Status
Không mở trả lời sau này.
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
Câu chuyện có vẻ bắt đầu hay rồi đó ..... Mềnh uống cà fe quá trời nhưng chả biết Ca fe phức tợp dữ vậy .....
Hóa ra cafe phức tạp dữ ..... Hiểu thêm 1 điều là cafe Mỹ cũng .....pha ....nhưng chắc là kg dùng hóa chất độc hại ....
39.gif

 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.945
113
Cái vụ trộn hay không trộn với nhiều người không thành vấn đề. Vấn đề là đừng bỏ hoá chất độc và đừng đểu là là được.

Thường thì các hãng bán các nhãn hiệu phổ thông nó ghi 100% pure coffee. Các hãng lớn mua giá gốc và ship thẳng tới nhà máy nên giá khá rẻ. Trong lúc các sạp nhỏ lẻ tự rang và bán cà phê thì mua cà phê hạt qua nhiều trung gian từ cao nguyên xuống đồng bằng nên giá thành khá đắt.

Cà phê Du Monde mà người Việt ở hải ngoại thích chỉ vì hương vị nó đặc biệt và hợp với cách uống của người Việt và chất lượng ổn định (cái này cực kỳ quan trọng) trong lúc Trung Nguyên ngày càng .... dở tệ (lúc đầu nhập qua khá lắm, có cả 1 kệ nhỏ phía trước dành cho TN và có poster luôn).

Nếu PhinDeli đánh bại Du Monde thì cần có hương vị ổn định và đặc biệt. Cần ít nhất 2 năm mới đánh bại. Bao bì thì bên này họ thích lon hơn vì dễ bỏ vào tủ lạnh, sau khi mở, dễ cất giữ khi mua về.

Các tiệm cũng thích lon hơn vì mở nắp và đóng lại cũng như cất giữ tiện hơn.

Hồi xưa, lúc còn ở VN, tôi hay lượm những trái còng đập ra lấy hột bán cho hàng xóm để họ rang mà xay trộn vào cà phê. Hàng xóm chấp nhận vì ... không độc. Cây trái phổ thông không độc.

Rang đậu nành, rang bắp, rang còng,.... trộn vào là chuyện rất thường tình ngày xưa vì cà phê từ cao nguyên xuống đồng bằng rất gian nan (bây giờ rau trái từ cao nguyên xuống đồng bằng nhanh và trôi chảy hơn).

Để tránh vị chua thì tôi mua cà phê phải gốc gác Columbia, hay các đảo ở biển Thái Bình Dương, hoặc Java/Sumatra cúa Indonesia. Cà phê gốc Việt Nam bị liệt vào nhóm Thái Bình Dương.

Nếu cà phê Việt Nam đủ tốt, chất lượng khá, và có hương vị riêng biệt thì các hãng sẵn sàng ghi lấy từ Việt Nam. Tiếc rằng 70% lượng cà phê từ VN là giống khá cũ từ thời thuộc địa và không có gì đặc biệt.
 
Hạng B1
26/7/12
67
0
6
38
ơ ứoc mơ có thật đấy chuyển Bác Nguyên mua dất có thật, và phindeli coffee đang từng bứoc hoàng chỉnh,haizz xây dựng ứơc mơ dôi là cả đời ngưòi vì thế niềm tin đóng vai trò rất quan trong
 
Hạng D
26/11/10
1.171
6.118
113
http://laodong.com.vn/Phong-su/Caphe-gu-Viet-vao-dat-My/132508.bld

Truyền bá văn hóa càphê Việt

Gần nửa triệu USD là chi phí cho giai đoạn đầu để Phạm Đình Nguyên đưa càphê Việt vào thị trường Mỹ, bao gồm các hạng mục sửa chữa, tân trang cửa hàng tiện lợi, cây xăng, cũng như trang trí quán càphê PhinDeli, lắp đặt logo thị trấn mới, đặt các bảng quảng cáo chỉ đường ở xa lộ, các hoạt động tư vấn pháp lý, nhập khẩu và quảng bá thương hiệu...

“Anh sẽ làm gì để tạo ấn tượng lại cho du khách đến thị trấn?” - tôi hỏi. “Đó là quán càphê PhinDeli. Chúng tôi dành trọn một mảng tường lớn để làm quán giới thiệu tinh hoa càphê Việt. Khách hàng có thể thưởng thức tại chỗ hoặc mang đi. Thời gian đầu chúng tôi sẽ mời uống miễn phí. Đặc biệt, toàn bộ bức tường dài 10m là bức tranh khổng lồ mô tả đầy đủ các công đoạn, từ trồng trọt đến thu hoạch, lưu kho, chế biến, pha chế và thưởng thức. Khách hàng có thể vừa thưởng thức càphê, vừa khám phá phần nào văn hóa càphê của người Việt”.

Điều khiến Nguyên áy náy là không thể đưa họa sĩ Việt Nam qua Buford để vẽ ngay trên tường do không xin được visa. Ông Don Sammons có đề nghị tìm họa sĩ Mỹ nhưng Nguyên từ chối và chọn phương án chụp hình chất lượng cao, rồi gửi qua Mỹ để in kỹ thuật số, làm khung gắn trên tường.

Khi hỏi về lý do vì sao lại hợp tác với ông chủ cũ, Nguyên cho biết thêm: “Don Sammons rất thích ý tưởng càphê phin Việt Nam bán tại Buford. Trước đây ông đã từng là cựu chiến binh truyền tin của những năm 60, đóng tại Đồng Nai bây giờ. Ông cũng đã từng thử càphê phin Việt Nam. Nên khi tôi nói ý tưởng sản phẩm là Don hào hứng liền. Tôi vẫn muốn ưu tiên công việc tại đây cho người Việt nhưng chưa tìm được người. Khi mời lại ông Don làm đồng thị trưởng thị trấn càphê, thì đó lại là ý tưởng hay. Để một người Mỹ giới thiệu càphê Việt - đôi khi lại lý thú hơn là người Việt”.

Tôi hỏi Phạm Đình Nguyên vì sao dám liều lĩnh giới thiệu càphê gu Việt trên đất Mỹ? Anh cho biết trên đất Mỹ có rất đông Việt kiều vốn quen uống càphê đen đậm đặc của Việt Nam. Đấy là một thuận lợi. Bên cạnh đó, có không ít người Mỹ cũng rất thích cách uống này.

“Mở YouTube sẽ thấy nhiều cảnh người Mỹ và người nước ngoài hướng dẫn pha chế càphê phin. Tôi không phải là người sành thưởng càphê nhưng cảm nhận được sự độc đáo của càphê Việt, từ cách pha chế đến hương vị. Mỗi sáng đi ngang qua tiệm càphê, nghe mùi càphê thơm ngào ngạt, quyến rũ, ta sẽ cảm thấy sảng khoái và hứng khởi để bắt đầu một ngày làm việc. Có lẽ Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới có cách pha càphê độc đáo bằng phin”.

Chính vì vậy mà Phạm Đình Nguyên và các đồng sự mới lấy tên thương hiệu là PhinDeli - trong đó Phin là dụng cụ pha chế càphê độc đáo của người Việt, Deli là chữ viết tắt của Delicious - ngon miệng.
 
Hạng B1
2/4/09
69
0
0
Phindeli vẫn rỉ rả bài viết. Vậy là vẫn còn hot. The Running man thì bắt đầu nguội rồi.
Bà Tưng thì giải nghệ... Đang "cưới" với Ông Tưng (Hùng Cửu Long).

 
Hạng D
16/1/13
4.804
87.945
113
Tám nói:
http://laodong.com.vn/Phong-su/Caphe-gu-Viet-vao-dat-My/132508.bld

Truyền bá văn hóa càphê Việt

Gần nửa triệu USD là chi phí cho giai đoạn đầu để Phạm Đình Nguyên đưa càphê Việt vào thị trường Mỹ, bao gồm các hạng mục sửa chữa, tân trang cửa hàng tiện lợi, cây xăng, cũng như trang trí quán càphê PhinDeli, lắp đặt logo thị trấn mới, đặt các bảng quảng cáo chỉ đường ở xa lộ, các hoạt động tư vấn pháp lý, nhập khẩu và quảng bá thương hiệu...

“Anh sẽ làm gì để tạo ấn tượng lại cho du khách đến thị trấn?” - tôi hỏi. “Đó là quán càphê PhinDeli. Chúng tôi dành trọn một mảng tường lớn để làm quán giới thiệu tinh hoa càphê Việt. Khách hàng có thể thưởng thức tại chỗ hoặc mang đi. Thời gian đầu chúng tôi sẽ mời uống miễn phí. Đặc biệt, toàn bộ bức tường dài 10m là bức tranh khổng lồ mô tả đầy đủ các công đoạn, từ trồng trọt đến thu hoạch, lưu kho, chế biến, pha chế và thưởng thức. Khách hàng có thể vừa thưởng thức càphê, vừa khám phá phần nào văn hóa càphê của người Việt”.

Điều khiến Nguyên áy náy là không thể đưa họa sĩ Việt Nam qua Buford để vẽ ngay trên tường do không xin được visa. Ông Don Sammons có đề nghị tìm họa sĩ Mỹ nhưng Nguyên từ chối và chọn phương án chụp hình chất lượng cao, rồi gửi qua Mỹ để in kỹ thuật số, làm khung gắn trên tường.

Khi hỏi về lý do vì sao lại hợp tác với ông chủ cũ, Nguyên cho biết thêm: “Don Sammons rất thích ý tưởng càphê phin Việt Nam bán tại Buford. Trước đây ông đã từng là cựu chiến binh truyền tin của những năm 60, đóng tại Đồng Nai bây giờ. Ông cũng đã từng thử càphê phin Việt Nam. Nên khi tôi nói ý tưởng sản phẩm là Don hào hứng liền. Tôi vẫn muốn ưu tiên công việc tại đây cho người Việt nhưng chưa tìm được người. Khi mời lại ông Don làm đồng thị trưởng thị trấn càphê, thì đó lại là ý tưởng hay. Để một người Mỹ giới thiệu càphê Việt - đôi khi lại lý thú hơn là người Việt”.

Tôi hỏi Phạm Đình Nguyên vì sao dám liều lĩnh giới thiệu càphê gu Việt trên đất Mỹ? Anh cho biết trên đất Mỹ có rất đông Việt kiều vốn quen uống càphê đen đậm đặc của Việt Nam. Đấy là một thuận lợi. Bên cạnh đó, có không ít người Mỹ cũng rất thích cách uống này.

“Mở YouTube sẽ thấy nhiều cảnh người Mỹ và người nước ngoài hướng dẫn pha chế càphê phin. Tôi không phải là người sành thưởng càphê nhưng cảm nhận được sự độc đáo của càphê Việt, từ cách pha chế đến hương vị. Mỗi sáng đi ngang qua tiệm càphê, nghe mùi càphê thơm ngào ngạt, quyến rũ, ta sẽ cảm thấy sảng khoái và hứng khởi để bắt đầu một ngày làm việc. Có lẽ Việt Nam là nơi duy nhất trên thế giới có cách pha càphê độc đáo bằng phin”.

Chính vì vậy mà Phạm Đình Nguyên và các đồng sự mới lấy tên thương hiệu là PhinDeli - trong đó Phin là dụng cụ pha chế càphê độc đáo của người Việt, Deli là chữ viết tắt của Delicious - ngon miệng.


Thêm 1 triệu (mua đất + tài sản) 500 ngàn (sửa sang) USD cho việc PR này quả là lợi hại. Hy vọng kinh doanh xăng và tiện ích đủ bù và phần lỗ khi xuất cà phê sang USA. Nếu life time 10 năm thì 1 năm 150 ngàn cho PR của 1 hãng cà phê lớn cỡ như Trung Nguyên và PhinDeli thì quá rẽ.

Cái tầm của tuổi trẻ bây giờ hơn đồng chí "y tá" xa lắc xa lơ :)
 
Hạng B2
30/1/12
110
5
18
1 doanh nghiệp cafe mới toanh, chưa là gì trên thị trường (phải bao gồm yếu tố chất lượng + may mắn mới thành công được) mà dám bỏ ra 1,5tr usd để PR, bác subaru có biết làm kinh tế hay đang mơ ngủ vậy, đọc các bài viết của bác em thấy như đang ở thiên đường:D.
 
O.S.P.D
13/1/05
2.840
1.055
113
SG
lxja_12 nói:
1 doanh nghiệp cafe mới toanh, chưa là gì trên thị trường (phải bao gồm yếu tố chất lượng + may mắn mới thành công được) mà dám bỏ ra 1,5tr usd để PR, bác subaru có biết làm kinh tế hay đang mơ ngủ vậy, đọc các bài viết của bác em thấy như đang ở thiên đường:D.
Là sao bác ? Sự việc đang diễn ra mà ? Ai .....mơ ngủ ???
39.gif

 
Hạng B1
2/4/09
69
0
0
lxja_12 nói:
1 doanh nghiệp cafe mới toanh, chưa là gì trên thị trường (phải bao gồm yếu tố chất lượng + may mắn mới thành công được) mà dám bỏ ra 1,5tr usd để PR, bác subaru có biết làm kinh tế hay đang mơ ngủ vậy, đọc các bài viết của bác em thấy như đang ở thiên đường:D.


1,5 triệu bucks ở VN (cho PR/QC) cũng chẳng làm nên cơm cháo. Nói gì đến ở Mỹ. Một trang print ad của The Wall Street Journal thôi cũng đã 500k rồi.
Cái town đó vẫn còn đó. Câu chuyện PR vẫn còn hoài. Tất nhiên là phải biết khai thác.
Chất lượng SP là chuyện đương nhiên.
Còn "may mắn": kể đến cái này làm chi.
Túm cái quần lại, quá hời cho phindeli.

 
Hạng B2
30/1/12
110
5
18
Trung Nguyên là 1 tập đoàn lớn, gồm hệ thống máy móc và đội ngũ chuyên gia cà phê hàng đầu, thương hiệu đã đi sâu vào người tiêu dùng, ở đời này "không gì là không thể" nhưng nếu đánh thẳng vào Trung Nguyên (thị phần và giá cả) thì "không thể" thật, em không có ý phủ nhận hay chê bai Phin Deli, nhưng thấy nhiều bài viết kiểu nâng tầm Phin Deli lên thấy hơi mắc cười, trong khi đó Phin Deli chưa là gì trên thị trường, còn về mặt PR thì có tiền là làm được hết thôi đủ các kiểu độc lạ :))
 
Status
Không mở trả lời sau này.