Tập Lái
23/7/11
3
0
0
49
Cám ơn tất cả các ý kiến nhiều chiều của các bác đã tham gia thảo luận
36.gif


Như vậy đa số các bác đều ủng hộ việc chung tay cải thiện văn hóa gao thông VN bằng cách ý thức cũng như khuyến khích người thân xây dựng thói quen NHƯỜNG ĐƯỜNG CHO NGƯỜI ĐI BỘ
41.gif
41.gif
41.gif
41.gif
41.gif
41.gif


Việc "Nhường đường cho người đi bộ" này trước hết tốt cho bản thân chúng ta (ít nhất là người đi đường thấy ta là một người thân thiện hay việc thực hiện nó tạo trong suy nghĩ của chúng ta một niềm vui nho nhỏ về tình người trong cuộc sống), tiếp theo là cho người thân chúng ta và toàn xã hội, giúp nâng cao phần nào lòng tự hào dân tộc với bạn bè thế giới.

Dẫu biết rằng trong cuộc sống còn nhiều điều chưa tốt nhưng nếu các bác làm tốt thì ít nhất đã bỏ bớt được một phần không tốt và cộng thêm một phần tốt.

Mong rằng thớt này vẫn được các bác quan tâm chia sẻ những niềm vui hay góp ý về văn hóa giao thông các bác sẽ trải qua và muốn chia sẻ

Cảm ơn các bác thêm một lần nữa nhé
033102flo_1_prv.gif
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
31/12/10
340
1
0
"Giấc mơ văn hoá" của một số bác thật cháy bỏng nhưng cũng lắm khôi hài. Làm gì có thứ văn hoá nào xuất phát từ tính tự giác đơn thuần? Tất cả đều là kết quả của một quá trình hình thành thói quen do sự chấp hành luật lệ mà ra. Mà luật không nghiêm thì lấy đâu ra sự tuân thủ một cách nghiêm túc? Con người luôn có xu hướng suy nghĩ hành xử theo cách có lợi nhất cho mình( cái lợi hiểu theo nghĩa tổng thể), ngay cả ở những nước văn minh nhất trên thế giới này cũng đều như thế. Vì vậy, đừng bao giờ mơ mộng viễn vông sự hô hào khẩu hiệu sẽ đem đến kết quả tốt đẹp nào. Phải biết bắt đầu từ đâu, còn nếu không đừng hô hào vì chỉ lãng phí thời gian, công sức.
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
hoangtringuyen nói:
"Giấc mơ văn hoá" của một số bác thật cháy bỏng nhưng cũng lắm khôi hài. Làm gì có thứ văn hoá nào xuất phát từ tính tự giác đơn thuần? Tất cả đều là kết quả của một quá trình hình thành thói quen do sự chấp hành luật lệ mà ra. Mà luật không nghiêm thì lấy đâu ra sự tuân thủ một cách nghiêm túc? Con người luôn có xu hướng suy nghĩ hành xử theo cách có lợi nhất cho mình( cái lợi hiểu theo nghĩa tổng thể), ngay cả ở những nước văn minh nhất trên thế giới này cũng đều như thế. Vì vậy, đừng bao giờ mơ mộng viễn vông sự hô hào khẩu hiệu sẽ đem đến kết quả tốt đẹp nào. Phải biết bắt đầu từ đâu, còn nếu không đừng hô hào vì chỉ lãng phí thời gian, công sức.
Nhưng nếu mình cố gắng tuân thủ luật nghiêm túc,nhường người khác trên đường,và mình cảm thấy tinh thần mình thoải mái,thấy lòng tự trong của mình được giữ gìn,theo bác có nên làm không?
Mỗi người đều làm như vậy thì xã hội sẽ dần tốt lên thôi.Thay bằng phản đối làm điều tốt,tại sao mình lại không thử làm xem sao.
 
Hạng B2
31/12/10
340
1
0
NGUYEN T nói:
hoangtringuyen nói:
"Giấc mơ văn hoá" của một số bác thật cháy bỏng nhưng cũng lắm khôi hài. Làm gì có thứ văn hoá nào xuất phát từ tính tự giác đơn thuần? Tất cả đều là kết quả của một quá trình hình thành thói quen do sự chấp hành luật lệ mà ra. Mà luật không nghiêm thì lấy đâu ra sự tuân thủ một cách nghiêm túc? Con người luôn có xu hướng suy nghĩ hành xử theo cách có lợi nhất cho mình( cái lợi hiểu theo nghĩa tổng thể), ngay cả ở những nước văn minh nhất trên thế giới này cũng đều như thế. Vì vậy, đừng bao giờ mơ mộng viễn vông sự hô hào khẩu hiệu sẽ đem đến kết quả tốt đẹp nào. Phải biết bắt đầu từ đâu, còn nếu không đừng hô hào vì chỉ lãng phí thời gian, công sức.
Nhưng nếu mình cố gắng tuân thủ luật nghiêm túc,nhường người khác trên đường,và mình cảm thấy tinh thần mình thoải mái,thấy lòng tự trong của mình được giữ gìn,theo bác có nên làm không?
Mỗi người đều làm như vậy thì xã hội sẽ dần tốt lên thôi.Thay bằng phản đối làm điều tốt,tại sao mình lại không thử làm xem sao.

Bác chưa hiểu rõ ý rồi. Không ai phản đối việc làm điều tốt nhưng rất ít người trong số đó có thể biến việc làm điều tốt thành thói quen. Vì sao vậy?

1. Nguyên nhân chính là việc hình thành thói quen là kết quả của một sự rèn luyện lâu dài qua một quá trình giáo dục đúng đắn. Mặc dù bác biết tuân thủ luật là tốt nhưng đến khi nào cái ý nghĩ đó vẫn chỉ nằm trong đầu, khi thực hiện thì phải "cố gắng"( hay gượng ép ) thì tinh thần đã không thoải mái rồi,có thể làm mất thời gian của mình, còn nếu không thực hiện thì cũng chẳng bị làm sao thì sự cố gắng ấy sẽ không dẫn đến việc hình thành một thói quen. Nhưng giả sử nếu không tuân thủ luật thì sẽ dẫn đến những hậu quả xấu trực tiếp lên bản thân mình thì dù muốn dù không lâu ngày bác sẽ hình thành nên một phản xạ tốt là sẽ tuân thủ một cách nghiêm túc, đó chính là lúc văn hoá GT hình thành một cách rất tự nhiên mà không cần dùng đến một lời hô hào suông nào. Ở các nước văn minh, trẻ em được giáo dục những nguyên tắc ứng xử BUỘC PHẢI tuân thủ chứ không có cái gọi là ý thức, cái gọi là "ý thức" đó chỉ là biểu hiện bên ngoài của một hành vi ứng xử văn minh.

2. Đúng là NẾU mỗi người đều làm như vậy thì xã hội sẽ dần tốt lên. Nhưng em cam đoan với bác là cái nếu ấy sẽ không bao giờ xảy ra nếu chỉ có sự hô hào, chung tay...mà không hề có một giải pháp nào đi sâu vào bản chất của vấn đề

3. Cái văn hoá GT ở các nước văn minh thật ra chỉ là cách ứng xử khôn ngoan nhất của người dân nước họ cho phù hợp với một môi trường luật pháp nghiêm minh, lâu dần trở thành thói quen chứ không phải tự nhiên mà có. Điều đó giải thích vì sao người VN qua nước ngoài( Singapore chẳng hạn), chẳng có ai dại vứt rác bừa bãi hoặc băng ngang qua đường không đúng luật cả; ngược lại vẫn có nhiều "Tây" qua VN sống một thời gian vẫn có thể đi xe máy lạng lách, thậm chí vượt đèn đỏ.

Bác thấy rất nhiều việc hô hào học tập làm theo biết bao nhiêu tấm gương nhưng đã thấy ai học được tấm gương nào chưa?
 
Hạng F
5/3/10
6.014
36.219
113
bệnh thành tích, nói không với gian lận thi cử ... vẫn chẳng có kết quả nếu xã hội vẫn đề cao bằng cấp.

việc này (nâng cao văn hoá giao thông) đòi hỏi ở tầm vĩ mô nhiều hơn là hô hào
 
Hạng D
14/8/09
1.276
3.954
113
42
Biên Hoà
hoangtringuyen nói:
"Giấc mơ văn hoá" của một số bác thật cháy bỏng nhưng cũng lắm khôi hài. Làm gì có thứ văn hoá nào xuất phát từ tính tự giác đơn thuần? Tất cả đều là kết quả của một quá trình hình thành thói quen do sự chấp hành luật lệ mà ra. Mà luật không nghiêm thì lấy đâu ra sự tuân thủ một cách nghiêm túc? Con người luôn có xu hướng suy nghĩ hành xử theo cách có lợi nhất cho mình( cái lợi hiểu theo nghĩa tổng thể), ngay cả ở những nước văn minh nhất trên thế giới này cũng đều như thế. Vì vậy, đừng bao giờ mơ mộng viễn vông sự hô hào khẩu hiệu sẽ đem đến kết quả tốt đẹp nào. Phải biết bắt đầu từ đâu, còn nếu không đừng hô hào vì chỉ lãng phí thời gian, công sức.

Cái này người ta gọi là "đổ lỗi cơ chế" nè. Một bệnh trầm kha của các xxx, chỉ tiếc là nó đang thành 1 dịch bệnh lây lan cho toàn xã hội.
Ai cũng biết luật có lỗ hổng gì rồi, thay vì ngồi chửi xxx sao ta không cố gắng thay đổi chính mình để cuộc sống tốt đẹp hơn ?
Mong bác đừng đi lệch đề, từ 1 lời kêu gọi cho văn hoá giao thông đừng để thành 1 thớt kêu gọi thay đổi hay cải cách xã hội. Cuối cùng không thớt nào ra thớt nào cả.
 
Hạng B2
31/12/10
340
1
0
Phi_Tran nói:
hoangtringuyen nói:
"Giấc mơ văn hoá" của một số bác thật cháy bỏng nhưng cũng lắm khôi hài. Làm gì có thứ văn hoá nào xuất phát từ tính tự giác đơn thuần? Tất cả đều là kết quả của một quá trình hình thành thói quen do sự chấp hành luật lệ mà ra. Mà luật không nghiêm thì lấy đâu ra sự tuân thủ một cách nghiêm túc? Con người luôn có xu hướng suy nghĩ hành xử theo cách có lợi nhất cho mình( cái lợi hiểu theo nghĩa tổng thể), ngay cả ở những nước văn minh nhất trên thế giới này cũng đều như thế. Vì vậy, đừng bao giờ mơ mộng viễn vông sự hô hào khẩu hiệu sẽ đem đến kết quả tốt đẹp nào. Phải biết bắt đầu từ đâu, còn nếu không đừng hô hào vì chỉ lãng phí thời gian, công sức.

Cái này người ta gọi là "đổ lỗi cơ chế" nè. Một bệnh trầm kha của các xxx, chỉ tiếc là nó đang thành 1 dịch bệnh lây lan cho toàn xã hội.
Ai cũng biết luật có lỗ hổng gì rồi, thay vì ngồi chửi xxx sao ta không cố gắng thay đổi chính mình để cuộc sống tốt đẹp hơn ?
Mong bác đừng đi lệch đề, từ 1 lời kêu gọi cho văn hoá giao thông đừng để thành 1 thớt kêu gọi thay đổi hay cải cách xã hội. Cuối cùng không thớt nào ra thớt nào cả.

Bác nói tới bệnh thì cũng nên nói đến cách chữa bệnh. Việc kêu gọi, hô hào mọi người hãy có ý thức về văn hoá giao thông cũng giống như việc chữa một loại bệnh nan y mà chỉ cần uống thuốc bổ, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ cho việc chữa bệnh nhưng HOÀN TOÀN không có tác dụng chữa trị gì nếu không có một phương pháp điều trị dựa trên một cơ sở khoa học đúng đắn nào đó.

Có thể bác muốn thay đổi, tôi cũng muốn thay đổi, mọi người tiến bộ đều muốn thay đổi để cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng vấn đề không phải là muốn hay không mà là tiếp cận vấn đề bằng cách nào để hiểu rõ nguyên nhân yếu kém, giải quyết vấn đề một cách có khoa học chứ không phải chỉ hô hào suông mà kết quả chẳng đem lại điều gì.Cái bệnh nặng nhất không bao giờ được chữa khỏi chính là bệnh cố tình đánh tráo nguyên nhân gây bệnh!

Nói gần lại, theo bác thì việc thay đổi thói quen đội nón bảo hiểm( được xem là một nét văn hoá GT) có thể thành công được là nhờ đâu? Tại sao bao nhiêu năm hô hào kêu gọi mà đâu vẫn hoàn đấy, chỉ từ sau ngày 15/12/2007 thì mọi việc mới bắt đầu vào nề nếp? Chắc chắn là chẳng phải vì những lời hô hào suông mà người dân tự dưng có ý thức. Chính là họ SỢ bị phạt( mà không đội nón bảo hiểm thì có thể bị phạt bất cứ lúc nào), và chính điều ấy làm họ dần có thói quen, đến giờ thì trở thành một phản xạ tự nhiên không cần phải cố gắng hay gượng ép nữa.

Tôi hy vọng là bác có thể thay đổi chính mình, nhưng những người khác trong xã hội thì không thể giống mình như mình mong muốn, vì thế những lời kêu gọi mà không có biện pháp đúng đắn đi kèm thì trước sau như một nó vẫn là những lời kêu gào vô ích.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
19/7/10
78
0
0
40
hoangtringuyen nói:
Phi_Tran nói:
hoangtringuyen nói:
"Giấc mơ văn hoá" của một số bác thật cháy bỏng nhưng cũng lắm khôi hài. Làm gì có thứ văn hoá nào xuất phát từ tính tự giác đơn thuần? Tất cả đều là kết quả của một quá trình hình thành thói quen do sự chấp hành luật lệ mà ra. Mà luật không nghiêm thì lấy đâu ra sự tuân thủ một cách nghiêm túc? Con người luôn có xu hướng suy nghĩ hành xử theo cách có lợi nhất cho mình( cái lợi hiểu theo nghĩa tổng thể), ngay cả ở những nước văn minh nhất trên thế giới này cũng đều như thế. Vì vậy, đừng bao giờ mơ mộng viễn vông sự hô hào khẩu hiệu sẽ đem đến kết quả tốt đẹp nào. Phải biết bắt đầu từ đâu, còn nếu không đừng hô hào vì chỉ lãng phí thời gian, công sức.

Cái này người ta gọi là "đổ lỗi cơ chế" nè. Một bệnh trầm kha của các xxx, chỉ tiếc là nó đang thành 1 dịch bệnh lây lan cho toàn xã hội.
Ai cũng biết luật có lỗ hổng gì rồi, thay vì ngồi chửi xxx sao ta không cố gắng thay đổi chính mình để cuộc sống tốt đẹp hơn ?
Mong bác đừng đi lệch đề, từ 1 lời kêu gọi cho văn hoá giao thông đừng để thành 1 thớt kêu gọi thay đổi hay cải cách xã hội. Cuối cùng không thớt nào ra thớt nào cả.

Bác nói tới bệnh thì cũng nên nói đến cách chữa bệnh. Việc kêu gọi, hô hào mọi người hãy có ý thức về văn hoá giao thông cũng giống như việc chữa một loại bệnh nan y mà chỉ cần uống thuốc bổ, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ cho việc chữa bệnh nhưng HOÀN TOÀN không có tác dụng chữa trị gì nếu không có một phương pháp điều trị dựa trên một cơ sở khoa học đúng đắn nào đó.

Có thể bác muốn thay đổi, tôi cũng muốn thay đổi, mọi người tiến bộ đều muốn thay đổi để cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng vấn đề không phải là muốn hay không mà là tiếp cận vấn đề bằng cách nào để hiểu rõ nguyên nhân yếu kém, giải quyết vấn đề một cách có khoa học chứ không phải chỉ hô hào suông mà kết quả chẳng đem lại điều gì.Cái bệnh nặng nhất không bao giờ được chữa khỏi chính là bệnh cố tình đánh tráo nguyên nhân gây bệnh!

Nói gần lại, theo bác thì việc thay đổi thói quen đội nón bảo hiểm( được xem là một nét văn hoá GT) có thể thành công được là nhờ đâu? Tại sao bao nhiêu năm hô hào kêu gọi mà đâu vẫn hoàn đấy, chỉ từ sau ngày 15/12/2007 thì mọi việc mới bắt đầu vào nề nếp? Chắc chắn là chẳng phải vì những lời hô hào suông mà người dân tự dưng có ý thức. Chính là họ SỢ bị phạt( mà không đội nón bảo hiểm thì có thể bị phạt bất cứ lúc nào), và chính điều ấy làm họ dần có thói quen, đến giờ thì trở thành một phản xạ tự nhiên không cần phải cố gắng hay gượng ép nữa.

Tôi hy vọng là bác có thể thay đổi chính mình, nhưng những người khác trong xã hội thì không thể giống mình như mình mong muốn, vì thế những lời kêu gọi mà không có biện pháp đúng đắn đi kèm thì trước sau như một nó vẫn là những lời kêu gào vô ích.
Em đồng ý là hô hào phải có biện pháp. Nhưng bác chủ có ý là hay rồi. Chưa làm sao biết không được? Đâu hẳn chỉ có trường hợp nón bảo hiểm đâu bác.

Lạc quan chút, em thấy ý thức của người dân đã cải thiện đáng kể, đặc biệt là ở SG. Các bác còn nhớ lần cuối cùng các bác dừng đèn đỏ lấn vạch là khi nào không?

Em nhớ có 1 dạo SG tung TNXP đi khắp ngã tư để điều khiển giao thông đèn đỏ. Ai chạy lấn vạch đều bị kêu xuống (ko phạt nha). Rồi từ từ nhiều người thấy lấn vạch bị ...lẻ loi, xấu hổ. Rồi bây giờ thì sao. Em thấy trừ 1 số trường hợp đường quá đông, ùn tắc, hầu hết đều dừng trước vạch rất quy cũ. Có phải điều đáng mừng không bác? Ngày trước nếu nghĩ đó là "ý thức không thay đổi được" thì giờ chắc vẫn còn xe giành nhau từng mét ở đèn đỏ..

Rồi gần đây nhất là ở đại lộ Đông Tây, chiều ra Bình Chánh đột ngột dồn xe máy vào làn trong. Trong khi làn ngoài 3 lanes rất rộng mà cũng ít xe hơi. Lúc mới đổi, vẫn có 1 số người vô tình, hoặc cố tình.. đi lane ngoài. Nhưng chỉ sau khoảng 1 tuần là 95% xe máy đều tuân thủ, mặc dù đường trong nhỏ, tốc độ bị chậm lại..

Tóm lại em tin là nếu cùng thực hiện, hiệu ứng sẽ lan truyền & mọi người sẽ thay đổi được thôi, hay ít nhất là ở những khu đường vắn mật độ xe ít..
 
Hạng D
10/10/09
4.176
720
113
hoangtringuyen nói:
Phi_Tran nói:
hoangtringuyen nói:
"Giấc mơ văn hoá" của một số bác thật cháy bỏng nhưng cũng lắm khôi hài. Làm gì có thứ văn hoá nào xuất phát từ tính tự giác đơn thuần? Tất cả đều là kết quả của một quá trình hình thành thói quen do sự chấp hành luật lệ mà ra. Mà luật không nghiêm thì lấy đâu ra sự tuân thủ một cách nghiêm túc? Con người luôn có xu hướng suy nghĩ hành xử theo cách có lợi nhất cho mình( cái lợi hiểu theo nghĩa tổng thể), ngay cả ở những nước văn minh nhất trên thế giới này cũng đều như thế. Vì vậy, đừng bao giờ mơ mộng viễn vông sự hô hào khẩu hiệu sẽ đem đến kết quả tốt đẹp nào. Phải biết bắt đầu từ đâu, còn nếu không đừng hô hào vì chỉ lãng phí thời gian, công sức.

Cái này người ta gọi là "đổ lỗi cơ chế" nè. Một bệnh trầm kha của các xxx, chỉ tiếc là nó đang thành 1 dịch bệnh lây lan cho toàn xã hội.
Ai cũng biết luật có lỗ hổng gì rồi, thay vì ngồi chửi xxx sao ta không cố gắng thay đổi chính mình để cuộc sống tốt đẹp hơn ?
Mong bác đừng đi lệch đề, từ 1 lời kêu gọi cho văn hoá giao thông đừng để thành 1 thớt kêu gọi thay đổi hay cải cách xã hội. Cuối cùng không thớt nào ra thớt nào cả.

Bác nói tới bệnh thì cũng nên nói đến cách chữa bệnh. Việc kêu gọi, hô hào mọi người hãy có ý thức về văn hoá giao thông cũng giống như việc chữa một loại bệnh nan y mà chỉ cần uống thuốc bổ, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ cho việc chữa bệnh nhưng HOÀN TOÀN không có tác dụng chữa trị gì nếu không có một phương pháp điều trị dựa trên một cơ sở khoa học đúng đắn nào đó.

Có thể bác muốn thay đổi, tôi cũng muốn thay đổi, mọi người tiến bộ đều muốn thay đổi để cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng vấn đề không phải là muốn hay không mà là tiếp cận vấn đề bằng cách nào để hiểu rõ nguyên nhân yếu kém, giải quyết vấn đề một cách có khoa học chứ không phải chỉ hô hào suông mà kết quả chẳng đem lại điều gì.Cái bệnh nặng nhất không bao giờ được chữa khỏi chính là bệnh cố tình đánh tráo nguyên nhân gây bệnh!

Nói gần lại, theo bác thì việc thay đổi thói quen đội nón bảo hiểm( được xem là một nét văn hoá GT) có thể thành công được là nhờ đâu? Tại sao bao nhiêu năm hô hào kêu gọi mà đâu vẫn hoàn đấy, chỉ từ sau ngày 15/12/2007 thì mọi việc mới bắt đầu vào nề nếp? Chắc chắn là chẳng phải vì những lời hô hào suông mà người dân tự dưng có ý thức. Chính là họ SỢ bị phạt( mà không đội nón bảo hiểm thì có thể bị phạt bất cứ lúc nào), và chính điều ấy làm họ dần có thói quen, đến giờ thì trở thành một phản xạ tự nhiên không cần phải cố gắng hay gượng ép nữa.

Tôi hy vọng là bác có thể thay đổi chính mình, nhưng những người khác trong xã hội thì không thể giống mình như mình mong muốn, vì thế những lời kêu gọi mà không có biện pháp đúng đắn đi kèm thì trước sau như một nó vẫn là những lời kêu gào vô ích.
Bác nói tuy hơi dài,em phải cố đọc,nhưng mà bác nói đúng.Em hoàn toàn đồng ý với bác.Để có 1 xã hội văn minh,đòi hỏi phải xuất phát từ cái vĩ mô và việc điều hành,duy trì cái vĩ mô đó.
Tuy nhiên,mỗi cá nhân,với nhận thức của mình,ai cũng muốn làm tốt,sống tốt.Chỉ trừ những kẻ có mang gen "thích làm điều xấu" mới luôn nghĩ đến việc làm điều xấu thôi.
Trong bất kỳ xã hội nào,việc một người có khí chất và có khả kính hay không,chính nhờ vào cách hành xử của người đó đối với xung quanh.Theo em,ai cũng muốn mình được kính trọng ngoài xã hội,em cũng thế và bác cũng thế.
Hy vọng rằng,một ngày đẹp trời nào đó,em và bác lái xe gặp nhau ở một chỗ "không phải là ngã ba",em và bác đều có ý nhường nhau,không ai muốn vượt lên giành đường.Thế là cả 2 cùng dừng lại,làm đoàn xe đằng sau bóp còi inh ỏi.
 
Hạng C
13/10/09
670
317
63
Em cũng hay nhường người đi bộ và những xe quay đầu. Nhưng nhiều lúc cũng thấy tội mấy người em nhường, vì em nhường ngta đi thì bỗng đâu 1 ông 2b/ 4b ở làn khác phi vèo tới làm người đi bộ vãi lái.
Em mà đi bộ qua đường ở gần mấy giao lộ thì em toàn đi tới giao lộ để chờ đèn rôì qua, chẳng may bị đụng thì mình vẫn ở thế đúng.