Hạng D
3/12/09
4.125
12.259
113
TYOT nói:
Hồi đó em 6 tuổi đã biết cầm rựa chẻ củi, nhóm lửa, vo gạo và nấu được nồi cơm giúp mẹ. Tuy có khi sống khi khê nhưng còn hơn lũ teen vô dụng ngày nay: to xác mà còn ôm gấu bông, biết xài iPad nhưng không thể tự lo cho bản thân.
Con nít thời đó biết chẻ củi, nhóm lửa, vo gạo, nấu cơm là chuyện thường.

Nhớ những lúc đi mót dăm củi cũng vui: lấy cái thúng ra đống củi hì hục lượm từng miếng dăm, cành nhỏ sót lại sau khi bữa củi. Cái này phơi khô nhúm lửa là bá chấy!
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
Man_of_Cars nói:
corolla95 nói:
quí vị nào còn nhớ dép xốp thái lan kg , 7 màu cầu vòng đó ?
Có 1 loại dép ra sau dép lào gọi là dép Nhựt, dày hơn, êm hơn, soang hơn:D
dép Nhựt cụ nói chắc hàng xịn rồi
chứ Sài-gòn (và Nam VN) pre75 "dép Nhựt" đã tràn lan : dép xốp, quai chữ V xỏ ngón cái & ngón trỏ
con nít chạy chơi đứt dép woài mua quai khác thế vô xài tiếp
hoặc chạy xe đạp thắng bằng chưn cà dép trên mặt đường nó lủng luôn
có chú nghịch phá lấy cả đôi bỏ vô cái thau xong đổ dầu hôi (dầu lửa, dầu hỏa) vô ngâm mấy bữa nó nở bự còn hơn giày bốt-xô GI Mỹ
21.gif

rồi tới 80's mới có dép Lào ...
 
Hạng D
3/12/09
4.125
12.259
113
Thời 80s còn khai thác rừng nhiều nên thợ cưa, bốc vác, bữa củi thuê sống phẻ. Tay thợ cưa gần nhà em ngày nào cũng hì hục săm soi cái máy cưa, suốt ngày cầm dũa tròn mài lưỡi cho nén để hạ gỗ.
Bốc vác củi người nào người nấy lực lưỡng vai u thịt bắp cuồn cuộn như Lý Đức. Theo xe ben củi vào rừng về 1 thời gian chết hết do sốt rét rừng.
Chẻ củi thuê là một nghề nuôi sống cả 1 gia đình. Nhà em có vựa củi có hôm thợ bữa ra gặp nguyên tổ ong mật chảy ròng ròng, trúng mánh:D. Có lúc bữa nhằm mãnh đạn hay miễng bom làm mẻ búa:( làm ông thợ rầu thúi ruột.
 
Hạng D
3/12/09
4.125
12.259
113
Nhà tậu được chiếc Honda Dame, mỗi lần đi đổ nửa xị:D. Rủ thằng bạn đi cua gái, đang ngon trớn thì hết xăng, xuống đẩy bộ mất mịa cơ hội.
Hồi còn SV, có lần cho thằng bạn mượn chiếc Dame này chạy theo gù 1 em SV ngân hàng đi con cub nữ hoàng. Vừa lên song song hỏi chuyện thì .... cà hụp cà hụp, tụ đờn xe không chạy nổi, chỉ chạy từ từ, mỗi lúc tăng ga đuổi theo là cứ cà hụp cà hụp, thằng bạn ghét quá bỏ luôn:D.
 
  • Like
Reactions: phatbinhduong
Hạng C
20/8/12
520
601
93
Quận 2
<h2> Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam năm 1980 (kỳ 3)</h2> Hình ảnh lịch sử Đăng ngày Thứ hai, 22 Tháng 4 2013 22:20

Việt Nam năm 1980. Những ngôi nhà mới được xây dựng trên miền quê bị tàn phá, nụ cười dần dần thay thế cho những đau thương mất mát...
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )


Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Bà Lê Thị Nhiếp, người làng Bình Khánh, tỉnh Bến Tre kể: "Tôi bị dính bom napalm vào 3h chiều ngày 9/4/1964, khi ba chiến đấu cơ Mỹ ném bom xuống làng... Rất nhiều người chết dù không có binh sĩ Giải phóng nào trong làng. Tôi sẽ không bao giờ quên tội ác mà người Mỹ ra với cơ thể tôi. Bây giờ tôi phải chịu đựng đau đớn. Nhưng tôi không phải là ai đó quá quan trọng, đã có hàng nghìn trẻ em phải chịu thảm cảnh như vậy".
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Trong một ngôi làng từng bị hủy diệt, những đứa trẻ của một số gia đình còn sống sót sau cuộc chiến đang chờ đợi những ngôi nhà được xây dựng lại.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Sau cuộc chiến, nhiều người dân làng bị li tán đã trở về miền quê của mình, nơi hứng chịu sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Một tượng đài được dựng lên để tưởng nhớ những người dân vô tội bị giết hại trong chiến tranh.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Trường giáo dưỡng dành cho gái mại dâm ở TP. HCM, nơi các phụ nữ lầm lỡ được quan tâm chăm sóc, chu cấp về vật chất, học nghề và tham gia các hoạt động văn hóa.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Một học viên trong trại giáo dưỡng. Từ năm 1975 - 1990, nạn mại dâm được kiểm soát khá hiệu quả ở Việt Nam. Nhưng sự phát triển của kinh tế thị trường đã khiến hoạt động mại dâm bùng nổ thời kỳ sau đó.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Những đứa trẻ trong trại giáo dưỡng dành cho gái mại dâm, TP HCM.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Một chiếc ô tô chạy trên con đường chất đầy những bó lúa vừa gặt. Người nông dân tận dụng điều này thay cho việc đập lúa.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Trại trẻ mồ côi số 6, TP HCM.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Nhiều đứa trẻ trong trại có cha mẹ đã mất trong cuộc chiến tranh Việt nam.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Trẻ em trong trại trẻ mồ côi số 6, TP HCM.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Xe tăng, máy bay, súng ống... là những đồ chơi ưa thích của trẻ em Việt Nam thời hậu chiến.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Một buổi sáng chủ nhật trong nhà thờ Lớn, Hà Nội.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Một cựu chiến bịnh bị chấn thương cột sống do mảnh bom trong thời gian hoạt động trên Đường mòn Hồ Chí Minh ngồi xe lăn trên con đường mòn của làng A Lưới, Huế.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Các mặt phẳng sạch sẽ, kể cả mặt đường Quốc lộ 1 thường được người dân tận dụng để phơi thóc lúc trời nắng.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Một quán nước phía ngoài Hoàng thành Huế.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Bé gái mặc áo dài ngồi phía ngoài đền thờ của đạo Cao Đài ở Tây Ninh.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Bên trong đền thờ, các tu sĩ Cao Đài tiến hành các buổi lễ 8 tiếng một lần.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Tín đồ đạo Cao Đài mặc một kiểu áo dài màu trắng, chia thành hai bên nam nữ khi hành lễ.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Các tín đồ nam giới.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Bao thuốc lá bên trong đựng dược phẩm trị liệu của học viên trường giáo dưỡng Bình Triệu, nơi tập trung những người nghiện ma túy ở TP HCM.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Một người ăn xin tàn tật trên đường phố của TP HCM.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Cây rừng bị thiêu rụi để người dân làm nương rẫy. Những thân cây khô sau đó sẽ được tận dụng để làm củi.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Người dân làm nông nghiệp trên những khoảng rừng bị đốt trụi.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Giáo sư - bác sĩ Tôn Thất Tùng (1912-1982) bên một bệnh nhi. Ông là một bác sĩ nổi tiếng ở Việt Nam và thế giới trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Bác sĩ Tôn Thất Tùng bên một cựu chiến binh, người đã nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh và biến chứng thành ung thư gan.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Bác sĩ Tôn Thất Tùng cầm hình vẽ lá gan minh họa bệnh tình của bệnh nhân.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Trẻ em trong bảo tàng Chứng tích chiến tranh, TP HCM.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Những thân cây trơ trụi ở Tây Ninh, gần biên giới Campuchia.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )
 
Hạng C
20/8/12
520
601
93
Quận 2
<h2> Bắc Việt 1973: Những nụ cười lóe lên từ chết chóc</h2> Hình ảnh lịch sử Đăng ngày Thứ năm, 05 Tháng 4 2012 09:06

(REDS.VN) Hiệp định Paris được ký kết vào ngày 27/1/1973 đã chấm dứt trên danh nghĩa sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Trong khoảng thời gian này, người dân miền Bắc bắt đầu thực hiện nỗ lực xây dựng lại đất nước sau những đợt ném bom rải thảm của quân đội Mỹ bằng pháo đài bay B52 vào cuối năm 1972…
Có mặt tại miền bắc Việt Nam trong tháng 3/1973, nhiếp ảnh gia Werner Schulze đã ghi lại nhiều hình ảnh quý giá về công cuộc tái dựng miền Bắc. Xuyên suốt các bức ảnh của ông, người xem có thể cảm nhận được tinh thần lạc quan và hi vọng tràn đầy của quân và dân miền Bắc qua những nụ cười rạng rỡ.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Những đứa trẻ tại một trường học ở Nghi Tàm (Hà Nội) tỏ ra rất phấn khích khi được một "ông Tây" chụp ảnh.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Nụ cười tươi rói của một chàng trai trẻ đang thực hiện công việc sửa chữa cầu Long Biên, bắc qua sông Hồng ở Hà Nội. Cây cầu này đã bị hư hại nặng nề sau nhiều đợt không kích của không quân Mỹ.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Một người lính bế đứa con gái nhỏ. Anh được giao nhiệm vụ sửa chữa đoạn đường Quốc lộ 1 tại địa phận Hà Nội.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Một thanh niên xung phong làm nhiệm vụ xây cầu tạm bên một bờ sông ở Đồng Hới, cách vĩ tuyến 17 – ranh giới phân chia miền Nam và miền Bắc Việt Nam không xa.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Các học sinh ở miền Bắc Việt Nam đều đeo khăn quàng đỏ.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Một học sinh nữ trên sân trường.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Những người lính Bắc Việt đang ghép một chiếc cầu phao gần vĩ tuyến 17.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Những người dân dắt xe đạp qua phà ở phía Đông Nam Đồng Hới.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Cũng là một nụ cười trên đất Bắc Việt, nhưng là của một lính Mỹ. Anh là một trong 116 phi công và nhân viên quân sự Mỹ bị bắt sống tại miền Bắc, được trao trả cho Mỹ theo thỏa thuận 12/2/1973.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Các bé gái đang chuẩn bị một bữa ăn trưa đạm bạc bên những gian nhà tạm ở phố Khâm Thiên, dãy phố đã bị không quân mỹ san phẳng vào cuối năm 1972.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Người phụ nữ trẻ và những đứa con trong một căn nhà hiếm hoi không bị phá hủy trong đợt ném bom của Mỹ trên phố Khâm Thiên.
Hình ảnh cực kỳ quý giá về Việt Nam ( 1980 )

Một người công nhân trên công trường sửa chữa cầu Long Biên.
 
Hạng F
14/9/04
9.916
30.266
113
Q3
Mấy bác ở tám đi e đi lựa gạo đây nấu cơm chiều đey, mẹ tổ tòan bông cỏ với sạn mệt quá