Trong vài trăm nghìn doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, mỗi ngân hàng lớn có trong danh mục khoảng 10 - 30 nghìn khách hàng. Ngay cả những thằng chết mất ngáp như An Bình, cũng tồn tại kha khá khách hàng tốt trong portfolio của nó. Việc làm sơ đẳng nhất của những thằng làm ngân hàng là "chọn lựa khách hàng tốt". Khi một ngân hàng mất khả năng phục vụ khách hàng của nó về một dịch vụ nào đó (giải ngân, LC ...) thì việc của những thằng còn lại là "chọn những khách hàng tốt" mà xài, bọn còn lại thì kệ cụ chúng nó. Chọn được hay không, phụ thuộc vào chất lượng con người, và đó thì là những thứ không thể so sánh với nhau, cũng là yếu tố quyết định tại sao có ngân hàng thì ngon và có ngân hàng thì lởm.
Cơn bão thanh lọc tài chính này sẽ tràn qua rất nhanh. Bản thân Tech cũng đã rớt xuống hạng B trong danh mục phân loại khách hàng thị trường 2 của một loạt Bank lớn. Trong tình hình hiện nay, bọn tư bản thối nát nước ngoài đang hoang mang không biết trong danh sách ngân hàng Việt Nam ai sẽ còn thực sự trụ lại được sau cơn sóng thanh lọc. Theo một động thái có tính an toàn, chúng nó chọn lấy 6 thằng đếm ngược từ trên xuống để duy trì quan hệ. Các bạn còn lại phải ngậm ngùi nhận lấy vận đen, âu cũng là tất yếu.
Kinh doanh ngân hàng là một ngành nghiệt ngã. Bản thân nó là một lĩnh vực kinh doanh rất có ý nghĩa đối với xã hội, khi dẫn vốn đến đúng nơi cần thiết, qua đó đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo ra việc làm, tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội. Nền quản trị méo mó của Việt Nam khiến bức tranh trở lên biến dạng, khi dòng vốn được đọng vào những kênh phân phối mang tính ban phát của nhà nước, cụ thể là 4 NHTM quốc doanh. Và bọn này thì bất chấp trong mọi tình huống, luôn nhận được luồng vốn ưu ái, ngay cả khi đó là vốn phân bổ trên thị trường 2, và điềm nhiên tồn tại bất kể số lỗ có vượt quá vốn điều lệ và bị che dấu. Không có cái mác quốc doanh, Agribank, BIDV và thậm chí là Vietinbank tồn tại bằng cái gì sau những cú tổn thất tới vài chục nghìn tỷ?
Những ngân hàng TMCP nhỏ thành lập về sau này, hứng chịu đủ mọi thứ bất lợi, và giờ thì đang nằm bên rìa của sự thanh lọc. Tính hấp dẫn của một ngành kinh doanh có tính đặc thù cao, tập hợp những bộ óc ưu tú khiến nhiều đại gia nhắm mắt nhảy vào cuộc chơi vốn chỉ dành cho những tay chuyên nghiệp. Một ngân hàng hoạt động không phải chỉ cần tới số vốn một vài nghìn tỷ. Cái cần thiết hơn, là một bộ máy được đào tạo kỹ càng, phẩm chất tốt và tinh thông nghiệp vụ. Tiền không mua được thứ đó. Nhiều quản trị viên cao cấp của một số Bank hàng đầu được mời chào làm TGD, Phó TGD của vài NH lìu tìu với mức lương tới 1 - 2 tr USD, nhưng đáp lại chỉ là những cái lắc đầu, trong khi lương hiện tại họ đang được nhận chỉ được tính bằng con số chục nghìn hoặc vài chục nghìn USD/tháng. Sự gắn bó với tổ chức của những con người như thế là tài sản bằng vàng mà một số ngân hàng có bề dày hoạt động xây đắp được. Những ngân hàng đó sẽ tồn tại tốt trong mọi cuộc khủng hoảng, cho đến ngày tận thế diễn ra.
nhìn sự hoạt động của một loạt ngân hàng từ năm 2007 đến giờ, thấy một sự nghiệt ngã đầy cay đắng với các ngân hàng nhỏ: "Những khách hàng mà các Bank lớn ngoảnh mặt chối từ cách đây ba, bốn năm thì lại là những khách hàng Bank nhỏ buộc phải vớt vào. Họ chịu đựng đủ mọi thứ rủi ro khi tài trợ cho những khách hàng không hứa hẹn. Sau 3 năm, một số khách hàng của họ đi đời và để lại những món nợ khó đòi, một số khác vươn lên thành những công ty đầy tiềm năng, và đến lúc đó, họ lại ra đi tìm đến các ngân hàng lớn khi những ngân hàng nhỏ không còn khả năng phục vụ. Nuôi lớn khách hàng, chịu rất nhiều rủi ro và không được hưởng thành quả, đó là sự thật nghiệt ngã của nghề tài chính. Một cuộc chơi vốn không dễ dàng gì.
(Lãng)
Cơn bão thanh lọc tài chính này sẽ tràn qua rất nhanh. Bản thân Tech cũng đã rớt xuống hạng B trong danh mục phân loại khách hàng thị trường 2 của một loạt Bank lớn. Trong tình hình hiện nay, bọn tư bản thối nát nước ngoài đang hoang mang không biết trong danh sách ngân hàng Việt Nam ai sẽ còn thực sự trụ lại được sau cơn sóng thanh lọc. Theo một động thái có tính an toàn, chúng nó chọn lấy 6 thằng đếm ngược từ trên xuống để duy trì quan hệ. Các bạn còn lại phải ngậm ngùi nhận lấy vận đen, âu cũng là tất yếu.
Kinh doanh ngân hàng là một ngành nghiệt ngã. Bản thân nó là một lĩnh vực kinh doanh rất có ý nghĩa đối với xã hội, khi dẫn vốn đến đúng nơi cần thiết, qua đó đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo ra việc làm, tạo ra giá trị gia tăng cho xã hội. Nền quản trị méo mó của Việt Nam khiến bức tranh trở lên biến dạng, khi dòng vốn được đọng vào những kênh phân phối mang tính ban phát của nhà nước, cụ thể là 4 NHTM quốc doanh. Và bọn này thì bất chấp trong mọi tình huống, luôn nhận được luồng vốn ưu ái, ngay cả khi đó là vốn phân bổ trên thị trường 2, và điềm nhiên tồn tại bất kể số lỗ có vượt quá vốn điều lệ và bị che dấu. Không có cái mác quốc doanh, Agribank, BIDV và thậm chí là Vietinbank tồn tại bằng cái gì sau những cú tổn thất tới vài chục nghìn tỷ?
Những ngân hàng TMCP nhỏ thành lập về sau này, hứng chịu đủ mọi thứ bất lợi, và giờ thì đang nằm bên rìa của sự thanh lọc. Tính hấp dẫn của một ngành kinh doanh có tính đặc thù cao, tập hợp những bộ óc ưu tú khiến nhiều đại gia nhắm mắt nhảy vào cuộc chơi vốn chỉ dành cho những tay chuyên nghiệp. Một ngân hàng hoạt động không phải chỉ cần tới số vốn một vài nghìn tỷ. Cái cần thiết hơn, là một bộ máy được đào tạo kỹ càng, phẩm chất tốt và tinh thông nghiệp vụ. Tiền không mua được thứ đó. Nhiều quản trị viên cao cấp của một số Bank hàng đầu được mời chào làm TGD, Phó TGD của vài NH lìu tìu với mức lương tới 1 - 2 tr USD, nhưng đáp lại chỉ là những cái lắc đầu, trong khi lương hiện tại họ đang được nhận chỉ được tính bằng con số chục nghìn hoặc vài chục nghìn USD/tháng. Sự gắn bó với tổ chức của những con người như thế là tài sản bằng vàng mà một số ngân hàng có bề dày hoạt động xây đắp được. Những ngân hàng đó sẽ tồn tại tốt trong mọi cuộc khủng hoảng, cho đến ngày tận thế diễn ra.
nhìn sự hoạt động của một loạt ngân hàng từ năm 2007 đến giờ, thấy một sự nghiệt ngã đầy cay đắng với các ngân hàng nhỏ: "Những khách hàng mà các Bank lớn ngoảnh mặt chối từ cách đây ba, bốn năm thì lại là những khách hàng Bank nhỏ buộc phải vớt vào. Họ chịu đựng đủ mọi thứ rủi ro khi tài trợ cho những khách hàng không hứa hẹn. Sau 3 năm, một số khách hàng của họ đi đời và để lại những món nợ khó đòi, một số khác vươn lên thành những công ty đầy tiềm năng, và đến lúc đó, họ lại ra đi tìm đến các ngân hàng lớn khi những ngân hàng nhỏ không còn khả năng phục vụ. Nuôi lớn khách hàng, chịu rất nhiều rủi ro và không được hưởng thành quả, đó là sự thật nghiệt ngã của nghề tài chính. Một cuộc chơi vốn không dễ dàng gì.
(Lãng)