Hạng C
21/10/19
562
450
63
42
Singapore LÀ Quốc gia Đông Nam Á là nơi đầu tiên trên thế giới áp dụng loại hình thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông và không cần barie.


View attachment 2757769


Tháng 9/1998, Singapore bắt đầu sử dụng hệ thống thu phí đường bộ điện tử ERP (Electronic Road Pricing) nhằm hạn chế phương tiện lưu thông vào nội đô trong giờ cao điểm. Toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu trị giá khoảng 72,6 triệu USD do nhà nước chi trả.

Hệ thống gồm máy tính trung tâm, cổng ERP và thiết bị thu phí trên xe. Cổng tín hiệu được đặt tại các con đường kết nối với khu vực trung tâm Singapore, hoặc ở dọc các tuyến đường cao tốc và các trục giao thông chính có mật độ giao thông cao. Trên cổng có lắp các radar và camera.

Một thiết bị có tên IU (In-Vehicle Unit) đặt cố định ở góc dưới bên phải của kính chắn gió, thường là trước mặt tài xế (ở Singapore, ôtô có vô-lăng bên phải), là nơi thu phát sóng trên xe. Ở xe máy, IU sẽ được lắp trên tay lái. Trên IU có gắn thẻ của chủ xe và được nạp tiền trước. Mỗi khi xe qua cổng ERP, tiền sẽ tự động được trừ sau vài giây.

View attachment 2757768
Một trạm ERP ở Singapore, với mức phí tính vào khung giờ 12h35-19h55 và là 1 SGD (khoảng 0,7 USD) với xe máy và 2 SGD (khoảng 1,45 USD) với ôtô, vào năm 2019. Ảnh: Vulcan Post

Mỗi thiết bị IU hiện có giá khoảng 113 USD. Mọi ôtô ở Singapore đều phải lắp IU nếu muốn chạy qua những tuyến đường có trạm ERP. Nếu xe không gắn thiết bị mà chạy qua cổng sẽ bị ghi hình và xử phạt 50 USD mỗi lần qua trạm. Nếu sau 28 ngày vẫn không trả tiền phạt, người vi phạm có thể nhận trát hầu tòa.

Mức phí đường bộ được áp dụng phụ thuộc vào mật độ, loại xe, thời gian và địa điểm giao thông, dao động 0,36-2,2 USD.

Tuy nhiên, việc lắp đặt ERP tại các xa lộ lớn cũng không hẳn ưu việt. Nhiều trường hợp chủ phương tiện "lách luật" khi đưa xe vào các đường nhỏ hơn nhằm tránh đi qua cổng ERP. Việc làm này lại gây ra cảnh ách tắc giao thông tại các tuyến đường nhỏ.

View attachment 2757775
Thiết bị IU gắn trên xe dùng để hiện cước, số dư thẻ khi qua trạm ERP.

Trong năm 2020, Singapore bắt đầu kế hoạch nâng cấp lên hệ thống ERP thu phí qua vệ tinh, với thiết bị IU trên xe sẽ được thay bằng OBU (onboard unit). Do ảnh hưởng từ đại dịch Covid dẫn tới cuộc khủng hoảng thiếu chip trên toàn cầu, kế hoạch này bị chậm lại và dự kiến đến giữa 2023 sự chuyển đổi mới có thể bắt đầu.

Hiện nay, có 78 trạm thu phí ERP trên khắp Singapore, chia thành 3 khu vực chính gồm đường huyết mạch, đường cao tốc và tuyến đường nối với khu trung tâm. Mức phí áp dụng thay đổi tùy thuộc vào địa điểm, thời gian và loại phương tiện nhưng thường đắt nhất vào giờ cao điểm.

Sau hơn 20 năm triển khai thu phí không dừng tại Singapore, hệ thống này giúp tạo ra doanh thu, ngăn chặn ùn tắc giao thông và duy trì tốc độ di chuyển tối ưu.

Nếu vào cổng ERP mà thiết bị IU không bật hoặc không đủ tiền, chủ xe sẽ bị ghi hình lại và phạt tiền. Trong vòng 10 ngày, họ sẽ nhận được giấy báo phí bằng phí vào thời điểm qua ERP kèm theo 10 SGD tiền phạt. Tuy nhiên, người dùng cũng có thể thanh toán qua một số cổng để được giảm tiền phạt.

View attachment 2757778
Hệ thống ERP mới của Singapore sử dụng vệ tinh để nhận diện phương tiện, màn hình cảm ứng để hiện chi phí và tình trạng giao thông. Ảnh: MS News.

Hệ thống thu phí ERP được đánh giá là phương pháp hiệu quả giúp quản lý lưu lượng phương tiện tham gia giao thông, đồng thời tiết kiệm nhân lực và chi phí. Với lợi thế về diện tích chiếm dụng ít hơn, cắt giảm toàn bộ nhân viên bán vé và chi phí duy trì thấp hơn, mô hình này đã hoàn toàn thay thế hệ thống thu phí bằng giấy tại đảo quốc sư tử.

Ngay khi áp dụng hệ thống thu phí thủ công qua chương trình Area Licensing Scheme (ALS), lưu lượng xe tham gia giao thông tại Singapore giảm 45%, các vụ va chạm giảm 25%. Sau khi triển khai ERP, lưu lượng xe giảm thêm 15%, giúp tốc độ di chuyển được duy trì tối ưu. Lượng người đi làm sử dụng phương tiện công cộng cũng tăng gần 20%.

ERP cũng mang về doanh thu lớn cho đơn vị vận hành. Theo Quỹ Bảo vệ Môi trường (Environmental Defense Fund), việc triển khai hệ thống ERP tiêu tốn khoảng 200 triệu SGD (khoảng 125 triệu USD). Doanh thu hàng năm từ ERP đạt 80 triệu SGD (khoảng 50 triệu UGD), cao hơn so với chi phí duy trì mỗi năm là 16 triệu SGD (khoảng 10 triệu USD).

View attachment 2757779

Trên thế giới, sau Singapore, Anh là quốc gia thứ hai áp dụng ERP và từ năm 2002. Thành phố Stockholm (Thụy Điển) áp dụng hệ thống thu phí kể từ ngày 1/8/2007, sau 7 tháng thử nghiệm.

Hong Kong từng thử nghiệm ERP trong những năm 1983-1985 với những kết quả tích cực. Tuy nhiên, biện pháp giảm ách tắc này không được áp dụng do bị người dân phản đối.

Trong 2021, chính quyền thành phố Jakarta, Indonesia, đưa ra dự thảo về chính sách thu phí không dừng tại thủ đô. Mục tiêu là áp dụng ERP trên 18 tuyến phố tính đến 2039, với tổng quãng đường 174 km.

Nguồn VnEx, DÂN VIỆT
Hệ thống thu phí không dừng của Singapore tuy " lạc hậu" nhưng ý thức của người dân Singapore " hiện đại" còn ở xứ Việt Nam thì hầu như ngược lại....
 
Hạng D
26/9/18
1.009
2.050
113
Việt Nam nên học tập Singapore trong việc Tổng chi Ngân sách cho Hệ thống Giao thông Đường bộ tính bình quân đầu người Dân
Học vậy lấy đâu ra có ăn vậy anh?
 
Hạng C
18/3/20
970
926
93
39
Hệ thống thu phí không dừng của Singapore tuy " lạc hậu" nhưng ý thức của người dân Singapore " hiện đại" còn ở xứ Việt Nam thì hầu như ngược lại....
Do nhiều yếu tố:
- Nền giáo dục tốt
- Sing diện tích nhỏ , dễ quản lý

Việt Nam:
- Nền giáo dục không đồng đều, nhiều người di cư dưới quê lên thành phố lớn còn chưa biết chữ nữa :confused: ,nhiều người bát nháo kéo theo người có học cũng hơn thua bát nháo theo :D
- Diện tích lớn khó quản hơn.

Nếu cả nước ai cũng có trình độ 12/12 trở lên thì sẽ dễ quản hơn.
 
Học vậy lấy đâu ra có ăn vậy anh?

em thấy Ngân sách của Việt Nam có được là từ việc thu thuế người Dân và Doanh nghiệp.

với mức tổng thu Ngân sách như hiện nay, 1,93USD/ 1 Người/ 1 Ngày, thì Việt Nam nên lấy toàn bộ tổng thu Ngân sách ra để đầu tư cho Hệ thống Giao thông Đường bộ, anh ạ
 
Hạng D
26/9/18
1.009
2.050
113
em thấy Ngân sách của Việt Nam có được là từ việc thu thuế người Dân và Doanh nghiệp.

với mức tổng thu Ngân sách như hiện nay, 1,93USD/ 1 Người/ 1 Ngày, thì Việt Nam nên lấy toàn bộ tổng thu Ngân sách ra để đầu tư cho Hệ thống Giao thông Đường bộ, anh ạ
Em thấy trước tiên đầu tư cho giáo dục, thay đổi chương trình đạo tào, bỏ mấy môn tào lao thay bằng kĩ năng sống, thứ 2 là y tế, thứ 3 là môi trường, thứ 4 là cơ sở hạ tầng giao thông. :rolleyes: :rolleyes: . Vài dòng suy nghĩ cá nhân
 
Hạng D
20/2/12
1.973
2.781
113
Đọc cái tít cứ tưởng lạc hậu thiệt, ai dè, VN cần 50 năm nữa mới theo kịp!
 
  • Haha
Reactions: darkknight69
ice confirmed
Hạng C
21/6/07
565
661
93
Việt Nam mà thu nhỏ lại diện tích và dân số chỉ còn bằng Sài Gòn thì mới hy vọng làm kiểu đó được.