em giống bácMita nói:Em cũng hay nhường người đi bộ và những xe quay đầu. Nhưng nhiều lúc cũng thấy tội mấy người em nhường, vì em nhường ngta đi thì bỗng đâu 1 ông 2b/ 4b ở làn khác phi vèo tới làm người đi bộ vãi lái.
Em mà đi bộ qua đường ở gần mấy giao lộ thì em toàn đi tới giao lộ để chờ đèn rôì qua, chẳng may bị đụng thì mình vẫn ở thế đúng.
NGUYEN T nói:Bác nói tuy hơi dài,em phải cố đọc,nhưng mà bác nói đúng.Em hoàn toàn đồng ý với bác.Để có 1 xã hội văn minh,đòi hỏi phải xuất phát từ cái vĩ mô và việc điều hành,duy trì cái vĩ mô đó.hoangtringuyen nói:Phi_Tran nói:hoangtringuyen nói:"Giấc mơ văn hoá" của một số bác thật cháy bỏng nhưng cũng lắm khôi hài. Làm gì có thứ văn hoá nào xuất phát từ tính tự giác đơn thuần? Tất cả đều là kết quả của một quá trình hình thành thói quen do sự chấp hành luật lệ mà ra. Mà luật không nghiêm thì lấy đâu ra sự tuân thủ một cách nghiêm túc? Con người luôn có xu hướng suy nghĩ hành xử theo cách có lợi nhất cho mình( cái lợi hiểu theo nghĩa tổng thể), ngay cả ở những nước văn minh nhất trên thế giới này cũng đều như thế. Vì vậy, đừng bao giờ mơ mộng viễn vông sự hô hào khẩu hiệu sẽ đem đến kết quả tốt đẹp nào. Phải biết bắt đầu từ đâu, còn nếu không đừng hô hào vì chỉ lãng phí thời gian, công sức.
Cái này người ta gọi là "đổ lỗi cơ chế" nè. Một bệnh trầm kha của các xxx, chỉ tiếc là nó đang thành 1 dịch bệnh lây lan cho toàn xã hội.
Ai cũng biết luật có lỗ hổng gì rồi, thay vì ngồi chửi xxx sao ta không cố gắng thay đổi chính mình để cuộc sống tốt đẹp hơn ?
Mong bác đừng đi lệch đề, từ 1 lời kêu gọi cho văn hoá giao thông đừng để thành 1 thớt kêu gọi thay đổi hay cải cách xã hội. Cuối cùng không thớt nào ra thớt nào cả.
Bác nói tới bệnh thì cũng nên nói đến cách chữa bệnh. Việc kêu gọi, hô hào mọi người hãy có ý thức về văn hoá giao thông cũng giống như việc chữa một loại bệnh nan y mà chỉ cần uống thuốc bổ, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ cho việc chữa bệnh nhưng HOÀN TOÀN không có tác dụng chữa trị gì nếu không có một phương pháp điều trị dựa trên một cơ sở khoa học đúng đắn nào đó.
Có thể bác muốn thay đổi, tôi cũng muốn thay đổi, mọi người tiến bộ đều muốn thay đổi để cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng vấn đề không phải là muốn hay không mà là tiếp cận vấn đề bằng cách nào để hiểu rõ nguyên nhân yếu kém, giải quyết vấn đề một cách có khoa học chứ không phải chỉ hô hào suông mà kết quả chẳng đem lại điều gì.Cái bệnh nặng nhất không bao giờ được chữa khỏi chính là bệnh cố tình đánh tráo nguyên nhân gây bệnh!
Nói gần lại, theo bác thì việc thay đổi thói quen đội nón bảo hiểm( được xem là một nét văn hoá GT) có thể thành công được là nhờ đâu? Tại sao bao nhiêu năm hô hào kêu gọi mà đâu vẫn hoàn đấy, chỉ từ sau ngày 15/12/2007 thì mọi việc mới bắt đầu vào nề nếp? Chắc chắn là chẳng phải vì những lời hô hào suông mà người dân tự dưng có ý thức. Chính là họ SỢ bị phạt( mà không đội nón bảo hiểm thì có thể bị phạt bất cứ lúc nào), và chính điều ấy làm họ dần có thói quen, đến giờ thì trở thành một phản xạ tự nhiên không cần phải cố gắng hay gượng ép nữa.
Tôi hy vọng là bác có thể thay đổi chính mình, nhưng những người khác trong xã hội thì không thể giống mình như mình mong muốn, vì thế những lời kêu gọi mà không có biện pháp đúng đắn đi kèm thì trước sau như một nó vẫn là những lời kêu gào vô ích.
Tuy nhiên,mỗi cá nhân,với nhận thức của mình,ai cũng muốn làm tốt,sống tốt.Chỉ trừ những kẻ có mang gen "thích làm điều xấu" mới luôn nghĩ đến việc làm điều xấu thôi.
Trong bất kỳ xã hội nào,việc một người có khí chất và có khả kính hay không,chính nhờ vào cách hành xử của người đó đối với xung quanh.Theo em,ai cũng muốn mình được kính trọng ngoài xã hội,em cũng thế và bác cũng thế.
Hy vọng rằng,một ngày đẹp trời nào đó,em và bác lái xe gặp nhau ở một chỗ "không phải là ngã ba",em và bác đều có ý nhường nhau,không ai muốn vượt lên giành đường.Thế là cả 2 cùng dừng lại,làm đoàn xe đằng sau bóp còi inh ỏi.
Lâu nay mọi người đều nói "ý thức tham gia GT của dân ta kém" khi nói về nguyên nhân các tai nạn GT hoặc vấn nạn GTĐB. Nói như vậy là không công bằng. Tôi đã đọc trên báo có người viết: "trong mọi xã hội, ý thức hình thành từ quy tắc mà xã hội đề ra. Quy tắc có hiệu lực cao nhất là LUẬT". Nếu so sánh luật GTĐB của VN với các nươc Tây Âu thì còn nhiều điều không có. Luật không cụ thể, chặt chẽ thì người ta vẫn tìm cách để lách. Luật vẫn bị "lệ" chi phối thì không có tác dụng răn đe. Để cải thiện lưu thông và giảm tai nạn thì việc trước hết là hoàn thiện luật GTĐB, đặc biệt phần quy tắc ứng xử. Đây là giải pháp ít tốn kém nhưng hiệu quả và có ý nghĩa cơ bản. Tôi là thành viên mới , đang có ý định nếu chưa có thì mở 1 thớt mới đàm luận về hoàn thiện luật GTĐB. Hy vọng sẽ có bạn đồng hành.
Em đồng ý với bác cauthidekhonggi, đừng có cái gì làm ko được cũng đổ lên đầu người dân, 1 người dân vn bình thường khi qua những nước tiên tiến khi tham gia giao thông tự động sẽ tuân theo luật lệ của nơi đấy thôi, cần gì phải ý thức, trong khi đó người nước ngoài có ý thức cao khi qua VN 1 thời gian cũng sẽ hành xử theo số đông thôi. Vậy ý thức ở đây là cái gì ??? Mặc khác còn rất nhiều điều bất cập về hạ tầng nữa, theo em nghĩ vẫn có thể sửa đổi 1 số việc đơn giản trong điều kiện của VN,ví dụ như nghiên cứu lại các tín hiệu giao thông, thêm những đèn và lane dành riêng cho rẽ trái và phải để không còn bị xung đột giữa các luồng xe ở giao lộ .v.v... Nếu những người quản lý có tâm huyết làm thì chắc chắn sẽ được và tình trạng lộn xộn như hiện nay sẽ đỡ hơn rất nhiều, Lào và Cam nghèo khó hơn mình làm được thì tại sao ta ko thể làm đc ?
Một nếp văn hóa giao thông tốt đẹp bao giờ cũng là sự tổng hợp nỗ lực/ trách nhiệm của các bên liên quan. Cả người đi đường cũng như những viên chức thiết lập và thi hành pháp luật. Người nào việc đó thì chuyện chung mới thành công. Nhưng thói thường thì ai cũng thấy trách nhiệm của người khác mà ít thấy (hoặc lờ đi) trách nhiệm của mình.
Viên chức vô trách nhiệm thì hay đổ tại dân không ý thức, và câu cửa miệng để giải quyết mọi vấn đề xã hội là dân phải (tự giác) nâng cao ý thức! Trách nhiệm của viên chức là phải xử lý được cái vấn đề xã hội đó CỘNG với cái ý thức tự giác của dân hiện ĐANG còn thấp như thế. Chỉ kêu gọi suông mà ý thức của dân TỰ nâng cao được thì chả cái xã hội nào cần đến trí tuệ lãnh đạo và cơ chế quản lý cả!
Vấn đề mang tính hệ thống (sai sót xảy ra ở diện rộng và kéo dài) thì giải pháp CHÍNH cần phải có tính hệ thống, chứ không phải là những hành động cá nhân. Những nỗ lực/ hành động cá nhân chỉ là những giải pháp PHỤ TRỢ. Hoặc nói một cách khác, cơ thế quản lý xã hội phải được các viên chức thường xuyên điều chỉnh theo hướng tác động tích cực lên Ý THỨC và hành vi của dân. Em nhất trí về cách nhìn nhận vấn đề của bác hoangtringuyen. Tuy nhiên cũng rất ủng hộ bác chủ thớt với cái thread này và bản thân em cũng ráng tuân thủ pháp luật một cách "khéo léo".
Viên chức vô trách nhiệm thì hay đổ tại dân không ý thức, và câu cửa miệng để giải quyết mọi vấn đề xã hội là dân phải (tự giác) nâng cao ý thức! Trách nhiệm của viên chức là phải xử lý được cái vấn đề xã hội đó CỘNG với cái ý thức tự giác của dân hiện ĐANG còn thấp như thế. Chỉ kêu gọi suông mà ý thức của dân TỰ nâng cao được thì chả cái xã hội nào cần đến trí tuệ lãnh đạo và cơ chế quản lý cả!
Vấn đề mang tính hệ thống (sai sót xảy ra ở diện rộng và kéo dài) thì giải pháp CHÍNH cần phải có tính hệ thống, chứ không phải là những hành động cá nhân. Những nỗ lực/ hành động cá nhân chỉ là những giải pháp PHỤ TRỢ. Hoặc nói một cách khác, cơ thế quản lý xã hội phải được các viên chức thường xuyên điều chỉnh theo hướng tác động tích cực lên Ý THỨC và hành vi của dân. Em nhất trí về cách nhìn nhận vấn đề của bác hoangtringuyen. Tuy nhiên cũng rất ủng hộ bác chủ thớt với cái thread này và bản thân em cũng ráng tuân thủ pháp luật một cách "khéo léo".
hoangtringuyen nói:Phi_Tran nói:hoangtringuyen nói:"Giấc mơ văn hoá" của một số bác thật cháy bỏng nhưng cũng lắm khôi hài. Làm gì có thứ văn hoá nào xuất phát từ tính tự giác đơn thuần? Tất cả đều là kết quả của một quá trình hình thành thói quen do sự chấp hành luật lệ mà ra. Mà luật không nghiêm thì lấy đâu ra sự tuân thủ một cách nghiêm túc? Con người luôn có xu hướng suy nghĩ hành xử theo cách có lợi nhất cho mình( cái lợi hiểu theo nghĩa tổng thể), ngay cả ở những nước văn minh nhất trên thế giới này cũng đều như thế. Vì vậy, đừng bao giờ mơ mộng viễn vông sự hô hào khẩu hiệu sẽ đem đến kết quả tốt đẹp nào. Phải biết bắt đầu từ đâu, còn nếu không đừng hô hào vì chỉ lãng phí thời gian, công sức.
Cái này người ta gọi là "đổ lỗi cơ chế" nè. Một bệnh trầm kha của các xxx, chỉ tiếc là nó đang thành 1 dịch bệnh lây lan cho toàn xã hội.
Ai cũng biết luật có lỗ hổng gì rồi, thay vì ngồi chửi xxx sao ta không cố gắng thay đổi chính mình để cuộc sống tốt đẹp hơn ?
Mong bác đừng đi lệch đề, từ 1 lời kêu gọi cho văn hoá giao thông đừng để thành 1 thớt kêu gọi thay đổi hay cải cách xã hội. Cuối cùng không thớt nào ra thớt nào cả.
Bác nói tới bệnh thì cũng nên nói đến cách chữa bệnh. Việc kêu gọi, hô hào mọi người hãy có ý thức về văn hoá giao thông cũng giống như việc chữa một loại bệnh nan y mà chỉ cần uống thuốc bổ, nó chỉ có tác dụng hỗ trợ cho việc chữa bệnh nhưng HOÀN TOÀN không có tác dụng chữa trị gì nếu không có một phương pháp điều trị dựa trên một cơ sở khoa học đúng đắn nào đó.
Có thể bác muốn thay đổi, tôi cũng muốn thay đổi, mọi người tiến bộ đều muốn thay đổi để cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng vấn đề không phải là muốn hay không mà là tiếp cận vấn đề bằng cách nào để hiểu rõ nguyên nhân yếu kém, giải quyết vấn đề một cách có khoa học chứ không phải chỉ hô hào suông mà kết quả chẳng đem lại điều gì.Cái bệnh nặng nhất không bao giờ được chữa khỏi chính là bệnh cố tình đánh tráo nguyên nhân gây bệnh!
Nói gần lại, theo bác thì việc thay đổi thói quen đội nón bảo hiểm( được xem là một nét văn hoá GT) có thể thành công được là nhờ đâu? Tại sao bao nhiêu năm hô hào kêu gọi mà đâu vẫn hoàn đấy, chỉ từ sau ngày 15/12/2007 thì mọi việc mới bắt đầu vào nề nếp? Chắc chắn là chẳng phải vì những lời hô hào suông mà người dân tự dưng có ý thức. Chính là họ SỢ bị phạt( mà không đội nón bảo hiểm thì có thể bị phạt bất cứ lúc nào), và chính điều ấy làm họ dần có thói quen, đến giờ thì trở thành một phản xạ tự nhiên không cần phải cố gắng hay gượng ép nữa.
Tôi hy vọng là bác có thể thay đổi chính mình, nhưng những người khác trong xã hội thì không thể giống mình như mình mong muốn, vì thế những lời kêu gọi mà không có biện pháp đúng đắn đi kèm thì trước sau như một nó vẫn là những lời kêu gào vô ích.
Last edited by a moderator:
Tại sao mấy chục năm "hòa bình, xây dựng, phát triển" mà đến tận bây giờ câu cửa miệng của các quan chức vẫn là : "do trình độ dân trí còn thấp". Trong khi báo cáo lại thường nói : "... đã cải thiện, nâng cao một bước, v.v..." . Vậy thì Lỗi từ đâu ??? Trách nhiệm thuộc về AI ???
Last edited by a moderator:
Tình cờ tôi đọc dược ý kiến này: (www1)+
"So sánh luật giao thông của ta và của nước ngoài (cụ thể ở Úc - nơi tôi đã từng học), về cơ bản luật là đúng. Nhiều người có ý kiến rằng việc chấp hành luật là do ý thức người chấp hành giao thông kém (tức là dân). Vậy thì người Việt nam r nước ngoài học tập, công tác có chấp hành luật của nước bạn không? Họ chấp hành khá nghiêm chỉnh và dễ dàng chấp nhận. Vậy thì ý thức chấp hành này cũng không khó sửa với dân. Cái mà chúng ta cần tìm hiểu là tại sao khi ra nước ngoài dân ta lại phải chấp hành nghiêm, mà khi về nước thì đâu lại vào đấy. Đó chính là luật xử phạt". Vậy ý thức của dân ta đâu có kém phải không các bác?
"So sánh luật giao thông của ta và của nước ngoài (cụ thể ở Úc - nơi tôi đã từng học), về cơ bản luật là đúng. Nhiều người có ý kiến rằng việc chấp hành luật là do ý thức người chấp hành giao thông kém (tức là dân). Vậy thì người Việt nam r nước ngoài học tập, công tác có chấp hành luật của nước bạn không? Họ chấp hành khá nghiêm chỉnh và dễ dàng chấp nhận. Vậy thì ý thức chấp hành này cũng không khó sửa với dân. Cái mà chúng ta cần tìm hiểu là tại sao khi ra nước ngoài dân ta lại phải chấp hành nghiêm, mà khi về nước thì đâu lại vào đấy. Đó chính là luật xử phạt". Vậy ý thức của dân ta đâu có kém phải không các bác?
Cá nhân tôi từ khi biết lái xe oto tới giờ luôn nhường đường cho người đi bộ ngay tại các giao lộ (dù họ đôi khi vượt cả đèn đỏ) và các xe 02 bánh qua đường do phụ nữ, người lơn tuổi và trẻ em. Nhiều lần mình dừng lại nhường đường người đi đi bộ thì có nhiều bác phía sau bóp kèn hoặc vượt trái lên làm người đi bộ phải dừng và lùi lại cản đường mình...thật k hiểu nổi văn hóa của các bác tài ấy.Mr Yahoo nói:Em đã có suy nghĩ từ lâu về vấn đề NHƯỜNG ĐƯỜNG CHO NGƯỜI ĐI BỘ nhân bài viết này của VNEXPRESS:
Em muốn mọi người thảo luận xem ở VN chúng ta có thể đi chậm hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ được không, nếu được chúng ta cùng hưởng ứng và kêu gọi người thân cùng tham gia hưởng ứng việc NHƯỜNG ĐƯỜNG CHO NGƯỜI ĐI BỘ nhé
Theo tôi mọi người nên tham gia hưởng ứng việc làm này cũng như "văn hóa lái xe là hạn chế bóp còi"