Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Khu trục hạm Lớp <span style=""color: #3366ff;"">Arleigh Burke </span>của Hải quân Mỹ:

USS_Arleigh_Burke_Mediterranean.jpg

USS Arleigh Burke (DDG-51)

Lớp Arleigh Burke là loại tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển (guided missile destroyers) là lớp tàu khu trục đầu tiên của Hải quân Mỹ được chế tạo chung quanh hệ thống chiến đấu Aegis (Aegis combat system) và giàn radar định pha (phased array) đa năng SPY-1D. Lớp này được đặt theo tên của Đô đốc Arleigh Albert '31-knot' Burke, là sĩ quan tàu khu trục nổi tiếng nhất của Hải quân Mỹ thời Đệ nhị Thế chiến, sau này là Tư lệnh Hải quân (thời TT Eisenhower và Kennedy). Ông này còn sống khi chiếc đầu tiên mang tên ông được biên chế cho hải quân năm 1991. Với việc loại bỏ tàu khu trục cuối cùng lớp Spruance năm 2005, thì lớp Arleigh Burke trở thành loại tàu khu trục duy nhất đang hoạt động và cũng là loại có chương trình sản xuất lâu dài nhất trong lịch sử các tàu mặt nước của Hải quân Mỹ. Sau lớp Fletcher và Gearing (thời Đệ nhị Thế chiến) thì Arleigh Burke cũng là loại khu trục có số đông nhất - hiện Mỹ đang có 60 chiếc trong kế hoạch 75 chiếc.

Với chiều dài 154m, nặng 9200 tấn và lượng vũ khí gồm hơn 90 tên lửa, tàu khu trục Arleigh Burke lớn hơn và trang bị vũ khí nhiều hơn hầu hết các tàu cùng loại trong quá khứ.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
060618-n-8492c-0661.jpg

Nhóm tàu khu trục Arleigh Burke trong lần tập trận Valiant Shield 2006

Đầu tháng 10 năm 2011, khi chiếc USS Spruance (DDG-111) được bàn giao theo kế hoạch thì nó sẽ là chiếc thứ 61 và là chiếc mới nhất, hiện đại nhất trong biên chế của Hải quân Mỹ. Hiện có 4 chiếc đã lên kế hoạch đóng. Do tàu khu trục hạng nặng lớp Zunwalt mà Mỹ đang nghiên cứu chế tạo bị tăng giá quá đắt đỏ nên chính phủ họ dừng lại ở 3 chiếc và thay vào đó là nâng số lượng tàu Arleigh Burke lên thêm hơn 10 chiếc. Gía cuối cùng của tàu Arleigh Burke là $318 triệu USD cho chiếc đầu tiên (DDG-51), sau đó hạ xuống khoảng $200-250 triệu USD/chiếc cho loạt sản xuất I, tăng dần lên $300-400 triệu USD/chiếc trong loạt sản xuất II. Gía hiện tại cho loạt sản xuất III là $400-500 triệu USD/chiếc.

Đặc thù chung của các tàu khu trục lớp Arleigh Burke:

Lượng choán nước:
Loạt I: 8315 tấn
Loạt II: 8400 tấn
Loạt IIA: 9200 tấn
Loạt III: 10000 tấn

Kích thước:
Dài: 154-155 m
Ngang: 18 m
Mớn nước: 9,3 m

Động cơ đẩy:
- 4 turbine khí General Electric LM2500-30, mỗi cái có công xuất 27000 mã lực (20000 kW); kết nối với 2 trục chỉnh, mỗi trục xoay 1 chân vịt năm cánh có thể điều khiển đảo ngược.
- Tổng công xuất: 108000 mã lực (81000 kW)

Tốc độ: Trên 30 knots (khoảng 56 km/g)

Phạm vi hoạt động: 4400 hải lý (8100 km) với tốc độ 20 knots (37 km/h)

Nhân lực: 23 sĩ quan, khoảng 300 thủy thủ

Vũ khí trang bị:
- 2 giàn phóng thẳng đứng (VLS) Martin-Marietta Mk-41 chứa 96 ổ phóng hỏa tiễn
- 96 Hỏa tiễn hành trình Tomahawk (BGM-109)
- 8 Hỏa tiễn diệt hạm Harpoon (RGM-84)
- Hỏa tiễn đối không tầm trung Standard (RIM-66M, RIM-162 ESSM hoặc RIM-174A)
- Hỏa tiễn đối hỏa tiễn đạn đạo Standard (SM-3)
- Hỏa tiễn đối tàu ngầm RUM-139 phóng thẳng đứng mang thủy lôi Mk-54
- 2 ống phóng bộ ba Mark 32, phóng thủy lôi Mk-46, Mk-50 hoặc Mk-54
- 1 pháo 5-inch (127 mm) Mk-45
- 2 súng máy 6 nòng bắn cực nhanh 20 mm Phalanx CIWS, 2 súng máy 25 mm Bushmaster

Máy bay:
- Loạt sản xuất I và II chỉ có bãi đáp cho trực thăng nhưng không mang theo chiếc nào.
- Loạt sản xuất IIA trở đi có bãi đáp và nhà chứa 2 chiếc trực thăng MH-60R Seahawks LAMPS III
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
burke_carrier.jpg


So sánh tàu sân bay và tàu khu trục (nhỏ nhất bên trên) cho thấy chiếc USS Ronald Reagan (CVN-76) nó to như thế nào. Chiếc đi giữa là tàu tiếp liệu.
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Vũ khí trên tàu khu trục <span style=""color: #ff0000;"">Arleigh Burke</span><span style=""color: #ff0000;"">:</span>

decatur-sm-3.jpg

Bắn thử hỏa tiễn đối không Standard Missile (SM-3)

article-1371595-0B67CC9900000578-738_964x544.jpg

Bắn "thiệt" (Libya) hỏa tiển hành trình Tomahawk

110716-N-IO627-021.jpg

Phalanx CIWS khạc đạn

090709-N-2638R-001.jpg


Pháo 5 inch (127 mm)
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Làm gì thì cũng không khỏi "điếng hồn" khi em này khai hỏa: :D

BB61_USS_Iowa_BB61_broadside_USN.jpg


Thiết giáp hạm USS Iowa (về hưu năm 1990), một trong những thiết giáp hạm còn lại của Đệ nhị Thế chiến, bắn cùng một loạt 9 khẩu đại bác 16-inch (406 mm) trong lần bắn thử vũ khí định kỳ năm 1984.

800px-Iowa_16_inch_Gun-EN.svg.png

Đại bác có nòng dài 20 m, nặng 120 tấn, bắn 1 đầu đạn nặng 1200 kg bay xa 39 km (tốc độ 820 m/giây). Khi bắn, thủy thủ đoàn phải xuống dưới boong tàu, nếu không cẩn thận sẽ bị áp xuất không khí làm tét màng tai, dập lòng ngực.

Uss_iowa_bb-61_pr.jpg


Để ý mặt nước bị ép thành lòng chảo khi đại bác khai hỏa. [:O]
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Căn cứ Hải quân Norfolk, bang Virginia:

nsn-11.jpg


Naval Station Norfolk là căn cứ hải quân lớn nhất thế giới của Mỹ và cũng là căn cứ quân sự lớn nhất thế giới (theo số lượng nhân sự hỗ trợ quân đội) với tổng diện tích hơn 4300 mẫu Anh (1740 hecta). Là sân nhà của 76 tàu chiến và 138 chiến đấu cơ, căn cứ này có 14 cầu tàu và 15 nhà chứa máy bay cùng hàng trăm cơ sở bảo trì, sửa chữa, huấn luyện và nhà ở/khách cho các phi hành đoàn và thủy thủ đoàn cùng gia đình của họ. Căn cứ HQ Norfolk là nơi có nhiều nhất các loại tàu sân bay, tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu đổ bộ hạng nặng, tàu ngầm, và đủ loại máy bay chiến đấu, tiếp liệu, vận tải, trực thăng, v.v.

Hàng năm cơ quan dịch vụ cảng điều khiển hơn 3100 lượt tàu chiến đến và đi. Các cơ sở cầu tàu trải dài hơn 4 dặm (6,4 km) bờ biển, bao gồm khoảng 7 dặm (11,2 km) dài cầu tàu và bến đậu.

Cơ quan không lưu điều hành hơn 100000 lượt bay mỗi năm, trung bình 275 lượt/ngày hoặc 1 lượt/6 phút. Hơn 150000 người và 264000 tấn hàng và bưu phẩm được tải đi hàng năm trên các máy bay chuyên cơ của Air Mobility Command. Đây cũng là trung tâm hậu cần của Hải quân Mỹ tiếp ứng cho các hoạt động quân sự ở Châu Âu, Trung Đông, Phi Châu và vùng vịnh Caribê.

Norfolk_navy_base_piers.jpg


Norfolk_naval_base_aerial_1985.jpg


Theo Wikipedia thì căn cứ HQ Norfolk nay là sân nhà của:
- 5 hàng không mẫu hạm
- 6 tuần dương hạm
- 24 khu trục hạm mang hỏa tiễn có điều khiển (lớp Arleigh Burke)
- 5 khu trục hạm hạng nhẹ
- 9 tàu đổ bộ tấn công (tàu sân bay hạng trung)
- 7 tàu ngầm nguyên tử tấn công
- 15 tàu vận tải hạng nặng
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Tuần dương hạm lớp <span style=""color: #3366ff;"">Ticonderoga</span> của Mỹ:

USS_Ticonderoga_CG-47.jpg

USS Ticonderoga (CG-47)

Lớp Ticonderoga là một loại tàu tuần dương mang tên lửa có điều khiển (guided missile cruiser) của Hải quân Mỹ được thiết kế từ năm 1978 và lần đầu đưa vào biên chế năm 1983. Đây cũng là lớp duy nhất và có lẽ là lớp cuối cùng mang mục hạng "cruiser" của Mỹ, bởi vì qua sự hiện diện ngày càng nhiều các loại vũ khí bằng hỏa tiễn và dụng cụ chống ngầm thì chức năng của tàu khu trục (destroyers) và tàu tuần dương (cruisers) gần như là không còn ranh giới. Hiện nay trên thế giới chỉ còn có Mỹ, Nga và Peru (1 chiếc) là còn sử dụng loại tàu tuần dương theo đúng ý nghĩa của nó.

Trong số 27 chiếc đã chế tạo (chiếc cuối cùng năm 1994) thì nay chỉ có 22 chiếc còn hoạt động. Dần dần các vai trò của loại tàu này được tàu khu trục lớp Arleigh Burke đảm nhiệm hiệu quả hơn. Đó cũng là lý do tại sao số lượng tàu lớp Arleigh Burke ngày càng tăng. Thực tế thì trong đầu thập niên 1990, chính phủ Mỹ đã có đề án phát triển một loại tàu tuần dương hạng nặng hoàn toàn mới (CG-X), nhưng kinh phí mắc mỏ và các yêu cầu kỹ thuật gần giống như đề án tàu khu trục hạng nặng đã khiến họ đóng cửa dự án này.

Nếu các tàu khu trục Arleigh Burke được đặt tên từ những sĩ quan hải quân nổi tiếng thì tàu tuần dương Ticonderoga được lấy tên từ những trận chiến đẫm máu, lẫy lừng trong lịch sử Mỹ.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
Thông tin hay quá bác Rồng Bay ạh. Mỹ công nhận nhiều tàu quá, nhưng điểm tin từng lớp tàu thì đỡ hơn, tính ra cũng không nhiều lắm.

Chia sẽ chút thông tin về lớp tàu đổ bộ San Antonio.

800px-San_Antonio_class_rendering.jpg

Chiếc đầu tiên mang hiệu USS San Antonio (LPD-17)
800px-LPD-17_Class.jpg


Tàu vận tải 14,900 tấn, tốc độ 41km/h.
Trang bị trực thăng và tên lửa MK 41
800px-US_Navy_100723-N-5528G-014_An_Evolved_Sea_Sparrow_missile_is_launched_from_the_aircraft_carrier_USS_Carl_Vinson_%28CVN_70%29.jpg


Hệ thống Rolling Airframe Missile chống tên lửa
450px-RIM-116_Rolling_Airframe_Missile_Launcher_3.jpg


Đây là lớp tàu vận tảu mới nhất của Mỹ, giá chiếc đầu tiên tới 1.4 tỷ USD. Có lẽ sẽ giảm sau khi sx đại trà.
vài hình ảnh chiếc lấy tên New York LPD 21. Kỷ niệm ngày bị tấn công khủng bố ở TT thương mại NY, họ lấy 24 tấn thép từ 2 tòa tháp đôi để đóng chiếc tàu này.

2001_09_11_a.jpg



2001_09_11_b.jpg


nấu chảy thép từ tòa tháp đôi
2003_09_10_steel_c.jpg



2003_09_10_steel_b.jpg




2004_03_15_prefab.jpg



2004_09_10_keel.jpg



Toàn cảnh hãngđóng tàu Northrop Grumman Ship
2005_09_03_const.jpg



2006_08_00_a.jpg



2006_08_00_b.jpg
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
2006_08_00_c.jpg



2006_08_16_const_a.jpg




2008_03_01_christening_6.jpg


Chief of Naval Operations Admiral Gary Roughead congratulates prospective commanding officer Commander F. Curtis Jones after the christening ceremony for the New York LPD-21
2008_03_01_christening_8.jpg




2009_06_27_lpd21.jpg



2009_10_13_lpd21_c.jpg



2009_10_13_lpd21_d.jpg


MV-22 Osprey landing
2009_10_19_lpd21.jpg



2009_11_02_lpd21_b.jpg