Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
27/1/09
1.339
11
38
36
tuando nói:
phongicehcmc nói:
em tưởng người ta gọi là extra low voltage đó bác Tuấn
Em bắt đầu thấy bác Mr Fil nói đúng :D
em sorry các bác, em không dám khẳng định đó mà, em sợ kiến thức mình chưa đủ, các bác đừng hiểu nhầm em, tội nghiệp em
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
27/1/09
1.339
11
38
36
tranvietanhtuan nói:
Thiết kế bộ 12V cho từng phòng được mà.
Vấn đề xài chung như vậy sẽ hao hụt 1 phần nuôi cái bộ chuyển đổi ấy vì có dùng hay không vẫn phải chạy.
một trong các phương án cho tương lai, vậy sao không làm riêng cho từng mạch?
 
Hạng B2
28/12/09
472
2.816
93
Tp Hồ Chí Minh
Hiện nay chưa có một chuẩn thực sự cho DC nào, nhưng nếu được thì tại sao lại chon 12V mà không phải là cao hơn.
Nếu được em sẽ chọn mạng 36 hay 48 VDC sẽ cho tính hiệu quả hơn nhiều.
- Vẫn ở ngưỡng ELV.
- Hiệu quả gấp từ 3 đến 4 lần 12 V (giảm tiết diện dây dẫn, giảm dòng làm việc ở cùng một công suất).

Theo em, nếu có thể thì nên xem xét từ khía cạnh ứng dụng.
Hiện, mạng DC tốt nhất là cho các ứng dụng đòi hỏi công suất thấp và làm việc trên nguồn DC là chủ yếu như
chiếu sáng bằng LED,
tiếp theo là cho các hỗ trợ Home automation,
thiết bị giải trí AV và IT,
và năng lượng tái tạo (gió và mặt trời).

mời các bác bóng bàn tiếp
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Nguồn 12,36 hay 48V thật sự là lý tưởng nhưng để thay đổi và ứng dụng vào thiết bị là không hề dễ và rất tốn kém.
Tất cả các thiết bị đa phần dùng điện áp 12V. Nếu chúng ta cấp nguồn lớn hơn thì lại tốn thêm 1 transfomer để điều chỉnh. Và như thế, sự tính toán về hiệu suất tiết giảm chi phí và tiết kiệm năng lượng lại là bài toán ngược về tiêu chí.
Về dây dẫn, nó cũng chẳng được dùng bằng loại thông thường như CVV, CV mà phải dùng loại CVV/DTA, CVV/WA hoặc CXE/DTA.
Do đó, chẳng có bài toán kinh tế nào cho nguồn điện này ngoại trừ những trường hợp đặc biệt và thiết kế riêng chỉ để cho các khu vực công cộng cần nguồn điện khẩn cấp.
 
Hạng B2
28/12/09
472
2.816
93
Tp Hồ Chí Minh
Mr Fil nói:
Nguồn 12,36 hay 48V thật sự là lý tưởng nhưng để thay đổi và ứng dụng vào thiết bị là không hề dễ và rất tốn kém.
Tất cả các thiết bị đa phần dùng điện áp 12V. Nếu chúng ta cấp nguồn lớn hơn thì lại tốn thêm 1 transfomer để điều chỉnh. Và như thế, sự tính toán về hiệu suất tiết giảm chi phí và tiết kiệm năng lượng lại là bài toán ngược về tiêu chí.
Về dây dẫn, nó cũng chẳng được dùng bằng loại thông thường như CVV, CV mà phải dùng loại CVV/DTA, CVV/WA hoặc CXE/DTA.
Do đó, chẳng có bài toán kinh tế nào cho nguồn điện này ngoại trừ những trường hợp đặc biệt và thiết kế riêng chỉ để cho các khu vực công cộng cần nguồn điện khẩn cấp.
thực ra 12 V cũng chẳng phải là một chuẩn, nếu tạo thành một trào lưu thì chắc rằng mức điện áp cao hơn sẽ được chọn với các lợi ích như đã mô tả ở trên.
Hiện chiếu sáng bằng LED với nguồn DC đều sử dụng LED điện áp thấp khoảng 3V là cùng do đó phải sử dụng nguồn dòng. Các đèn đơn giản thì dùng nguồn dòng tuyến tính ví dụ dùng LM317, các loại hiện đại hơn thì dùng các nguồn dòng bằng IC chuyên dùng loại xung cho phép điều điều chỉnh độ sáng theo nguyên lý PWM, điện áp cao hơn cho phép đấu nối tiếp nhiều LED hơn.
Còn dây dẫn thì cho phép dùng cáp điện với cấp điện áp thấp hơn như 80V chẳng hạn, còn loại vật liệu cách điện thì tuy theo nhu cầu về cấp nhiệt độ, có thể chọn từ PVC cho đến các loại vật liệu cao cấp hơn với giá thành hợp lý vì giảm được chiều dày cách điện. Việc sử dụng cáp nhiều lõi, có vỏ bọc hay có thêm chống nhiễu là tùy thuộc vào ứng dụng cụ thể không nhất thiết phải sử dụng các loại cáp CVV/DTA, CVV/WA hoặc CXE/DTA như trong truyền dẫn xoay chiều đa pha.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Em chỉ hiểu đơn giản thế này.
Trong cùng một cấu trúc xây dựng, việc sử dụng đồng thời 2 dòng điện áp đã là khó khăn chứ đừng nói là hai loại điện áp khác biệt về nguyên lý.
Đợn cử, những nhà dùng điện áp 1pha, thì đa phần gia chủ đều có thể sửa chữa vặt. Nhưng nếu đã sử dụng 3 pha thì cũng phải canh chừng về sự hiểu biết.
Việc dùng nguồn DC luôn tạo ra hệ lụy đó là ngược cực tính. Mà nếu hiểu biết trong giới hạn thì dùng nguồn này là bất khả thi, còn nếu hệ thống hư hỏng mà luôn cần đến thợ thì không phải nhà nào cũng có khả năng.
Chỉ đầu tư chỉ hệ thống đèn Emergency/EXIT tại các cầu thang cũng đã chiếm bộn tiền chưa kể phải thay thế bình accu sau 12 tháng. Nhưng khi đưa ra thiết kế và ứng dụng vào mới thấy sự trần ai của nó - mặc dù tòa nhà luôn có gen kỹ thuật và đội ngũ chuyên nghiệp (trong khi luôn hiểu là ứng dụng hệ thống này nó sẽ giúp tiết giảm chi phí 3/4)
Hình chụp minh chứng cho việc phá hoại của cu Tí đây để Bác thấy sự nguy hiểm của nó - trong khi dây dẫn không phải là loại thông thường ( có giáp nhôm bảo vệ)
Hệ thống điện 12V trong nhà??


Hệ thống điện 12V trong nhà??
 
Hạng B2
8/11/11
141
6
0
51
Em lạc đề tí, có bác nào tìm hiểu phong điện ko? ý em là quy mô gia đình thôi. Có lần em cũng mày mò dưng bị bí ở mạch ổn áp.
Nếu làm được sẽ rẻ hơn rất nhiều so với quang điện do thiết bị cũng rẻ hơn mà sửa chữa cũng dễ hơn.
 
Hạng D
7/3/07
2.119
201
63
Nha Trang
www.duandautu.com
năm 2007 em có tổng thầu 1 căn nhà, chủ nhà yêu cầu 2 nguồn 220 và 110, ổ 110 là ổ dẹp, 220 là lỗ tròn. Nội nhiêu đó không là phát điên với cái hệ thống dây rồi, chung riêng tá lả bùng binh.
Cũng may xưa em có chút nghề điện tử nên vẽ lại mạch cho thợ đi theo nên cũng hoàn tất hết.
Nhưng cái nhà đó sau này mà có trục trặc gì về điện không có em chỉ chỗ thì chả ai biết đường đâu mà sửa.
 
Hạng B2
28/12/09
472
2.816
93
Tp Hồ Chí Minh
Việc có nhiều hơn một hệ thống điện trong một công trình luôn làm nhức đầu cả chủ đầu tư và bên thiết kế thi công nhất là kiểu xây lắp dân dụng ở VN. Do vậy khi đưa giải pháp cần phải tính toán kỹ.
Tuy nhiên trong tương lai gần, khi có nhiều nguồn năng lượng nhất là năng lượng tái tạo nhờ gió và ánh nắng mặt trời (chủ yếu phát DC) thì việc nghiên cứu và xem xét hệ thống điện DC trong công trình chắc sẽ được nghiên cứu kỹ cả về mặt tiêu chuẩn thiết bị, tiêu chuẩn lắp đặt và an toàn.
Tất nhiên trong chuyền dẫn thì xoay chiều là giải pháp tốt nhất.
Trong ví dụ của bác fil về vụ cụ Tí thì đây là vấn đề wirng của VN. Không biết cáp bác chụp ở đây là sợi đơn hay 3 pha. Là sợi đơn thì em can vì dùng màn chắn bằng nhôm (hoặc luồn trong ống kim loại) trong trường hợp này là không thích hợp vì sẽ tạo dòng điện tương tác giữa lõi và màn chắn gây nóng cáp.
 
Status
Không mở trả lời sau này.