Ngoại ngữ (tiếng Anh) dễ òm chứ có gì mà trầm trồ vậy ta. Mình còn nhớ hồi học ĐH mấy thằng bạn nhà quê của mình từ Hải Phòng, Thanh Hóa, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn, chữ tiếng Anh bẻ đôi chả biết, nói còn ngọng l,n nữa, chỉ được cái toàn là học chuyên Toán - Lý - Hóa cả. Cũng vất vả với cái món tiếng Anh tiếng e 2 năm đầu, rồi thì cũng ổn dần, và khi ra trường thì coi như ngon lành, kiếm việc dễ dàng ở các cty nước ngoài. Sau chúng nó còn học thêm lên Master, thi Toefl (hồi đó chỉ toàn là Toefl) 600-630, có học bổng Mỹ, Anh hết, có đứa còn có học bổng Fullbright và học bổng gì gì hình như là Chevening của Anh nữa. Rồi sau này nữa thì có thằng làm GS Cambridge, City Hong Kong Uni, có thằng còn làm cho VP LHQ bên New York luôn.
Sở dĩ chúng nó thành đạt, học ngoại ngữ rất nhanh là có tư duy, tư chất rất tốt, học hành có phương pháp nên tiến nhanh nếu cần phải thế.
Rất đồng ý với anh.
Về việc phải luyện để nói giọng như Âu, Mỹ mình thấy không hề quan trọng mà nội dung, phong thái khi nói mới là quan trọng. Ngay ở cuộc sống xung quanh trong số dân miền Bắc vào nam sinh sống, người vẫn giữ giọng bắc thường là bản lĩnh và thành công hơn người đi ra ngoài đường thì đổi giọng nam, về nhà nói giọng bắc.
Một ví dụ nữa, hồi xưa thời còn học tiếng Anh với Streamline, Headway một số giáo viên được học ở nước ngoài về lúc nào cũng lôi từ Singlish ra với nghĩa khá là dè bỉu và đề cập như là 1 ví dụ về việc học tiếng Anh sai phương pháp .
Sau này có dịp sống ở Sing 1 thời gian mình mới thấy luật sư, bác sĩ người Sing toàn dân học ở UK, US nhưng phần lớn vẫn nói Singlish (nghe qua TV thôi chứ không phải gặp trực tiếp). Mình thấy rõ ràng là người ta chọn cách phát âm như vậy với lòng tự hào chứ không phải do học tiếng Anh què quặt sai phương pháp gì cả.