Tập Lái
29/8/14
45
23
8
39
Haiphong, Hải Phòng, Vietnam
Chuyện này làm mình nhớ hồi mới chạy xe ô tô, bữa qua ngã tư Điện Biên Phủ và Đinh Bộ Lĩnh đụng phải ông đi xe máy vượt đèn đỏ. Hắn té bị trày chân và bể bửng còn mình thì trầy cản trước. Vậy nhưng lại đòi mình bồi thường và thằng xxx đứng ngay bốt yêu cầu mình xuất trình GPLX rồi đưa luôn cho ông xe máy. Xxx phán ngọt luôn: tự giải quyết đi, khi nào ông ô tô đền xe máy xong thì tự trả giấy tờ. Xong xxx nhảy lên xe moto chạy luôn. DCM nó chứ giờ nhớ lại vẫn tức ói luôn!
Nếu như thằng công an nó cũng đi ô tô may ra nó còn cảm thông với bác nhưng em e là nó cũng chie đĩne máy nên nó ko hiểu ng ngồi trong oto cảm thấy bên ngoài thế nào
 
Tập Lái
1/7/14
16
22
3
Cảm ơn các bác đã chia sẽ bức xúc của em. Khi va chạm xảy ra, em đã thương lượng với bác hai bánh trước khi dân phòng gọi công an giao thông. Theo chủ quan của em, vì em biết không có lỗi nên có giải thích phải trái và đưa vài trăm cho bác xe máy để tự lo thuốc men, vì bác ấy còn tỉnh táo nói chuyện nên em không có suy nghĩ là đưa vào bệnh viện. Thương lượng không thành vì có thể bác 2 bánh chê ít, chứ nếu lúc đó em đưa cho một củ thì chắc câu chuyện đã khác.
Lúc đấy, tất cả người dân ở đấy đều cho rằng em có lỗi, không phân biệt là ai đi đúng sai, và cho rằng em tông 2 bánh chứ không phải thằng 2 bánh nó chạy xe ngu. Rồi thêm người thân chạy ra nữa, thế là trong tình huống thân cô thế cô, em phải nhờ công an can thiệp. Lúc đấy mà không có công an, chắc em cũng đã ăn thua đủ với mấy thằng a dua.
Vài dòng chia sẽ với các bác, trong tình huống như thế, mỗi người sẽ chọn cho mình một cách xử lý sao cho phù hợp với hoàn cảnh lúc ấy. Riêng em rút ra kinh nghiệm cho riêng mình là cứ chuẩn bị hai tờ nữa củ để sẵn trong xe, phòng hờ cho tình huống va chạm với xe máy, hoặc bị thổi bởi XXX. Tính ra nó vẫn còn rẻ chán so với việc tranh cải xem ai đúng sai để rồi gánh thêm phí…………cho dù là mình đi đúng chăng nữa như trường hợp của em. Chúc các bác lái xe an toàn về nhà nhé.

Ah, bác nào có kinh nghiệm chèn up video thì chia sẽ nhé, file video của em tới 12MB, không biết thêm vào bài viết thế nào.
 
Tập Lái
28/6/14
0
10
13
36
tan van
Cảm ơn các bác đã chia sẽ bức xúc của em. Khi va chạm xảy ra, em đã thương lượng với bác hai bánh trước khi dân phòng gọi công an giao thông. Theo chủ quan của em, vì em biết không có lỗi nên có giải thích phải trái và đưa vài trăm cho bác xe máy để tự lo thuốc men, vì bác ấy còn tỉnh táo nói chuyện nên em không có suy nghĩ là đưa vào bệnh viện. Thương lượng không thành vì có thể bác 2 bánh chê ít, chứ nếu lúc đó em đưa cho một củ thì chắc câu chuyện đã khác.
Lúc đấy, tất cả người dân ở đấy đều cho rằng em có lỗi, không phân biệt là ai đi đúng sai, và cho rằng em tông 2 bánh chứ không phải thằng 2 bánh nó chạy xe ngu. Rồi thêm người thân chạy ra nữa, thế là trong tình huống thân cô thế cô, em phải nhờ công an can thiệp. Lúc đấy mà không có công an, chắc em cũng đã ăn thua đủ với mấy thằng a dua.
Vài dòng chia sẽ với các bác, trong tình huống như thế, mỗi người sẽ chọn cho mình một cách xử lý sao cho phù hợp với hoàn cảnh lúc ấy. Riêng em rút ra kinh nghiệm cho riêng mình là cứ chuẩn bị hai tờ nữa củ để sẵn trong xe, phòng hờ cho tình huống va chạm với xe máy, hoặc bị thổi bởi XXX. Tính ra nó vẫn còn rẻ chán so với việc tranh cải xem ai đúng sai để rồi gánh thêm phí…………cho dù là mình đi đúng chăng nữa như trường hợp của em. Chúc các bác lái xe an toàn về nhà nhé.

Ah, bác nào có kinh nghiệm chèn up video thì chia sẽ nhé, file video của em tới 12MB, không biết thêm vào bài viết thế nào.
tất cả bác cứ tùy cơ ứng biến thôi..chứ h ma bác đòi sao nè...thứ nhất nếu bác vào trường hợp la người thân của bác xe máy củng vạy thôi...ko bt đúng hay sai nhưng muc đích bay h là bao vệ người thân mình ..thứ 2 nếu bác gặp phải dân đầu gấu thì mệt nè ..hihi ..nên nói cứ cẩn thận là được ..hi
 
Tập Lái
28/6/14
0
10
13
36
tan van
Ok Long. Cám ơn Long trước nhé!Hehe......
a lam ben gi mà h này chưa ngủ a ...ok e thì con nó thức dạy pha sửa hihi,,,thoi chúc a ngu ngon ranh gé cho em choi nè...số em co gi ranh gọi em cf (0912895239)ma a tên gi a có gi ae giao luu vui ..h thì ngu nè a hihi
 
Hạng D
17/3/05
1.745
8.235
113
52
MFC
Bữa nay coi báo thấy lằng nhằng quá . Hóa ra bị đụng vô cũng phải đền à ?


Bồi thường thiệt hại khi vô ý gây tai nạn giao thông

VOVGT - Xin hỏi, tôi có phải chịu tiền thuốc cho nạn nhân bị tai nạn giao thông không, khi lỗi tai nạn không phải là do tôi gây ra?


Hỏi:
Tuần rồi, đang chạy xe trên đường ở nông thôn, tôi bị 1 cháu bé 9 tuổi mới biết đi xe đạp đâm vào. Hôm đó, tôi chạy xe cũng khá chậm, dù tránh được nhưng bánh xe của cháu bé vẫn vẹt bô xe của tôi. Cháu bé té, bị xây sát nhẹ ở tay, không chảy máu, có thể giơ tay lên xuống bình thường và đầu bị sưng.

Tôi đã dẫn cháu đi bác sĩ và bác sĩ nói cháu chỉ bị ngoài da. Hôm đó, nhiều người dân ở đó cũng làm chứng là lỗi hoàn toàn do cháu bé. Tôi cũng đã chịu tiền khám và mua thuốc, nhưng gia đình bên đó vẫn đòi giữ giấy chứng minh của tôi. Chiều hôm đó, tôi đã điện thoại lại hỏi thăm và hôm sau đi ngang thì thấy bé đã khỏe và chạy xe đạp đi chơi. Hôm nay, tôi điện thoại để xin lại giấy tờ thì gia đình bên đó đòi tôi phải chịu tiền thuốc là 540 ngàn đồng, tiền đi chụp X- quang ở tay.

Theo các anh chị, giờ tôi phải xử trí thế nào? Tôi có phải chịu tiền thuốc đó không khi lỗi tai nạn không phải là do tôi gây ra? Chân thành cảm ơn.

Dũng Nguyễn ([email protected])
boi%20thuong.gif

Ảnh minh họa
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005 (BLDS) về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP ngày 6.3.2006 theo quy định tại Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005, về nguyên tắc chung thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

1.1. Phải có thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BLDS.

1.2. Phải có hành vi trái pháp luật.

Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.

1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.

2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

2.1. Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, cần phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 605 BLDS. Cần phải tôn trọng thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Theo Khoản 1 Điều 609 BLDS 2005 về thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm:

“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.”

Theo đó, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP có hướng dẫn cụ thể thực hiện điều 609 BLDS như sau: Phần I: Về những quy định chung. 4. Chi phí hợp lý

Các khoản chi phí hợp lý quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 609, các điểm b và c khoản 1 Điều 610 và điểm a khoản 1 Điều 611 BLDS là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí.

Mục 2.1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

Theo đó, trong trường hợp của bạn, bạn tham gia giao thông và gây thiệt hại cho người đi đường, mặc dù là lỗi vô ý nhưng bạn phải bồi thường cho người đó. Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Bạn có thể tham khảo quy định trên. Các chi phí này phải có giấy tờ, hóa đơn, chứng từ và cơ sở thực tế để chứng minh. ..


Link
http://vovgiaothong.vn/ong-kinh-giao-thong/boi-thuong-thiet-hai-khi-vo-y-gay-tai-nan-giao-thong/1028
 
Tập Lái
1/7/14
16
22
3
Chao bac Oldman_saigon.
Nghi quyết có đề cập "trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh [BCOLOR=#ff0000]khi có đầy đủ các yếu tố sau đây[/BCOLOR]". Do đó em suy luận là dù lỗi vô ý nhưng phải có hành vi trái pháp luật thì lúc đấy mới phải bồi thường. Trong trường hợp bên gây ra thiệt hại nhưng không vi phạm luật giao thông thì không có lý nào phải bồi thường cho người bị xâm hại được.
Do đó câu trả lời của VOVGT cần xem xét lại vì không có hành vi trái pháp luật khi vô ý gây tai nạn cho người khác.
 
Hạng D
29/1/12
1.930
575
113
Chao bac Oldman_saigon.
Nghi quyết có đề cập "trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh [BCOLOR=#ff0000]khi có đầy đủ các yếu tố sau đây[/BCOLOR]". Do đó em suy luận là dù lỗi vô ý nhưng phải có hành vi trái pháp luật thì lúc đấy mới phải bồi thường. Trong trường hợp bên gây ra thiệt hại nhưng không vi phạm luật giao thông thì không có lý nào phải bồi thường cho người bị xâm hại được.
Do đó câu trả lời của VOVGT cần xem xét lại vì không có hành vi trái pháp luật khi vô ý gây tai nạn cho người khác.
"Vô ý gây tai nạn" có nghĩa là kô cố ý gây tai nạn nhưng vẫn là người gây ra tai nạn. Còn trong trường hợp bác chủ thới đây và câu hỏi mà Dũng Nguyễn (ở bà post của bác oldman_saigon) thì thằng cha chạy xe máy và cháu bé tự gây tai nạn cho mình chứ các bác ấy hoàn toàn không phải là người "vô ý gây tai nạn". Các bác đó thậm chí còn là người bị gây tai nạn và các bên kia (thằng cha chạy xe máy và bố mẹ thằng bé) phải đền bù thiệt hại cho các bác ấy (nếu có).
 
Hạng B2
19/1/14
288
122
43
Chào các bác, em xin góp một ít ngu ý của em. VOVGT thì cũng là người. Biết nhiều quy định nhưng không hiểu rõ Trả lời vớ vẩn.
Theo định nghĩa thì Tai nạn giao thông xảy ra là do loi vô ý của người tham gia giao thông. Vô ý vì không làm chủ tốc độ, vô ý do thiếu quan sát, vô ý do quá tự tin vào bản thân ..... gây ra tai nạn giao thông( ngoại trừ trường hợp có ý gây tai nạn để hại người khác hoặc tự tử). Trường hợp của bác chủ nêu ra, lỗi hoàn toàn thuộc về bé gái, và bác hoàn toàn không phải bồi thường gì hết. Thậm chí GD bé gái phải bồi thường bác nếu bác bị chấn thương.