Hạng B2
4/7/11
427
2
0
@phuocgia: Mấy tấm đó là ăng-ten của giàn radar mảng pha AN/SPY-1 thuộc hệ thống phòng không hạm đội Aegis của Hải quân Mỹ. Hoạt động trên băng tầng E/F với lượng xuất lên tới 6 Megawatts. 4 tấm bảng ăng-ten mảng pha cố định đồng lúc phát ra khắp hướng những tia sóng điện từ, liên tục lục lạo và theo dõi hàng trăm mục tiêu cùng một lúc. Mỗi tấm có kích thước 3,65 m x 3,65 m, chứa khoảng 4100 phần tử riêng lẻ. Các phần tử này được điều khiển bởi các máy tính AN/UYK-7 để phát ra và hướng dẫn nhiều tia radar tìm mục tiêu, phát hiện và theo dõi. Ngoài ra nó còn có thể cung cấp thông tin điều khiển giữa hành trình cho các hỏa tiễn SM-2. Nghe đâu phiên bản mới nhất vừa lắp trên chiếc USS William P. Lawrence (DDG-110) vừa mới bàn giao có thể theo dõi trên 500 mục tiêu ở độ xa hơn 250 dặm (400 km).

img5032.jpg

"Bùa Bát Quái" của hệ thống Aegis trên các tàu tuần dương, tàu khu trục Mỹ
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
grenade nói:
bàn luôn về tiềm thủy đỉnh đi bác
Tiềm = tiềm ẩn = núp
Thủy = nước
Đĩnh = đĩnh đạc = đàng hoàng
-- Tiềm thủy đĩnh = đàng hoàng mà núp dưới nước? :D
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.365
113
lái bò nói:
huunhankt nói:
Hay và dễ hiểu hơn bên ttvn. :D

Bên OS đàng hoàng hơn đó bác, bên đó bơm đểu và bè phái kinh.:D

bên đây các mem đa số có giấy chứng nhận gia đình văn hoá mà, em củng được địa phương cấp cho 1 tờ, được thưởng 50 ngàn đồng
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
phuocgia nói:
@SVG: tàu đổ bộ của Mẽo so với tàu của anh Gô-loa thì ai ngon hơn hả bác?

Anh Gô loa có tàu Mistral bán cho Nga, trị giá chiếc đó khoảng 700 triệu Euro.
So về tải trọng thì nó tương đương lớp San Antonio của Mỹ. Tàu Mỹ có thiết kế để chở lượng binh lính và vật dụng hậu cần nhiều hơn tàu Pháp, nhưng nó không mang nhiều trực thăng và ít chỗ chứa xe bọc thép hơn.
Bù lại tàu Mỹ có thiết kế được cho là tàng hình hơn, có hệ hống phòng thủ tên lửa mạnh hơn tàu Mistral. Và theo thiết kế, nó có khả năng phòng chống phóng xạ, tác chiến điện tử mạnh. Tuy nhiên khi sx thực tế, bị chê là chưa hoàn thiện, nên hiện nay vẫn còn thay đổi thiết kế cho phù hợp.

Nói chung là khó đánh giá ai hơn kém, vì chức năng của tàu đổ bộ là vận tải bộ binh cơ giới lên đất liền. Người Pháp chú trọng lượng tank và trực thăng, người Mỹ thiết kế có vẻ ưu tiên cho lính bộ. Nhưng tàu Mỹ được trang bị vũ khí mạnh hơn để có thể tự vệ tên lửa.
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Tiềm thủy đĩnh của Hải quân Mỹ:

Hiện nay, với cao trào mua sắm trang thiết bị, nâng tầm hoạt động của hải quân các nước, trong đó có Việt Nam, là những nước mà từ xưa tới giờ hầu như chưa có truyền thống hoạt động dưới nước sâu, cho thấy tàu ngầm đang trở thành món hàng ngày càng phổ biến.

Có thể nói tàu ngầm, còn gọi là "tiềm thủy đĩnh" (cho oai), là một loại vũ khí khá phức tạp, khó chế tạo, khó vận hành, nhiều rủi ro nguy hiểm, nhưng lại là thứ không thể thiếu trong biên chế hải quân của bất cứ nước nào ở cạnh biển.

Trong biên chế của Hải quân Mỹ thì tất cả các tiềm thủy đĩnh đều sử dụng năng lượng nguyên tử và được chia ra làm 2 loại:

1) Tàu ngầm mang hỏa tiễn đạn đạo (ballistic missile submarines): Tên gọi tắt là “SSBN” (Hải quân Mỹ còn dùng tên dí dỏm là “Boomer”). Nhiệm vụ chiến lược duy nhất của loại tàu này là mang hỏa tiễn đạn đạo nguyên tử phóng từ tàu ngầm.

2) Tàu ngầm tấn công (attack submarines): Tên gọi tắt là “SSN” hoặc “SSGN”. Loại tàu này được giao phó nhiều nhiệm vụ chiến thuật như là đánh chìm các tàu mặt nước và tàu ngầm, phóng hỏa tiễn hành trình, thu thập tình báo. Đặc biệt có một số tàu được trang bị thêm tàu ngầm mini và các thiết bị hỗ trợ cho việc tung và vớt các toán đặc nhiệm SEALs.

Cấu thành của lực lượng tàu ngầm hiện nay của Mỹ gồm:
  • Lớp Ohio: 18 chiếc đang được ủy nhiệm. Trong nhóm này có 14 chiếc là tàu ngầm mang hỏa tiễn đạn đạo (SSBN), và 4 chiếc trước kia cũng là SSBN nhưng sửa đổi thành tàu ngầm tấn công mang hỏa tiễn có điều khiển
  • Lớp Virginia: 7 chiếc đang được ủy nhiệm, 3 chiếc đang đóng, 4 chiếc đang đặt hàng. Đây là tàu ngầm tấn công đời mới nhất. Kế hoạch đặt hàng lên tới 30 chiếc, dự trù sẽ dần thay thế các tàu lớp Los Angeles.
  • Lớp Seawolf: 3 chiếc đang được ủy nhiệm. Với dự tính ban đầu sẽ đặt hàng 29 chiếc nhằm thay thế tàu lớp Los Angeles, tàu ngầm tấn công lớp Seawolf đột nhiên trở thành quá đắt đỏ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt. Đơn đặt hàng dừng lại ở 3 chiếc khi tàu lớp Virginia được đưa vào chế tạo chứng tỏ tương đối rẻ hơn, lại nhanh hơn và đảm bảo cùng chức năng.
  • Lớp Los Angeles: 43 chiếc đang được uỷ nhiệm, 2 chiếc dự bị. Đây là những chiếc tàu ngầm tấn công đời cũ nhất trong lực lượng tàu ngầm, sẽ dần được thay thế bằng tàu lớp Virginia.
USS_Michigan_%28SSBN-727%29.jpg

Tàu ngầm mang hỏa tiễn đạn đạo lớp Ohio: USS Michigan (SSBN-727)

Ohio-class_submarine_launches_Trident_ICBMs_%28artist_concept%29.jpg

Tàu ngầm lớp Ohio sau khi chuyển sửa thành SSGN. (Chú ý tàu ngầm mini mang trên lưng.)

US_Navy_100107-N-8288P-031_The_Virginia-class_fast_attack_submarine_USS_Virginia_(SSN_774)_cruises_through_the_Mediterranean.jpg

Tàu ngầm tấn công lớp Virginia: USS Virginia (SSN-774)

US_Navy_091117-N-6720T-373_The_Seawolf-class_attack_submarine_USS_Connecticut_(SSN_22)_is_underway_in_the_Pacific_Ocean.jpg

Tàu ngầm tấn công lớp Seawolf: USS Connecticut (SSN-22)

SSN.jpg

Tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles: USS La Jolla (SSN-701)
 
Last edited by a moderator: