Hạng B2
17/7/14
499
26.569
93
Thời gian này trong rừng đã xuất hiện lực lượng kiểm lâm. Gỗ khó kiếm hơn nên các chuyến đi rừng càng dài ngày và xa hơn. Xa đến độ chúng tôi có thể gặp các nhóm dân rừng Bình Tuy ở phía đối diện, lúc đó còn gọi là tỉnh Thuận Hải. Một số nhóm này có súng. Mặc dầu họ thanh minh là chỉ để săn thú nhưng chúng tôi cảm thấy bất an. Xã hội lúc đó luật lệ còn lỏng lẻo lắm, trưởng công an xã có thể là một ông vua nhỏ rồi. Còn trong rừng thì chỉ có luật “mạnh... yếu... ”. Tôi không làm rừng nữa và quay qua làm nghề sửa máy nổ dạo. Có năng khiếu cơ khí nên tôi sửa rất “mát tay”. Chẳng những sửa máy trong làng mà còn ra ngoài thị trấn nữa. Dần dà tôi kiêm nghề “cò” máy, rồi “lái” máy luôn. Lúc này phong trào làm vườn cà phê và tiêu lên cao. Có lúc mười ký tiêu đã có giá tương đương một chỉ vàng, còn chiếc máy tưới Yanmar hoặc Kubota là một tài sản lớn. Tôi kiếm được rất nhiều tiền. Nghề nghiệp mới bắt tôi phải tiếp xúc nhiều và năng động, giúp tôi nguôi ngoai hình bóng N mau hơn. Tuy vậy cũng phải đến bốn năm sau tôi mới hẹn hò với A, cũng ở trong làng. Lúc này ba tôi vừa đi “cải tạo” về. Cùng với một bạn đồng liêu ở Sài Gòn, cũng vừa về từ chung một trại, mở một xưởng gia công cơ khí nhỏ. Cả gia đình chúng tôi nhanh chóng về lại Sài Gòn và thành công khá nhanh. Một năm sau tôi quay về làng làm đám cưới. Chính là vợ tôi bây giờ.

Mười năm sau, chúng tôi có một cháu trai, đã gầy dựng được một xưởng cơ khí nhỏ tách ra từ cơ sở của ba và người bạn. Công việc phát đạt, chúng tôi kể cũng “có số má” trong nghề của mình. Có lần nhân công việc về gần làng cũ, tôi có ghé thăm. Làng xưa thay đổi đến độ không nhận ra. Sau khi ba má N qua đời, anh chị Hai đã bán căn nhà. Theo trào lưu đất đai, người chủ cuối đã phân thành nhiều lô nhỏ. Vì ở sát mặt đường lớn, những lô đất được xây thành kios bán hàng hoặc dịch vụ. Không gian kỷ niệm hầu như không còn dấu vết. Tôi lần ra ngoài bìa làng. Con suối xưa nay cạn nước, các cây Lộc Vừng cũng không còn. May thay trên nền trời xa vẫn thấy cây Thánh Giá nghĩa trang lặng lẽ. Tôi tìm đến mộ N. Mộ thiếu người chăm sóc nhưng nhìn tấm hình phai nhạt tôi vẫn nhận ra nụ cười của nàng. Nghĩa trang vắng lặng, tôi ngồi ghé lên mộ N, thả mình vào ký ức xưa. Dường như tối qua mưa lớn. Lẫn trong mùi ngai ngái ẩm ướt, hương ổi đào từ vườn ai loảng thoảng tạt qua. Tiếng cu gáy xa xa vọng lại làm mênh mông thêm không gian kỷ niệm. Một cảm giác chông chênh nhè nhẹ, như ta vừa ngấm ly rượu nặng vậy.


Trong mười năm sau khi lên Sài Gòn, vợ chồng tôi ở một căn nhà nhỏ trong hẻm. Rồi sau nhiều năm tích góp, chúng tôi mua một cuộc đất khá rộng ở Thủ Đức và xây căn nhà lớn hơn. Một tuần lễ sau khi dọn ra nhà mới, buổi chiều hai vợ chồng đang đứng trước vườn bổng vợ tôi nói trống lổng mà không nhìn tôi: “hứa với người ta trồng hoa mà không trồng à”. Tôi chưng hửng quay lại. Lúc này vợ mới nhìn tôi và nói: “anh hứa với N trồng một cây hoa N khi có nhà riêng mà”. Một luồng điện chạy dọc sống lưng tôi, và vị mặn của nước mắt mơ hồ xuất hiện đầu lưỡi. Tôi nhớ lại cây rơm mà N và tôi đã qua đêm năm nào. Và nhớ lại lời hứa khi tôi hôn lên mặt N đang nhòe nhoẹt nước mắt. Thế rồi hôm sau tôi - và cả vợ tôi hăm hở – đi tìm mua trồng không chỉ một mà tới hai cây hoa N, mỗi bên nhà một cây. Cả hai lớn nhanh và sum xuê. Đến năm thứ ba thì ra hoa thơm cả một góc phố. Tiếc là tán cây rậm quá, bị hàng xóm phàn nàn nên sau đó tôi phải chặt bớt một cây.

Thời gian này tôi vẫn băn khoăn, làm sao vợ tôi biết tôi đã hứa với N trồng hoa cho nàng khi có nhà riêng? Mỗi lần tôi gặng hỏi thì vợ chỉ trả lời: “Cưng kể cho em nghe mà”. Nhưng trong hơn mười năm qua, tôi hầu như đã quên hẳn lời hứa với N thì làm sao tôi có thể kể lại cho ai nghe? Dần dà tôi nhận ra, cách làm vợ tôi mất bình tĩnh và nổi cáu nhanh nhất là cứ gặng hỏi chuyện này. Cho đến một buổi chiều chúng tôi chuẩn bị dùng cơm tối. Đang ngồi ở bàn ăn, vợ tôi đứng dậy đi sang phòng bếp. Tôi chợt buột miệng hỏi lại câu hỏi canh cánh trong lòng đó. Khuất sau phòng bếp, tiếng vợ tôi vọng ra: “G không kể thì làm sao em biết”. Gai ốc nổi khắp người, tôi sải dài ba bước nhìn vào phòng bếp. Vợ tôi đang nhón chân với tay lấy gì trong kệ tủ. Tôi hỏi trong hơi thở gấp: “Em vừa nói gì vậy?”. Vợ tôi trả lời mà không quay lại: “Em nhờ anh lấy dùm lọ đường”. Tôi có hơi bẳn gắt: “Không. Em nói gì khi anh hỏi chuyện trồng hoa kia?”. Vợ tôi thả chân xuống và từ từ quay lại nhìn tôi: “Cưng sao vậy? Em chỉ nhờ lấy lọ đường mà”. Tôi im lặng quay lại bàn ăn. Từ khi có con trai, vợ tôi cũng thường gọi tôi là cưng – như một cách ghẹo nhau, riết quen. Tôi nghĩ chắc ít gia đình nào vợ gọi chồng như vậy. Cũng hiếm hoi như tôi và N khi xưa, yêu nhau sâu đậm tới bốn năm mà vẫn gọi nhau bằng tên. Vậy mà vừa rồi trong vô thức vợ tôi đã gọi tên tôi. Có thể nghe lầm chăng? Xưa nay, chỉ có một người con gái xưng tên thân mật với tôi. Và rồi tôi nghĩ, nếu N muốn có một góc nhỏ nào đó trong cuộc đời của tôi thì nên để nàng mãn nguyện. Nó cũng như một vết thương để lại sẹo trên thân thể, tại sao lại cố công tẩy bỏ vết sẹo đi. Từ đó tôi không bao giờ hỏi lại vợ chuyện này nữa.

Mà chuyện liêu trai của N dây dưa tới vợ tôi không chỉ có vậy. A là một người vợ gần như hoàn hảo. Trong nàng chỉ có chồng con và gia đình. Không mơ mộng, không đua đòi. Vợ tôi là bạn của H nên tất nhiên biết chuyên tình của tôi và N. Vả lại trong cái làng tí hỉn đó, chuyện động trời N bỏ nhà theo tôi thì ai mà không biết. Trước khi cưới, vô tình nàng biết chuyện tôi đã có cặp nhẫn với N. Thế là nàng khăng khăng đòi dùng chiếc nhẫn của N làm nhẫn cưới, mặc cho má vợ tôi phản đối kịch liệt. Vậy là tôi trở thành tên Sở Khanh bất đắc dĩ: một chiếc nhẫn cưới đeo vào tay hai cô gái. Đó là cặp nhẫn làm bằng vàng tây, rất mảnh. Chúng tôi đeo được khoảng ba năm. Trong một lần đứng máy tiện, chiếc nhẫn vướng vào tay quay và đứt ra. Vợ tôi tháo chiếc nhẫn trong tay mình rồi bỏ cả hai vào trong một cái ly nhỏ, để ở đầu giường trong phòng ngủ. Chúng tôi quên bẵng cho tới ngày dọn nhà ra Thủ Đức mới phát hiện ra cặp nhẫn đã không còn ở đó. Cặp nhẫn rất mảnh, giá trị không lớn. Vả lại phòng ngủ chúng tôi không ai bén mảng tới. Từ đó, chúng tôi không mang nhẫn cưới nữa và cũng không biết cặp nhẫn xưa giờ đang nằm ở đâu.

Tật xấu duy nhất mà tôi phải chịu đựng là vợ tôi có tính ghen kinh hoàng. Một ví dụ nhé: Sau khi cưới thời gian ngắn, trong bữa cơm chiều, má tôi vô tình kể chuyện lúc trước. Số là khi mới tới làng sinh sống, má tôi làm nghề hàng xáo và có bà bạn chung nghề. Hai bà thân nhau đến độ chung nhau mua lúa, cùng đi xay rồi bán gạo cũng chung luôn. Dần dà hai bà có ý gán ghép tôi với Hồng, là con gái bà bạn kia. Tôi và Hồng chỉ là biết nhau. Gặp nhau ngoài đường cũng chào hỏi thôi. Sau đó Hồng vượt biên và mất tích trên biển. Kể từ đó, không bụi hoa hồng nào được trồng trong vườn, cũng như không bông hồng nào được chưng trong nhà tôi. Ghen tuông trời thần như vậy, lại biết rõ chuyện của tôi và N, nhưng không khi nào vợ tôi tỏ ý bóng gió. Tôi hỏi thì nàng chỉ trả lời: “Ơi trời, ai rảnh đâu mà đi ghen với người đã chết”. Lại nữa, trong phòng ngủ vợ tôi hay gặng hỏi chuyện ân ái của tôi và N khi xưa. Rồi thỉnh thoảng đệm vào: “Sao N gan vậy trời” hay “Lỡ ai thấy thì sao?” như kiểu ngày nay ta hay nói “enjoy khẩu dâm” vậy. Và tôi để ý là những lúc như thế nàng rất nhanh lên đỉnh. Ngạc nhiên thật. Cứ như con “Sư tử Hà Đông” trong vợ tôi chừa N ra vậy.

Cái làng bé xíu trong câu chuyện này bây giờ đã tứ tán chắc hơn nửa. Vậy mà không biết nhờ ai, cũng có một website nho nhỏ. Mặc dầu không còn ai thân thuộc ở làng nhưng thỉnh thoảng vợ tôi vẫn vào xem tin ai còn ai mất. Tôi cũng đã thu xếp công việc, coi như nghỉ hưu trước tuổi. Con trai chúng tôi học xong và nhận công việc xa. Cháu có cuộc sống riêng và ít khi về thăm chúng tôi. Hai vợ chồng sống trong căn nhà lớn đôi khi cũng thấy buồn. Vợ tôi có thói quen dậy sớm đi thể dục rồi về nhà chuẩn bị bữa sáng. Còn tôi lại ít khi ngủ dậy trước chín giờ. Một hôm thức dậy, đang đánh răng tôi chợt nhận ra tối qua mình có một giấc mơ. Nội dung thì mơ hồ nên tôi không nhớ gì nhưng chỉ biết trong giấc mơ đó có mặt của H, mà cũng rất mơ hồ. Vậy kể cũng gọi là kỳ ngộ vì có đến mấy chục năm qua tôi đã không còn nhớ gì tới H nữa. Tôi đi xuống nhà, khi cả hai đang ngồi ở bàn ăn thì vợ tôi nói: “Anh à, con H bên Đức mới chết hôm qua. Nó bị tiểu đường nặng lắm”. Tôi chợt lặng yên. Ngụm cà phê trong miệng từ từ trôi xuống họng. Trong cuộc sống, có những ngẫu nhiên làm ta bối rối. Nhưng nếu không cho đó là sự trùng hợp thì chẳng lẽ chị em nàng "liêu trai" đến vậy. Và đây là lý do câu chuyện mang tên này.
- Cám ơn câu chuyện của Anh. Tình cờ nhìn thấy...và đọc hết 1 lượt...cho đến cuối. Chợt nghe môi mình mặn đắng. Tôi thật sự xúc động, đến chảy nước mắt với những gì Anh kể. Một mối tình lãng mạn và bi thương....qua cách Anh hành văn. Cuộc sống hiện nay xô bồ quá....chụp giật quá....ko còn được nghe những câu chuyện đầy thi vị như vậy....
- Chắc cũng đã lâu lắm rồi....tôi chưa có 1 cảm xúc như chiều nay. Tôi tuổi Bính Ngọ...có lẽ gần bằng tuổi Anh. Cũng xuất thân là dân cơ khí oto, cũng thăng trầm mấy bận....cũng yêu mãnh liệt thời trai trẻ....
Hôm nay đọc câu chuyện của Anh, mà bao kỷ niệm ngày xưa như sống lại.
- Một lần nữa...cám ơn Anh. Chúc Anh và gia quyến an khang.
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Nam BK and btpaul
Hạng F
12/10/16
7.688
6.618
113
Hay quá bác Nhím, mộng mơ thật chỉ có thời đó mới có câu truyện như vậy.
Thời sau bao cấp đến giờ thì hết rồi, e dân Hà Nội lại sống ở q9 25 năm nay nên ko có những thước phim về vùng quê như vậy.
 
Tập Lái
19/7/14
19
1.012
78
59
- Cám ơn câu chuyện của Anh. Tình cờ nhìn thấy...và đọc hết 1 lượt...cho đến cuối. Chợt nghe môi mình mặn đắng. Tôi thật sự xúc động, đến chảy nước mắt với những gì Anh kể. Một mối tình lãng mạn và bi thương....qua cách Anh hành văn. Cuộc sống hiện nay xô bồ quá....chụp giật quá....ko còn được nghe những câu chuyện đầy thi vị như vậy....
- Chắc cũng đã lâu lắm rồi....tôi chưa có 1 cảm xúc như chiều nay. Tôi tuổi Bính Ngọ...có lẽ bằng tuổi Anh. Cũng xuất thân là dân cơ khí oto, cũng thăng trầm mấy bận....cũng yêu mãnh liệt thời trai trẻ....
Hôm nay đọc câu chuyện của Anh, mà bao kỷ niệm ngày xưa như sống lại.
- Một lần nữa...cám ơn Anh. Chúc Anh và gia quyến an khang.

Anh nói đúng. Cuộc sống nay xô bồ thật. Tìm được phút giây thư giãn thật đáng quý. Riêng tôi, nếu đem lại cho ai phút giây như vậy thì còn hơn là niềm hân hạnh. Cũng bõ công tôi ngồi mổ cò hổm rày.
 
  • Like
Reactions: Nam BK
Tập Lái
19/7/14
19
1.012
78
59
Btw, ray rứt của chàng hay trách móc của nàng?
Có cô gái sau 10 năm gặp lại, quả quyết nói đó là lời trách của người con gái trong cuộc tình...

Trong câu chuyện vừa kể thì N chịu phần thiệt thòi, vì cuối cùng chỉ còn tôi "sống sót qua cuộc tình".
Thôi để tôi sửa đường link lại. Chọn Bảo Yến làm "người đại diện pháp lý" cho N đòi nợ mình vậy.
 
  • Like
Reactions: btpaul
Hạng D
4/1/09
2.189
6.033
113
VN
...Chuyện bắt đầu từ sau năm 1975. Ba tôi ₫i học tập cải tạo. Má tôi, giống như bao bà vợ viên chức chế ₫ộ cũ, lóng ngóng trong kế sinh nhai, ngơ ngác với thời cuộc mới, trong một xã hội ₫a phần cũng ₫ang ngơ ngác như bà. Tôi lúc ₫ó 16 tuổi, anh của 4 ₫ứa em.....


Kỷ Hợi 1959
Lớp tuổi chúng ta không ít thì nhiều cũng có chút ảnh hưởng của Pham Công Thiện, Duyên Anh, Hồ hữu Tường, Vũ hoàng Chương, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Nhật Tiến, Trịnh công Sơn, Vũ thành An, Ngô thuỵ Miên....nên câu văn và cả nếp sống cũng ảnh hưởng.
Trong câu văn có thơ và cả nét nhạc !
Anh người miền nào vậy ? 90% các nhà văn, nhà thơ và cả nhạc sỹ đều từ miền Trung, đọc thích hơn nghe :)
May mình là lớp được hưởng thụ đầy đủ các tinh hoa của 2 chế độ : hơn 20 năm của trước và hơn 40 năm của sau 1975 (1954-1975-2019), đôi khi rất thèm đọc lại những câu truyện hay, như câu truyện anh viết.
 
  • Like
Reactions: Nam BK
Tập Lái
19/7/14
19
1.012
78
59
Kỷ Hợi 1959
Lớp tuổi chúng ta không ít thì nhiều cũng có chút ảnh hưởng của Pham Công Thiện, Duyên Anh, Hồ hữu Tường, Vũ hoàng Chương, Bùi Giáng, Nguyên Sa, Nhật Tiến, Trịnh công Sơn, Vũ thành An, Ngô thuỵ Miên....nên câu văn và cả nếp sống cũng ảnh hưởng.
Trong câu văn có thơ và cả nét nhạc !
Anh người miền nào vậy ? 90% các nhà văn, nhà thơ và cả nhạc sỹ đều từ miền Trung, đọc thích hơn nghe :)
May mình là lớp được hưởng thụ đầy đủ các tinh hoa của 2 chế độ : hơn 20 năm của trước và hơn 40 năm của sau 1975 (1954-1975-2019), đôi khi rất thèm đọc lại những câu truyện hay, như câu truyện anh viết.

Cám ơn bạn đã nhắc lại những cái tên hoài niệm một thời. Và Doãn Quốc Sỹ ... Và Tạ Tỵ ...Và ... nhiều lắm. Lũ chúng ta may mắn hơn thế hệ sau vì chúng ta có những cảm thụ nghệ thuật từ những tác phẩm tự do phóng khoáng, không "được" định hướng bởi ai, không cần "học tập" theo kẻ nào. Tôi còn nhớ giờ Kim văn - Cổ văn, người thầy học Văn Khoa Sài Gòn say mê chỉ cho lũ học trò chúng tôi những từ "đắt" trong một đoạn văn (bây giờ tịnh không thấy ai dùng từ "đắt" này nữa), hay những "tứ" độc đáo trong một khổ thơ chứ không chỉ nhìn vào cách gieo vần ngắt chữ lã lướt.
Đối với tôi, đem cách dạy văn bây giờ so sánh với cách chúng ta học Việt Văn xưa kia thì chạnh lòng quá.
Ôi,
"Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ"
(Vũ Đình Liên)
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: Nam BK and btpaul
Hạng B1
10/6/16
67
61
18
bac Xim Long Nhu nghe thu bai "Diep khuc Thuong Dau " cua Luu Hong xem thay hop voi tam trang cua bac o?