Hạng D
26/5/12
4.117
123
48
<h2>Phóng sự ảnh số phận con lai sau 1975 </h2>
Một góc khuất thời hậu chiến ở Việt Nam - đó là cuộc sống của những đứa trẻ con lai mẹ Việt, bố Mỹ đã được nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths lột tả chân thực qua những bức ảnh chụp năm 1985.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Trong chiến tranh Việt Nam, nhiều quân nhân, nhân viên phục vụ trong quân đội và các cơ quan, tổ chức của Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã “kết đôi” với phụ nữ địa phương và sinh ra những em bé con lai Việt – Mỹ. Hầu hết những đứa trẻ đó đã lớn lên trong hoàn cảnh không có cha khi người Mỹ rút khỏi Việt Nam…
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó


Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Tuyết Mai là cô con gái 13 tuổi của bà Nguyễn Thị Ba. Em sinh ra ở Nha Trang, nhưng hiện sống ở Vũng Tàu cùng gia đình. Cùng đứa em gái tên là Anh mới 5 tuổi, Mai đi bán đậu phộng trên bãi biển cho du khách. Khu vực em bán hàng là nơi tập trung du khách Nga và Đông Âu, và dung mạo “lai Tây” giúp em thu hút sự chú ý hơn. Mai không biết gì về cha mình.
Sau khi bức ảnh này được đăng trên tạp chí Life năm 1985, nhiều cựu binh Mỹ, và cả vợ của một số cựu binh, đã yêu cầu công bố danh tính của cô bé. Một người đã thu xếp để đưa Mai sang Mỹ, dù tuyên bố về việc ông là cha đẻ của Mai bị nghi ngờ.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hai em Nguyễn Thị Xuân Trang và Nguyễn Anh Tuấn là con của bà Nguyễn Thị Hợp và ông Robert Z. Lewis, người đến từ Nam Carolina, từng phục vụ trong đơn vị không quân Mỹ đóng tại Cần Thơ. Bà Hợp đã sống cùng tình nhân trong vài năm, dù biết rằng ông đã có vợ và hai con bên Mỹ. Robert đã không liên lạc lại, dù từng hứa hẹn đưa bà sang Mỹ sinh sống. Hiện tại (1985), bà Hợp và hai con sống tại TP HCM tại một căn nhà tạm bợ.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Cu Tèo sống với bố mẹ nuôi của mình là ông Trần Văn Bảo và bà Trần Thị Hằng trên mảnh đất nhỏ cách phía Bắc của Bến Tre khoảng 10 km. Em đã bỏ học để làm ruộng như mọi người nông dân khác trong vùng vì thường bị bạn bè trong lớp trêu chọc về nguồn gốc con lai của mình. Cu Tèo bị mẹ bỏ rơi trong một khu rừng khi di tản khỏi Kontum trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975, khi đó em mới 5 tuổi.
Sau chiến tranh, một số người đã ngỏ ý muốn “mua” cậu bé Việt lai Mỹ này, nhưng đều đã bị từ chối. Khi gặp phóng viên, Cu Tèo đã bỏ chạy, và chỉ bình tĩnh lại khi biết rằng người đàn ông lạ mặt đến đây không phải để bắt mình đi.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Em Lê Thị Liên sống với mẹ nuôi của mình là bà Trần Thị Sinh trong một cửa hàng văn phòng phẩm ở Chợ Lớn sau khi mẹ đẻ qua đời khi mới 3 tháng tuổi. Cha của Liên là một kĩ sư Mỹ làm việc ở Sài Gòn rồi về nước năm 1970. Khi nghe tin mẹ Liên mất, ông đã hỗ trợ tài chính để nuôi Liên. Nhưng sau đó ít lâu, bà Sinh đã nhận được một bức thư từ vợ của người kĩ sư Mỹ, viết rằng: “Đừng bao giờ cố gắng để liên lạc với chồng tôi nữa”.
Giờ đây, tất cả những gì còn sót lại về cha mẹ Liên là một bức ảnh cũ chụp hai người. Hiện Liên học ở ngôi trường đối diện với cửa hàng của mình. Em tỏ ra có năng khiếu ở môn điền kinh, thể dục dụng cụ và đã giành giải nhất nội dung chạy cự li ngắn trong một cuộc thi.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Lê Thị Út, 13 tuổi, là con gái của bà Lê Thị Mai với một lính Mỹ da đen. Ngoài Út, bà Mai còn có nhiều đứa con khác với một người đàn ông Việt Nam. Lê Thị Út hiện theo học ở trường tiểu học mang tên Vĩnh Phú ở tỉnh Bến Tre, nơi em được làm lớp trưởng. Em biết rất ít về người cha của mình – người không có tên trong hồ sơ nhập học – ngoại trừ việc ông đóng quân ở Bến Tre thời gian chiến tranh. Út quả quyết rằng mình muốn được ở lại Việt Nam, thay vì lựa chọn sang Mỹ như nhiều trường hợp con lai khác.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Loan Anh, một cô bé có cha là người Mỹ ở bên mẹ là bà Hồ Thị Thu. Dù bây hiện tại sống ở Bến Tre, nhưng Loan Anh được sinh ra ở Đà Lạt, nơi mẹ em làm giáo viên thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Hiện giờ bà Thu làm nghề thợ may, và bà đã dạy nghề này cho con gái mình. Ngoài việc học nghề, Loan Anh đang bận rộn học tiếng Anh để chờ cơ hội sang Mỹ sinh sống.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Vương Thị Mỹ Linh và mẹ cô bé là bà Vương Thị Mai Phương, người từng làm nhân viên trong câu lạc bộ của USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ) trên đường Trần Quý Cáp ở Sài Gòn. Cha của Mỹ Linh là Robert C. Turner, một cựu nhân viên Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Ông đã rời khỏi Việt Nam năm 1973.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Vuong Tu Than (?) là con trai của bà Vương Thị Phụng Mai, trước kia làm thư ký trong văn phòng của Công ty Kỹ sư Thái Bình Dương ở Sài Gòn. Cha của em là Jerry E. Martin, đến từ thành phố Dallas, Texas, đã rời khỏi Việt Nam vào năm 1973. Bà Mai sống cùng con trai trong căn nhà do ông nội - một người giỏi tiếng Pháp và từng làm việc trong thư viện Đại sứ quán Pháp thời kỳ chiến tranh - để lại ở trung tâm TP HCM.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: VAF 70
Hạng D
26/5/12
4.117
123
48
<h2>Xem lại các bức ảnh đoạn giải Pulitzer về cuộc chiến tại VN</h2>Trong các năm 1965 - 1974, chủ đề chiến tranh Việt Nam đã "thống trị" các giải thưởng nhiếp ảnh Pulitzer danh giá.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó


Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Bức ảnh đoạt giải thưởng Pulitzer đầu tiên về chiến tranh Việt Nam là tác phẩm của nhiếp ảnh gia huyền thoại Horst Faas, phóng viên ảnh của hãng thông tấn AP (Associated Press). Bức ảnh chụp ngày 19/3/1964, ghi lại cảnh một người dân Việt Nam ôm xác con trong khi toán lính biệt kích của quân đội Sài Gòn nhìn xuống từ xe thiết giáp. Đứa trẻ đã bị chết khi quân Sài Gòn truy đuổi du kích Giải phóng trong một ngôi làng gần biên giới Campuchia. Bức ảnh đã đoạt giải Pulitzer năm 1965.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Năm 1966, đề tài chiến tranh Việt Nam tiếp tục giành giải thưởng danh giá của Pulitzer. Đó là bức ảnh của phóng viên Kyoichi Sawada, hãng thông tấn UPI (United Press International) ghi lại cảnh một bà mẹ Việt Nam cùng 4 đứa con lội qua một dòng sông ở Bình Định để chạy trốn khỏi những cuộc không kích từ máy bay Mỹ. Bức ảnh được chụp trong năm 1965.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Từ năm 1968, giải thưởng nhiếp ảnh Pulitzer được chia thành hai hạng mục: Ảnh vấn đề sự kiện (Feature Photography) và Ảnh tin tức (Spot News Photography). Ở hạng mục Ảnh vấn đề sự kiện của năm đó, phóng viên Toshio Sakai của hãng thông tấn UPI đã giành được giải thưởng với bức ảnh có tên “Mơ về một thời kỳ tốt đẹp hơn” (Dreams of Better Times), ghi lại cảnh những người lính Mỹ nghỉ ngơi dưới cơn mưa nặng hạt ở Việt Nam.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Năm 1969, phóng viên ảnh nổi tiếng Edward T. Adams (Eddies Adams) của hãng thông tấn AP giành giải thưởng Pulitzer cho hạng mục Ảnh tin tức với bức ảnh “Vụ hành quyết Sài Gòn” (Saigon Execution), ghi lại cảnh Giám đốc cảnh sát VNCH Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu chiến sĩ Việt Cộng Nguyễn Văn Lém trên đường phố Sài Gòn vào ngày 1/2/1968, khoảng thời gian đầu của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Năm 1972, phóng viên David Hume Kennerly của hãng thông tấn UPI giảnh giải thưởng Pulitzer của hạng mục Ảnh vấn đề sự kiện với loạt ảnh về các điểm nóng xung đột trên thế giới năm 1971, trong đó có cuộc chiến tranh Việt Nam.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Năm1973, phóng viên ảnh Huỳnh Công Út (Nick Út) của hãng thông tấn AP giành giải thưởng của hạng mục Ảnh tin tức với bức ảnh “Sự khủng khiếp của chiến tranh” (The Terror of War), ghi lại cảnh cô bé 9 tuổi Kim Phúc bỏ chạy trong hoảng loạn vì bỏng bom napalm trong một cuộc không kích sai địa chỉ của không quân Mỹ tại Trảng Bàng, Tây Ninh, ngày 8/6/1972. Bức ảnh này đã đi vào lịch sử với cái tên “Em bé Napalm”.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Năm 1974, phóng viên ảnh Slava Veder của AP giành giải Pulitzer của hạng mục Ảnh vấn đề sự kiện cho bức ảnh “Niềm vui vỡ òa” (Burst of Joy). Bức ảnh được chụp tại căn cứ không quân Travis (California, Mỹ) ngày 17/3/1973, ghi lại cảnh tù binh chiến tranh, Trung úy Robert L.Stim được gia đình chào đón khi trở về từ Việt Nam, ngày 17/3/1973.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: VAF 70
Hạng D
26/5/12
4.117
123
48
<h2>Chùm ảnh cuộc đấu của đạo quân mẽo và chiến sị Việt cộng </h2>
Một cựu binh Mỹ đã gây sốc khi công bố loạt ảnh kinh hoàng về chiến tranh Việt Nam, ghi lại cảnh lính Mỹ dùng hỏa lực hạng nặng thiêu rụi một vùng đồi núi chỉ để tiêu diệt một chiến sĩ bắn tỉa Việt Cộng.

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó


Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Cựu binh Mỹ James Speed Hensinger đã chụp được những hình ảnh này vào ban đêm trong một trận càn quét du kích Việt Nam ẩn nấp trên một quả núi. Các bức ảnh cho thấy quân Mỹ đang nã đạn về phía những ngọn núi ở Phú Tài, gần thành phố biển Đà Nẵng.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

“Chúng tôi đã rất tức giận khi một lính bắn tỉa Bắc Việt bắn từ các ngọn núi ở phía trên chúng tôi trong vài đêm liền… Chúng tôi đã quyết định dùng vũ khí hạng nặng để đáp trả lại vào lần bị bắn tỉa tới”, cựu binh Hensinger nhớ lại.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Đêm hôm sau, ông Hessinger lắp máy ảnh Nikon FTN của mình để có thể bắt được cảnh đọ súng. Khi người lính Bắc Việt bắt đầu bắn, quân Mỹ dùng hỏa lực mạnh đáp trả. Trong ảnh, pháo sáng của quân Mỹ làm rực sáng những quả núi, nơi quân du kích ẩn nấp.



Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Ông cho biết, lính Mỹ đã sử dụng pháo phòng không tự hành M42 được trang bị các khẩu đại bác Bofors cỡ nòng 40mm và súng máy để “mở hỏa ngục” dồn quân du kích Việt Nam ẩn náu trên các ngọn núi bên trên doanh trại của họ vào “biển lửa”. Lính Mỹ còn sử dụng cả súng máy M60 được đặt trên các tháp canh của doanh trại để bắn về phía các ngọn núi.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Tuy nhiên James Speed Hensinger cho biết chính ông cũng thấy bất ngờ vì mục tiêu cuối cùng của cuộc nã súng này, bởi nó chỉ nhằm tiêu diệt một chiến sĩ bắn tỉa của quân đội Bắc Việt Nam đang kiên cường chiến đấu ở đây.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Ông Hensinger kể lại: “Chúng tôi đi tuần tra suốt ngày và tìm thấy dấu tích máu trong một buổi sáng. Nhưng chúng tôi không bao giờ tìm thấy anh ta“.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Trong ảnh, các khẩu pháo Bofors cỡ nòng 40mm và súng máy từ xe M42 bắn đốt cháy quả núi, còn các tia màu đỏ chằng chịt là của súng máy M60 trên các tháp canh của doanh trại quân Mỹ. Trong đêm kinh hoàng này, do không biết chính xác nơi ẩn nấp của người lính bắn tỉa Việt Nam, quân Mỹ đã “hỏa thiêu“ toàn bộ vùng đồi núi.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

James Speed Hensinger cho biết thêm, thời điểm chụp các bức ảnh là vào tháng 4/1970 khi đó ông mới 22 tuổi, là một lính nhảy dù thuộc Lữ đoàn 173. Ông đã giữ kín các bức ảnh trong suốt hơn 40 năm và đến giờ mới quyết định công bố. Trong ảnh là chân dung tụ chụp của ông khi ở Việt Nam.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Ngoài ra, trong thời gian tham chiến ở Việt Nam, ông Hensinger cũng ghi lại được những hình ảnh đẹp của làng quê Việt Nam.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó


 
Last edited by a moderator:
Hạng D
26/5/12
4.117
123
48
Hồi ký bằng ảnh của Lính Mỹ tham chiến tại VN
Trong khoảng thời gian ở Việt Nam, Steve đã chụp nhiều bức ảnh về các căn cứ quân sự, cũng như phong cảnh, kiến trúc và đời sống của người dân khu vực Huế và Đà Nẵng. Từ năm 2008, ông bắt đầu scan các bức ảnh và đăng tải trên trang Flickr cá nhân của mình. Mỗi bức ảnh được ông chú thích chi tiết về nội dung.
Khi xem lại những khung hình chân thực và đầy ắp thông tin của Steve Brown, hẳn nhiều người Việt Nam sẽ không khỏi ngỡ ngàng và nhớ về một giai đoạn lịch sử đầy biến động của đất nước.
Dưới đây là những bức ảnh do Steve Brown thực hiện năm 1967.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Đây là tôi, một anh lính. Lúc này tôi đang phục vụ ở sân bay Phú Bài (Huế). Tôi đã ở đây khoảng nửa năm trong quãng thời gian thực hiện nhiệm vụ ở Việt Nam. Đố bạn biết ai đã chụp bức ảnh này? Hãy xem bức ảnh tiếp theo, và bạn sẽ rõ.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Đây chính là anh chàng nhiếp ảnh gia của tôi, một cậu bé thú vị. Cậu bé đã chụp tôi, và sau đó thì tôi chụp lại cậu ta. Lúc này chúng tôi đang ở một phòng khám y tế của Thủy Quân Lục Chiến ở nhà của trưởng thôn Thuỷ Phú, cách thành phố Huế khoảng 12 dặm về phía Nam.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Đây là đại bản doanh của Tiểu đoàn Truyền tin số 37 tại Đà Nẵng, nơi làm việc đầu tiên của tôi trong quân đội Mỹ tại Việt Nam vào năm 1967. Tiều đoàn này đóng quân gấn căn cứ không quân Đà Nẵng. Phía bên trái bức ảnh, bạn có thể thấy 2 trong số các ăng-ten thu phát sóng lớn của chúng tôi. Toà nhà ở giữa là công trình đầu tiên mà mọi người nhìn thấy khi đến doanh trại của chúng tôi.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Còn đây là trạm thu phát tín hiệu trong căn cứ của tôi. Tại đây, chúng tôi tiến hành những công việc rất phức tạp liên quan đến thông tin liên lạc đường dài, kết nối các căn cứ khác nhau ở miền Nam Việt Nam. Hệ thống này được thiết kế bởi các kỹ sư thông tin đến từ Alexandria, Virginia.
Bên cạnh tòa nhà chứa các trang thiết bị quan trọng, được gọi là nhà EE này, còn có cả một kho nhiên liệu và một máy phát điện rất lớn để duy trì hoạt động tiêu tốn rất nhiều năng lượng của nó. Chúng tôi đã thua trong cuộc chiến không phải vì công nghệ kém.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Trong nửa đầu năm 1967, tôi đã đóng quân tại căn cứ chính của Mỹ tại Đà Nẵng. Vào đêm 27/2, quân giải phóng đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa để tấn công vào căn cứ không quân tại đây. Không mất nhiều thời gian để nhảy ra khỏi giường khi qua tên lửa đầu tiên rơi xuống. Một quả tên lửa đã phá hủy doanh trại trong bức ảnh. Những binh sĩ trong đã thoát nạn nhờ trú ẩn kịp thời.
May mắn là tổng đài điện thoại quan trọng ở liền kề đã không hứng chiu bất kỳ thiệt hại. Theo các báo cáo chính thức, ít nhất 10 binh sĩ thuộc các đơn vị khác nhau đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Trong số đó có một lính thủy quân lục chiến mà tôi quen, anh A. J. Turner, người từng thực hiện nhiệm vụ liên lạc hàng hải trong đơn vị của tôi.
Sau vụ tấn công này, Đà Nẵng hứng chịu thêm hai vụ tương tự trong năm 1967. Tôi là nhân chứng của cả 3 vụ tấn công, mặc dù trong vụ xảy ra ngày 15/7 là từ một địa điểm an toàn trên sườn núi. Trong hai vụ kia, tôi đã đối mặt với những tiếng nổ rất lớn, kéo dài khoảng 20 phút. Trong bóng đêm, có thể nhìn thấy làn sóng lửa lan tỏa như hòn đá ném lên mặt nước. Đó là cảnh tượng không giống với bất kỳ điều gì khác tôi từng chứng kiến trong đời.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một cánh cổng mang phong cách kiến trúc Á Đông ở Đà Nẵng. Cảnh cổng đáng yêu này nằm trên bán đảo giữa sông Hàn và biển Đông (Sơn Trà). Có rất nhiều cơ sở quân sự trên bán đảo. Bức ảnh này được tôi chụp trên đường về căn cứ trên núi Khỉ, nơi tôi đóng quân trong 6 tuần.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Bãi biển Đà Nẵng, lúc đó rất nổi tiếng với cái tên “China Beach”. Những bãi cát ở đây trắng mịn như đường kính. Núi Khỉ ở phía xa.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Tôi chụp bức ảnh này trên sông Đà Nẵng từ một tàu đổ bộ của Hải quân Mỹ, khi chúng tôi di chuyển từ Đà Nẵng đến Phú Bài, gần Huế. Núi Khỉ nằm bên bờ sông, nếu nhìn kỹ bạn có thể thấy hai chảo ăng-ten lớn của căn cứ thông tin liên lạc trên núi. Đó chính là nơi tôi đóng quân trong 6 tuần.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Đây là đại bản doanh của Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 3 tại căn cứ lớn ở Phú Bài, cách thành phố Huế khoảng 9 dặm về phía Nam. Trong nửa sau của năm 1967, tôi phục vụ trong căn cứ thông tin liên lạc nằm liền kề với sư đoàn này.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Con “ong biển” ngộ nghĩnh này là vật trang trí trên tòa nhà trụ sở chính của lực lượng Seabeas (Công binh hải quân Mỹ) , trực thuộc Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 3.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Nhà ga của sân bay Phú Bài (Huế), nằm trên đường tới đơn vị của tôi. Sân bay này ngày nay đã trở thành một sân bay quốc tế hiện đại của miền Trung Việt Nam.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Tôi chụp bức ảnh này trên một chuyến bay vận chuyển hàng hóa của Không quân Mỹ từ Phú Bài đến Đà Nẵng. Tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng (ở hầm hàng). Khi cánh cửa đuôi máy bay mở ra trong một thời gian ngắn, tôi không bỏ lỡ cơ hội để chụp một bức ảnh từ trên cao. Tôi cảm thấy thật may mắn, vì chỉ 30 giây sau cảnh cửa đã đóng lại.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Ngôi chùa Phật giáo được trang trí công phu này nằm trên Quốc lộ 1, cách căn cứ của chúng tôi 3 dặp về phía Nam. Tôi chụp bức ảnh khi đang ngồi trên một chiếc xe jeep.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Đây là một nhà thờ nhỏ ở vùng nông thôn, cách căn cứ quân sự Phú Bài vài dặm về phía Nam. Tôi phục vụ tại Phú Bài trong khoảng 6 tháng.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Những người phụ nữ Việt Nam đang giặt đồ bên một bến sông ở Thủy Phú, một ngôi làng nhỏ nằm dọc theo đường Quốc lộ 1, cách thành phố Huế khoảng 12 dặm về phía Nam. Ảnh chụp cuối năm 1967.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Những người phụ nữ Việt Nam đang trở về nhà từ khu chợ trong làng Thủy Phú.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một người mẹ (hay chị?) mẹ và em bé có cái mũ khá sành điệu. Tôi chụp bức ảnh này trong một phòng khám y tế do lực lượng hải quân Mỹ mở ra trong một ngôi làng gần căn cứ quân sự Phú Bài. Những người dân sở tại vốn thiếu thốn sự chăm sóc y tế đã ủng hộ nhiệt tình cho sự ra mắt của phòng khám này.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Vị dược sĩ này đang pha chế một bài thuốc từ các loại thảo mộc theo những công thức của riêng mình tại một thôn nhỏ ở phía Nam của Huế.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Người nông dân chở những bó rơm bằng chiếc thuyền nhỏ ở vùng nông thôn của Huế. Tôi chụp bức ảnh này từ một chiếc xe jeep, khi chúng tôi đi trên Quốc lộ 1.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Bức ảnh này cũng được chụp từ trên xe jeep tại Quốc lộ 1. Khu vực này trong giống như một hồ nước, nhưng kỳ thực thì nó là những cánh đồng lúa bị ngập nước trong mùa mưa.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Sông Hương, con sông nổi tiếng của Huế. Tôi đang ngồi trên một con tàu chở quân loại nhỏ của hải quân Mỹ khi tôi chụp bức ảnh này. Chúng tôi đã mất một đêm để đi từ vùng vịnh Đà Nẵng đến cửa sông. Trong ánh bình minh, con tàu đi đi thêm vài dặm nữa để đến thành phố Huế. Trên chặng đường này, chúng tôi đã bắt gặp một cặp đôi thú vị: hai con thuyền của người Việt bám sát nhau.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một đền thờ nhỏ nằm bên bờ sông Hương, được chụp từ con tàu của hải quân Mỹ. Ngay phía trước ngôi đền, những đứa trẻ đang vẫy tay chào chúng tôi.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Khung cảnh thơ mộng của một khu dân cư nằm bên bờ sông Hương, thuộc vùng ngoại ô của thành phố Huế.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Có rất nhiều thứ để ngắm nhìn trên dòng sông Hương của Huế. Hãy nhìn kỹ, bạn sẽ thấy một cậu bé đang bơi về phía con tàu của chúng tôi. Cậu ta sẽ xin kẹo, và chúng tôi thì luôn có sẵn kẹo cho những tình huống như thế này.
[h4] [/h4]Dưới đây là những khung cảnh đời thường ở Huế do viên sĩ quan thông tin Steve Brown ghi lại cuối năm 1967, ít lâu trước khi thành phố này trở thành tâm điểm của cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Với những ngôi nhà và thuyền bè đậu san sát, bức ảnh này đã thể hiện được không khí nhộn nhịp, đông đúc của bờ sông Hương tại thành phố Huế một cách hoàn hảo.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một đường phố ở Huế, được tôi chụp từ thùng chiếc xe tải loại nửa tấn của quân đội Mỹ khi chiếc xe chạy qua Huế, thành phố từng là thủ phủ xinh đẹp của xứ sở Đông Dương. Có thể cảm nhận được hơi thở bình yên của cuộc sống hàng ngày ở nơi đây, mặc dù các cuộc chiến đang diễn ra ác liệt ở nhiều khu vực xung quanh. Thật không may, chỉ 3 tháng sau khi tôi chụp những bức ảnh ở Huế, thành phố này đã trở thành tâm điểm của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Những người dân đạp xe ở Huế. Tôi chụp bức ảnh này tại một đường phố yên tĩnh, ngay trước một văn phòng du lịch của Huế. Huế đã có một văn phòng du lịch, ngay cả trong thời kỳ chiến tranh, ít nhất là trước tháng 2/1968, thời điểm xảy ra biến cố Tết Mậu Thân. Ở phía xa là tháp chuông của một nhà thờ Công giáo hoành tráng, được khánh thành vào năm 1962, theo tôi được biết.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Đây là những người làm vườn Việt Nam tại thành phố Huế. Họ rất tự hào về công việc mà mình làm.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một tòa biệt thự trong khu nhà vườn phong cách Huế. Tôi chụp bức ảnh này từ phía sau xe tải của quân đội trong một chuyến đi công vụ tại Huế. Bức ảnh được chụp 4 tháng trước khi xảy ra cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, và tôi thường tự hỏi không biết ngôi nhà này có bị hư hỏng vì các cuộc chiến đấu trong thành phố hay không.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Cổng Hiền Nhơn là một trong những cửa ô đẹp dẫn vào Hoàng thành ở Huế. Công trình này đã bị hư hại trong cuộc chiến Tết Mậu Thân, nhưng sau đó đã được khôi phục. Bức ảnh được chụp trong một chuyến tham quan khu vực Hoàng thành.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Nội thất phía trong Cung Diên Thọ, là cung điện của Hoàng thái hậu triều Nguyễn. Đây là một trong những cung điện lịch sử đẹp nằm trong Hoàng thành Huế.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Điện Phụng Tiên là một ngôi điện cổ nằm ở phía trước cung Diên Thọ. Bóng người đội mũ ở góc phía dưới, bên phải bức ảnh là hướng dẫn viên du lịch của chúng tôi.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Điện Thái Hòa ở Huế là nơi hoàng đế đón tiếp các chức sắc khi ngồi trên ngai vàng của mình. Nơi tôi đang đứng là sân Đại triều, nơi các quan lại đứng xếp hàng khi yết kiến nhà vua.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Các vị vua nhà Nguyễn cai trị đất nước từ ngai vàng trong điện Thái Hoà.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Cái ao yên tĩnh này là một trong hai ao nằm giữa Ngọ Môn và điện Thái Hoà trong khu vực đại nội của Hoàng thành Huế. Bức ảnh được tôi chụp từ phía trên của Ngọ Môn.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hai nữ họa sĩ ở Đại Nội. Đây là bức ảnh yêu thích của tôi từ khi phục vụ tại Việt Nam năm 1967. Có một trường nghệ thuật trong di tích lịch sử Hoàng thành tại Huế, và hai cô gái này đang vẽ ở phía trước của Ngọ Môn. Tôi không nhớ là mình đã chụp bức ảnh này một cách vu vơ, hay là do tư thế gợi cảm của cuả cô gái.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Nhà thờ xinh đẹp này nằm ở phía nam của sông Hương.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Nguyệt là một phụ nữ trẻ đáng yêu, làm quản lý một cửa hàng quà tặng tại căn cứ quân sự của chúng tôi tại Phú Bài, gần Huế. Cô là hình mẫu điển hình cho những người phụ nữ xinh đẹp mà bạn có thể bắt gặp ở Huế. Chồng cô phục vụ trong Không lực VNCH.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Khi chiếc xe jeep của chúng tôi dừng lại, cậu bé này chạy đến và tạo dáng như thể rất muốn được chụp hình, và tôi đã đáp ứng nguyện vọng của cậu.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một nhà thờ Công giáo lớn ở phía nam của Huế (nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế), được mở cửa vào năm 1962. Tôi chụp bức ảnh này trong quá trình thi hành công vụ quân đội trong năm 1967.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Những góc nhìn khác về toà nhà thờ đồ sộ trên.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Ngọn Tháp này được xây dựng vào năm 1844 tại chùa Thiên Mụ, nằm bên bờ sông Hương, cách thành phố Huế 3 dặm về phía Tây.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một lối đi bằng bê tông đang được xây dựng trên núi Khỉ, nơi tôi công tác khoảng 6 tuần trong khoảng thời gian ở Việt Nam. Bên sườn núi này là một trạm chỉ huy thông tin liên lạc (được mệnh danh là Mắt Thần Đông Dương). Khi tôi đến đây, những người thợ xây đang xây dựng một cầu thang dẫn từ doanh trại phía dưới lên trạm.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Đây là quang cảnh của con đường dẫn đến cơ sở thông tin liên lạc của chúng tôi ở phía Bắc núi Khỉ. Có thể nhìn thấy ở phía xa những đỉnh núi nhô lên bên vịnh Đà Nẵng.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Phong cảnh của vịnh Đà Nẵng nhìn từ núi Khỉ. Từ tuyến đường trên núi Khỉ, bạn có thể được nhìn nhiều khung cảnh tuyệt vời của vùng biển và những ngọn núi nằm giữa Đà Nẵng và Huế. Khung cảnh ở đây là hướng Bắc, nơi Quốc lộ 1 chạy qua đèo Hải Vân nổi tiếng, dẫn đến Huế. Góc trái bên dưới tấm ảnh là hòn đá được gọi là "Boom-Boom-Rock", một điểm làm mốc của lính Mỹ trên núi.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một khung cảnh khác nhìn từ núi Khỉ.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Trong khoảng thời gian đóng quân trên núi Khỉ, chúng tôi đã rất nhiều lần được chứng kiến cảnh hoàng hôn quyến rũ ở nơi đây.

 

Attachments

Last edited by a moderator:
Hạng D
26/5/12
4.117
123
48
Những hình ảnh vô giá về đất lửa Quảng Bình dành cho bác nào Quê quảng bình
<h2> </h2>Những hình ảnh này được scan từ cuốn sách ảnh nhân dân Nhật Bản tặng nhân dân Việt Nam, do các phóng viên chiến trường Nhật Bản chụp vào đầu năm 1973 tại Quảng Bình.
tuyvien+quansu+BQP+029.jpg

Bom đạn được sử dụng làm nền cho khẩu hiệu chiến thắng. Hình ảnh chụp ở xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Quảng Bình năm 1973

Những chị em phụ nữ của hợp tác xã nông nghiệp thôn Lộc Ninh đang chia cá. Kể cả lúc còn chiến tranh phá hoại, họ đã tổ chức đội ngư dân xung phong ra khơi vào ban đêm kể cả giữa khi Mỹ ném bom.

Một góc hợp tác xã làm mắm trên cát, Quảng Bình.

Bom cỡ lớn không nổ được biến thành cột cổng vào làng, vừa là trang trí đặc biệt vừa là nơi trẻ em vui chơi trò đánh Mỹ.

Hố bom lớn biến thành ao, thành nơi thả cá, chăn vịt, trẻ em vui đùa, tắm rửa với đàn trâu.

Một cửa hàng tạp hoá ở Quảng Bình 1973.

Hải sản Quảng Bình năm 1973.

Nhà làm nửa nổi nửa chìm trên mặt đất, xung quanh có đắp tường đất dầy bao bọc.

Phòng ngủ, nơi ăn uống thì ở trong nhà làm nửa chìm nửa nổi. bếp, chuồng nuôi gia súc, nhà vệ sinh thì ở bên ngoài.

Trung đội phụ nữ bảo vệ đường. Các chị tuổi từ 26 đến 36 đều có con nhỏ. Quảng Bình là nơi có đường số 1 chạy qua, thường xuyên bị ném bom ác liệt. Các chị vừa nuôi em nhỏ vừa xông pha trong lửa đạn bảo đảm giao thông.

Chị em Quảng Bình 1973.

Xưởng sửa chữa xe vận tải làm nửa chìm nửa nổi. Trong lòng đất có hầm để máy móc, phụ tùng, có phòng ngủ ăn thông nhau bằng nhưng giao thông hào chẳng chịt ở Quảng Bình.
 
Hạng D
26/5/12
4.117
123
48
Chùm Ảnh đám cưới gần vị tuyến 17 năm 1969
Những bức ảnh tôi còn giữ từ buổi đám cưới đáng nhớ ấy. Mỗi khi xem lại, tôi luôn tự hỏi điều gì sẽ xảy đến với những con người trong ảnh khoảng thời gian sau đó, khi cuộc chiến khốc liệt sẽ còn kéo dài thêm 5 năm…
xin giới thiệu với độc giả loạt ảnh độc đáo về một đám cưới ở tỉnh Quảng Trị, phía Nam vĩ tuyến 17 vào năm 1969. Tác giả của chúng là Jim Ritter, một sĩ quan thuỷ quân lục chiến Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam vào các năm 1968 – 1969. Các hình ảnh cùng bài viết liên quan của ông được đăng tải trên một website của các cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam.
Trong tháng 6/1969, tôi được chỉ định làm người tham dự đám cưới một trong những thông dịch viên của Tiểu đoàn. Theo đề xuất của cô dâu và chú rể, quà cưới sẽ là một thùng Coca.
Đám cưới được tổ chức ở gia trang của cha mẹ cô dâu chú rể. Nơi này nằm ở phía Tây của một căn cứ quân sự tại Quảng Trị. Buổi lễ bắt đầu đám rước của gia đình nhà chú rể đến nhà cô dâu. Tại đây, họ sẽ làm lễ trước bàn thờ gia tiên. Sau đó là đám rước của gia đình cô dâu đến nhà của chú rể.
Tôi đến nhà chú rể trước khi gia đình của cô dâu đến. Trong những bức ảnh đầu tiên, người đứng đầu của gia đình cô dâu là cụ già cầm chiếc ô lớn màu đen. Tiếp theo đám rước là những phụ nữ mặc áo dài rất đẹp. Cô dâu đi phía cuối đám rước.
Sau nghi lễ trước bàn thờ tổ tiên, mọi người bắt đầu ăn cỗ. Đây là một bữa tiệc có nhiều món ăn kỳ lạ. Tôi chỉ nhận ra được cơm và tiết canh bò, những món khác thì chịu.
Mọi người rót cho tôi một chất lỏng từ chai Pepsi cũ. Nó khiến tôi cháy cổ họng sau khi uống một ngụm. Điệu bộ của tôi có lẽ giống như một thằng hề, và người Việt Nam đổ lại thứ chất lỏng gắt như axit này vào chai.
Sau đó họ pha chúng với Pepsi và lại mời tôi uống. Nhưng phản ứng của tôi cũng không khá hơn lần trước.
Dưới đây là những bức ảnh tôi còn giữ từ buổi đám cưới đáng nhớ ấy. Mỗi khi xem lại, tôi luôn tự hỏi điều gì sẽ xảy đến với những con người trong ảnh khoảng thời gian sau đó, khi cuộc chiến khốc liệt sẽ còn kéo dài thêm 5 năm…
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Đám rước của gia đình cô dâu đã tới.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Ông cụ cầm chiếc ô lớn màu đen là người đứng đầu nhà cô dâu. Phía sau là những người đàn ông lớn tuổi trong họ.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Kế đến là các cô phù dâu mặc những chiếc áo dài rất đẹp.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Cô dâu là người mặc áo hồng, đi giữa hai phụ nữ mặc áo dài tím.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Các cụ bà bên nhà cô dâu.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Tất cả phụ nữ mặc áo dài, và dường như là không có chiếc nào giống chiếc nào.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Những trẻ em hiếu kì đi theo đám rước.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Tiếc cưới rất ngon miệng, dù nhiều món tôi không biết phải gọi là gì.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Cô dâu và chú rể ngượng nghịu chụp ảnh kỷ niệm. Sau lưng họ là những bao cát quân sự.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Cha mẹ của chú rể.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Chị của chú rể và cậu con trai.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Chú rể là thông dịch viên trong tiểu đoàn trinh sát của chúng tôi.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Em trai chú rể, có biệt danh là Joe, một đứa trẻ lanh lợi.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hai đứa trẻ bên nhà cô dâu.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Mẹ chú rể bên các cô phù dâu.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Bố của chú rể, một quý ông đẹp lão.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Cô dâu và các cô phù dâu đứng tán gẫu.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Joe và tôi - một người đi dự đám cưới với đầy đủ súng đạn trên người.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Joe và các đứa em họ chờ đợi được ăn cỗ.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Đoàn của nhà cô dâu rời khỏi nhà chú rể sau đám cưới.
V.A (biên dịch từ VIETVET.COM)
 

Attachments

Hạng D
26/5/12
4.117
123
48
<h2>Hình Ảnh nữ binh tại Sài gòn 1961 sản phẩm của" Bà Nhu "</h2>Vào giai đoạn đỉnh cao quyền lực, một trong những hoạt động gây chú ý của Trần Lệ Xuân là sáng lập và điều hành Thanh nữ Cộng hòa – một tổ chức bán quân sự của đảng Cần Lao dưới quyền Ngô Đình Diệm. Dưới trướng của Trần Lệ Xuân, tổ chức này thường có những cuộc biểu dương lực lượng hoành tráng, thu hút sự chú ý của báo giới trong và ngoài nước.

Một cựu chiến binh của QĐVN cộng hòa nhận xét: “Thanh Nữ Cộng hòa, cũng như Thanh Niên Cộng hòa, là một tổ chức bán quân sự dỏm dưới thời Diệm, ai dính líu đến nhà nước đều phải tham gia. Các công chức ngày thứ 7 hay Chủ nhật thay vì được nghỉ phải đi họp và tập diễn hành nên không mấy ai ưa.

Thanh nữ Cộng hòa được bà Nhu chăm sóc đặc biệt. Ngô Đình Lệ Thủy – con gái bà Nhu cũng là thành viên của tổ chức này. Vào thời đó tôi có đi xem các cô người mẫu của chế độ này biểu diễn bắn bong bóng ở vườn Tao Đàn. Đây là chủ yếu tuyên truyền ưỡn ẹo chứ đánh đấm gì mấy mợ này.

Nhưng buồn cười là họ Ngô nói mãi lại tin vào tuyên truyền của chính mình. Năm 63, lúc đảo chính bởi quân đội, tới hồi tuyệt vọng và không có đơn vị nào về cứu giá, ông Nhu (Ngô Đình Nhu) còn điện cho thanh niên thanh nữ cộng hòa đến giải vây! Tất nhiên không có bóng hồng bóng xanh nào xuất hiện, Quân ủy Cần Lao lúc đó đã bỏ trốn trong sứ quán Đài Loan! Tóm lại, các cô này dạo đó được đưa ra trình diễn thời trang cho truyền thông trong ngoài nước mà thôi”.

Dưới đây là một số hình ảnh về nữ quân nhân VNCH do phóng viên tạp chí LIFE thực hiện vào năm 1961.

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

V.A
 

Attachments

Last edited by a moderator:
Hạng D
26/5/12
4.117
123
48
<h2> hình ảnh bổ xung trong thớt sai gòn hòn ngọc viển đông</h2><h2>http://www.otosaigon.com/forum/Message/5831086-S%C3%A0i-G%C3%B2n-H%C3%B2n-ng%E1%BB%8Dc-vi%E1%BB%85n-%C4%91%C3%B4ng/</h2><h2>Sau biến cố Mậu Thân 1968, an ninh ở Sài Gòn được thắt chặt. Hàng rào thép gai và các điểm kiểm soát quân sự mọc lên ở nhiều nơi. Nhưng điều này không làm cho nhịp sống sôi động của thành phố bị chậm lại...</h2>
Có thể cảm nhận được điều này qua những bức ảnh do Brian Wickham - một nhân viên chính phủ của Mỹ - chụp tại Sài Gòn vào cuối năm 1968, được giới thiệu trong bài này.
Đây là một phần trong loạt ảnh bao gồm trên 100 tấm ảnh được ông chụp từ tháng 10/1968 - 6/1969 tại Sài Gòn - nơi ông công tác. Các bức ảnh này được Brian Wickham chia sẻ công khai trên tài khoản Picassa cá nhân với các chú thích của ông cho mỗi bức ảnh. REDS.VN sẽ giới thiệu với độc giả toàn bộ loạt ảnh này trong 3 kì.
REDSVN-BrianWickham-17.jpg

Tháng 11/1968. Lực lượng cảnh sát quốc gia trực chiến trên xe bọc thép gần cảng Sài Gòn.
REDSVN-BrianWickham-01.jpg

Tháng 10/1968. Những chiếc xích lô đạp trên đường Lê Lợi.
REDSVN-BrianWickham-02.jpg

Tháng 10/1968. Quang cảnh trên đường Công Lý được chụp từ trên một chiếc xe tải loại 2.5 tấn.
REDSVN-BrianWickham-03.jpg

Tháng 10/1968. Những cửa hàng trên đường Lê Lợi.
REDSVN-BrianWickham-04.jpg

Tháng 10/1968. Một chốt canh gác của quân đội VNCH.
REDSVN-BrianWickham-05.jpg

Tháng 10/1968. Một cụ bà bán thuốc lá trên vỉa hè.
REDSVN-BrianWickham-06.jpg

Tháng 10/1968. Nơi giao cắt giữa hai phố Lê Văn Duyệt và Hồng Thập Tự.
REDSVN-BrianWickham-07.jpg

Tháng 10/1968. Trạm xăng của hãng Shell trên đường Trần Hưng Đạo.
REDSVN-BrianWickham-34.jpg

Tháng 10/1968. Đường Trần Hưng Đạo.
REDSVN-BrianWickham-08.jpg

Tháng 10/1968. Đường Hồng Thập Tự.
REDSVN-BrianWickham-09.jpg

Tháng 10/1968. Dinh Độc Lập trên đường Công Lý.
REDSVN-BrianWickham-10.jpg

Tháng 10/1968. Biển quảng cáo của hãng Cal-Best, đối diện với Đại sứ quán Mỹ.
REDSVN-BrianWickham-11.jpg

Tháng 11/1968. Một cụ bà trên phố.
REDSVN-BrianWickham-12.jpg

Tháng 10/1968. Giao thông trên đường Trần Hưng Đạo.
REDSVN-BrianWickham-13.jpg

Tháng 10/1968. Giờ nghỉ của nhưng chú ngựa kéo xe.
REDSVN-BrianWickham-14.jpg

Tháng 10/1968. Một tấm mành có vẽ quảng cáo cho bia 33.
REDSVN-BrianWickham-15.jpg

Tháng 10/1968. Chuyến phà qua sông Sài Gòn.
REDSVN-BrianWickham-16.jpg

Tháng 10/1968. Quầy giải khát gần bến phà.
REDSVN-BrianWickham-18.jpg

Tháng 11/1968. Tụ tập chơi cờ trên phố.
REDSVN-BrianWickham-19.jpg

Tháng 11/1968. Quán bar có tên "Hungry Eye".
REDSVN-BrianWickham-20.jpg

Tháng 11/1968. Những cửa hàng trên đường Lê Lợi.
REDSVN-BrianWickham-21.jpg

Tháng 11/1968. Một chiếc xe người Mỹ gọi là "chop chop cart", còn người Việt gọi là xe mì hoặc xe phở tùy thuộc vào loại thức ăn bán trên xe.
REDSVN-BrianWickham-22.jpg

Tháng 11/1968. Những cô gái Sài Gòn.
REDSVN-BrianWickham-23.jpg

Tháng 11/1968. Trên đường Phạm Ngũ Lão.
REDSVN-BrianWickham-24.jpg

Tháng 11/1968. Quang cảnh nhìn từ dưới cầu Chữ Y.
REDSVN-BrianWickham-25.jpg

Tháng 11/1968. Quang cảnh nhìn từ dưới cầu Chữ Y.
REDSVN-BrianWickham-26.jpg

Tháng 11/1968. Đường Lê Văn Duyệt.
REDSVN-BrianWickham-27.jpg

Tháng 11/1968. Nhà thờ Huyện Sĩ nhìn từ khách sạn Walling. Phía dưới tấm ảnh là doanh trại của đơn vị tâm lý chiến số 4.
REDSVN-BrianWickham-28.jpg

Tháng 11/1968. Ga Sài Gòn nhìn từ tầng 5 khách sạn Walling.
REDSVN-BrianWickham-29.jpg

Tháng 11/1968. Tòa đô chánh.
REDSVN-BrianWickham-30.jpg

Tháng 11/1968. Những đứa trẻ chơi bài ăn "tiền". Tiền ở đây là những chiếc nắp chai.
REDSVN-BrianWickham-31.jpg

Tháng 11/1968. Xe chở hàng của hãng Coca Cola.
REDSVN-BrianWickham-32.jpg

Tháng 11/1968. Bãi trông xe trên đường Lê Lợi.
REDSVN-BrianWickham-33.jpg

Tháng 11/1968. Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ trên đường phố.
REDSVN-BrianWickham-35.jpg

Tháng 11/1968. Xích lô máy trên đường phố Sài Gòn.
REDSVN-BrianWickham-36.jpg

Tháng 11/1968. Người lính VNCH đứng cảnh giới trên một con đường.
REDSVN-BrianWickham-37.jpg

Tháng 11/1968. Kho trung chuyển hàng hóa của quân đội Mỹ ở khu vực Chợ Lớn.
REDSVN-BrianWickham-38.jpg

Tháng 11/1968. Biển quảng cáo của ngân hàng Chase Manhattan phía bên ngoài trụ sở MACV (Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Mỹ tại Việt Nam).
REDSVN-BrianWickham-39.jpg

Tháng 12/1968. Những chiếc bàn thờ tại một góc vỉa hè đường Phạm Ngũ Lão.
REDSVN-BrianWickham-40.jpg

Tháng 12/1968. Một người phụ nữ rảo bước trên đường Phạm Ngũ Lão.
REDSVN-BrianWickham-41.jpg

Tháng 12/1968. Một chiếc xe máy kẹp 3 trên đường phố.
REDSVN-BrianWickham-42.jpg

Tháng 12/1968. Một gia đình ăn trưa ngay trên vỉa hè.
REDSVN-BrianWickham-43.jpg

Tháng 12/1968. Người bán bóng bay dạo.
REDSVN-BrianWickham-44.jpg

Tháng 12/1968. Em bé cắt tóc trên vỉa hè.
REDSVN-BrianWickham-45.jpg

Tháng 12/1968. Phía bên ngoài kho xăng dầu Nhà Bè.
REDSVN-BrianWickham-46.jpg

Tháng 12/1968. Phía bên ngoài kho xăng dầu Nhà Bè.
REDSVN-BrianWickham-47.jpg

Tháng 12/1968. Tại một cơ sở quân sự.
REDSVN-BrianWickham-48.jpg

Tháng 12/1968. Các cô gái ngắm những bức tranh được bày bán trong Thảo Cầm Viên.
REDSVN-BrianWickham-49.jpg

Tháng 12/1968. Thiếu nữ áo dài trong Thảo Cầm Viên.
REDSVN-BrianWickham-50.jpg

Tháng 12/1968. Khu vực phía sau Thảo Cầm Viên.
REDSVN-BrianWickham-51.jpg

Tháng 1/1969. Những đứa trẻ chơi bi lắc tại xã Vĩnh Lộc, ngoại thành Sài Gòn.
REDSVN-BrianWickham-52.jpg

Tháng 1/1969. Cánh đồng sau vụ gặt ở Vĩnh Lộc.
REDSVN-BrianWickham-53.jpg

Tháng 1/1969. Thôn xóm ở Vĩnh Lộc.
REDSVN-BrianWickham-54.jpg

Tháng 1/1969. Những đụn rơm.
REDSVN-BrianWickham-55.jpg

Tháng 1/1969. Một con đường ở Vĩnh Lộc.
REDSVN-BrianWickham-56.jpg

Tháng 1/1969. Một ngôi nhà ven sông ở ngoại vi Sài Gòn.
REDSVN-BrianWickham-57.jpg

Tháng 1/1969. Hình vẽ ngộ nghĩnh trên phố.
REDSVN-BrianWickham-58.jpg

Tháng 1/1969. Những người bán xăng lưu động bên lề đường.
REDSVN-BrianWickham-59.jpg

Tháng 1/1969. Trường đua Phú Thọ trước giờ khai cuộc.
REDSVN-BrianWickham-60.jpg

Tháng 1/1969. Dân "tuyệt phích" trên trường đua Phú Thọ.
REDSVN-BrianWickham-61.jpg

Tháng 1/1969. Trường đua Phú Thọ giờ tàn cuộc.
REDSVN-BrianWickham-62.jpg

Tháng 1/1969. Trú mưa dưới cổng trường đua Phú Thọ
REDSVN-BrianWickham-63.jpg

Tháng 1/1969. Người dân chờ phân phát lương thực tại Nhà Bè.
REDSVN-BrianWickham-64.jpg

Tháng 1/1969. Hai mẹ con chờ được phát lương thực.
REDSVN-BrianWickham-65.jpg

Tháng 1/1969. Người ăn xin mù lòa và đứa con.
REDSVN-BrianWickham-66.jpg

Tháng 1/1969. Những chiếc đầu lân của ngày Tết.
REDSVN-BrianWickham-67.jpg

Tháng 1/1969. Một người ăn xin bị mù.
REDSVN-BrianWickham-68.jpg

Thàng 2/1969. Một góc phố sang trọng.
REDSVN-BrianWickham-69.jpg

Tháng 2/1969. Cổng chợ Bến Thành.
REDSVN-BrianWickham-70.jpg

Tháng 2/1969. Nhà tưởng niệm tại nghĩa trang Biên Hòa của quân đội VNCH.
REDSVN-BrianWickham-71.jpg

Tháng 2/1969. Xe tăng của quân đội Mỹ trên đường cao tốc Biên Hòa
REDSVN-BrianWickham-72.jpg

Tháng 2/1969. Bảng quáng cáo của hãng kem đánh răng Hynos nổi bật phía ngoài một khu chợ.
REDSVN-BrianWickham-73.jpg

Tháng 2/1969. Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn.
REDSVN-BrianWickham-74.jpg

Tháng 2/1969. Một cửa hàng bán hoa giấy.
REDSVN-BrianWickham-75.jpg

Tháng 2/1969. Những cái tĩn dùng để đựng nước mắm.
REDSVN-BrianWickham-76.jpg

Tháng 2/1969. Trên sông Sài Gòn.
REDSVN-BrianWickham-77.jpg

Tháng 2/1969. Chèo thuyền bằng chân.
REDSVN-BrianWickham-78.jpg

Tháng 2/1969. Một gia đình di chuyển bằng thuyền máy trên sông.
REDSVN-BrianWickham-79.jpg

Tháng 2/1969. Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh nhìn từ xa.
REDSVN-BrianWickham-80.jpg

Tháng 2/1969. Hai mẹ con tại một khu dân cư.
REDSVN-BrianWickham-81.jpg

Tháng 2/1969. Biển cảnh báo trên một chiếc xe bus quân sự của Mỹ.
REDSVN-BrianWickham-82.jpg

Tháng 2/1969. Dãy quán bar trên đường Hai Bà Trưng.
REDSVN-BrianWickham-83.jpg

Tháng 2/1969. Người đàn ông bán bánh rán dạo trên đường Tự Do.
REDSVN-BrianWickham-84.jpg

Tháng 2/1969. Cô gái bán hàng rong.
REDSVN-BrianWickham-85.jpg

Tháng 2/1969. Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Sài Gòn.
REDSVN-BrianWickham-86.jpg

Tháng 2/1969. Một chuyến đò chở khách.
REDSVN-BrianWickham-87.jpg

Tháng 2/1969. Những đứa trẻ bên chiếc xe chở đạo cụ biểu diễn ngày Tết.
REDSVN-BrianWickham-88.jpg

Tháng 2/1969. Phà qua sông Sài Gòn.
REDSVN-BrianWickham-89.jpg

Tháng 3/1969. Tàu tuần tra của lính Mỹ trên sông Sài Gòn.
REDSVN-BrianWickham-90.jpg

Tháng 3/1969. Quầy hàng hoa quả bên bờ sông.
REDSVN-BrianWickham-91.jpg

Tháng 3/1969. Phà chở khách loại nhỏ.
REDSVN-BrianWickham-92.jpg

Tháng 3/1969. Quang cảnh nhìn từ công trường Lam Sơn. Hai chiếc xe chở đầy lính quân dịch mới tuyển.
REDSVN-BrianWickham-93.jpg

Tháng 3/1969. Nơi giao cắt giữa công trường Lam Sơn với đường Hai Bà Trưng.
REDSVN-BrianWickham-94.jpg

Tháng 4/1969. Con kênh phía sau Thảo Cầm Viên.
REDSVN-BrianWickham-95.jpg

Tháng 4/1969. Quầy bán tranh trong Thảo Cầm Viên.
REDSVN-BrianWickham-96.jpg

Tháng 4/1969. Một đứa trẻ ở huyện Nhà Bè.
REDSVN-BrianWickham-98.jpg

Tháng 4/1969. Một đứa trẻ ở huyện Nhà Bè.
REDSVN-BrianWickham-97.jpg

Tháng 4/1969. Nhà thờ Huyện Sĩ trong ráng chiều.
REDSVN-BrianWickham-99.jpg

Tháng 4/1969. Tượng đài của người lính VNCH tại quảng trường Lam Sơn.
REDSVN-BrianWickham-100.jpg

Tháng 4/1969. Một góc phố vắng.
REDSVN-BrianWickham-101.jpg

Tháng 5/1969. Quầy bán báo.
REDSVN-BrianWickham-102.jpg

Tháng 6/1969. Đường Nguyễn Huệ sau một cơn mưa.
REDSVN-BrianWickham-103.jpg

Tháng 6/1969. Một bức tranh khá phong phú về giao thông Sài Gòn.
REDSVN-BrianWickham-104.jpg

Tháng 6/1969. Một chiếc xe Citroen Corporal trên đường.
REDSVN-BrianWickham-105.jpg

Tháng 4/1969. Giấc ngủ trưa của một ông lão đạp xích lô.
REDSVN-BrianWickham-106.jpg

Tháng 6/1969. Khách sạn Nam Đô.
REDSVN-BrianWickham-107.jpg

Tháng 6/1969. Những chiếc taxi liên tỉnh hiệu Citroel Corporal đỗ ven đường Phạm Ngũ Lão.
REDSVN-BrianWickham-108.jpg

Tháng 6/1969. Sạp bán mỳ tại khu Chợ Lớn.
REDSVN-BrianWickham-109.jpg

Tháng 6/1969. Những toa tàu bọc thép trên sân ga Sài Gòn.
REDSVN-BrianWickham-110.jpg

Tháng 6/1969. Những toa tàu bọc thép trên sân ga Sài Gòn.
REDSVN-BrianWickham-111.jpg

Tháng 6/1969. Dọc rác trên một tuyến phố

 
Last edited by a moderator:
Hạng D
26/5/12
4.117
123
48
cuộc chiến tranh VN qua ảnh của phóng viên phương tây
Tuy vậy, thông qua những hình ảnh lịch sử được ghi lại, chúng ta sẽ cảm nhận được phần nào âm hưởng của một thời đại đau thương mà cũng rất đỗi huy hoàng của đất nước mình…
Dưới đây là 47 bức ảnh tiêu biểu về cuộc chiến tranh Việt Nam do các phóng viên phương Tây thực hiện, được tổng hợp và giới thiệu
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó


Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Trực thăng Mỹ nã đạn vào những bụi cây để ểm trợ cho bộ binh VNCH trong cuộc tấn công vào một căn cứ của quân Giải phóng tại một địa điểm nằm ở Tây Bắc Sài Gòn, cách Tây Ninh 18 dặm về phía Bắc, gần biên giới Campuchia vào tháng 3/1965. (Ảnh: AP / Horst Faas).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một chiếc xe tăng M41 của quân đội VNCH tiến vào một vị trí có quân Giải phóng ẩn nấp ở Sài Gòn, tháng 05/1960. (Ảnh: Bộ quốc phòng Mỹ).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một vụ nổ bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn ngày 30/3/1965 đã khiến ít nhất hai nhân viên Mỹ cùng một số viên chức người Việt thiệt mạng. (Ảnh: AP/Horst Faas).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một trực thăng CH-46 Sea Knight của thủy quân lục chến Mỹ bốc cháy và lao xuống sau khi trúng hỏa lực mặt đất của đôí phương trong một chiến dịch Hastings ở phía Nam của vĩ tuyến 17 vào ngày 15/7/1966. Chiếc trực thăng đã bị rơi và phát nổ trên một ngọn đồi, làm một phi công và 12 lính thủy quân lục chiến thiệt mạng. Ba phi công thoát chết bị bỏng nặng (Ảnh: AP / Horst Faas).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một người lính thủy quân lục chiến trẻ chờ đợi các đồng đội trong một cuộc đổ quân ở bãi biển Đà Nẵng, ngày 3/8/1965. (Ảnh: US Marine Corps).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Bom napalm của Mỹ phát nổ và tạo ra quầng lửa lớn ngay gần các binh sĩ Mỹ đang tuần tra tại miền Nam Việt Nam năm 1966 (Ảnh: AP).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một người lính VNCH phải bịt mặt để tránh mùi tử khí khi vượt qua một con đường đầy xác lính Mỹ và Việt Nam sau cuộc đụng độ với quân du kích ở đồn điền cao su Michelin, khoảng 45 dặm về phía Đông Bắc Sài Gòn, ngày 27/11/1965. Hơn 100 thi thể đã được thu hồi sau trận đánh. (Ảnh: AP / Horst Faas).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Ronald A. Payne, một chiến binh thuộc Sư Đoàn 25 Bộ Binh của Mỹ đang kiểm tra một lối vào đường hầm bằng chiếc đèn pin cá nhân, trước khi chui xuống đó để tìm những người Việt Cộng hoặc các thiết bị của họ, tại địa điểm cách Sài Gòn 25 dặm về phía Bắc. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Tàu sân bay USS Forrestal nhìn từ trên không. Khảng một tháng trước đó, vào tháng 7/1967, một vụ nổ đã làm con tàu bị hư hại, cùng 132 binh sĩ thiệt mạng và 62 người bị thương trong khi thi hành công vụ tại vùng biển ngoài khơi Việt Nam. (Ảnh: U.S Navy).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một chiếc trực thăng UH-1D đang xịt thuốc làm rụng lá trên một khu rừng rậm ở đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Ni cô Thích Nữ Thanh Quang tự thiêu trong một nỗ lực phản đối sự đàn áp Phật giáo tại chùa Diệu Đế ở Huế, 29/5/1966. (Ảnh: AP).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Lính dù của Tiểu Đoàn 2, Lữ đoàn dù 173 giữ các khẩu súng tự động trên vai cho khỏi ướt khi vượt qua một con sông trong cơn mưa, trong cuộc tìm kiếm vị trí của Việt Cộng tại khu vực rừng Bến Cát vào ngày 25/9/1965. (Ảnh: AP/Henri Huet).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Lực lượng an ninh VNCH áp giải chiến sĩ Việt Cộng Nguyễn Văn Lém (còn được gọi là Bảy Lốp) trên một đường phố Sài Gòn vào ngày 1/2/1968, khoảng thời gian đầu của cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân. (Ảnh: AP/Eddie Adams).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Anh đã bị giám đốc cảnh sát quốc gia, tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu và hi sinh ngay sau đó. Tấm ảnh này đã châm ngòi cho một làn sóng phẫn nộ của người dân Mỹ. (Ảnh: AP/Eddie Adams).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Tướng Nguyễn Ngọc Loan cất khẩu súng của mình sau khi thực hiện vụ giết người. (Ảnh: AP/Eddie Adams).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Người biểu tình tại Berkeley, California tuần hành phản đối cuộc chiến tại Việt Nam vào tháng 12/1965. (Ảnh: AP).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Người biểu tình phản đối chiến tranh tập hợp bên hồ Phản Chiếu tại Washington DC ngày 21/10/1967. (Ảnh: AP).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một căn cứ của quân Giải phóng chìm trong lửa gần Mỹ Tho vào ngày 5/4/1968. Phía trước tấm ảnh là binh nhất Raymond Rumpa, thuộc Sư Đoàn 9 Bộ Binh, với khẩu súng vác vai không giật cỡ nòng 90mm. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một chiếc chiến đấu cơ F-100D Super Sabre bắn ra một loạt tên lửa đường kính 2,75 inch vào vị trí đối phương, ngày 1/1/ 1967. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một lính bộ binh Mỹ ngồi chờ đợi mệnh lệnh của một đợt tấn công với khuôn mặt được vẽ ngụy trang, tháng 8/1971. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Phụ nữ và trẻ em cúi mình trong một con kênh bùn để tránh đạn trong một cuộc giao tranh tại một vị trí cách phía Tây Sài Gòn khoảng 20 dặm, ngày 1/1/1966. (Ảnh: AP/Horst Faas).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Tử thi của một lính dù Mỹ bị chết trong chiến dịch ở khu rừng già gần biên giới Campuchia (Vùng C) được chuyển đi bằng máy bay trực thăng, năm 1966. (Ảnh: AP/Henri Huet).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Thuỷ quân lục chiến Mỹ chi lên từ các hố cá nhân của họ vào lúc bình minh sau đêm thứ 3 của trận chiến chống lại các cuộc tấn công liên tục từ phía Sư đoàn 324B của quân Giải phóng, ngày 21/9/1966. (Ảnh: AP/Henri Huet).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Các thành viên của Sư đoàn Không vận 101 chụp ảnh trong chương trình biểu diễn dịp Giáng sinh tại trại Eagle, ngày 23/12/1970. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Hoạt náo viên Sammy Davis đang khích lệ tinh thần cho các thành viên của các Sư đoàn Kỵ binh bay số 1 tại một điểm đóng quân bí mật, tháng 2/1972. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một chiếc trực thăng tiếp vận tìm điểm hạ cánh trên đỉnh một ngọn đồi cháy rụi vì các cuộc giao chiến ở phía Tây của tỉnh Đắk Tô, khu vực Tây Nguyên, ngày 3/6/1968. (Ảnh: AP).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một lính thủy quân lục chiến giúp đồng đội bị thương của mình rút lui dưới làn đạn của quân Giải phóng trong trận chiến ngày 15/ 5 1967 tại khu vực phía Nam khu phi quân sự ở miền Nam Việt Nam. (Ảnh: AP/John Schneider).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Những người phản chiến biểu tình bằng cách nằm tại khu vực Sheep Meadow, công viên trung tâm New York ngày 14/11/1969. Hàng trăm quả bóng được thả lên bầu trời, màu đen tượng trưng cho những người lính Mỹ đã thiệt mạng ở Việt Nam dưới thời Nixon và màu trắng là những người sẽ chết nếu cuộc chiến tiếp tục. (Ảnh: AP/J. Spencer Jones).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Tại khuôn viên Đại học Kent State ngày 4/5/1970, các sinh viên sơ cứu cho John Cleary sau khi anh bị lực lượng Cảnh sát Quốc gia Ohio bắn trong cuộc biểu tình chống lại việc mở rộng cuộc chiến tranh Việt Nam vào Campuchia. Anh đã sống sót. Bốn sinh viên khác đã bị giết chết và chín người bị thương trong cuộc biểu tình. (Ảnh: KSU/Doug Moore/REUTERS).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Bom napalm nổ giữa những ngôi nhà phía trước một đền thờ của đạo Cao Đài ở vùng ngoại vi của Trảng Bàng, ngày 8/6/1972. Phía trước là những người lính VNCH cùng nhân viên của nhiều hãng tin tức quốc tế khác nhau và tin tức quay phim và từ các tổ chức tin tức quốc tế khác nhau đến xem hiện trường. Có thể nhìn thấy tòa tháp của ngôi đền ở trung tâm của vụ nổ.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Ngày 8/6/1972, trong một cuộc tấn công vào nơi ẩn náu của quân Giải phóng, một máy bay VNCH đã bỏ bom napalm nhầm vào một địa điểm có đông quân đội miền Nam và dân thường ở Trảng Bàng. Trong ảnh, bé gái Kim Phúc (9 tuổi) hoảng loạn vì bỏng bom napalm đang chạy trốn. Bên trái Phan Thanh Tâm, em trai của Kim Phúc, người đã bị mất một mắt. Đằng sau những đứa trẻ là lính của Sư đoàn 25 quân đội VNCH. (Ảnh: AP/Nick Ut).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Truyền hình và quân đội vây quanh bé Kim Phúc sau vụ bỏ bom sai địa chỉ. (Ảnh: AP/Nick Ut).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Khung cảnh nhìn từ bên trong trực thăng A-1 của đội đặc nhiệm số 21. Phía xa là chiếc máy bay trực thăng HH-53 của đội giải cứu đường không số 40. (Ảnh: USAF/Ken Hackman).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Binh nhất Benjamin Reynolds và bin nhất Robert M. Baker, của Sư đoàn Bộ binh số 4 đang nâng cao lá cờ Mỹ trên đồi 927 tại Đắk Tô, ngày 5/12/1967. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Bác sĩ quân y Howe đang xử lý các vết thương của binh sĩ thuộc Tiểu Đoàn 2, Trung đoàn 5 Thủy quân lục chiến trong thành phố Huế, ngày 6/2/1968. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một phụ nữ đang nhìn ngôi mộ tập thể được khai quật tại Điện Bài, phía Đông của Huế vào tháng 04/1969. Cô lo sợ rằng chồng, cha và em trai của cô – những người mất tích từ dịp tết Mậu Thân - đã bị chết. Không có những chứng cứ rõ ràng, cả hai lực lượng tham chiến đều quy cho nhau trách nhiệm đối với những ngôi mộ như thế này. (Ảnh: AP/Horst Faas).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Máy ảnh của một phóng viên VNCH ghi lại khoảnh khắc cuả vụ nổ tạo ra từ đường đạn của quân Giải phóng, trước khi người lính trong ảnh kịp phản ứng (đèo Hải Vân, ngày 20/11/1972. (Ảnh: AP).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một tù nhân Việt Cộng chờ thẩm vấn tại căn cứ của lực lượng đặc biệt A-109 ở Đức Thượng, 25 km về phía Tây Đà Nẵng, ngày 23/1/1967. (Ảnh: AFP/National Archives).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Thi thể của những chiến binh Giải phóng nằm trên con đường gần căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, ngày 7/5/1968. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Pháo 122mm của quân Giải phóng nã trúng một kho chứa đạn của Mỹ tại Gio Linh, sát khu vực phi quân sự giữa hai miền Việt Nam, tháng 9/1967. (Ảnh: AP).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Vẻ mặt đau đớn của một lính dù Mỹ khi chờ đợi được hỗ trợ y tế tại nơi đóng quân gần thung lũng A Sầu, gần biên giới với Lào, ngày 19/05/1969. (Ảnh: AP/Hugh Van Es).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Tại căn cứ không quân Travis (California), tù binh chiến tranh, Trung úy Robert L.Stim được gia đình chào đón khi trở về từ Việt Nam, ngày 17/3/1973. (Ảnh: AP/Sal Veder).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Binh sĩ VNCH tìm đường sơ tán bằng cách bơi ra các con tàu đang neo đậu ngoài khơi Đà Nẵng vào ngày 29/3/1975, trước khi thành phố Đà Nẵng rơi vào tay quân Giải phóng. Họ đã bỏ lại rất nhều phương tiện và vũ khí. (Ảnh: AP).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một người phụ nữ ôm chặt đứa con của mình trên chuyến bay trực thăng của chính phủ đưa họ đi di tản gần Tuy Hòa, ngày 22/03/1975. (Ảnh: AP/ Nick Ut).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Quân Giải phóng chạy trên đường băng của căn cứ không quân Tân Sơn Nhất, phía sau là cuộn khói bốc ra từ những chiếc máy bay bị phá hủy, ngày 30/4/1975.
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Những người Việt Nam tìm cách di tản cố gắng vượt qua bức tường của Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, với hi vọng sẽ được máy bay trực thăng đến đón, ngày2 9/4/1975. (Ảnh: Vietnam News Agency/REUTERS).
Hình ảnh tuyệt đẹp về Việt Nam một ngàn tám  trăm hồi đó

Một xe tăng của quân Giải phóng lao qua cổng Dinh Độc Lập ở Sài Gòn, đánh dấu chấm hết cho chế độ VNCH, ngày 30/4/1975. (Ảnh: AP/Neal Ulevich).

 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: VAF 70