto và người đi xe máy. Và với tư duy so sánh/so bì như vậy dễ dẫn đến cái "ích kỷ" mà bác chủ thớt đã nói. Tư duy dẫn đến nhận thức/ý thức mà người ta thường nói ra rả hiện nay: "Ý thức/Văn hóa khi tham gia giao thông". Nếu cũng áp dụng tư duy "so sánh", tôi sẽ so sánh như thế này:
- Cái xe ô tô con chiếm diện tích mặt đường bằng 4 cái xe máy, nếu tắc đường, mưa gió nắng nôi ngoài trời thì bác nên cân nhắc khi chiếm lane mặc định của 2b. Nếu bác chở đủ tải, 3~4 người thì OK, luật không cấm, ta cứ vào lane trong mà chạy. "Đối tượng đáng được nhường đường là con người, chứ không phải cái xe", bác nói đúng nhưng giữa người và phương tiện có sự liên quan mật thiết thông qua việc phân bổ tỉ lệ sử dụng tài nguyên chung (là mặt đường).
- Người đi 2b chịu nhiều rủi ro hơn người ngồi trên ô tô. Điều này hiển nhiên và cũng là lý do vì sao ở nn đi xe 2b là xa xỉ vì phải đóng bảo hiểm cao hơn nhiều so với xe 4b. Vậy nên chăng trong những trường hợp bình thường (không kể 2b chạy sai, chạy láo, vi phạm luật GT) thì nên chăng 4b nên cư xử đẹp hơn một tí. Ví dụ: như bác gì ở trên đã chấp nhận đi vào chỗ nước ngập để nhường cho 2b đi chỗ cao ráo; hay một chiếc 2b chở nặng ở giao lộ ko đc ưu tiên so với 4b của bác đang đi thẳng, nhg bác vẫn nhường cho họ qua trước vì họ dưng hẳn và depart lại sẽ khó khăn và làm cản trở toàn bộ các xe khác ở trong giao lộ; và có rất nhiều tình huống kiểu như vậy xảy ra hằng ngày. Quan trọng là bác có để ý và hành xử ntn thôi.
Bác nghĩ như thế nào khi bác dừng xe để nhường người qua đường (có thể là sang đg sai chỗ), nhg khi họ đi qua họ ra hiệu cám ơn bác?

Chắc chắn sẽ có bác nói luật là luật, ko phân biệt 2b,4b,điều kiện,v.v… Đồng ý, nhưng…

Tôi vẫn nhấn mạnh là tôi rất hiểu và hoàn toàn đồng ý với "Luật không cấm thì mình được làm", nhưng thiết nghĩ mọi người tham gia giao thông phải hiểu được chữ "công cộng" trong giao thông. Công là tài nguyên chung là mặt đường, lề đường…; cộng là cộng đồng là nơi tất cả mọi người cùng thực hiện việc tham gia giao thông. Tài nguyên công cộng không đủ cho mọi người, thì tất cả mọi người cùng nhường nhau để mà dùng, vậy có phải tốt hơn không; hay là cứ khư khư “luật ko cấm thì tui cứ làm!”. Lạm dụng “luật ko cấm thì tui cứ làm” chính là biểu hiện của sự ích kỷ đấy.
Tất nhiên cũng sẽ có bác nói “hành động đẹp chỉ là màu mè, mình chơi đẹp mà thằng khác nó lợi dụng thì làm có ích gì”. Thế bác cứ nghĩ thế này, bác đang chở con cái trên xe và thông qua cac hành động đẹp đó, bác đang dạy cho con mình trở thành nhg quí anh quí cô có ý thức, có văn hoá và văn minh khi tham gia một hoạt động công cộng.
Còn bác muốn con cái bác có cách hành xử “ích kỹ” như bác thì tuỳ bác thôi. Luật không cấm mà!
 
  • Like
Reactions: La Vache Qui Rit
Hạng B2
3/4/17
449
540
93
34
Trong lúc mọi người phân tích, tranh cãi, luật hay ý thức, thì cơn mưa chiều qua đã phát sinh cái mà bác chủ thớt chắc là muốn nói đến.
Đường NT Thành, đường đông, 2 làn nhưng làn sát lề ngập cao. Ô tô chạy làn sát con lươn, xe máy thì ì ạch lội nước, và cũng hay chạy vô làn sát con lươn mỗi khi ngập quá cao. Vậy mà vẫn có anh Innova chạy ào ào vào làn trong, bắn hết cả nước vào mọi người, và còn bấm còi inh ỏi để đòi vượt.
Vậy luật nào áp dụng được cho anh này đâu, nhưng phải gọi anh chạy rất là vô văn hóa.
 
  • Like
Reactions: Bluetooth847
Hạng B2
19/2/09
313
387
63
Phân tích của bác chung qui đều là "so sánh" giữa người đi oto và người đi xe máy. Và với tư duy so sánh/so bì như vậy dễ dẫn đến cái "ích kỷ" mà bác chủ thớt đã nói. Tư duy dẫn đến nhận thức/ý thức mà người ta thường nói ra rả hiện nay: "Ý thức/Văn hóa khi tham gia giao thông". Nếu cũng áp dụng tư duy "so sánh", tôi sẽ so sánh như thế này:
- Cái xe ô tô con chiếm diện tích mặt đường bằng 4 cái xe máy, nếu tắc đường, mưa gió nắng nôi ngoài trời thì bác nên cân nhắc khi chiếm lane mặc định của 2b. Nếu bác chở đủ tải, 3~4 người thì OK, luật không cấm, ta cứ vào lane trong mà chạy. "Đối tượng đáng được nhường đường là con người, chứ không phải cái xe", bác nói đúng nhưng giữa người và phương tiện có sự liên quan mật thiết thông qua việc phân bổ tỉ lệ sử dụng tài nguyên chung (là mặt đường).
- Người đi 2b chịu nhiều rủi ro hơn người ngồi trên ô tô. Điều này hiển nhiên và cũng là lý do vì sao ở nn đi xe 2b là xa xỉ vì phải đóng bảo hiểm cao hơn nhiều so với xe 4b. Vậy nên chăng trong những trường hợp bình thường (không kể 2b chạy sai, chạy láo, vi phạm luật GT) thì nên chăng 4b nên cư xử đẹp hơn một tí. Ví dụ: như bác gì ở trên đã chấp nhận đi vào chỗ nước ngập để nhường cho 2b đi chỗ cao ráo; hay một chiếc 2b chở nặng ở giao lộ ko đc ưu tiên so với 4b của bác đang đi thẳng, nhg bác vẫn nhường cho họ qua trước vì họ dưng hẳn và depart lại sẽ khó khăn và làm cản trở toàn bộ các xe khác ở trong giao lộ; và có rất nhiều tình huống kiểu như vậy xảy ra hằng ngày. Quan trọng là bác có để ý và hành xử ntn thôi.
Bác nghĩ như thế nào khi bác dừng xe để nhường người qua đường (có thể là sang đg sai chỗ), nhg khi họ đi qua họ ra hiệu cám ơn bác?

Chắc chắn sẽ có bác nói luật là luật, ko phân biệt 2b,4b,điều kiện,v.v… Đồng ý, nhưng…

Tôi vẫn nhấn mạnh là tôi rất hiểu và hoàn toàn đồng ý với "Luật không cấm thì mình được làm", nhưng thiết nghĩ mọi người tham gia giao thông phải hiểu được chữ "công cộng" trong giao thông. Công là tài nguyên chung là mặt đường, lề đường…; cộng là cộng đồng là nơi tất cả mọi người cùng thực hiện việc tham gia giao thông. Tài nguyên công cộng không đủ cho mọi người, thì tất cả mọi người cùng nhường nhau để mà dùng, vậy có phải tốt hơn không; hay là cứ khư khư “luật ko cấm thì tui cứ làm!”. Lạm dụng “luật ko cấm thì tui cứ làm” chính là biểu hiện của sự ích kỷ đấy.
Tất nhiên cũng sẽ có bác nói “hành động đẹp chỉ là màu mè, mình chơi đẹp mà thằng khác nó lợi dụng thì làm có ích gì”. Thế bác cứ nghĩ thế này, bác đang chở con cái trên xe và thông qua cac hành động đẹp đó, bác đang dạy cho con mình trở thành nhg quí anh quí cô có ý thức, có văn hoá và văn minh khi tham gia một hoạt động công cộng.
Còn bác muốn con cái bác có cách hành xử “ích kỹ” như bác thì tuỳ bác thôi. Luật không cấm mà!
Bác cũng chỉ nghĩ một chiều, vẫn theo hướng ô tô nên/phải nhường đường cho xe máy.
- Thứ nhất, không có "làn mặc định" nào dành cho xe máy cả. Nếu có, làn khẩn cấp chỉ dành cho các loại xe được ưu tiên, không phải xe máy.
- Đúng là ô tô chiếm nhiều chỗ hơn xe máy, nhưng không phải vì thế mà ô tô không có quyền đi trong làn mà họ có quyền đi. Bác cũng nên nhớ, ô tô phải đóng thuế nhiều hơn xe máy rất nhiều lần, một phần cũng do nó chiếm nhiều diện tích mặt đường.
- Nói về nhường đường, đúng là nó chỉ là mầu mè, nếu như chỉ chăm chăm để ý đến đối tượng mà mình nhường, vui sướng vì được đối tượng đó biết ơn, trong khi đó lại không biết rằng vì mình nhường cho một đối tượng không thật sự cần nhường mà làm mất đi cơ hội tranh thủ thời gian của rất nhiều người khác ở phía sau đang rất cần được nhường đường (tôi đã nói, mặt đường có hạn, ta không thể biết ai đang thực sự cần nhường, và càng không thể nhường cho tất cả những người cần nhường).
- Nếu bác đọc kỹ những gì tôi viết thì đã thấy, tôi không phản đối việc nhường đường, nhưng việc nhường đường ấy phải không vô tình tước đoạt quyền lợi của những người khác. Vậy ứng xử thế nào? Với tôi, nếu đường vắng thì đơn giản, tôi sẽ nhường tất cả những xe nào muốn đi nhanh hơn, bất kể đó là ô tô hay xe máy, thậm chỉ cả xe tải, xe container. Với đường đông mà ai cũng muốn được nhường đường, trước hết phải đi đúng luật (ví dụ, đi chậm phải đi về bên phải; rẽ trái phải rẽ từ làn trái...), nhường xe ưu tiên theo luật, sau đó có thể nhường cho những đối tượng mà thấy rõ là những người yếu thế như phụ nữ có thai, trẻ em, ông bà già... Tôi cho rằng đó mới là cách nhường đẹp, chứ không phải cứ nhường đường cho xe máy (vô tri vô giác) mới là đẹp.
 
Hạng D
8/5/16
2.251
6.703
113
Bác cũng chỉ nghĩ một chiều, vẫn theo hướng ô tô nên/phải nhường đường cho xe máy.
- Thứ nhất, không có "làn mặc định" nào dành cho xe máy cả. Nếu có, làn khẩn cấp chỉ dành cho các loại xe được ưu tiên, không phải xe máy.
- Đúng là ô tô chiếm nhiều chỗ hơn xe máy, nhưng không phải vì thế mà ô tô không có quyền đi trong làn mà họ có quyền đi. Bác cũng nên nhớ, ô tô phải đóng thuế nhiều hơn xe máy rất nhiều lần, một phần cũng do nó chiếm nhiều diện tích mặt đường.
- Nói về nhường đường, đúng là nó chỉ là mầu mè, nếu như chỉ chăm chăm để ý đến đối tượng mà mình nhường, vui sướng vì được đối tượng đó biết ơn, trong khi đó lại không biết rằng vì mình nhường cho một đối tượng không thật sự cần nhường mà làm mất đi cơ hội tranh thủ thời gian của rất nhiều người khác ở phía sau đang rất cần được nhường đường (tôi đã nói, mặt đường có hạn, ta không thể biết ai đang thực sự cần nhường, và càng không thể nhường cho tất cả những người cần nhường).
- Nếu bác đọc kỹ những gì tôi viết thì đã thấy, tôi không phản đối việc nhường đường, nhưng việc nhường đường ấy phải không vô tình tước đoạt quyền lợi của những người khác. Vậy ứng xử thế nào? Với tôi, nếu đường vắng thì đơn giản, tôi sẽ nhường tất cả những xe nào muốn đi nhanh hơn, bất kể đó là ô tô hay xe máy, thậm chỉ cả xe tải, xe container. Với đường đông mà ai cũng muốn được nhường đường, trước hết phải đi đúng luật (ví dụ, đi chậm phải đi về bên phải; rẽ trái phải rẽ từ làn trái...), nhường xe ưu tiên theo luật, sau đó có thể nhường cho những đối tượng mà thấy rõ là những người yếu thế như phụ nữ có thai, trẻ em, ông bà già... Tôi cho rằng đó mới là cách nhường đẹp, chứ không phải cứ nhường đường cho xe máy (vô tri vô giác) mới là đẹp.
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến này của bác. Chỉ cần người tham gia gt, nhất là 4b, cũng suy nghĩ đc như vầy thì dù có thiếu đường thiếu xá, thì mọi người sẽ cảm thấy thoải mái nhẹ nhàng. Về tâm lý, nhường nhau sẽ làm mọi người cảm thấy công bằng từ đó dẫn tới hành vi tốt hơn, bớt giành dựt, tranh thủ, ích kỷ, trong khi luật pháp không bao giờ theo kịp thực tế để mang lại cái công bằng đó cho mọi người khi tham gia các hoạt động có tính công cộng.
 
  • Like
Reactions: newbieq7
Hạng B1
10/7/22
56
53
18
Nhiều bạn cứ nói luật, nhưng thật ra luật của VN cũng chưa hợp lý lắm đâu. Ví dụ đơn giản là cái làn rẽ trái, rẽ phải. Nếu có 2 làn rẽ trái thì làn số 1 sát bên trái chỉ nên là làn chỉ được rẽ trái, nhưng đằng này, nhiều con đường thì làn này lại được phép đi thẳng luôn. Như vậy tạo ra sự khó khăn cho làn số 2 rẽ trái rồi. Mình không hiểu nổi sao VN lại có kiểu chia làn đường hết sức kỳ cục như thế.