Thuộc về tính cách, lớp 9-10 mới rèn có trễ quá ko anh?
Em rèn từ bé đến giờ, từ những hành động nhỏ một. Vẫn chưa có kết quả ưng ý.
Ví dụ: học em cho trải nghiệm bị điểm kém để biết hậu quả thế nào, rửa bát cho làm vỡ, ngủ giữa rừng không giường không điều hòa, xếp hàng chờ tính tiền,...
Thực ra đúng như em nói: “dạy con từ thử còn thơ”. Lớn rồi mới dạy thì rất khó, thậm chí không thể.
Từ nhỏ đã dạy rồi, từ những hành động nhỏ như em ví dụ trên. Nhưng để con cảm nhận rõ và ý thức được đức tính đó thì phải đến giai đoạn thcs thậm chí có bé đến thpt.
Con người là một bộ máy phức tạp nhất, giai đoạn còn nhỏ chỉ nên tập trung vào những kĩ năng sơ đẳng, sinh tồn, nền tảng trước, mục đích gđ này chỉ cần vậy và mình cũng nhắc lại: không nôn nóng trong dạy một con người.
Những kĩ năng em nói là kĩ năng cao cấp chỉ con người mới có, đòi hỏi bộ não đã hoàn thiện mới tiếp thu và hiểu được, nên gđ phổ thông, tuổi teen trở nên mới hiểu. Đó là những đức tính: dũng cảm, kiên trì, kiên nhẫn, khiêm tốn, đón nhận thất bại ntn, tính bền bỉ.. Tất nhiên con mình không hiểu những từ ngữ trên (chỉ ba mẹ mới hiểu) nhưng bọn nhỏ sẽ thấm dần qua những bài học. Một số người thiếu những đức tính này thì mới chỉ hoàn thiện phần “con”, dễ phạm tội, sống bản năng hơn.
Ấp la có thể dạy con sớm những kĩ năng cao cấp đó, Ok. Con em sẽ trưởng thành hoàn thiện sớm hơn bạn cùng trang lứa nhưng dễ mất tuổi thơ của con. Con đầu nhà mình là ví dụ, sau đó mình rút kn cho đứa sau (con mình chênh nhau nhiều tuổi). Đứa sau được “vui chơi” nhiều hơn, mặc dù từ nhỏ vẫn được dạy xen kẽ nhưng với mức độ ít thôi.
Đây là mình nói về số đông. Mỗi gia đình có cách dạy khác nhau do tư duy của ba mẹ thế nào thì ra kết quả như vậy, đôi khi không có “đúng sai”
.
Ps: Ấp la nên lưu ý tuổi thơ của con, mình vẫn dạy nhưng không nên đánh cắp tuổi thơ của con.