Tập Lái
11/6/16
1
205
27
Cảm ơn bác cho cái ví dụ rất cụ thể dễ hiểu.
Nếu vậy thì NHNN phải có cơ chế kiểm soát quản lý những NH nhỏ chứ đâu để lỗ xong rồi bù lỗ.
Em thắc mắc tại sao lúc mấy anh NH nhỏ tăng cao LS huy động mà mấy anh NH nhà nước không kiểm tra tiền huy động đó cho vay mục đích gì.

Chế tài có hết đó bác, bác chịu khó kiếm các văn bản về bank, đc huy động bao nhiêu, trích lập dự phòng rủi ro bao nhiêu, ... nhiều lắm bác, rồi định giá ra sao, đều có hết.

Nhưng mà cho vay rất là nhiều, ko cách chi mà NHNN nhúng tay kiểm soát vào từng giao dịch hết đc, rồi ở ta nhiều khi giao dịch dưới gầm bàn, bên B muốn vay trong khi tài sản thế chấp có 10 tỉ, đút túi cho anh kiểm định của bank A vài chăm chịu, anh kiểm định kê khống lên thành 20 tỉ, vay đc 20 tỉ . Nói chung là 1 hồ sơ vay đúng chuẩn tương đối chặt chẽ, bác cũng phải đưa phương án kinh doanh, nó hợp lý, đúng luật thì bên tín dụng nó mới cho bác vay chứ. Nhưng mà chỉ cần 1 khâu sai sót là kéo theo domino ngay.

Mà anh kiểm định bank A cũng phải xem xét, chớ đâu thể biết chắc nó lừa 100% mà vẫn ký duyệt, ở tù chết sao, nhiều khi anh B đi làm ăn thua lỗ hay bị thằng C nào đó nó lừa thì sao :D

Ah, nhiều khi 1 bank đc lập ra với mục đích là nơi cấp vốn cho 1 nhóm các tài phiệt nữa :D , cái này thì em chưa dám lạm bàn.

Có người thân làm ở bank nên biết kha khá vụ, dân tín dụng bank kí cho vay dưới chuẩn, bên kia ko trả đc, giờ từ gđ hay phó gđ xuống thành nv thu hồi nợ, bank cũng chỉ đóng cửa để bảo nhau chứ ko dám làm ùm lên vì sợ mất tiếng, lấy khoản trích lập dự phòng ra để bù vào. Cuối năm xem như chi nhánh hay phòng gd đó thưởng = 0 .
 
Hạng B2
15/4/16
224
2.736
93
48
Chế tài có hết đó bác, bác chịu khó kiếm các văn bản về bank, đc huy động bao nhiêu, trích lập dự phòng rủi ro bao nhiêu, ... nhiều lắm bác, rồi định giá ra sao, đều có hết.

Nhưng mà cho vay rất là nhiều, ko cách chi mà NHNN nhúng tay kiểm soát vào từng giao dịch hết đc, rồi ở ta nhiều khi giao dịch dưới gầm bàn, bên B muốn vay trong khi tài sản thế chấp có 10 tỉ, đút túi cho anh kiểm định của bank A vài chăm chịu, anh kiểm định kê khống lên thành 20 tỉ, vay đc 20 tỉ . Nói chung là 1 hồ sơ vay đúng chuẩn tương đối chặt chẽ, bác cũng phải đưa phương án kinh doanh, nó hợp lý, đúng luật thì bên tín dụng nó mới cho bác vay chứ. Nhưng mà chỉ cần 1 khâu sai sót là kéo theo domino ngay.

Mà anh kiểm định bank A cũng phải xem xét, chớ đâu thể biết chắc nó lừa 100% mà vẫn ký duyệt, ở tù chết sao, nhiều khi anh B đi làm ăn thua lỗ hay bị thằng C nào đó nó lừa thì sao :D

Ah, nhiều khi 1 bank đc lập ra với mục đích là nơi cấp vốn cho 1 nhóm các tài phiệt nữa :D , cái này thì em chưa dám lạm bàn.

Có người thân làm ở bank nên biết kha khá vụ, dân tín dụng bank kí cho vay dưới chuẩn, bên kia ko trả đc, giờ từ gđ hay phó gđ xuống thành nv thu hồi nợ, bank cũng chỉ đóng cửa để bảo nhau chứ ko dám làm ùm lên vì sợ mất tiếng, lấy khoản trích lập dự phòng ra để bù vào. Cuối năm xem như chi nhánh hay phòng gd đó thưởng = 0 .
Cảm ơn bác đã mất công giải thích. Chúc bác gặp nhiều may mắn trong cuốc sống. :3dtanghoaheo:
 
Hạng B2
15/4/16
224
2.736
93
48
Cảm ơn bác!
Em gửi tiết kiệm online có thói quen lưu lại các sổ trên file pdf & list file excel theo dõi trong trường hợp có nhiều sổ nhỏ. Thỉnh thoảng vào hệ thống kiểm tra lại tránh tính trạng 1 sổ biến mất mà mình không biết. Trong trường hợp cần dùng tiền cũng biết sổ nào đáo hạn
Cẩn tắc vô áy náy các bác ah
Tài khoản tiết kiệm online thì khó mà hack được nên tạm yên tâm mợ ơi.
Phải hack được TK giao dịch rồi mới vào được TK tiền gửi sau đó muốn rút TK tiền gửi phải có OTP SMS, rồi muốn rút tiền từ TK giao dịch lại phải OTP SMS nữa chứ đâu có rút trực tiếp từ TK gửi online được.

Mợ sài cái dịch vụ SMS chủ động đê, khi có biến động nó gửi SMS thông báo, nếu không nhận thì kiện cái ông ngân hàng cung cấp dịch vụ có thu phí mà không thông báo khi có biến động dẫn đến mất xiền KH.
Nói chứ chưa bít kiện được không nữa nếu không kiện được thì oánh nhau chơi.:)
 
Tập Lái
18/11/15
0
425
47
Tài khoản tiết kiệm online thì khó mà hack được nên tạm yên tâm mợ ơi.
Phải hack được TK giao dịch rồi mới vào được TK tiền gửi sau đó muốn rút TK tiền gửi phải có OTP SMS, rồi muốn rút tiền từ TK giao dịch lại phải OTP SMS nữa chứ đâu có rút trực tiếp từ TK gửi online được.

Mợ sài cái dịch vụ SMS chủ động đê, khi có biến động nó gửi SMS thông báo, nếu không nhận thì kiện cái ông ngân hàng cung cấp dịch vụ có thu phí mà không thông báo khi có biến động dẫn đến mất xiền KH.
Nói chứ chưa bít kiện được không nữa nếu không kiện được thì oánh nhau chơi.:)
Thế bác k thấy trường hợp khách hàng của VCB bị ck mất tiền mà ko có SMS đấy thôi
 
  • Like
Reactions: HIRO and Bé Mập
Hạng D
28/2/16
1.237
9.843
113
Dài quá. Sorry các bác chịu khó đọc.

Thông tin về trường hợp nghi ngờ gian lận chữ ký và con dấu tại Công ty Quang Huân Liên quan đến sự việc đang được báo chí và dư luận quan tâm về Công ty Quang Huân và khách hàng Trần Thị Thanh Xuân, VPBank xin được thông tin như sau:

Theo nội dung phản ánh thì Con dấu và Chữ ký chủ tài khoản của Công ty Quang Huân đã bị kế toán của Công ty này là Phạm Văn Trinh cùng một số người khác làm giả để rút tiền từ tài khoản Công ty tại VPBank. VPBank khẳng định đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng và cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với Cơ quan công an để làm sáng tỏ vụ việc. VPBank bảo đảm tuân thủ các qui định pháp luật, luôn tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát để bảo đảm an toàn cho giao dịch, tài sản, tiền gửi của Khách hàng.

VPBank cam kết luôn bảo đảm đến cùng quyền lợi của Khách hàng theo đúng qui định pháp luật. Trở lại với trường hợp Công ty Quang Huân, chúng tôi xin được thông tin thêm như sau:

Ngày 19/10/2015, VPBank đã nhận được đơn tố cáo của cá nhân bà Trần Thị Thanh Xuân liên quan đến các vấn đề mở, sử dụng tài khoản của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Quang Huân (Công ty Quang Huân). Nội dung tố cáo của bà Xuân cho rằng ông Phạm Văn Trinh (kế toán Công ty Quang Huân) và một số cán bộ, nhân viên của VPBank câu kết, thông đồng làm thiệt hại của Công ty Quang Huân số tiền là 11.300.000.000 VND.


Nhận thấy vụ việc bà Xuân đang phản ánh là nghiêm trọng, với sự cẩn trọng, VPBank đã ngay lập tức kiểm tra hồ sơ mở tài khoản, làm việc với các cá nhân có liên quan, ông Phạm Văn Trinh (và luật sư đại diện của ông Phạm Văn Trinh), cũng như trao đổi, làm việc trực tiếp với bà Xuân vào ngày 30/10/2015. Qua quá trình làm việc, xác minh các cá nhân liên quan đều phủ nhận nội dung tố cáo của bà Xuân và yêu cầu đối chất với bà Xuân để làm rõ. VPBank đã chủ động trao đổi, mời bà Xuân làm việc nhằm tạo cơ hội cho các bên đối chất, làm rõ sự việc nhưng bà Xuân không phối hợp và trả lời đã gửi đơn cho các cơ quan công an điều tra, làm rõ (có ghi âm cuộc gọi).

Để bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo mật thông tin Khách hàng (Công ty Quang Huân), VPBank đã hướng dẫn bà Xuân nhân danh Công ty Quang Huân để thực hiện khiếu nại theo đúng quy định, làm cơ sở cho VPBank thực hiện giải quyết khiếu nại với Khách hàng theo đúng qui định pháp luật. Những nội dung này đã được thể hiện tại thông báo phúc đáp đơn thư tố cáo của bà Xuân và trong báo cáo gửi Ngân hàng nhà nước Việt Nam vào ngày 23/11/2015.

VPBank cũng được biết rằng bà Xuân đã có đơn tố cáo lên Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an và hồ sơ hiện nay đang được chuyển cho Công an TP Hồ Chí Minh (PC46) tiến hành điều tra, xác minh đơn thư phản ánh của bà Xuân. VPBank đang tiến hành phối hợp cung cấp hồ sơ theo các văn bản của PC46 gửi ngày 25/7/2016 và ngày 01/08/2016.

Về việc mở và sử dụng tài khoản của Công ty Quang Huân, VPBank xin được thông tin thêm để Quí Báo và độc giả được có thêm thông tin tại đây, đó là:

- Ngày 28/03/2015, trên cơ sở Đơn mở tài khoản, mẫu dấu, chữ ký của Chủ tài khoản và các hồ sơ, tài liệu kèm theo của Công ty Quang Huân gửi tới VPBank theo đúng qui định của pháp luật và VPBank, VPBank đã thực hiện mở tài khoản thanh toán cho Cty Quang Huân;

- Sau khi mở tài khoản trên, Công ty Quang Huân đã sử dụng số tài khoản này để thực hiện giao dịch, bao gồm giao dịch do đối tác chuyển tiền đến, giao dịch chuyển tiền thanh toán cho đối tác.

- Qua kiểm tra, đối chiếu các chứng từ giao dịch tài khoản của Công ty Quang Huân, VPBank nhận thấy các Chứng từ chuyển khoản, rút tiền, mua SÉC … đều được thực hiện ký, đóng dấu bởi đại diện theo pháp luật của Công ty Quang Huân với Chữ ký, Con dấu khớp đúng với Chữ ký, Con dấu được đăng ký mẫu với VPBank tại Đơn đăng ký mở tài khoản của Công ty Quang Huân.

- Hơn nữa, với các giao dịch biến động số dư, VPBank đều gửi tin nhắn SMS đầy đủ đến số điện thoại Công ty Quang Huân đã đăng ký. Số điện thoại này đã được VPBank xác minh chính là số điện thoại bà Trần Thị Thanh Xuân – Chủ tài khoản/Người đại diện pháp luật Công ty Quang Huân đã/ đang sử dụng (có ghi âm cuộc gọi).

Như vậy, có thể thấy rằng VPBank đã kiểm tra và thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của Chủ tài khoản Công ty Quang Huân trên cơ sở kiểm tra, đối chiếu chữ ký trên các Chứng từ thanh toán, chuyển tiền … khớp đúng với Mẫu dấu, Mẫu chữ ký của Chủ tài khoản Công ty Quang Huân đăng ký tại Ngân hàng là tuân thủ đúng quy định tại Thông tư 23/2014/TT-NHNN ngày 19/08/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Về các ý kiến của bà Trần Thị Thanh Xuân được các báo phản ánh, VPBank nhận thấy đây là vụ việc có dấu hiệu hình sự và rất cần cơ quan điều tra vào cuộc xác minh, làm rõ. Khi đó sẽ sáng tỏ được các nghi vấn về chữ ký chủ tài khoản, con dấu Công ty Quang Huân sử dụng để đăng ký Mở tài khoản và thực hiện các giao dịch Mở tài khoản, trên SÉC, chứng từ giao dịch … cũng như việc nhận SMS liên quan đến giao dịch tài khoản … Hiện tại, theo VPBank được biết, PC46 - Công an Thành phố Hồ Chí Minh đang trực tiếp điều tra, xác minh làm rõ vụ việc.

VPBank là một tổ chức tín dụng luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. VPBank rất mong các Cơ quan điều tra nhanh chóng điều tra, xác minh và đưa ra kết luận rõ ràng về vụ việc. Ngay khi có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về vụ việc, VPBank sẽ thông tin đầy đủ sự việc tới công luận và quyền lợi của Khách hàng sẽ được bảo đảm theo đúng qui định pháp luật.
 
Hạng D
28/2/16
1.237
9.843
113
Bác Bé Mập nên yên tâm đối với nghiệp vụ của ngân hàng lớn như VCB hay VTB. Nếu không tin 2 ông này thì chắc chỉ có tin chính mình thôi.

Nói luôn là các bác giao dịch với ngân hàng, phải chịu khó đến quầy, lưu giữ chứng từ đầy đủ.

Gửi tiền đừng ham lãi suất cao, vì chắc chắn lợi nhuận cao luôn đi kèm rủi ro cao.
He he he đúng dồi. Tui gửi, vay gì cũng 2 bạn này.

Tật rất lớn là toàn giao NV đi rút tiền, chuyển tiền. Nóng tánh lắm. Ngồi chờ xí là gọi sếp hờn trách thôi. Ở nhà cho khỏe chớ đi lại rách việc. Stoken mà khi đi chơi còn giao lính. Sau dzụ này phải chịu khó thay đổi. Không ỉ y được nữa :)
 
Tập Lái
12/9/14
2
147
28
www.jara.vn
Mình hỏi thật khách hàng gửi tiền vào Vietinbank hay VNCB sau những vụ của chị Như, anh Danh thì có tiền bị mất không các anh?
 
  • Like
Reactions: Bé Mập
Hạng B2
15/4/16
224
2.736
93
48
Thế bác k thấy trường hợp khách hàng của VCB bị ck mất tiền mà ko có SMS đấy thôi
Trường hợp đó khách hàng của VCB có nhận được SMS thông báo biến động tài khoản nên đã liên hệ với VCB kịp thời ngăn lại được 300 triệu đã chuyển vào TK khác đó mợ. Nếu không sài dịch vụ SMS chủ động thì không chừng mất toi luôn 300 triệu đó luôn rồi.
Mợ đừng sử dụng SmartOTP khách hàng của VCB bị hack là do sủ dụng SmartOTP đó. Nếu chỉ sử dụng OTP SMS thôi thì có lẽ an toàn. Nếu không có SIM điện thoại mợ đang sử dụng thì không giao dịch chuyển tiền được.
 
Hạng B2
15/4/16
224
2.736
93
48
Trường hợp này lại khác nữa rồi mợ ơi, đây là mất tiền do thẻ Master Card Debit. Mấy cái thẻ tín dụng này nguy hiểm lắm nhe, số thẻ và số pin nó in lên thẻ hết đó, nếu bị chụp hình cái thẻ thôi là đủ bị mất tiền rồi đâu cần phải mất thẻ. Đi mua sắm mà đưa cho NV siêu thị hay nhà hàng gì đó cầm cái thẻ quẹt thì biết cái gì sẽ sảy ra. Mấy ST nhà hàng cẩn thận người ta đưa cho KH quẹt chứ họ không cầm thẻ tránh bị nghi ngờ khi KH bị mất tiền.