Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B1
2/4/09
69
0
0
Còn đây là bài cũng trên dân trí, copy lại từ BBC. BBC thì không nâng bi (cho phindeli lắm). Hồi giờ BBC thường đi về chính trị chính em nhiều. Rõ ràng câu chiện của phindeli hay, nên Bà bán cháo đã không bỏ qua.

"Giấc mơ Việt" trên thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ

(Dân trí) -Khi bỏ ra 900.000 USD mua lại một thị trấn chỉ 1 người ở trên đất Mỹ, Phạm Đình Nguyên vẫn còn rất mơ hồ về dự định tương lai. Nhưng hiện tại, doanh nhân 38 tuổi này đang hy vọng sẽ xây dựng được một trung tâm cà phê Việt ở đây.
pham-dinh-nguyen-f1be1.jpg


Phạm Đình Nguyên mua lại thị trấn Buford tại Wyoming với giá 900.000 USD.

Khi Phạm Đình Nguyên được biết anh đã chiến thắng trong phiên đấu giá Buford - thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ vào hồi tháng 4 năm ngoái, anh cảm thấy một niềm phấn khích trỗi dậy trong lòng.

Phạm Đình Nguyên ví von rằng, điều đó giống như đang chạm một tay vào giấc mơ Mỹ vậy. “Bây giờ tôi có thể khẳng định mình đang sở hữu một điều gì đó trên đất Mỹ”.

Và chàng doanh nhân trẻ 38 tuổi có một kế hoạch. Thị trấn nhỏ bé của anh sắp sửa sẽ trở thành một trung tâm của cà phê Việt Nam – và nó sẽ có một cái tên mới.

“Nó sẽ trở nên nổi tiếng”

Phạm Đình Nguyên thú nhận, việc tham gia đấu giá là một quyết định bất ngờ của anh.

Anh nói, “Tôi chưa bao giờ đến Mỹ, và lần đầu tiên tôi đặt chân tới nước Mỹ là lúc tôi thăm thị trấn Buford. Mặc dù vậy, tôi cũng đã đọc trước một ít về nó trên Internet”.

Thị trấn nhỏ này nằm tại khu Interstate 80 giữa Laramie và Cheyenne, thủ phủ bang Wyoming. Nó trải dài trên 4 ha và chỉ có 1 trạm xăng, 1 cửa hàng tạp hóa, 1 gara để xe, 1 hòm thư và 1 căn nhà gồm 3 phòng ngủ.

Buford được thành lập vào năm 1866 và đã có lúc dân số của thị trấn này lên tới con số 2.000 người, khi mà tuyến xe lửa xuyên lục địa được xây dựng gần đó. Nhưng kể từ khi tuyến xe thay đổi lộ trình, dân số đã tụt xuống chỉ còn 1 người.

Doanh nhân trẻ Sài Gòn cho biết, ấn tượng đầu tiên của anh khi thấy thị trấn đó là “đáng mến và thú vị”.

Anh thừa nhận “Tôi biết nó sẽ trở nên nổi tiếng bởi nó là thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ, và do đó tôi quyết định tham gia vào phiên đấu giá, mặc dù tôi chưa có một ý tưởng rõ rệt về những việc sẽ phải làm với nó”.

Tuy nhiên với khoản tiền vay mượn từ bạn bè và những người thân, Phạm Đình Nguyên đã chiến thắng. Anh mua lại Buford với giá 900.000 USD từ người chủ sở hữu trước đó, ông Don Sammon, người mà anh chọn làm “đồng thị trưởng thị trấn”.

Ông Sammons mua Buford vào năm 1992 và tình trạng một người ở đã diễn ra kể từ 2007 cho tới nay.

Hiện tại, ông quản lý thị trấn thay cho chủ sở hữu nó – Phạm Đình Nguyên - hiện vẫn còn ở Việt Nam điều hành công việc kinh doanh và công ty phân phối của anh.

Một thị trấn cà phê Việt

cafe-f1be1.jpg


Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất thế giới.

Trả lời phỏng vấn BBC, Phạm Đình Nguyên cho biết, anh đã vạch ra nhiều kế hoạch lớn cho thị trấn nhỏ bé Buford, trong đó có việc đổi tên của nó thành PhinDeli vào tháng 10 sắp tới.

PhinDeli cũng là tên của một thương hiệu cà phê sản xuất tại Việt Nam mà anh Nguyên là nhà phân phối duy nhất cho cả thị trường trong và ngoài nước.

Việt Nam là một trong những nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 3,5 tỷ USD, trong đó bao gồm 500 triệu USD xuất sang thị trường Mỹ.

Anh quả quyết, “Tôi sẽ biến thị trấn PhinDeli trở thành một điểm quảng bá giới thiệu các sản phẩm Việt Nam, và cũng là một triển lãm về văn hóa Việt tại Mỹ”.

Đối với một số người, vẫy cờ Việt Nam trên đất Mỹ là một kế hoạch kinh doanh quá mơ hồ. Phạm Đình Nguyên nhìn nhận, “Tất nhiên một kế hoạch kinh doanh nhất thiết phải đem lại lợi nhuận, nhưng kinh doanh tại Mỹ cần một tầm nhìn dài hạn. Bạn phải có một triết lý (kinh doanh), và đó chính là triết lý của tôi”.

Không chắc chắn sẽ có bao nhiêu giao dịch được thực hiện ở trung tâm cà phê này, nhưng vị doanh nhân trẻ người Việt tỏ ra không chùn bước.

“Cà phê phin là một nét rất đặc trưng, rất riêng mà đất nước tôi có thể mang lại, và tôi hi vọng những vị khách của tôi sẽ có thể tận hưởng được hương vị Việt Nam khác biệt đó tại thị trấn của mình”, Phạm Đình Nguyên trả lời đầy tin tưởng.

Bích Diệp
Theo BBC
 
Hạng F
20/1/10
5.847
7.317
113
www.viettranyen.com
Công nhận Đình Nguyên tuổi trẻ tài cao. Hy vọng bạn trẻ này làm nên kỳ tích cho người Việt. Thật là tự hào!
Em thấy CM này trên báo NLĐ nên lúc đầu tưởng là người ta mua lại để làm du lịch:

Thị trấn này là một nơi khá lý tưởng để du khách viếng thăm http://www.bufordtradingpost.com/ . Sở dĩ 2 người Việt mua nó không phải để ở mà là để kinh doanh du lịch. Tôi đã từng liên hệ với chủ nhân của thị trấn này, ông nay đã lớn tuổi và muốn về sống cùng con trai, chứ thực ra tiềm năng du lịch tại đây rất lớn. Nó giống như đỉnh đèo Hải Vân nối liền Đà Nẵng và Thừa Thiến Huế, nên khi lên tới làng hầu như ai cũng dừng chân lại để nghỉ ngơi, ngắm cảnh và tiếp tục hành trình. Việc từ 2000 cư dân ban đầu nay chỉ còn duy nhất mayor of town là vì vị trí địa lí đi lại của 2 thành phố quá xa, nên cư dân dọn đi nơi khác sinh sống, dĩ nhiên trên thị trấn này không trồng trọt được.. vài thông tin...
 
Hạng B1
2/4/09
69
0
0
Một bài trên brandsvietnam. Mọi người xem nha.
Bài này thì không nâng bi cho phindeli. Nó nói đúng một điều là social media đang là cứu cánh cho những thương hiệu mới ra ràng.

http://www.brandsvietnam.com/2634-Tu-KPop-Han-den-ca-phe-Viet%E2%80%A6

Từ K-Pop Hàn đến cà phê Việt…

Trong thời đại truyền thông xã hội, mọi thứ tưởng chừng như không thể - đều có thể. Từ bà cô nhà quê Susan Boy cho đến Gangnam Style “mắt híp”. Chỉ một đêm thôi mà đã “rũ bùn đứng dậy chói lòa”. Gần đây nhất là cà phê Việt PhinDeli…

Thương vụ mua lại thị trấn Buford, với một người bình thường không quan tâm thế sự thì có vẻ là một việc lẩm cẩm, chơi ngông. Mà ngay cả người trong giới kinh tế cũng đặt rất nhiều nghi ngờ khi ông Phạm Đình Nguyên chiến thắng trong cuộc đấu giá giành quyền sở hữu thị trấn gần như bị bỏ hoang, chỉ có 1 cư dân duy nhất.

Nhưng khi chứng kiến cơn sốt truyền thông rầm rộ trên báo chí chính thống cùng tốc độ lan tràn thông tin khủng khiếp trên mạng xã hội quanh sự kiện hiếm có này, thì người ta hiểu ông Nguyên đã có một nước cờ đầy thông minh.
PhinDeli1-ID2634.JPG

PhinDeli thâm nhập thị trường Mỹ với tinh thần “Không gì không thể!”
Ông Phạm Đình Nguyên có lợi thế gì khi chuyển lợi thế thương hiệu cá nhân của chính ông - đã rất thành công trong cơn sốt truyền thông ngay sau thương vụ trị giá 900.000 đô-la – sang cho thương hiệu cà phê mới mà ông gây dựng?

Câu hỏi này không khó trả lời nếu nhìn vào những gì mà truyền thông đã đem lại cho ông. Mà truyền thông ngày nay nên được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả những gì đã được mặc định là chính thống – báo in, phát thanh truyền hình, báo điện tử với làn sóng truyền thông thời đại mới đầy quyền lực mang tên “mạng xã hội”.

Chính mạng xã hội đã khiến tên tuổi vị thị trưởng mới của “thị trấn 1 thần dân” Buford đến được với đông đảo mọi đối tượng trong xã hội, thay vì chỉ được biết đến trong giới kinh doanh. Không nghi ngờ gì, chính mạng xã hội sẽ lại một lần nữa trở thành cú buzz lớn cho PhinDeli trở thành một cái tên quen thuộc (household name) ngay khi vừa xuất hiện, điều mà nhiều thương hiệu kinh doanh theo cách truyền thống khát khao có được. Hoặc nếu có phải mất nhiều năm và đốt một núi tiền.

Thế mạnh của mạng xã hội giờ đây là điều mà tất cả những đầu óc kinh doanh lớn nhỏ đều phải tính đến. Chính truyền thông xã hội chứ không ai khác đã biến Gangnam Style thành cơn sốt vượt mặt cả một hiện tượng K-Pop được chăm bẵm cả chục năm trời. Làm sao mà Psy có thể chinh phục được nước Mỹ trong khi cả dàn K-Pop làm mưa làm gió khắp châu Á đều bất lực? Không nhờ hiệu ứng Youtube và những nút Like trên Facebook thì từ đâu?

Rồi trước đó, một hiện tượng tưởng như bất thường là cuộc nổi lên của Susan Boyle. Hàng loạt kỷ lục mạng bị người “đàn bà quê mùa” này xô đổ. Điều này không thể có ở thời không có Youtube hay Facebook. Rõ ràng sức mạnh phi thường từ những trang cá nhân hay cộng đồng là không thể coi thường.

PhinDeli2-ID2634.JPG
Và những người đứng sau thương vụ Buford hiểu rất rõ sức mạnh đã biến họ trở thành hiện tượng và sự kiện ấy. Nay, mạng xã hội sẽ lại một lần nữa trở thành công cụ để một thương hiệu mới tinh dùng sản phẩm đang là thế mạnh của Việt Nam nhằm chinh phục nước Mỹ.

Thời nay, cách truyền thông hấp dẫn nhất là tạo ra những câu chuyện hấp dẫn. Bản thân câu chuyện về thị trấn Buford qua bao thăng trầm, từ hàng ngày dân cư xuống còn một người, từ tay ông chủ Mỹ sang ông chủ Việt… đã hội tụ đủ những yếu tố hấp dẫn kích tính cả tính phiêu lưu và mộng kinh doanh của vô số người.

Nay, thị trấn bí ẩn bỗng dưng nổi tiếng ấy sẽ tiếp tục trở thành trung tâm dư luận khi được đổi tên thành thị trấn PhinDeli? Trong thời đại của truyền thông xã hội, mọi thứ đều có thể. Một bà cô nhà quê Susan Boyle chỉ một mùa thôi đã lên hàng “sao”, cũng ra đĩa hit như các diva danh giá khác. Rồi Gangnam Style “mắt híp” cũng đã đưa K-Pop lên hàng đỉnh. Và nếu như thế, thì một thương hiệu “mới ra ràng” như PhinDeli cũng có thể trở thành biểu tượng của cà phê Việt trên đất Mỹ. “Không gì không thể!”.

K.T
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
2/8/13
14
0
1
Sự kiện “Người Việt mua thị trấn Mỹ” Buford đã tạo cơn “địa chấn”, dấy lên cuộc tranh luận “Tỉnh dậy đi nước Mỹ ơi!”. Và khi Thị trưởng Phạm Đình Nguyên tuyên bố đổi tên Buford thành tên thành thị trấn PhinDeli, thì dư luận lại… “dậy sóng”!</h2>
Mua Buford…
Còn nhớ đầu tháng 4 năm ngoái, cộng đồng người Việt tại Mỹ và giới truyền thông “sôi động” bởi tin: “Vượt qua 46 nước, người Việt “ẩn danh” đã mua thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ!”
Việc người nước ngoài mua bất động sản tại Mỹ không phải là chuyện lạ. Họ mua cả một toà nhà, căn hộ triệu đô nhưng người mua thị trấn thì quả là hy hữu. Nhất là một thị trấn có bề dày lịch sử, mang tên danh tướng người Mỹ John Buford thì là quá chuyện… “lớn”. Ý kiến xung quanh “Người Việt mua thị trấn Mỹ” rất trái chiều, nhiều cung bậc…
PhinDeli---Pham-Dinh-Nguyen-db1bc.JPG
Thị trưởng thị trấn Buford, ông Phạm Đình Nguyên.​
Sự kiện “giọt nước làm tràn ly” này, thời đó đã tạo ra một tranh luận “nảy lửa” về khả năng bị thôn tính bởi người nước ngoài. Có người nói: Vị doanh nhân Việt có thể bỏ ra thêm ít tiền nữa để sở hữu thành phố Detroit (và thực tế vừa qua TP này đã tuyên bố phá sản). Hoặc nhín thêm một tẹo nữa là có thể mua luôn cả Cleveland của bang Ohio". Cũng có quan điểm:: “Nhằm nhò gì ba cái lẻ tẻ”, nước Mỹ rộng lớn, 4ha đất thì có gì mà phải lo!
Trong khi đó, một số ý kiến lai chắc như đinh đóng cột: Chắc tụi “cò” lừa rồi. Chỗ khỉ ho cò gáy như thế này mà 900.000 đô (!?). Lại có người “mỉa mai”: Mua thị trấn này còn rẻ hơn “con Roll-Royce” mà! Nhưng cũng có không ít người Việt cảm thấy tự hào cho người đồng hương của mình… Còn nhiều người “biết chuyện” thì rất dè dặt. Họ chờ xem mục đích thật sự của vị doanh nhân này là gì. Đặc biệt là ông thị trưởng mới này sẽ làm gì với danh tiếng sắp tới?
Mọi việc hạ hồi phân giải!

Và thực – hư ý định đổi tên ?!
Có thể, trong lúc cao hứng ông Nguyên tuyên bố cho vui miệng vì họ là chủ thị trấn đó mà. Còn về mặt pháp lý thì sao? Có cần phải thông qua Hội đồng thành phố hay không? Mà Buford thì chỉ có 1 người – coi như là biểu quyết chấp thuận rồi.
Cũng theo ông Phạm Đình Nguyên, ngày 3.9 họ sẽ làm lễ chính thức tung hàng ở Mỹ và cũng chính thức đổi tên thị trấn Buford 147 năm lịch sử - thành thị trấn PhinDeli. Ông cũng chia sẻ thêm: Giấy mời đã được chuyển đến thống đốc bang Wyoming - Ông Matt Mead – cách đây hơn một tháng. Ông Don Sammons, hiện là đồng thị trưởng Buford, đã đích thân chuyển thư mời đến văn phòng Thống đốc Bang. Và nếu không có gì thay đổi Matt Mead sẽ đến dự và có thể sẽ đọc phát biểu khai trương thị trấn mới.
Còn nhớ, năm 1999; trang web half.com khi khai trương cũng tạo ra một cơn địa chấn khi yêu cầu thị trấn Halfway lúc đó chỉ có 350 người sinh sống (Bang Oregon) đổi tên (dù chỉ 1 năm) thành thị trấn half.com. Chủ của trang web đã “trầy da tróc vảy” thuyết phục các thành viên hội đồng thị trấn lợi ích về việc đổi tên.
Tất nhiên, trang web cũng đã đồng ý hỗ trợ 100.000 đô để xây dựng phòng vi tính và làm trang web riêng cho thị trấn. Sự kiện này đã làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo giới. Tạp chí Time lúc đó đã nhận xét: “Đây là sự kiện truyền thông ầm ĩ nhất trong lịch sử nước Mỹ!”.
Sự kiện PhinDeli không làm tốn giấy mực (như Half.com) mà là tốn... băng thông của các trang mạng xã hội như Facebook, các diễn đàn lớn cũng như hàng triệu trang blog cá nhân khác với tốc độ lan tỏa ấn tượng.
Cũng lại nhiều ý kiến trái chiều, nhiều nhận xét, khen chê khác nhau. Không ít người cảm thấy “hố hàng”. Bởi, thị trấn này hoàn toàn không “phục vụ” cho việc di dân như nhiều người đoán non đoán già. Cũng chẳng phải là phân lô bán nền hay “chơi trội”. Đơn giản là ông chủ thị trấn PhinDeli chỉ muốn xây dựng một thủ phủ cà phê Việt ngay trong lòng nước Mỹ. Nên, ngay cả nếu như có những vấn đề pháp lý, ngăn cản việc đổi tên này – thì ý tưởng “đổi tên thị trấn” cũng là điểm son cho doanh nhân Việt, thể hiện tinh thần “không gì không thể”của thương hiệu PhinDeli “mới ra ràng”.
Lại nữa, khi tìm hiểu kỹ, Buford không phải là một đơn vị hành chính chính thức như Halfway. Nó đơn thuần là một thị trấn mang tính lịch sử mà thôi. Và do vậy, những người chủ của thị trấn có thể toàn quyền quyết định tên gọi của nó. Tuy nhiên, nói gì thì nói. Việc đổi tên thị trấn Buford ít nhiều cũng làm nước Mỹ “tỉnh ngủ”!​
http://dantri.com.vn/doanh-nghiep/nuoc-my-tinh-ngu-voi-ca-phe-viet-769702.htm​
 
Tập Lái
4/8/13
11
1
3
Đến Rồi cuối cùng cũng đổi tên thị trấn
Ngày mai (3/9), Thị trưởng người Việt Nam Phạm Đình Nguyên chính thức đổi tên thị trấn lâu đời Buford thuộc bang Wyoming (Mỹ), đồng thời ra mắt sản phẩm cà phê thuần Việt thương hiệu PhinDeli ngay trên thị trấn này.

Từng có 2 đời chủ trước đây, Buford sau khi “rơi” vào tay thị trưởng người Việt Nam chỉ chưa đầy 16 tháng đã được thay tên đổi họ. Thị trưởng Nguyên cho biết đã đầu tư vài trăm ngàn USD vào đây nhưng việc “đầu tư” là đóng góp lớn nhất mà ông làm cho thị trấn này. Tất cả các bảng tên đường dẫn vào thị trấn, bảng hiệu đều đổi thành Buford PhinDeli.

vnm_2013_4606643.jpg

Một góc thị trấn Buford
Thị trấn “Cà phê phin ngon”

“Đổi tên thị trấn có thể có người thích người không thích, người ủng hộ người phản đối nhưng tạo sự tò mò. Có thể người Mỹ ghé lại chỉ để coi thằng cha dở hơi người Việt làm ăn ra sao trên thị trấn này. Tất cả các việc đó dù tốt dù xấu đều tạo sự chú ý rất lớn cho thị trấn này. Đấy mới là khởi đầu để tiếp thị hàng Việt”, ông Nguyên chia sẻ.

Cũng theo ông Nguyên, việc đổi tên thị trấn và ra mắt cà phê PhinDeli với hy vọng cả nước Mỹ biết đến cà phê Việt Nam khi đây là thị trấn có được sự quan tâm đặc biệt của truyền thông quốc tế. Vì vậy, “mình làm gì trên thị trấn này truyền thông Mỹ, quốc tế đưa tin, nhiều người biết được. Đổi tên thị trấn là cách giới thiệu cà phê PhinDeli ra thị trường Mỹ rẻ nhất, hiệu quả nhất”, ông Nguyên nói.


vnm_2013_4606739.jpg
Thị trưởng Phạm Đình Nguyên tại lễ ra mắt thương hiệu cà phê PhinDeli và công bố đổi tên thị trấn Buford
Theo Thị trưởng Phạm Đình Nguyên, cà phê PhinDeli là sản phẩm thuần Việt. Ông giải thích thêm rằng chữ "Phin" trong PhinDeli là cái phin để pha cà phê, biểu tượng của cách chế cà phê độc đáo chỉ có ở Việt Nam. "Deli" là chữ viết tắt của "Delicious", nghĩa là ngon. Ghép lại có nghĩa là “cà phê phin ngon”.

Sở dĩ, ông không chọn tên rặt "Tây" vì sẽ không mất ý nghĩa về nguồn gốc cà phê Việt. Tuy nhiên, chọn tên thuần Việt thì người Mỹ, người châu Âu khó đọc, khó nhớ. Vì vậy, ông đã tìm cách "liên thông" cả Việt lẫn Mỹ và cái tên PhinDeli được chọn.

“Ý tưởng điên”

Doanh nhân Việt Nam Phạm Đình Nguyên đang là chủ sở hữu kiêm Thị trưởng Buford đồng thời là Chủ tịch HĐQT Công ty PhinDeli. Trước đó, ông Nguyên là Giám đốc Công ty dịch vụ phân phối tổng hợp quốc tế (IDS) chuyên phân phối hàng tiêu dùng. Ông đã từng làm ở Coca Cola 6 năm, sau đó chuyển qua các công ty khác như Nokia, Mars Food, ICP, Kinh Đô... Ông từng có thời gian “học việc” ở Công ty thực phẩm Vissan. Tháng 4.2012, ông Phạm Đình Nguyên đã đấu giá và giành quyền mua lại thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ với giá 900.000 USD ngay trong lần đầu ông đến Mỹ.

Lâu nay, không ít người cho rằng ông Nguyên bỏ ra 900.000 USD mua thị trấn Buford chỉ vì chiếc “thẻ xanh” định cư tại Mỹ hoặc đơn thuần là chơi trội. Quả thật, việc đấu giá thành công vào tháng 4.2012 để trở thành ông chủ của Buford đã giúp tên tuổi Phạm Đình Nguyên được nhắc đến rộng rãi hơn rất nhiều. Và nay, tiếng tăm còn vang xa hơn khi “thay tên đổi họ” thị trấn Buford.

Chia sẻ về việc này, ông Nguyên thẳng thắn cho biết mình mua Buford ngay trong lần đầu đến Mỹ và lúc đó cũng chưa biết thẻ xanh, thẻ đỏ là gì. “Thị trấn Buford đã làm tài sản chung của doanh nhân Việt Nam, có giá trị tinh thần rất lớn nên dù có lời cũng không bán. Trên thực tế có người hỏi mua lại nhưng tôi không bán. Tôi muốn biến nơi đây thành showroom hàng Việt, làm bàn đạp tinh thần cho hàng Việt tấn công thị trường Mỹ”, vị thị trưởng này khẳng định.

Tuy nhiên, Thị trưởng Nguyên cho biết cũng đang chịu áp lực không kém. Ông bị bạn bè nói “điên" khi mượn tiền mua thị trấn và ôm “cục nợ”. Họ hỏi ông có thu lại được đồng nào chưa? Có cho thuê, có phân lô bán nền thị trấn Mỹ chưa? Ngay cả ý tưởng biến nơi “khỉ ho cò gáy” Buford thành “căn cứ” để hàng Việt tấn công thị trường Mỹ cũng bị chê là... điên.


vnm_2013_4606968.jpg
Thị trưởng Phạm Đình Nguyên (bìa phải) trả lời phỏng vấn xung quanh việc đổi tên thị trấn Buford
“Nhiều doanh nhân gặp bàn chuyện đưa hàng Việt qua Mỹ nhưng họ không có niềm tin ở tôi. Họ nghĩ ông này chỉ nói mà không làm, nên tôi phải làm để cho họ thấy. Ngay cả khi đưa ra ý tưởng đổi tên thị trấn Buford, rất nhiều ý kiến phản đối, nghi ngờ, cho là “bất khả thi” nhưng tôi đã làm được. Điều này cho thấy tinh thần doanh nhân Việt Nam không gì là không thể. Và việc ra mắt cà phê PhinDeli tại Mỹ là khởi đầu cho việc khẳng định hàng Việt trên đất Mỹ, tạo niềm tin cho doanh nhân Việt Nam, đồng thời chứng minh “tôi nói được làm được chứ không phải nổ!”, ông Nguyên quyết tâm.


Đổi tên kiểu Mỹ

Với mô hình nhà nước theo kiểu phân tán quyền lực của Mỹ, mọi khu vực dân cư hay đơn vị hành chính của nước này đều có thể tự đặt tên, đổi tên hay xóa tên tùy ý miễn là đạt được sự đồng thuận chung của cư dân địa phương và không vi phạm các quy định về an ninh, bảo vệ thương hiệu, sở hữu trí tuệ... Theo website của Bộ Nội vụ Mỹ, sau khi đổi tên hay đặt tên mới, địa phương sẽ đề xuất lên Ban Định danh địa lý quốc gia (BGN) để đưa vào danh mục chung và sử dụng trên toàn quốc. Hầu như BGN luôn chấp nhận các đề xuất trừ những trường hợp như tên địa phương quá quái dị hay mang tính xúc phạm thì cơ quan này có thể không cho phép sử dụng trên bình diện quốc gia. Mọi tranh chấp nếu có sẽ được phân xử ở tòa án.

Hồi năm 2000, chính quyền thị trấn Halfway, bang Oregon đồng ý đổi tên thành Half.com trong vòng 1 năm để quảng bá cho website mua bán trực tuyến cùng tên. Đổi lại, thị trấn sẽ được nhận 20 máy vi tính và các hỗ trợ tài chính khác, theo tạp chí Mental floss. Một trường hợp đổi tên nổi tiếng nữa là thị trấn DISH ở Texas. Ban đầu, nơi này mang tên Clark nhưng đến năm 2005, chính quyền quyết định đổi vĩnh viễn thành DISH, theo tên một hệ thống truyền hình vệ tinh của Tập đoàn EchoStar để đổi lấy 10 năm xem truyền hình cáp miễn phí.


Thị trấn nhỏ nhất nước Mỹ

Xét về dân số, Buford (sắp sửa trở thành Buford PhinDeli) là khu vực dân cư nhỏ nhất nước Mỹ với chỉ 1 công dân duy nhất trong mấy chục năm qua. Đó là ông Don Sammons, người quyết định bán lại nơi này cho ông Phạm Đình Nguyên hồi năm ngoái. Thực chất, theo website Bufordtradingpost.com, phân loại chính thức của Buford không phải thị trấn mà là một cộng đồng chưa hợp nhất (unincorporated area), tức khu vực dân cư không có hội đồng nhân dân hay chính quyền riêng, không có danh xưng chính trị chính thức mà chịu sự quản lý của một đơn vị hành chính lớn hơn dù có thể nằm ngoài ranh giới của đơn vị hành chính này.

Buford thuộc tiểu bang Wyoming, miền tây nước Mỹ, cách thủ phủ Cheyenne của bang khoảng 50 km về phía đông, nằm ven đường liên bang Interstate 80 nối New York và San Francisco và trên độ cao 2.438 m so với mặt nước biển. Với diện tích 0,04 km2, nơi đây bao gồm 1 ngôi nhà 3 phòng ngủ, 1 trường học, 1 trạm xăng - cửa hàng tạp hóa và một số công trình phụ khác. Theo Bufordtradingpost.com, Buford được thành lập vào năm 1866 hoặc 1867 để làm nơi trú ngụ cho công nhân xây dựng một tuyến đường sắt và được đặt theo tên của một vị tướng là John Buford.

Trong thời đỉnh cao, Buford có khoảng 2.000 dân nhưng sau khi tuyến đường sắt hoàn thành rồi ngừng hoạt động thì người dân dần bỏ đi hết. Trong lịch sử, Buford từng đón tiếp một số nhân vật nổi tiếng như các tổng thống Ulysses S.Grant và Franklin Roosevelt. Tướng cướp khét tiếng miền Viễn Tây Butch Cassidy (1866 - 1908) từng một lần tới đây cướp bóc.
 
Tập Lái
1/8/13
8
3
3
hôm nay bác nguyên nhà ta mua có mỗi cái thi trấn mà đc lên tận wiki rồi PR kinh quá.



 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
2/4/09
69
0
0
Phindeli ra mắt ngoạn mục ở Mỹ.
Đây là bài viết đăng riêng trên báo TT phiên bản tiếng Anh do một giảng viên về PR ở Denver. Em cũng đã có lần được dự hội thảo về Crisis của ông này.
Đọc bài viết này có vẻ như người viết đã đến dự có những nhận xét rất khách quan, không "nâng bi, bơm thổi" như báo Việt


http://tuoitrenews.vn/features/12890/phindeli-enters-us-market-on-a-wave-of-coffee

PhinDeli enters US market on a wave of coffee
KIP CHEROUTES
UPDATED : 09/06/2013 14:48 GMT + 7
RjzksaEF.jpg
RjzksaEF.jpg
PrevNext
RjzksaEF.jpg



They call Wyoming, a state in the western United States “Big Sky Country.” The land is so open and treeless that you can see for many kilometers in any directions. And because of the dry air, the sky stays blue and stretches for hundreds of kilometers. Yes, it is a very big sky.
Wyoming is one of the least populated states but has been home for 170 years to people with business ideas as big as the sky. The first east-west intercontinental railroad was built through Wyoming. And today people make a living working on cattle and horse ranches that stretch for over hundreds of hectares.
Is the next big idea in Wyoming Vietnamese coffee? That is the plan, according to Ho Chi Minh City entrepreneurs who today unveiled the new Wyoming town name of PhinDeli Town Buford on property, an entire town with a population of one, that was purchased in 2012 specifically to launch products made in Vietnam.
This seems very strange. Wyoming has only 576, 000 people who live in 253,340 square kilometers. This is not a big enough market for much of anything. For PhinDeli this is not a problem.
PhinDeli does sit under a big sky but more importantly it lies along a historic transportation route. The Union Pacific rail line started service in 1861 and still runs 1,000 meters from PhinDeli. That railroad became the route for Interstate 80, a highway heavily used 24 hours a day by big commercial trucks and passenger cars. That highway is 1000 meters north of PhinDeli. Exit off the highway and you are immediately at PhinDeli where gas, snacks and Vietnamese coffee waits for you.
The location makes it easy to get to PhinDeli. But what will make people want to exit the highway and stop at PhinDeli? Curiosity. From highway signs motorist will see that Vietnamese coffee is available. That marketing strategy enjoys the surprise factor, one that the new owner is sure will help launch his brand across the US.
Nguyen Dinh Pham, 38, grew up in Ho Chi Minh City and graduated in economics. He started his professional career in corporate Vietnam, companies like Coca Cola, Nokia and Mars, but found it was too confining. He wanted to pursue his own vision be able to set his own course. He wanted to be an entrepreneur. He wanted to take a chance on his vision.
And his vision started with Buford, Wyoming. When he saw the opportunity last year to buy the town in auction he knew it would be his platform to enter the American market. It was only later that he decided that coffee was the product to launch from Buford.
He changed the town name to match the brand name. He modernized the gas station and small store. But in the store he built his PhinDeli coffee corner. There he sells coffee, provides coffee tasting and sells other Vietnam products.
Motorists will see a colorful wall sized mural, a painting of Vietnamese coffee growers in the field next to Americans enjoying coffee. There they will understand the connection. And they will have something to tell their friends, in person or on social media.
XaDhigqU.jpg

Town owner and co-mayor Nguyen Dinh Pham tries on his gift of traditional Wyoming wear (Photo: PhinDeli)
The PhinDeli Corporation has an ambitious distribution plan. It will use PhinDeli Town Buford as the physical retail store for coffee sales. But the product will also be sold on Amazon.com, where sales and shipping are done somewhere else. PhinDeli Corporation also hopes to place its coffee in supermarkets, where it hopes there will be room in the market for a new, Vietnamese-branded coffee.
Coffee is the second largest export out of Vietnam. The climate and soil are good for Robusta and Arabica coffee bean growth. But until now those beans were sold only as a commodity, where they are ground with other beans or additives to make several brands of ordinary American-branded coffee. This is different. PhinDeli wants to grow coffee and sell it in the US branded as Vietnamese coffee.
The entrepreneurial PhinDeli team was able to organize the supply chain for the coffee and plan the public relations campaign in only six months, leading up to today’s ceremony. Once PhinDeli’s coffee brand is established, the company sees future opportunity to export into the American market other consumer products. Coffee just leads the way since the US coffee drinking population is big, 150 million coffee drinkers big.
Yes there are challenges. First is price. PhinDeli must sell coffee at competitive prices, especially if it is being branded as premium coffee. After that, the challenge is in keeping the business venture sustainable. And if the hope is on internet sales, then the supply chain from coffee production to consumption has to stay efficient. Americans have high expectations for immediate delivery. Product reputation can be destroyed if product delivery takes a long time.
And PhinDeli Town Buford is in a part of the US that during the winter will get terrible snow blizzards, something no Vietnamese can understand. Keeping the store’s door open during these blizzards will be a big but important job.
Do memories of the American War help or hurt PhinDeli and the Vietnamese brand? Time helps heal most but not all wounds. Almost 40 years have passed and the war’s history is a fading memory for many. And today the image of Vietnam is different for a younger generation of Americans. Coffee drinkers between 20 and 40 have no experience with the war. When they hear the name Vietnam they think vacations, beaches and good food found at thousands of Vietnamese restaurants in the US. Foreign trade has replaced foreign relations.
The establishment of PhinDeli is an early example of direct foreign investment into the US and an early venture of Vietnamese branded imports meant for more than just the 1.5 million Vietnamese Americans. That is what makes this news.
Today’s town renaming and store grand opening was attended by curious Vietnamese, curious ranching families and a host of international press. The press was there because it was so unusual. From a public relations perspective, no other grand opening can get better publicity unless one is willing to buy a town to do it.
Like any entrepreneur, Nguyen Dinh Pham knows that PhinDeli is risky. But he has the impressive Vietnamese energy and business expertise to do what he needs to. Yes, only the market will determine if he is a success. But powered by coffee, he is putting all his energy into making PhinDeli a success.
Written by Kip Cheroutes, Lecturer, University of Denver
hRoli7eG.jpg

Kip Cheroutes
 
Hạng F
20/1/10
5.847
7.317
113
www.viettranyen.com
Câu hỏi của em là tuando giờ lên làm Tổng giám đốc một công ty nổi tiếng như vầy thì sẽ còn vô đây chém gió với chúng ta nữa hay ko?:D

 
Status
Không mở trả lời sau này.