Trong quản lý, mỗi chính sách đều có tính hai mặt và có tính tương hỗ rất cao. Vì vậy để nói giảm lãi suất để cải thiện cán cân thanh toán và tăng cường thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài ( Ở đây mình tính FDI thôi, vì đây mới làm tăng GDP cho Việt Nam) thì chưa đủ và hiệu ứng của nó còn xa, ở đây các XXX chỉ muốn giảm lãi suất để giúp nền kinh tế gượng dậy sau cú ngã đau thôi, đó là mục tiêu gần trước mắt, là ý tôi muốn nói. Còn để thu hút vốn đầu tư thì còn có chính sách, nhân công, giá cả...còn để cân bằng cán cân thanh toán, xóa bỏ nhập siêu, tiến đến xuất siêu thì chặng đường dài, dài lắm, như là phải tăng hàm lượng công nghệ để tăng giá trị gia tăng, xác định lợi thế quốc gia để khuyến khích phát triển, chính sách, đầu tư...nếu chỉ hạ lãi suất mà kỳ vọng vào việc này thì sao làm nổi, đây tôi gọi là mục tiêu xa của việc hạ lãi suất. Nếu thực sự việc giảm lãi suất có hiệu ứng như bác nói thì tại sao XXX không giảm xuống 10% luôn cho mau thấy. Còn mặt trái của hạ lãi suất là gì, đó là làm áp lực lạm phát quay trở lại. Đó là lý do tại sao XXX không đưa lãi suất xuống ngay một lần. Quản lý nền kinh tế quốc gia là luôn đi trên dây, phải giữ được thăng bằng, không để té về một bên. Bản chất của nó là sự đánh đổi, ví dụ như giữa lạm phát và tăng trưởng, tùy vào từng giai đoạn mà XXX chọn mục tiêu nào. Trong giai đoạn trước lạm phát cao nên đành hy sinh tăng trưởng, còn nay lạm phát đã hơi ổn (cứ cho là vậy) thì phải giúp nền kinh tế gượng dậy chứ không là toi hết.
Còn về GDP tôi nói như vậy mà bác không chịu hiểu, tôi chỉ bắt bẻ về từ ngữ thôi, sao bác không dùng chữ YẾU TỐ CẤU THÀNH GDP, hoặc đóng góp vào tăng trưởng GDP, mà dùng chữ NGUỒN TIỀN CHÍNH CỦA GDP, không đúng.
mac_au nói:
Tôi đã nói là trong kinh tế là các yếu tố đều có tác động tương hỗ lẫn nhau, nếu ngồi phân tích thì sau một ngày ta có thể hiểu được việc hạ lãi suất tác động đến hành vi của người hàng xóm như thế nào nữa kia, nhưng có cần thiết làm như vậy không ---->
Tuỳ bác thôi, riêng chủ topic ko nghĩ vậy, và em cũng ko nghĩ vậy, nếu cuối năm lãi xuất xuống còn 12% thì tháng 10 em đầu tư mạnh vào USD. Riêng việc hạ lãi suất lần này thì không nhắm đến các mục tiêu xa như vậy đâu. ---->
ko hiểu gần của bác là như thế nào nữa, bác có thể ví dụ vài lý do cho vui
, điều khiển nền kt em nghĩ nhà nước ko đợi nước đến chân mới nhảy đâu Với lại tôi cũng không nói là thâm hụt thương mại và vốn đầu tư nước ngoài không liên quan đến GDP mà nó không phải là NGUỒN TIỀN CHÍNH của GDP như lời bác nói. Ở đây bác chưa phân biệt được sản phẩm, của cải và dỏng tiền. Còn nhiều vấn đề trong phát biểu của bác, nhưng thôi không tranh luận những vấn đề mang tính học thuật nữa tránh làm loãng thớt ---->
Công thức tính GDP có sẵn, nhưng công thức đó từ đâu?. Nếu bác làm trong ngành kinh tế tài chính thì bác còn phải học nhiều nữa, còn nếu không phải chuyên ngành của bác thì kiến thức của bác cũng tốt quá rồi. ---->
Tks bác, nhưng em cũng đu đeo tý về tài chính kiếm tiền từ Vàng, USD, và nông sản
.