Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Nga chê siêu hạm DDG-1000 Mỹ là “đồ chơi”
(Kienthuc.net.vn) - Truyền thông Nga cho rằng siêu hạm DDG-1000 của Hải quân Mỹ dù có tính năng ưu việt, nhưng nó chỉ là “thứ đồ chơi đắt tiền”.
  • Mổ xẻ khu trục DDG-1000 giá 3,3 tỷ USD của Mỹ
  • Siêu đạn pháo 155mm cho tàu khu trục DDG-1000


    Theo báo chí Nga, ngày 28/10, Mỹ đã hạ thủy tàu khu trục tàng hình mới nhất USS Elmo Zumwalt (DDG-1000) vào ban đêm, buổi lễ hạ thủy được tổ chức một cách âm thầm, vừa nhằm che giấu tai mắt, vừa tiết kiệm tiền. Ưu nhược điểm của loại tàu này vô cùng rõ ràng, mặc dù tính năng ưu việt nhưng trên thực tế nó chỉ là “thứ đồ chơi đắt tiền”, không thể gây ra mối đe dọa lớn cho Hải quân Nga và Trung Quốc.
    Tàu khu trục tên lửa DDG-1000 được biết đến về khả năng tàng hình. Tất nhiên, những tàu chiến hiện đại đều được thiết kế để giảm diện tích phản xạ sóng radar hiệu quả, nâng cao khả năng tàng hình, điều này đã không còn là bí mật gì xa lạ.
    ddg1000_kienthuc_4701_czmr.jpg
    Siêu hạm tàng hình DDG-1000 của Hải quân Mỹ.


    Trên thực tế, tàu tuần dương tên lửa động cơ hạt nhân mà Liên Xô phát triển trước đây đã đạt được thành công nhất định về yêu cầu tàng hình. Tàu khu trục DDG-1000 của Mỹ có chiều dài 183m, lượng giãn nước 13.200 tấn. DDG-1000 sử dụng một loạt các thiết bị vô tuyến điện tử mới, hình dạng tương tự như tàu bọc thép hoặc tàu tuần dương bọc thép của cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Với lượng giãn nước trên 10.000 tấn, DDG-1000 có thể xếp loại tàu tuần dương hơn là tàu khu trục (trên 10.000 tấn có thể gọi là tàu tuần dương).
    Ngoài vấn đề tàu DDG-1000 về kích thước giống tàu tuần dương còn về chi phí đóng tàu lại ngang với tàu sân bay. Tính từ thời điểm bắt đầu đóng, kết cấu, lượng giãn nước không ngừng cắt giảm, tính năng kỹ chiến thật không ngừng thu hẹp, còn chi phí đóng tàu thì không ngừng tăng lên. Ban đầu Mỹ dự tính đóng 32 chiếc, sau đó do vấn đề ngân sách nên cắt giảm xuống còn 3 chiếc. Mỗi chiếc DDG-1000 có giá thành lên tới 3,3 tỷ USD.
    Tàu được trang bị hệ thống vũ khí tối tân gồm: 2 pháo hải quân AGS 155mm bắn loại đạn thông minh đi xa hơn 100km; hệ thống pháo Mk110 cỡ nòng 57mm và hệ thống phóng thẳng đứng cho phép bắn tên lửa hành trình đối đất, đối không, chống tàu, chống ngầm.
    ddg1000_kienthuc_4702_grlr.jpg
    Tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov của Hải quân Nga trang bị kho vũ khí cực mạnh không thua kém nhiều so với DDG-1000, thậm chí là vượt dội trong khả năng tác chiến chống tàu mặt nước với tên lửa hành trình siêu thanh P-700 Granit có thể mang đầu đạn hạt nhân.


    Trong khi đó, Nga có lực lượng tàu chiến mặt nước hùng hậu, được trang bị tên lửa chống ngầm, chống hạm, phòng không tương tự như của Mỹ. Ngoài ra Nga còn đang thiết kế tàu khu trục tên lửa thế hệ mới, dự kiến đóng vào năm 2015, lượng giãn nước từ 12-14.000 tấn, tương đương với tàu DDG-1000 của Mỹ.
    Trung Quốc cũng tương tự như vậy, nước này đang gấp rút đóng rất nhiều tàu chiến hiện đại như hệ thống tàu khu trục Type 051C, Type 052C, Type 052D.
    Đáng chú ý, có tàu khu trục tên lửa Type 052D của Trung Quốc. Được biết, nước này đang đóng 4 tàu khu trục Type 052D, lượng giãn nước khoảng 8.000 tấn, được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng (64 ống) trang bị đạn tên lửa phòng không HHQ-9A (tầm bắn 150-200km), ngoài ra còn có tên lửa chống tàu tầm xa YJ-62.
    ddg1000_kienthuc_4703_tyhv.jpg
    Khu trục tàng hình Type 052D của Trung Quốc cũng có kho vũ khí tên lửa rất mạnh, không kém nhiều so với DDG-1000.


    Ngoài ra, Hải quân Trung Quốc còn có trong biên chế 6 tàu khu trục tên lửa Type 052C với hệ thống ống phóng thẳng đứng (48 ống) trang bị vũ khí tương tự Type 052D.
    Mặc dù những tàu hiện đại trên của Trung Quốc không thể phân biệt thắng thua với tàu DDG-1000 của Mỹ, nhưng xét về năng lực chế tạo tàu thuyền một cách thực chất thì Trung Quốc rút ngắn khoảng cách lớn với Mỹ.

    "Tên lửa Nga thừa sức xé toang siêu tàu khu trục Mỹ"(Soha.vn) - Theo một bài báo Nga thì tàu khu trục Arleigh Burke có khả năng phòng không “trung bình”, còn khả năng chống tàu ngầm và tàu mặt nước thì “dưới mức trung bình".62 tàu được xây dựng cho đến năm 2013 - số lượng các tàu Burke của Mỹ đã vượt quá tổng số tàu khu trục của phần còn lại của thế giới. Không dừng lại ở đó, việc xây dựng các tàu Burke vẫn đang tiếp tục: 2 tàu biến thể Flight IIA đã được đặt hàng vào năm 2011. Theo kế hoạch, sẽ có 9 chiếc kiểu IIA được xây dựng. Và tiếp đó là 20 chiếc Berkey Flight III cho đến năm 2020.
    Đó là còn chưa tính đến các bản sao của Aegis Hoa Kỳ như Atago và Congo của Nhật Bản, Alvaro de Bazan của Tây Ban Nha, King Sejong của Hàn Quốc ...
    Arleigh_Burke_soha.vn_1-42a3e.jpg

    USS John McCain (DDG-56) năm 1992.


    Sự xuất hiện ồ ạt của các tàu khu trục Burke là kết quả của việc tiêu chuẩn hóa tối đa và quan điểm của Hải quân Mỹ rằng trong tương lai gần, Mỹ sẽ chỉ sử dụng một loại tàu khu trục để thay thế cho tất cả hiện các loại tàu tuần dương tên lửa và tàu khu trục khác.
    Quyết định này liệu có hợp lý? Aegis đảm bảo cho Burke hiệu quả hơn so với các tàu khu trục còn lại không?
    Câu trả lời là rõ ràng - tàu khu trục Burke có thể đảm nhiệm nhiệm vụ của bất cứ tàu khu trục nào, tuy nhiên, chi phí sản xuất và vận hành của loại chiến hạm có lượng giãn nước lên tới gần 10.000 tấn này so với các khinh hạm có lượng giãn nước chỉ 4.000 hoặc 5.000 tấn là quá lớn. Ước tính chi phí của mỗi chiếc Burke khoảng 1,8 tỷ USD.
    Arleigh_Burke_soha.vn_2-42a3e.jpg

    Kịch bản phát triển Hải quân Mỹ cho đến năm 2042.


    Với số tiền lớn như vậy, liệu Mỹ có tiếp tục xây dựng thêm 20 chiếc nữa không?
    Bài phân tích của chuyên gia quân sự Nga được đăng tải trên trang mạng Topwar sẽ cho chúng ta thấy lý do vì sao các siêu khu trục hạm Burke với hệ thống chiến đấu Ageis đang ngày càng suy thoái.
    Bài báo cho rằng, nếu nhìn trên các thông số kỹ thuật thì Burke quả là một khu trục hạm đầy ấn tượng với 90 thiết bị phóng tên lửa. Là lớp khu trục hạm đầu tiên được Mỹ trang bị hệ thống tác chiến phòng thủ tên lửa Aegis với các thiết bị dò tìm, định vị, hệ thống điều khiển điện tử, thông tin liên lạc và các thiết bị đấu tranh sinh tồn tối tân. Hệ thống năng lượng đáng tin cậy và hiệu quả. Thân tàu được xây dựng với công nghệ tàng hình tiên tiến.
    Arleigh_Burke_soha.vn_9-42a3e.jpg

    USS Spruance (DDG-111) IIA


    Nhưng, ấn tượng đầu tiên khiến chúng ta dễ bị đánh lừa. Năng lực thực tế của Arleigh Burke so với những tuyên bố khiến người ta phải nghi ngờ. Bài viết cho biết rằng khu trục hạm Burke là một biến thể của tàu tuần dương tên lửa Ticonderoga nhưng không có những đặc tính nổi trội và là một “bước lùi” trong thiết kế chế tạo chiến hạm bề mặt. Điều duy nhất lôi cuốn Hải quân Mỹ trong dự án này đó là con tàu có chi phí thấp hơn tuần dương hạm Ticonderoga: theo ước tính ban đầu, tàu khu trục tuy có khả năng bằng 2/3 tàu tuần dương nhưng chi phí chỉ bằng 1 nửa so với loại tàu này.
    Hệ thống phòng không ở mức "trung bình"
    Ngay cả đối với mục đích chính của nó – chẳng hạn như phòng không - thiết kế của Burke cũng đã đặt ra rất nhiều câu hỏi. Điều đầu tiên và quan trọng nhất - tại sao siêu khu trục hạm chỉ có 3 radar phát hiện mục tiêu? Trong số đó, chỉ có một chiếc ở phía trước. Điều này sẽ khiến cho con tàu không thể đáp ứng tốt trước các cuộc tấn công từ không trung.
    Một trong những thành phần chính của hệ thống chiến đấu Aegis trang bị trên tàu đó là radar ba toạ độ mạnh mẽ với bốn anten mạng pha cố định có thể phát hiện và tự động bám theo hàng trăm mục tiêu trên không, tự động thiết lập chương trình cho tên lửa phòng không tầm xa và theo dõi mục tiêu với quỹ đạo bay thấp.
    Arleigh_Burke_soha.vn_7-42a3e.jpg



    Trong thực tế, mặc dù vô cùng hiện đại và có khả năng kiểm soát không gian ở khoảng cách lớn, nhưng radar AN/SPY-1 của Burke hóa ra lại “bị mù” trong việc phát hiện các mục tiêu bay thấp khiến siêu hỏa tiễn SM-3 của nó cũng trở nên vô dụng.
    Thường trên tàu chiến để phát hiện các mục tiêu bay thấp với tốc độ cao phải sử dụng các loại radar chuyên dụng chẳng hạn như radar Podcat của Nga với hệ thống tìm kiếm định hướng và tần số tái tạo dữ liệu cao hoặc radar dual-band với anten mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn FCS-3A của Nhật Bản làm việc trong băng tần C (bước sóng từ 7,5 đến 3,75 cm) và X (bước sóng 3,75-2,5 cm).
    Bài báo của Nga cho rằng người Mỹ luôn nghĩ rằng họ thông minh hơn những người khác, bởi vì họ đã cố gắng để giải quyết tất cả các vấn đề bao gồm việc phát hiện tìm kiếm mục tiêu bay thấp chỉ với radar đa chức năng AN/SPY-1.
    Arleigh_Burke_soha.vn_10-42a3e.jpg



    Trên báo chí cũng không có bất kỳ thông tin nào về sự thất bại của hệ thống chiến đấu Aegis trước các mục tiêu trên không bay với tốc độ siêu âm ở độ cao rất thấp. Theo tác giả bài viết, có lẽ siêu khu trục hạm Burke của Hải quân Mỹ đã không biết làm thế nào để đối phó với các mối đe dọa như vậy. Tên lửa đối hạm Moskit của Nga hay BrahMos của liên doanh Nga-Ấn thừa sức xuyên thủng hệ thống phòng thủ của Burke và xé toang con tàu.
    Tác giả cũng chỉ ra rằng, khả năng phát hiện các mục tiêu bay thấp của radar AN/SPY-1 bị hạn chế do cách bố trí anten không hợp lý: không giống như các tàu chiến khác, với các anten được lắp đặt trên đỉnh cột, thì anten mạng pha theo từng giai đoạn của AN/SPY-1 lại được “treo” trên thành của kiến trúc thượng tầng.
    Khả năng chống hạm, chống ngầm "dưới trung bình"
    Về khả năng chống ngầm, tác giả nhận định, nếu các tàu khu Burke có khả năng phòng không “trung bình”, thì khả năng chống tàu ngầm và chống tàu của chúng “dưới mức trung bình", nếu như không muốn nói là không có khả năng.
    Arleigh_Burke_soha.vn_3-42a3e.jpg

    Tàu chống ngầm dự án 1155.1 của Liên Xô.


    28 tàu khu trục đầu tiên (Flight I và II) không có nhà chứa máy bay trực thăng chống ngấm mà chỉ có sàn đáp ở phía đuôi tàu. Với khả năng chỉ mang được ít các máy bay săn ngầm như vậy, khả năng chống ngầm của Burke đã rất hạn chế.
    Nếu đem so sánh khả năng chống ngầm của những chiếc Burke đầu tiên với các tàu khu trục dự án 1155 Udaloy của Nga thì chẳng khác nào trứng chọi đá.
    Tàu chống ngầm của Nga được trang bị sonar đồ sộ Polinom khối lượng 800 tấn. Nó có thể phát hiện nhiều tàu ngầm, ngư lôi và mìn biển ở khoảng cách lên tới 40-50 km trong điều kiện thủy văn thuận lợi.
    Arleigh_Burke_soha.vn_8-42a3e.jpg



    Tàu được trang bị 8 ống phóng tên lửa-ngư lôi với tầm bắn lên tới 50 km. Trong khi hệ thống tên lửa ngư lôi RUM-139 trên Burke chỉ có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách không quá 22 km.
    Bài báo cho rằng, hệ thống chống hạm của Burke đang ngày càng suy thoái. Khi chiến tranh lạnh kết thúc và Liên Xô tan rã, Hải quân Mỹ dường như đã mất đi một đối thủ xứng tầm. Tên lửa chống hạm Tomahawk đã trở thành một gánh nặng trên các khu trục hạm Burke và BGM-109B đã bị cho "nghỉ hưu" từ những năm 2000.
    Arleigh_Burke_soha.vn_6-42a3e.jpg



    Trên các tàu khu trục Burke seri IIA, Hải quân Mỹ cho rằng việc lắp đặt các hệ thống tên lửa chống tàu là không cần thiết. Kết quả là, Burke đã mất đi vũ khí cuối cùng của nó – tên lửa chống hạm tầm ngắn Harpoon, khiến con tàu dễ dàng trở thành miếng mồi ngon đối với ngay cả các tàu hộ tống tên lửa của Iran.
    Để bù đắp lại những “mất mát” trên cũng như trấn an tinh thần của các thủy thủ, Hải quân Mỹ đang có kế hoạch phát triển hệ thống tên lửa chống tàu tầm xa thế hệ mới LRASM, dự kiến sẽ được được đưa vào trang bị trong Hải quân Mỹ trong nửa cuối thập kỷ này.
    Arleigh_Burke_soha.vn_11-42a3e.jpg



    Arleigh_Burke_soha.vn_4-42a3e.jpg


    Ngoài ra, bài viết trên trang Topwar còn đưa ra nhận định khá hài hước rằng con tàu hiện đại như Burke không được thiết kế cho chiến tranh hải quân. Chúng được tạo ra như một tàu dịch vụ trong thời bình.
    “Wi-Fi miễn phí, hồ bơi, nhà ăn, không gian sống rộng rãi,... Điều duy nhất mà các nhà thiết kế đã quên khi tạo ra những siêu tàu khu trục này đó là khả năng tham gia các cuộc chiến tranh hải quân”.
Tàu Ford đời mới chắc làm bia tập bắn cho P-500/700/800/1000 quá, ai dè tàu đời mới mà chỉ mang được có 75 chiếc máy bay các loại, thua xa Nimitz cũ mang được tới 95 chiếc các loại, US Navy chỉ mạnh bởi Tomahawk, E-2 và F/A-18E/F thôi, vì các tàu khu trục, hộ tống của Mỹ đều thua xa Nga, về phần 'tàng hình' thì tàu Nga tuy thua kém và rất dễ bị phát hiện từ xa, nhưng bù lại radar Nga lại có khả năng OTH và các tàu Mỹ cũng không phải là 'tàng hình' như F22 + với đó là Ashm của Mỹ chỉ có 1 loại Harpoon tầm bắn ngắn và kém xa so với các loại của Nga. Nga chỉ kém ở mặt Không quân thuộc hải quân, mới chỉ trang bị vài chiếc MiG-29K và duy trì 1 vài Su-33 cũ, nên tóm lại trận hải chiến Nga Mỹ trên internet hiện nay tám lạng nữa cân :D

 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
xxmagicxx nói:
Ngoài lề tí: nick 0_o thi rớt đại học, trốn nghĩa vụ, ngoại ngữ bập bẹ. Tắt máy học bài có tốt hơn không?
Ko hiểu nhóc nói gì luôn đấy :cool:
 
Hạng D
20/10/11
1.070
1.428
113
xxmagicxx nói:
Ngoài lề tí: nick 0_o thi rớt đại học, trốn nghĩa vụ, ngoại ngữ bập bẹ. Tắt máy học bài có tốt hơn không?
Là sao?
 
Hạng B2
30/1/08
497
23
28
54
Hai anh này chẳng bao giờ dám oánh nhau nên mọi sự so sánh chỉ là để cho vui thôi. Em thấy vũ khí Mỹ thì đẹp, còn vũ khí Nga thì cục mịch nhưng nếu lôi ra bắn nhau thì cả hai cùng chết nhăn răng. Hết.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
[blockquote]Chiến hạm Mỹ bắn trượt, bị “tên lửa hành trình” BMQ-74 đâm thủng

Chủ nhật 24/11/2013 13:35
ANTĐ - Hãng tin Nga Itar-Tass cho biết, ngày 17-11 vừa qua, máy bay không người lái BMQ-74 trong khi bay đã “gặp trục trặc” và đâm xuống tuần dương hạm CG-62 USS Chancellorsville của Mỹ làm 2 thủy thủ bị thương.


Tuần dương hạm CG-62 USS Chancellorsville không thể đánh chặn được UAV?
Theo tin của hải quân Mỹ công bố, vụ “tai nạn” xảy ra trong một cuộc diễn tập thông thường của tuần dương hạm này, khi đó nó đang tiến hành thử nghiệm các hệ thống tác chiến. Chiếc BMQ-74 này đã phát sinh sự cố trong khi bay và rơi xuống boong tàu. Sau đó, tuần dương hạm USS Chancellorsville đã quay về căn cứ hải quân San Diego để các chuyên gia đánh giá thiệt hại.


Máy bay không người lái BMQ-74 thường đóng giả tên lửa hành trình hoặc máy bay địch
Gần đây, Mỹ đã công bố thêm 1 số tình tiết của sự cố này, những hình ảnh về tổn thất của USS Chancellorsville cũng lần đầu tiên được đăng tải. Tuy nhiên, đã có rất nhiều nghi vấn đặt ra về sự cố này, có vẻ như vụ tai nạn không hề giống với những thông tin do hải quân Mỹ cung cấp, bởi vì chiếc CG-62 bị thủng một lỗ lớn ở sườn tàu chứ không phải là trên boong, vết đâm theo phương ngang chứ không phải theo chiều đâm thẳng hoặc chếch từ trên xuống.

Các chiến hạm Mỹ thường sử dụng hệ thống phòng không tầm gần để đánh chặn BMQ-74


Cư dân mạng Mỹ nhận xét, theo tuyên bố của hải quân Mỹ, tuần dương hạm CG-62 USS Chancellorsville đang thử nghiệm hệ thống tác chiến tàu thuyền (Combat System Ship Qualification Trials- CSSQT), đây là hạng mục bắt buộc phải tiến hành khi đóng mới 1 hoặc thay thế mới phương tiện tác chiến trên các chiến hạm. Trong hạng mục thử nghiệm này, BMQ-74 thường đóng vai là tên lửa hành trình hoặc máy bay địch để tàu tập đánh chặn.

Một chiếc BMQ-74 bị hạ gục
Quan chức hải quân Mỹ thông báo, UAV này mất điều khiển mới đâm xuống chiến hạm “quân mình”, nhưng trong báo cáo hải quân Mỹ không hề đề cập đến vấn đề khi đó các thủy thủ có vận hành các hệ thống phòng thủ trên tàu để đối phó với chiếc máy bay mất điều khiển này không? Điểm này làm cư dân mạng Mỹ nghi ngờ, một là các hệ thống đánh chặn Mỹ đã thất bại trong việc bắn hạ nó hoặc họ không kịp phản ứng để tiến hành đánh chặn.

Vết đâm thủng trên sườn của CG-62
Tuần dương hạm CG-62 USS Chancellorsville thuộc lớp Ticonderoga, được trang bị 2 hệ thống phòng không tầm gần Phalanx, nhiệm vụ chính của nó là đánh chặn các mục tiêu tầm gần, tầm thấp uy hiếp đến chiến hạm. Trong quá trình vận hành tàu, khi hệ thống Aegis ở trạng thái hoạt động thì chiếc UAV này luôn bị các radar theo sát, vì vậy khi chiếc UAV mất điều khiển không lý nào tuần dương hạm này không phát hiện ra.

Hệ thống phòng không tầm gần Phalanx đang nhả đạn
Trong tình huống này, cư dân mạng Mỹ cho rằng, CG-62 đã sử dụng các hệ thống phòng không tầm gần đánh chặn nhưng thất bại. Các hệ thống tác chiến Aegis có đủ khả năng phòng thủ khi được giao nhiệm vụ phòng ngự trong một khu vực nhất định (tức là phòng ngự chủ động), nhưng trong tình huống chiếc UAV đột ngột mất điều khiển, lao xuống tàu từ khoảng cách quá gần, nó không kịp đưa ra phản ứng.

Cận cảnh hệ thống Phalanx trên khu trục hạm lớp Arleigh Burke


Đây cũng khôn phải là lần đầu tiên các chiến hạm Mỹ gặp phải tình huống như vậy. Năm 1995, khu trục hạm lớp Arleigh Burke mang số hiệu DDG-59 USS Russell cũng gặp tình huống tương tự. Trong một cuộc thử nghiệm các hệ thống tác chiến, 1 chiếc BMQ-74 cũng đã phát sinh sự cố mất điều khiển, hệ thống Aegis trên khu trục hạm này đã phát hiện kịp thời và chỉ thị cho các hệ thống phòng không tầm gần bắn hạ nó.[/blockquote]



[/list]