Đảng viên
18/5/10
2.293
82.451
113
Tìm thấy 14 tài liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Chiều 27.6, TS Phạm Thị Huệ - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (trụ sở tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng) - cho biết: Từ đầu năm đến nay, trung tâm đã tìm được 14 tài liệu mộc bản triều Nguyễn khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các tài liệu này được khắc trên 17 mặt gỗ, và là những bản khắc chữ Hán ngược cổ nhất liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa được tìm thấy tại đây đến thời điểm này. Trung tâm đã xác định được niên đại của những tấm mộc bản nêu trên và đã dịch toàn bộ nội dung gửi Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Theo TS Phạm Thị Huệ, đây là những tài liệu rất giá trị trong việc đấu tranh bảo vệ biên giới và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Trung tâm sẽ công bố nội dung những tài liệu nêu trên khi cấp có thẩm quyền cho phép.
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110628/Tim-thay-14-tai-lieu-khang-dinh-chu-quyen-Hoang-Sa-Truong-Sa.aspx
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.150
113
Phải chờ chế biến lại phù hợp đường lối chỉ đạo của cấp trên, mới cho công bố
Quỳnh Rùa nói:
Tìm thấy 14 tài liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Chiều 27.6, TS Phạm Thị Huệ - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (trụ sở tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng) - cho biết: Từ đầu năm đến nay, trung tâm đã tìm được 14 tài liệu mộc bản triều Nguyễn khẳng định chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các tài liệu này được khắc trên 17 mặt gỗ, và là những bản khắc chữ Hán ngược cổ nhất liên quan đến Hoàng Sa và Trường Sa được tìm thấy tại đây đến thời điểm này. Trung tâm đã xác định được niên đại của những tấm mộc bản nêu trên và đã dịch toàn bộ nội dung gửi Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Theo TS Phạm Thị Huệ, đây là những tài liệu rất giá trị trong việc đấu tranh bảo vệ biên giới và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc. Trung tâm sẽ công bố nội dung những tài liệu nêu trên khi cấp có thẩm quyền cho phép.
Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20110628/Tim-thay-14-tai-lieu-khang-dinh-chu-quyen-Hoang-Sa-Truong-Sa.aspx
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.451
113
<span style=""color: #000000;"">Nhà Nguyễn cứu 90 người Anh bị chìm tàu ngoài Hoàng Sa </span>

[blockquote] Thông tin
Trong thời kỳ làm hoàng đế, vua Minh Mạng và vương triều Nguyễn đã có những việc làm thiết thực để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ" cho biết: Vào tháng 12/1836 thuyền buôn Anh Cát Lợi (tức nước Anh ngày nay) đi qua Hoàng Sa, mắc cạn, bị vỡ và đắm; hơn 90 người được nhà Nguyễn cứu sống đưa vào bờ biển Bình Định.




Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 104, năm Minh Mạng thứ 14 (1833) chép: “Vua bảo bộ Công rằng: “Trong hải phận Quảng Ngãi, có một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một màu, không phân biệt được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường bị nạn. Nay nên dự bị thuyền mành, đến sang năm sẽ phái người tới đó dựng miếu, lập bia và trồng cây cối. Ngày sau cây cối to lớn xanh tốt, người dễ nhận biết, ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời”.

Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 154, năm Minh Mạng thứ 16 (1835) chép: “Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có cái giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bài khắc 4 chữ “Vạn lí ba bình” (tức là muôn dặm sóng êm).

Cồn Bạch Sa có chu vi 1070 trượng, tên cũ là núi Phật Tự, bờ đông, tây, nam đều đá san hô thoai thoải uốn quanh mặt nước. Phía bắc, giáp với cồn toàn đá san hô, sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát gọi là Bàn Than thạch. Năm ngoái (tức năm 1834) vua toan dựng miếu lập bia chỗ ấy, bỗng vì sóng gió không làm được.

Đến đây, mới sai Cai đội Thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ Giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên tả miếu dựng bia đá; phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về”.
i706_images71902011.jpg


Bản dập Mộc bản triều Nguyễn phản ánh vua Minh Mạng cho giúp đỡ tàu phương Tây bị mặc cạn ở Hoàng Sa
Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ", quyển 176, trang 1, năm Minh Mạng thứ 17 (1836) chép: “Mùa đông, tháng 12, thuyền buôn Anh Cát Lợi (tức nước Anh ngày nay) đi qua Hoàng Sa, mắc cạn, bị vỡ và đắm; hơn 90 người đi thuyền sam bản đến bờ biển Bình Định.

Vua được tin, dụ tỉnh thần lựa nơi cho họ trú ngụ, hậu cấp cho tiền và gạo. Lại phái thị vệ thông ngôn đến dịch lời thăm hỏi, tuyên Chỉ ban cấp. Bọn họ đều quỳ dài, khấu đầu không thôi. Sự cảm kích biểu lộ ra lời nói và nét mặt. Phái viên về tâu, vua nói: "Họ, tính vốn kiệt hiệt, kiêu ngạo, nay được đội ơn chẩn tuất, bỗng cảm hoá, đổi được tục man di. Thật rất đáng khen." Sai thưởng cho thuyền trưởng và đầu mục, mỗi người 1 áo đoạn vũ hàng màu, 1 quần vải tây và 1 chăn vải; các người tuỳ tùng mỗi người 1 bộ áo quần bằng vải màu. Sắc sai phái viên sang Tây là Nguyễn Tri Phương và Vũ Văn Giải đưa họ sang bến tàu Hạ Châu, cho về nước”.

Từ những việc làm như trồng cây, lập miếu thờ ở Hoàng Sa hay cho cứu vớt tàu phương Tây bị mắc cạn ở Hoàng Sa đã cho thấy vương triều Nguyễn có chủ quyền riêng ở quần đảo này. Bên cạnh đó, Mộc bản triều Nguyễn và các sách lịch sử khác chưa hề phản ánh việc các nước khác tranh chấp với triều Nguyễn trên quần đảo Hoàng Sa.
[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.451
113
Chuyện nhà Nguyễn thưởng phạt những người đi công cán Hoàng Sa

[blockquote] <span style=""color: #000000;"">Thông tin </span>
Dưới thời Nguyễn, hằng năm triều đình vẫn thường cử những phái đoàn ra công cán ở quần đảo Hoàng Sa. Có những đoàn trên đường ra Hoàng Sa bị bão cuốn trôi thuyền. Nhiều đoàn thực hiện tốt công việc đã được triều đình trọng thưởng, nhưng cũng có những đoàn không tuân theo ý chỉ của triều đình đã bị phạt.




Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 194, trang 7 và 8, năm Minh Mạng 20 (1839) chép: “Tháng 7, Viên ngoại lang Công bộ Đỗ Mậu Thưởng vâng lệnh phái đi công cán Hoàng Sa về, đem bản đồ dâng lên, vua cho là trải qua nhiều nơi, xem đo tường tất so với phái viên mọi lần thì hơi hơn. Đỗ Mậu Thưởng và các người đi cùng đều được gia thưởng áo quần và tiền”.
i939_images721239xxxxAnh21.jpg


Mộc bản triều Nguyễn phản ánh việc vua Minh Mạng thưởng cho phái đoàn của Đỗ Mậu Thưởng khi từ Hoàng Sa trở về
Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 204, trang 3 và 4, năm Minh Mạng 20 (1839) chép: “Tháng 7, Phái viên đi Hoàng Sa là bọn Suất đội Thuỷ sư Phạm Văn Biện trước đây bị bão sóng làm tản mát, đến nay lục tục về tới Kinh. Hỏi, chúng nói nhờ có thuỷ thần cứu giúp. Vua sai bộ Lễ chọn địa điểm ở đồn cửa biển Thuận An đặt đàn dùng lễ Tam sinh hướng ra biển lễ tạ. Thưởng tiền cho Phạm Văn Biện và viên biền binh, dân đi theo phái đoàn có thứ bậc khác nhau”.
i941_images721240xxxxAnh11.jpg


Mộc bản triều Nguyễn phản ánh việc phái đoàn Phạm Văn Biện bị bão sóng làm tản mát ở Hoàng Sa
Tuy nhiên, có những đoàn khi ra Hoàng Sa không hoàn thành nhiệm vụ khi về kinh sẽ bị triều đình xử phạt. Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ tam kỷ”, quyển 49, năm Thiệu Trị năm thứ 5 (1845), chép: “Tháng 7, Ngũ đẳng thị vệ Nguyễn Hoán được phái đi đến Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi, tự tiện quấy rối các làng. Người cùng phái đi nêu ra để hặc. Hoán phải tội lưu đến hết bậc”.

Từ việc triều đình phạt Nguyễn Hoán vì tội quấy rối các làng ở Hoàng Sa cho thấy rằng, đến thời vua Thiệu Trị, nhà Nguyễn đã cho di dân ra Hoàng Sa.
[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.451
113
Triều Nguyễn và việc cho lập Hải đội Hoàng Sa

[blockquote] <span style=""color: #333300;"">Thông tin </span>
Trong thời gian nhà Nguyễn (cả thời chúa và vua Nguyễn sau này) trị vì, chủ quyền biển đảo là việc được hết sức coi trọng. Điều đó thể hiện rõ trong các sách chính sử của triều Nguyễn. Trong đó, việc cho lập hải đội Hoàng Sa đã phản ánh một tầm nhìn xa về vấn đề chủ quyền biển đảo của tương triều này.




Sách “Đại Nam thực lục tiền biên”, quyển 10, trang 24 (chữ Hán) đời Thế tông Hiếu Vũ Hoàng đế (tức chúa Nguyễn Phúc Khoát) năm thứ 16 (1754) chép: “Mùa thu, tháng 7, dân đội Hoàng Sa ở Quảng Ngãi đi thuyền ra đảo Hoàng Sa, gặp gió dạt vào hải phận Quỳnh Châu nước Thanh. Tổng đốc Thanh hậu cấp cho rồi cho đưa về. Chúa sai viết thư cám ơn. Ở ngoài biển, về xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, có hơn 130 bãi cát cách nhau hoặc đi một ngày đường, hoặc vài trống canh, kéo dài không biết mấy nghìn dặm, tục gọi là “Vạn lý Hoàng Sa”. Trên bãi có giếng nước ngọt. Sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích, ba ba... Buổi quốc sơ đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng năm, đến tháng 3 thì đi thuyền ra Hoàng Sa, độ ba đêm ngày thì đến bãi, tìm lượm hóa vật, đến tháng 8 thì về nộp. Lại có đội Bắc Hải, mộ người ở thôn Tứ Chánh thuộc Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào, sai đi thuyền nhỏ đến các xứ Bắc Hải, Côn Lôn (tức Côn Đảo ngày nay), để tìm lượm hóa vật; đội này cũng do đội Hoàng Sa kiêm quản”.

i1001_images721881xxxxx1.jpg

Sách Đại Nam thực lục tiền biên phản ánh việc cho lập đội Hoàng Sa từ thời chúa Nguyễn
Về mặt tổ chức, phiên chế đội ngũ, đội Hoàng Sa là một tổ chức dân binh vừa mang tính dân sự vừa mang tính quân sự, vừa mang tính tư nhân vừa mang tính nhà nước, vừa có chức năng kinh tế, vừa có chức năng quản lý thời ấy ở Biển Đông, ra đời từ đầu thời chúa Nguyễn trong hoàn cảnh tay cầm cuốc, tay cầm gươm để mở đất khai hoang. Kể từ khi được thành lập vào thời chúa Nguyễn cho đến khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước thì hải đội Hoàng Sa vẫn hoạt động nhằm bảo vệ vùng biển đảo, đặc biệt là Hoàng Sa và Trường Sa.

Về lịch hoạt động ở ngoài đảo, theo những tài liệu như Dư địa chí, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam thực lục tiền biên, Đại Nam nhất thống chí… hàng năm đội Hoàng Sa bắt đầu đi từ tháng 3 âm lịch đến tháng 8 âm lịch thì về. Và khi về đội Hoàng Sa phải báo cáo với triều đình về những việc làm trong thời gian trên biển.[/blockquote]
 
Đảng viên
18/5/10
2.293
82.451
113
Nhà Nguyễn cho người vẽ bản đồ Hoàng Sa

[blockquote] <span style=""color: #333300;"">Thông tin </span>
Hoàng Sa là một quần đảo tiền tiêu nằm ở Biển Đông. Trong thời kỳ trị vì đất nước, nhà Nguyễn luôn quan tâm đến quần đảo này và xem như là một nhân tố quan trọng trong vấn đề bảo vệ chủ quyền của vương triều.




Hàng năm triều đình vẫn phái đội Hoàng Sa đi tuần tiễu trên biển. Cái nôi của đội Hoàng Sa là những người ở xã An Vĩnh (Quảng Ngãi). Tuy nhiên, triều đình vẫn cho mộ những người nơi khác để bổ sung vào hải đội Hoàng Sa.
i1212_images722938xxxxx1.jpg


Bản dập mộc bản phản ánh triều đình sai Võ Văn Phú mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa
Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 22, trang 2, năm Gia Long thứ 2 (1803) chép: “Tháng 7, lấy Cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”.

Một trong những việc mà vương triều Nguyễn rất chú trọng là việc vẽ bản đồ Hoàng Sa. Không những đội Hoàng Sa có nhiệm vụ này mà ngay cả thuyền buôn của các nước nếu vẽ được bản đồ Hoàng Sa cũng được triều đình trọng thưởng.

Sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ”, quyển 55, năm Gia Long thứ 16 (1817) chép: “Tháng 6, thuyền Mã Cao đậu Đà Nẵng, đem địa đồ đảo Hoàng Sa dâng lên. Thưởng cho 20 lạng bạc”.

Trong những lần ra Hoàng Sa, hải đội Hoàng Sa ngoài việc vẽ bản đồ, thăm dò đường biển... còn có nhiệm vụ khai thác những sản vật tại Hoàng Sa về đem dâng lên triều đình và báo cáo tình hình tại Hoàng Sa.
i1213_images722939x21.jpg


Bản dập mộc bản phản ánh đội Hoàng Sa của Trương Phúc Sĩ đem những sản vật khai thác ở Hoàng Sa đem dâng triều đình
Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ”, quyển 122, trang 23, năm Minh Mạng thứ 15 (1814) chép: “Tháng 3, sai Giám thành đội trưởng Trương Phúc Sĩ cùng thủy quân hơn 20 người đi thuyền đến đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi vẽ bản đồ. Khi trở về, vua hỏi về những thứ sản vật ở đấy, Sĩ tâu: Nơi này là bãi cát giữa bể, man mác không bờ, có nhiều thuyền các nước qua lại. Nhân đem dâng vua những thứ chim, cá, ba ba, ốc, sò ngao, đã bắt được ở nơi đó, đều là những vật lạ, ít thấy”. Vua cho trọng thưởng.

Từ việc đội Hoàng Sa phải trình tâu và dâng những sản vật lên triều đình sau những lần công cán trở về cho thấy rằng vương triều Nguyễn có chủ quyền rõ ràng với quần đảo này. Việc phòng thủ cũng như khai thác sản vật ở Hoàng Sa cũng đã chứng minh đó không phải là việc riêng của bộ phận nào, mà đó là việc chung của cả vương triều.
[/blockquote]
 
Hạng D
29/5/08
1.463
82
48
MFC
Em đố bác nào giờ ra Hoàng Sa tìm được các di tích mà cha ông ta đã dựng trên quần đảo này . . .
18.gif
 
Hạng D
13/1/11
2.365
26.561
113
thành Phiên An - Gia Định
... xin thành thật cáo lỗi cùng chư vị : bài trước mình nhớ nhầm chút, đã sửa lại :
SM Khai dinh, SM Bao Dai
SM = Sa Majesté

xin kính báo :D:D

-----------

Mộc bản triều Nguyễn sách “Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ", quyển 176, trang 1, năm Minh Mạng thứ 17 (1836) chép: “Mùa đông, tháng 12, thuyền buôn Anh Cát Lợi (tức nước Anh ngày nay) đi qua Hoàng Sa, mắc cạn, bị vỡ và đắm; hơn 90 người đi thuyền<span style=""color: #ff0000;""> sam bản</span> đến bờ biển Bình Định.

sam bản = phiên âm chữ :
Sampan (Pháp-Anh như nhau) = thuyền tam bản, xuồng, đò thông dụng ở Phương Đông
theo lời mô tả của cái bọn man di da trắng mắt xanh tóc vàng chúng nó kể, thì đây là : Sampan

như vậy sau khi tàu chìm, các thủy thủ man di đã chuyển qua các xuồng cứu hộ (90 em) chèo vô Bình Định

:D:D

Vua được tin, dụ tỉnh thần lựa nơi cho họ trú ngụ, hậu cấp cho tiền và gạo. Lại phái thị vệ thông ngôn đến dịch lời thăm hỏi, tuyên Chỉ ban cấp. Bọn họ đều quỳ dài, khấu đầu không thôi. Sự cảm kích biểu lộ ra lời nói và nét mặt.
Phái viên về tâu, vua nói: "Họ, tính vốn kiệt hiệt, kiêu ngạo, nay được đội ơn chẩn tuất, bỗng cảm hoá, đổi được tục man di. Thật rất đáng khen." Sai thưởng cho thuyền trưởng và đầu mục, mỗi người 1 áo đoạn vũ hàng màu, 1 quần vải tây và 1 chăn vải; các người tuỳ tùng mỗi người 1 bộ áo quần bằng vải màu.
Sắc sai phái viên sang Tây là Nguyễn Tri Phương và Vũ Văn Giải đưa họ sang bến tàu Hạ Châu, cho về nước”.


thường người Âu-Mỹ có thói quen gìn giữ, kỷ niệm, sưu tầm ghi chú cẩn thận tất cả mọi thứ - nếu những trang phục trên nay lưu lạc đâu đó bên trời Âu thì có khả năng họ sẽ giao lại cho VN, hoặc tặng, hoặc ... hét giá cao
21.gif

như vậy nhà Nguyễn đã có các phiên dịch ngon lành rùi : Pháp, khựa, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Xiêm, Cao-miên, Ấn độ ...

Từ những việc làm như trồng cây, lập miếu thờ ở Hoàng Sa hay cho cứu vớt tàu phương Tây bị mắc cạn ở Hoàng Sa đã cho thấy vương triều Nguyễn có chủ quyền riêng ở quần đảo này. Bên cạnh đó, Mộc bản triều Nguyễn và các sách lịch sử khác chưa hề phản ánh việc các nước khác tranh chấp với triều Nguyễn trên quần đảo Hoàng Sa.

cũng có 1 vụ chìm tàu Anh, kêu cứu nhà Thanh nhưng bị từ chối với lý do "Hoàng Sa là của VN chứ không liên quan chúng tôi" (do đó chúng tôi không can thiệp)
chẳng biết có phải vụ trên không ?
 
Hạng F
22/5/05
17.656
6.051
113
60
Thành phố Run Quất
Em giở luật đất đai VN để tranh tụng với các bác. Đất được quản lý sử dụng ổn định trước 15/10/1993 thì được quyền cấp chứng nhận QSDĐ ở vĩnh viễn mà ko phải nộp tiền sử dụng đất ( tức ko phải trả tiền mua nữa). Vì vậy HS thuôc về TQ làm CSH.
033102bebe_1_prv.gif

Đất của ai có nguồn gốc từ lâu đời nhưng ko quản lý sử dụng để người khác chiếm hữu sử dụng cho đến 1993 thì đc cấp CNQSDĐ.
 
Last edited by a moderator: