Hạng D
23/5/12
1.937
77.858
113
Ở Việt Nam xây dựng chỉ đòi quà thôi.
Như bản vẽ xpxd vẽ theo hs tkkt thì éo chịu đâu. Nhà 5-7 tầng phải ép cọc chết mịa, nhưng chỉ vẽ móng băng là đủ gồi. Điện, nước thì chỉ cần cái mb vẽ đúng vị trí công tơ với hướng cấp điện là xong, vẽ dư cũng hổng được.
Có nhầm lẫn sang nhà ở riêng lẻ dưới 7 tầng không đấy ?
Nhà ở riêng lẻ 7 tầng đất xung quanh sân bay mà ép cọc thì cũng nên coi lại trình độ người tính toán .
Ở Vn xây dựng ko đòi chuẩn nhỉ, ai muốn làm gì làm. Tụi NN thì cứ theo code mà làm, thằng nào ko đúng thì xập tiệm.
Muốn mở 1 cty thi công thì phải có 1 đứa là master electrician. Làm xong phải ký chứng nhận thì tụi BH mới chịu chứ ko thôi ko ai bán BH cho.
Trong các thể loại điện, sợ nhất mấy cái máy nuoc nóng, nhiều thợ dép lào ko biết tiếp đất là gì.
Có theo tiêu chuẩn nhé bác .... trừ mấy công trình nhà ở riêng lẻ thì nhà nước không quản lý chi tiết , chỉ quản lý mật độ xây dựng và chiều cao tầng là chủ yếu thôi .
 
MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.090
83.107
113
Có nhầm lẫn sang nhà ở riêng lẻ dưới 7 tầng không đấy ?
Nhà ở riêng lẻ 7 tầng đất xung quanh sân bay mà ép cọc thì cũng nên coi lại trình độ người tính toán .

Có theo tiêu chuẩn nhé bác .... trừ mấy công trình nhà ở riêng lẻ thì nhà nước không quản lý chi tiết , chỉ quản lý mật độ xây dựng và chiều cao tầng là chủ yếu thôi .
e làm cỡ 400 dự án rồi
Chả có ai quan tâm chi tiết ME hết
 
Hạng B2
28/12/09
472
2.781
93
Tp Hồ Chí Minh
Kinh thậy, 20 trang! đọc mãi mới hết mà không biết phải nói như thế nào.
1. Tiếp địa - theo QCVN 12:2014/BXD là bắt buộc đối với hệ thống lắp đặt điện. Tuy nhiên hiện bộ XD đang thiếu lộ trình cũng như các quản lý, cấp giấy phép và kiểm tra cho công trình mới, cải tạo công trình và công trình cũ! Ích lợi thì các NCLer đã bàn và ném đá cả 20 trang này rồi.
2. RCBO hay RCD thì còn tùy vào mạng điện và thiết bị mới dùng có hiệu quả được, 3 mục đích sử dụng chính là chống cháy - nay đa có thiết bị AFDD hiệu quả hơn , bảo vệ tiếp xúc trực tiếp, bảo vệ tiếp xúc gián tiếp), RCBO có các cấp khách nhau (AC, A, B & F) với các đặc tính cắt khác nhau như dòng xoay chiều thuần túy, dòng 1 chiều xung, dòng 1 chiều và phụ thuộc vào đặc tính dòng rò - nhất là dòng rò của nguồn xung hiện nay - phổ tần số cao. Ngoài ra, lựa chọn dòng tác động cũng rất quan trong, dòng cao thì có cũng như không, dòng thấy thì có khi suốt ngày bị trip đặc trưng cho dòng là kiểu G hay S. Món này nên có chuyên môn trong thiết kế, lắp đặt. Tất nhiên trong điều kiện bình thường thì AC hay A là được và hướng tới bảo vệ thiết bị cụ thể.
Hiện mới có tiêu chuẩn liên quan tới tác dụng của dòng điện đi qua người - IEC 60479-1:2018 (Ed. 1.0)- Effects of current on human beings and livestock - Part 1: General aspects, có nhiều tiếp cận mới nêu tại phụ lục H - Một bổ sung quan trọng nhất là Annex H (normative) - Effects of currents passing through the body of livestock.
3. về ổ cắm, phích cắm, hiện đang trăm hoa đua nở. Hệ US hay DIN đều tốt, chắc ăn nhất là hệ BS nhưng quá cồng kềnh nhưng ASEAN lại đang chiếm ưu thế với Brunei, Malaisia, Singapore, Cambodia. Hiện VN đang xây dựng QCVN có liên quan đến ổ cắm, phích cắm, thiết bị đống cắt trong dân dụng.
 
MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.090
83.107
113
Kinh thậy, 20 trang! đọc mãi mới hết mà không biết phải nói như thế nào.
1. Tiếp địa - theo QCVN 12:2014/BXD là bắt buộc đối với hệ thống lắp đặt điện. Tuy nhiên hiện bộ XD đang thiếu lộ trình cũng như các quản lý, cấp giấy phép và kiểm tra cho công trình mới, cải tạo công trình và công trình cũ! Ích lợi thì các NCLer đã bàn và ném đá cả 20 trang này rồi.
2. RCBO hay RCD thì còn tùy vào mạng điện và thiết bị mới dùng có hiệu quả được, 3 mục đích sử dụng chính là chống cháy - nay đa có thiết bị AFDD hiệu quả hơn , bảo vệ tiếp xúc trực tiếp, bảo vệ tiếp xúc gián tiếp), RCBO có các cấp khách nhau (AC, A, B & F) với các đặc tính cắt khác nhau như dòng xoay chiều thuần túy, dòng 1 chiều xung, dòng 1 chiều và phụ thuộc vào đặc tính dòng rò - nhất là dòng rò của nguồn xung hiện nay - phổ tần số cao. Ngoài ra, lựa chọn dòng tác động cũng rất quan trong, dòng cao thì có cũng như không, dòng thấy thì có khi suốt ngày bị trip đặc trưng cho dòng là kiểu G hay S. Món này nên có chuyên môn trong thiết kế, lắp đặt. Tất nhiên trong điều kiện bình thường thì AC hay A là được và hướng tới bảo vệ thiết bị cụ thể.
Hiện mới có tiêu chuẩn liên quan tới tác dụng của dòng điện đi qua người - IEC 60479-1:2018 (Ed. 1.0)- Effects of current on human beings and livestock - Part 1: General aspects, có nhiều tiếp cận mới nêu tại phụ lục H - Một bổ sung quan trọng nhất là Annex H (normative) - Effects of currents passing through the body of livestock.
3. về ổ cắm, phích cắm, hiện đang trăm hoa đua nở. Hệ US hay DIN đều tốt, chắc ăn nhất là hệ BS nhưng quá cồng kềnh nhưng ASEAN lại đang chiếm ưu thế với Brunei, Malaisia, Singapore, Cambodia. Hiện VN đang xây dựng QCVN có liên quan đến ổ cắm, phích cắm, thiết bị đống cắt trong dân dụng.
nhờ anh nói luôn mục 2 thì tcvn có yêu cầu chưa ạ
 
Hạng B2
28/12/09
472
2.781
93
Tp Hồ Chí Minh
nhờ anh nói luôn mục 2 thì tcvn có yêu cầu chưa ạ
tại QCVN 12:2014/BXD thì RCD phải sử dụng cho mạng điện TT và TN-S với mục đích bảo vệ tiếp xúc gián tiếp (2.4.2.2). cũng nhu cụ thể hơn tại 2.6.2.3 - bảo vệ trung tính; và trong các khu vực đặc biệt nêu tại 2.10 nhưng tốt nhất là phải tham khảo các phần cụ thể của IEC 60364-7-../TCVN 7447-7-....
Quy định về sử dụng RCD (chọn RCD) trong 2.3.3., riên mục 2.3.3.4 là Phải sử dụng RCD có dòng làm việc không quá 30 mA làm bảo vệ bổ sung cho thiết bị điện ở những mạch điện có sử dụng dụng cụ cầm tay.
Bảo vệ chống tác động của nhiệt (cháy) 2.5.2.2.
 
Chỉnh sửa cuối:
MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.090
83.107
113
QCVN có đủ hết rồi
mấy anh thầu nào ko muốn làm thì nhớ nói CĐT cho cái chỉ thị bỏ đi nha, làm bùa hộ mệnh
mấy anh CĐT thì nhớ nghiệm thu thiết kế phải có cả 2, tiếp đất và RCBO
 
Tập Lái
31/1/15
11
1.108
78
Mình tò mò VN có quy định/quy chuẩn nào cho loại đầu cắm/ổ cắm không nhỉ ( và quy định thiết bị sx tại vn hay nhập khẩu phải tuân thủ đảm bảo thống nhất, giảm chi phí các loại thiết bị chuyển đổi)? Mình thấy thực tế thì các thiết bị điện có đầu cắm hầm bà lắng không giống nhau, ổ cắm thì tuỳ nhà theo lựa chọn chủ quan, trong khi ở các nước xung quanh, mình thấy họ dùng ổ/đầu cắm khá thống nhất
 
Hạng B2
28/12/09
472
2.781
93
Tp Hồ Chí Minh
Mình tò mò VN có quy định/quy chuẩn nào cho loại đầu cắm/ổ cắm không nhỉ ( và quy định thiết bị sx tại vn hay nhập khẩu phải tuân thủ đảm bảo thống nhất, giảm chi phí các loại thiết bị chuyển đổi)? Mình thấy thực tế thì các thiết bị điện có đầu cắm hầm bà lắng không giống nhau, ổ cắm thì tuỳ nhà theo lựa chọn chủ quan, trong khi ở các nước xung quanh, mình thấy họ dùng ổ/đầu cắm khá thống nhất
Hiện chưa, đang được làm hy vọng sẽ có khoảng 2020 nhưng lộ trình chuyển đổi/thống nhất sẽ rất dài vì hiện đang dùng tá lả, nếu có nó sẽ điều chỉnh lại QCVN 12 của BXD.