Hạng F
18/5/10
5.627
1.141
113
Bình Dương
Vào diễn đàn xe cộ thì phụ nữ mình ít chuyện để bóng bàn các mợ nhỉ? Chắc có lẽ thế mà em thấy các mợ vào rồi lặng lẽ đi ra :D.
Mội người một cuộc sống, khó mà tìm được nhà nào giống nhà nào, và kinh nghiệm trong các lĩnh vực sống của chúng ta cũng khác nhau, vì thế em lập thớt này để cả nhà cùng chia xẽ bí quyết sống của mình cũng như sưu tầm được và chia xẻ trên 1001 lĩnh vực như :
_ Nếp sống
_cách dạy con
_ Nghề nghiệp
_ Nội trợ
_ Xe cộ
_ Ăn uống....
vân vân và vân vân...
Mỗi người 1 kinh nghiệm ta sẽ có hàng lô bí quyết để học tập lẫn nhau cả nhà nhé. Không biết em lập thớt này có bị lạc quẻ không, nếu không hợp thì HT đì lít giúp em nghen, em hứa hổng con rận đâu, hehe
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
18/5/10
5.627
1.141
113
Bình Dương
Re:Mỗi người một bí quyết:

Mở hàng nhé.
Làm Ruột Heo, Bao Tử Heo Ruột hoặc bao tử heo mua về lộn trái ra rồi cho một nắm bột mì vào bóp kỹ một lúc sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước lạnh sẽ sạch hết. Muốn luộc ruột hoặc bao tử cho trắng thì đung một nồi nước sôi, sau đó cho vào một miếng phèn chua độ nửa ngón tay, cho lòng heo vào luộc, nhớ để nước cho ngập.  Khi lòng heo đã chín, vớt ra thả vào nước lạnh có pha một chút hàn the.
 
  •  Cách Làm Lươn
Lươn mua về còn sống cho vào soong hoặc thau, lấy rổ đậy kín rồi cho vào một chén giấm chua.  Lươn sẽ quẫy rất mạnh vì vậy bao nhiêu nhớt sẽ theo ra hết.  Khi thấy lươn yếu dần, không còn quẫy nữa thì đem ra vuốt bằng muối rồi rửa lại bằng nước lạnh vài lần sẽ sạch.
  •  Cách Làm Ốc
Muốn làm ốc sạch để làm ốc nhồi thì đừng đập bể trôn ốc vì khi đập bể trôn ốc, khi nhồi ốc vào hấp, nước ngọt sẽ chảy ra hết. Lấy dao nhỏ khẽ cạy miệng ốc ra, rồi lấy một chiếc đũa đẩy ốc thụt vào trong một lúc, cầm con ốc vẩy mạnh.  Ốc sẽ rơi ra hết.  Bỏ phần ốc bùn phía cuối.  Phần ốc còn lại, cho vào giấm bóp kỹ rồi rửa lại bằng nước lạnh cho sạch.
  •  Cách Làm Cá
Cá bán ở chợ thường chưa được đánh vẩy.  Muốn làm cá mà không bị vẩy văng ra tứ phía, hãy ngâm cá vào nước sôi thì việc đánh cá sẽ dễ dàng.
  •  Chiên Cá
Khi chiên cá, muốn không bị sát chảo, hãy lăn cá vào bột trước khi cho vào chảo dầu nóng.
  •  Nướng Cá Không Bị Tróc Da
Thoa một lớp dầu ăn ngoài da để da cá không bị dính vào vỉ nướng.  Khi nướng, lúc đầu để lửa lớn để lớp da bên ngoài se lại ngay, như vậy sức nóng làm cho chất mỡ trong cá tan ra nhưng không thoát ra ngoài được.  Do đó da cá sẽ vàng mà thịt cá vẫn thơm ngon và không bị mất đi các dưỡng chất.
  •  Nướng Bánh Mì Lại Cho Dòn
Bánh mì cũ, nhúng vào nước trước khi nướng, bánh sẽ dòn.
  •  Chiên Khoai Tây
Khoai tây ngâm trong nước có pha một chút muối và chanh hoặc giấm để khoai được trắng.  Rửa sạch khoai lại rồi thái khoai thành từng lát dày độ 1 cm theo chiều dọc của củ khoai.  Vớt khoai để ráo, lau khô từng miếng.  Sau đó phết sơ một lớp dầu lên khoai để khi chiên, mặt khoai không bị nhăn. Cho khoai vào chảo dầu chiên cho vàng.  Khi chiên, khoai sẽ phông lên, lấy khoai ra cho vào rổ nhôm, rắc lên một chút muối và xốc đều.
  •  Giữ Khoai Không Rã Khi Nấu
Rửa khoai thật sạch trước khi gọt vỏ.  Gọt vỏ xong, đem ngâm trong nước có pha một chút muối để khoai không bị đen và khi nấu khoai không bị rã.
  •  Khử Mùi Hôi Của Dầu Phộng
Đun dầu cho thật sôi đến khi không còn nghe thấy tiếng kêu riu riu nữa.  Cho vào vài củ hành tím đập dập.  (Có thể dùng tỏi hay củ xả đập dập hoặc lá dứa thơm cũng được).
  •  Khử Mùi Hôi Của Thịt Bò
Nướng chín một củ gừng, cạo bỏ lớp vỏ cháy đen, giã gừng thật nhuyễn, rắt lên thịt.
  •  Tẩy Mùi Hôi Lông Của Gà, Vịt
Khi nhổ lông xong, dùng muối hoặc gừng giã nhuyễn chà xát lên mình con vịt hoặc gà, để độ 5 phút, rửa sạch lại rồi mới mổ ruột.
  •  Tẩy Mùi Xào Nấu, Mùi Thịt Cá
Đốt một miếng đường lên bếp.  Trong khi chờ cá chín, mùi đường cháy sẽ phá tan mùi tanh của cá.  Để cho mùi hôi của bắp cải chín mất đi, hãy cho vào soong đang luộc rau một miếng ruột bánh mì. Chậu rửa bát vừa ăn xong, dùng vỏ chanh đã vắt nước chà xát chung quanh chậu, mùi tanh của cá sẽ hết.
  •  Tẩy Một Số Mùi Khó Bay
Mùi hành tỏi:  Dùng bã café để chà xát. Mùi Eau de Javel:  Lấy giấm rửa tay, rửa lại bằng nước ấm và thoa lại bằng một chút dầu thơm. Vết vàng khói thuốc dính trên ngón tay:  Rửa tay bằng Eau de Javel hơi ấm. Vết bút nguyên tử:  Dùng Alcool. Các vết xám đen:  Dùng chanh.
  •  Luộc Rau Xanh Màu
Cho vào soong nước luộc vài giọt chanh hoặc giấm, đợi nước thật sôi mới cho rau vào.
  •  Nấu Nước Dùng Cho Trong
Nấu nước thật sôi mới cho thịt hoặc xương vào, không được đậy vung soong.  Khi nước sôi lại thì bớt lửa và vớt bọt thường xuyên.  Cho vào đó một củ hành tím đã nướng chín. Nếu lỡ nước không trong thì dùng một khăn vải mỏng sạch lược lại, cho sang soong khác nấu sôi trở lại.  Lấy một tròng trắng trứng đánh cho thật nổi đổ úp vào soong nước dùng, các bọt trong nước dùng sẽ cuốn vào trong lòng trắng trứng.  Khi được, vớt tròng trắng trứng ra bỏ. Nếu nấu nước thật sôi rồi bỏ thịt hoặc xương vào, như vậy thì chất ngọt còn giữ lại trong thịt, xương.  Nếu cho thịt vào nước lạnh rồi mới nấu thì chất ngọt của thịt và xương sẽ hoà vào nước dùng.
  •  Đánh Trứng Gà Không Dính Vào Tô
Trước khi đánh trứng vào tô, hãy tráng qua tô một lớp nước lã.
  •  Muốn Trứng Chiên Được Nổi Phồng
Cho vào trứng một chút bột nổi rồi đánh trứng cho đều, nhớ đánh theo một chiều.
  •  Luộc Trứng Không Vỡ
Cho vào soong nước luộc trứng một dúm muối.  Khi trứng chín, muốn bóc vỏ cho dễ, vớt trứng ra bỏ ngay vào nước lạnh ngâm độ 10 phút.
  •  Quết Tôm Cho Dai
Rửa tôm sạch, lau khô tôm trước khi quết.  Khi tôm đã được quết nhuyễn thì nêm gia vị và cho vào một tròng trắng trứng, trộn đều và quết thêm một lúc cho tôm và trứng lẫn đều nhau.
  •  Tẩy Mùi Cơm Khê
Nếu cơm lỡ bị khê, ta nên cho vào cơm một cục than đang cháy hồng hoặc lấy một cái ca nhôm, nhúng nước rồi úp lên soong cơm.
  •  Hấp Cơm Nguội Cho Ngon
Cơm nguội còn lại, không bị hư, muốn hấp lại, phải dùng tay ướt bóp cho hột cơm rời ra.  Khi soong cơm mới nấu gần chín mới cho cơm nguội vào hấp (cơm nguội để hấp phải ít hơn lượng gại để nấu cơm). Hấp được một lúc thì xới cơm dưới lên, trộn cơm nóng và cơm nguội đều nhau rồi để trên bếp một lúc nữa cho cơm chín hẳn.
  •  Cách Luộc Thịt
Muốn luộc thịt cho trắng, dai, ngon thì khi bắc nước sôi, ta cho vào một muỗng soup giấm chua. Có nhiều loại thịt rất dai như thịt heo nái, gà, vịt đã đẻ nhiều.  Muốn luộc cho mềm thì trước khi cho vào soong, nhớ lấy lá đủ đủ bọc kín.
  •  Làm Cho Lòng Heo Được Trắng Và Giòn
Khi luộc lòng heo, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào.  Khi lòng đã chín tới thì vớt ra đem nhúng ngay vào chậu nước có pha một chút phèn chua (nước phèn này đã được đun sôi để nguội).  Làm như thế, lòng sẽ trở nên trắng trẻo, giòn.
  •  Ram Thịt Cho Mềm Và Ngọt
Khi ram thịt phải chờ cho chảo thật nóng, đổ dầu vào đợi cho sôi.  Cho thịt vào chiên một mặt cho vàng rồi mới trở qua mặt khác.  Lửa phải to và đều.  Khi thấy thịt đã vàng đều thì cho lửa nhỏ dần, cho vào thịt một ít nước, đậy vung thật kín, để lửa riu riu.  Khi xiên vào miếng thịt không thấy máu chảy ra là được.  Làm cách này thịt sẽ ngon và mềm.
  •  Rán Mỡ Để Được Lâu
Khi rán mỡ, đừng để quá lâu trên bếp.  Nếu để cho mỡ vàng quá, mỡ sẽ mau có mùi khét.
  •  Rán Mỡ Không Bị Bắn Tứ Tung
Cho một chút muối vào chảo mỡ khi rán.  Rán cá, đậu, thịt gì cũng làm theo cách trên sẽ tránh được cảnh bị mỡ bắn phỏng tay chân, mặt mũi.
  •  Khi Chảo Mỡ Bén Lửa Bốc Cháy
Đừng bao giờ đổ nước lạnh để dập tắt lửa mà chỉ cần nhanh tay rút củi ra rồi đậy ngay nắp vung lên chảo.
  •  Giữ Khoai Cho Trắng
Khi luộc khoai, nên vắt vào vài giọt chanh trong lúc nước đang sôi để khoai không bị biến màu và có mùi vị đặc biệt.  Trong lúc gọt khoai trước khi luộc, nên ngâm vào nước có vắt vài giọt chanh và tránh để khoai ngoài gió.
  •  Để Bắp Chuối Và Chuối Xanh Không Xám
Khi bào bắp chuối hoặc gọt chuối xanh, nên ngâm vào thau nước có vắt một trái chanh để không bị xám đen.
  •  Xắt Hành Không Cay Mắt
Khi xắt hành, nên để thau nước bên cạnh để tránh bị cay mắt.
  •  Để Dao Khỏi Tanh
Dùng một lát chanh hoặc một lát cà rốt chùi lên lưỡi dao.
  •  Giảm Bớt Vị Mặn Của Thức Ăn
Khi làm thức ăn, nếu lỡ bị mặn thì đừng đổ nước mà hãy thêm đường vào.  Đường sẽ rút bớt chất mặn.
  •  Nấu Món Ăn Có Pha Rượu
Chia lượng rượu muốn cho vào thức ăn làm hai.  Một phần cho vào thức ăn khi đang nấu, phần còn lại, khi thức ăn đã chín, sắp ăn mới cho vào, như vậy mới giữ được mùi thơm của rượu.
  •  Khi Nấu Món Ăn Có Bơ
Khi nấu không cần phải cho bơ ngay từ đầu.  Khi chiên xào, ta dùng dầu hay mỡ, sau đó mới cho bơ nằm trên mặt dĩa thức ăn khi sắp ăn, như vậy mới giữ được mùi thơm của bơ.
  •  Thử Bơ Hoặc Pho Mát
Cắt mốt miếng bơ hay pho mát nhỏ, cho vài giọt Iode.  Nếu phó mát hay bơ có pha khoai lang hay bột gạo thì nó sẽ biến thành màu xanh biếc.
  •  Để Có Cháo Ăn Sáng Thật Mau
Vo gạo chung với nếp để chừng 15-20 phút cho ráo nước.  Đổ gạo vào bình thủy, đun nước thật sôi, chế vào đậy kỹ nước để trong một đêm.  Sáng ra cháo sẽ chín nhừ.   Nấu cháo đặc hay loãng tuỳ ý mà cho gạo theo ý muốn.
  •  Giữ Sữa Tươi Không Bị Đóng Váng
Sữa tươi để từ sáng đến chiều có thể bị đóng váng vì trong sữa có chất Acide Lactique.  Muốn cho sữa khỏi bị đóng váng, hãy cho vào chai sữa bột một ít thuốc muối (Bicarbonate de Soude).  Thuốc muối có đặc tính đánh tan chất Acide Lactique.
  •  Bánh Gateâu Chưa Chín Kỹ
Khi lỡ lấy bánh ra khỏi khuôn mà bánh chưa được chín kỹ, đừng chần chừ, hãy nhúng bánh thật nhanh vào sữa lạnh rồi đặt bánh vào trong lò hấp lại một lúc cho bánh chín.
  •  Chữa Bột Quá Nhão
Khi nhồi bột làm bánh, nếu lỡ bột quá nhão mà không muốn cho thêm bột khô, hãy lấy một cách khăn sạch, khô quấn bột vào đó và gói lại để khoảng 15-20 phút.  Nếu bột quá nhão, bạn có thể để lâu hơn nữa hoặc có thể đem gói vào một cái khăn khác.  Vì trong khi gói vào khăn, nước dư trong bột sẽ thấm vào cái khăn và bị bốc hơi bớt.
  •  Chiên Bánh Không Bị Cháy
Thái nhỏ một ít khoai tây chiên trước trong khi chảo mỡ (hay dầu) sau đó hãy chiên bánh.
  •  Cắt Khoai Tây Thành Lát Không Vỡ
Khi cắt khoai tây, hãy nhúng lưỡi dao vào nước sôi trước khi cắt.
  •  Luộc Khoai Sọ, Khoai Môn, Khoai Mì
Khi luộc khoai sọ, khoai môn, khoai mì nên ngâm vài giờ trước khi luộc cho các độc tố trong khoai tan hết ra nước, sau đó luộc thật kỹ, không nên nướng.  Đối với khoai mì, nên cắt bỏ hai đầu rồi mới bóc vỏ đem ngâm.
  •  Khoai Tây Chiên Không Bị Cháy
Trước khi chiên, hãy nhúng khoai tây vào nước muối pha loãng trong vài phút.  Khi sử dụng khoai tây, nên nhớ không nên ngâm lâu trong nước vì như thế sẽ làm hủy đi sinh tố C chưá trong khoai tây.  Nếu để dành khoai tây quá lâu, khoai cũng mất đi sinh tố này.
  •  Sử Dụng Khoai Lang Như Thế Nào?
Khoai lang có nhiều sinh tố A và C.  Có thể sử dụng khoai lang như khoai tây.  Muốn giữ khoai lang để lâu mà không bị hư nên vùi khoai xuống cát và che mưa nắng.   Khoai xắt lát, muốn để dành lâu, hãy lót khoai bằng trấu và bao quanh bằng phên tre cẩn thận.
  •  Luộc Rau Đúng Cách
Nấu nước sôi, cho vào một chút muối rồi thả rau vào ngay khi nước đang sôi.  Nước sôi trở lại là vớt rau ra ngay, không nên luộc rau quá lâu, rau sẽ bị nhão và đỏ không ngon.
  •  Hầm Đậu Rau Mềm
Rửa đậu sạch và ngâm đậu trong nước.  Sau đó rửa đậu lại cho sạch rồi cho vào soong, đổ nước ngập đậu rồi nấu.  Lúc đầu để lửa lớn, khi sôi, đậy nắp kín, để lửa riu riu và lửa phải cháy đều.  Từ đó không nên mở nắp soong hay khuấy đảo trong soong nữa.
  •  Chiên Thức Ăn
Khi chiên thức ăn, cần phải đun dầu (mỡ) cho thật sôi mới cho thức ăn vào để chiên.  Muốn chiên giòn những món ăn có nhiều bột như cá, tôm, cua lăn bột, khoai tây... cần phải để dầu, mỡ ngập thức ăn; để lửa vừa phải.
  •  Kho Thức Ăn
Khi kho thức ăn nên đậy vung kín và để lửa riu riu.  Khi kho cá, cần đun lâu hơn thịt.
  •  Lột Vỏ Trái Cây Dễ Dàng
Chỉ cần nhúng trái cây vào nước nóng và vớt ra ngay, trái cây sẽ dễ lột vô cùng.
  •  Thử Giấm
Lấy một chút giấm cho vào chén rồi nhúng miếng giấy thấm màu trắng vào, nếu chuyển thành màu vàng là giấm tốt.
  •  Giữ Mỡ Lâu Hư
Phải để mỡ trong hũ thủy tinh, đậy kỹ, không cho nước lẫn vào mỡ.  Khi mỡ được đổ vào hũ, cần phải đổ đầy, đừng để có khoảng trống cho không khí len vào.
  •  Giữ Bánh Mì Được Lâu
Gói bánh mì vào bao nylon bọc kín rồi để vào ngăn đông lạnh của tủ lạnh.  Giữ bằng cách này có thể để bánh mì lâu cả tháng.
  •  Muốn Khế Bớt Chua
Xắt khế thành lát ngâm vào nước muối, sau đó vớt ra, cho vào chậu nước có pha một ít bột nở.  Cuối cùng, rửa khế lại nhiều lần với nước.
  •  Giữ Cho Dưa Chuột Được Tươi Lâu
Lấy một cái tô đựng nước rồi cắm phần cuống trái dưa xuống nước ngập độ 1/3 trái dưa.  Mỗi ngày nhớ thay nước một lần.
  •  Giữ Cam, Chanh, Bưởi Ðược Lâu
Với các loại quả này, phải chọn quả còn cả cuống, bôi vôi lên đầu cuống và để vào chỗ thoáng mát.
  •  Khử Mùi Hôi Của Soong, Chảo
Soong, chảo nấu thức ăn, khi rửa sạch, vẫn thường để lại một mùi hôi.  Chỉ cần dùng chanh, bã trà, bã café để chùi rửa mùi hôi sẽ hết.
  •  Khử Mùi Hôi Của Tỏi, Hành Trong Miệng
Ăn cơm xong, trong miệng nếu còn mùi hôi của tỏi hành rất khó chịu.  Hãy nhai một ít bã trà, mùi hôi sẽ hết.
  •  Muối Dính Dầu Hôi
Ðem muối bỏ vào chảo để rang, dầu hôi sẽ bay hơi hết.
  •  Ðánh Trứng Mau Nổi
Khi đánh trứng, muốn cho mau nổi, chỉ cần cho vào một chút muối.
  •  Chiên Bánh Phồng Tôm Cho Giòn
Muốn chiên bánh phồng tôm cho giòn, phải để dầu thật sôi, và đợi khi gần ăn hãy chiên.  Nếu chiên quá sớm phải cho vào bao nylon cột kỹ lại.
  •  Tỏi Dùng Như Thế Nào
Tỏi là một gia vị rất tốt, có thể làm vị thuốc cho một vài loại bệnh thông thường.  Muốn sử dụng tỏi đúng cách thì nên giã nhuyễn tỏi để ăn chứ đừng nên xắt lát.
  •  Lấy Bánh Bông Lan Sao Cho Dễ
Muốn lấy bánh bông lan ở khuôn ra một cách dễ dàng và không làm bể bánh, bạn hãy để khuôn bánh vào nước lạnh, rồi đậy lên trên bánh một cái khăn ẩm.  Khoảng 10 phút sau có thể lấy bánh ra nguyên vẹn một cách dễ dàng.
  •  Ðể Dành Chanh Ðã Dùng
Những trái chanh đã dùng một nửa hay một phần, muốn để dành mà không sợ bị ê hay bị khô, hãy úp mặt chanh đã bị cắt xuống một cái dĩa để sẵn một ít giấm chua, chanh sẽ lâu hư.
  •  Ðể Dành Thịt, Jambon, Paté
Nếu không có tủ lạnh mà muốn để dành thịt, hãy lấy một cái khăn sạch nhúng vào giấm chua cho ướt khăn, gói thật chặt miếng thịt.  Ðể gói thịt vào nơi thoáng mát, miếng thịt đ  để được 24 giờ. Nếu xúc xích mua về mà không ăn hết, muốn để dành qua ngày hôm sau, muốn cho chỗ cắt không bị khô và xám lại thì hãy áp vào đó một miếng chanh, xúc xích sẽ luôn luôn mềm mại và có màu hồng đẹp.
  •  Giữ Cho Mứt Khỏi Mốc
Mứt ăn dở có thể giữ được lâu hàng tuần lễ mà không bị mốc hay hư nếu phủ lên trên mặt mứt một lớp đường cát dày, mỗi khi dùng xong, nhớ phủ đường lại.
  •  Làm Tan Dầu Ăn Bị Ðông Lại
Nhiều khi vì thời tiết ảnh hưởng mà dầu bị đông đặc lại.  Khi đó đừng nên hơ dầu trên lửa cho dầu tan ra ngay mà hãy ngâm dầu vào trong nước ấm cho dầu tan ra từ từ.
  •  Chiên Cá Không  Bị Vỡ
Trước khi chiên, chỉ cần lấy vải lau sạch con cá cho thật khô nước.
  •  Lựa Ðậu Hũ
Ðậu hũ rất bổ khi còn tươi, nhưng nếu bị hư, bị chua thì ăn vào vào có hại.  Muốn biết đậu hũ mới và không chua, chỉ cần xem màu đậu có trắng và mịn là được.
  •  Giữ Cho Món Trứng Ðẹp Màu
Có nhiều món trứng trước khi chiên hoặc hấp thường phải đánh cho nổi.  Nếu đánh kỹ như vậy, không nên dùng đồ đựng bằng nhôm vì khi nấu chín, trứng sẽ có màu xám. Muốn trứng giữ được nguyên màu, phải dùng đồ sành hay đồ thủy tinh để đựng khi đánh.
  •  Xàu Nấu Bông Cải Cho Ngon Và Ðẹp Mắt
Muốn cho bông cải xào được ngon, khi xào nấu chớ đừng bao giờ đậy kín nắp soong.  Làm như thế bông cải sẽ được màu sắc lúc ban đầu.
  •  Làm Cho Trà Thêm Thơm
Ðể trà thêm phầm thơm ngon, hãy lấy một miếng vỏ cam bỏ vào hộp trà và đậy thật kín.
  •  Giữ Cho Trà Không Bay Hơi
Muốn giữ hương vị đậm đà của trà không bị bay hơi, hãy để trà trong một hộp thiếc đậy kín.  Ðừng để trà trong hộp thủy tinh, trà rất mau bay hơi.
  •  Pha Trà Ngon
Muốn pha một ấm trà thơm cho thật ngon, trước hết phải nấu nước thật sôi, tráng nước sôi cho bình được nóng đều.  Cho trà vào bình, chế nước sôi vào và đổ bỏ ngay nước này đi.  Sau đó rót nước sôi vào từ từ cho đến khi đầy.
  •  Pha Café Thơm Ngon
Muốn pha café cho thật thơm ngon, nước phải nấu thật sôi và để trong bếp lửa (không dùng nước trong bình thủy). Tráng filtre và ly cho nóng rồi mới cho café vào filtre.  Chế nước sôi từ từ đến khi gần đầy filtre, có thể ngâm ly đang pha café vào trong một ly nước nóng khác; không nên chế hai lần nước vào một filtre café đang pha.
  •  Giữ Hơi Nước Có Gaz Trong Chai
Nước suối hoặc những thứ nước có hơi gaz khi dùng dang dở thường bị bay hơi.  Muốn để dành những chai nước này, hãy dùng nút chai thật chặt và dựng ngược lên, dù ở tủ thường hay tủ lạnh cũng vậy, như thế ta có thể giữ được hơi trong cả tuần lễ.
  •  Mở Nút Chai Quá Chặt
Chai rượu để lâu ít dùng đến, nút bị dính chặt không mở ra được.  Ðừng cạy hư nút chai mà hãy dùng lửa hơ trên cổ chai cho nóng.  Hơi nóng sẽ làm cổ chai nở ra, nút chai sẽ được vặn ra một cách dễ dàng.
  •  Súc Bình Nước Quá Dơ
Muốn súc sạch một bình nước dơ hay bị mờ đục vì để lâu ngày, hãy xé vụn giấy báo nhét vào thật đầy chai và đậy kín nút chai.  Ngâm như vậy trong hai, ba ngày rồi lấy hết giấy ra, súc lại bằng nước lạnh.
  •  Giữ Gìn Khoai Tây, Bánh Mì, Bột Mì
- Khoai tây:  Cho khoai vào một cái thúng, để thúng khoai vào một cái kệ (tránh tiếp xúc với mặt đất).  Cất khoai tây trong chỗ thoáng mát thì có thể để từ 1 đến 2 tháng. - Bánh mì:  Muốn giữ được bánh mì mềm lâu ngày, người ta dùng giấy dầu và bao nylon gói thật chặt, bên trong có để một cục đường rồi để vào chỗ thoáng mát. - Bột mì:  Muốn bột không bị mốc, ta trộn vào bột mì một ít muối theo tỉ lệ 5 gr muối cho một kg bột.  Với lượng muối ít như vậy so với lượng bột nên nó sẽ không làm cho bột mặn Làm Ruột Heo, Bao Tử Heo
Ruột hoặc bao tử heo mua về lộn trái ra rồi cho một nắm bột mì vào bóp kỹ một lúc sau đó rửa lại nhiều lần bằng nước lạnh sẽ sạch hết. Muốn luộc ruột hoặc bao tử cho trắng thì đung một nồi nước sôi, sau đó cho vào một miếng phèn chua độ nửa ngón tay, cho lòng heo vào luộc, nhớ để nước cho ngập.  Khi lòng heo đã chín, vớt ra thả vào nước lạnh có pha một chút hàn the.
 
  •  Cách Làm Lươn
Lươn mua về còn sống cho vào soong hoặc thau, lấy rổ đậy kín rồi cho vào một chén giấm chua.  Lươn sẽ quẫy rất mạnh vì vậy bao nhiêu nhớt sẽ theo ra hết.  Khi thấy lươn yếu dần, không còn quẫy nữa thì đem ra vuốt bằng muối rồi rửa lại bằng nước lạnh vài lần sẽ sạch.
  •  Cách Làm Ốc
Muốn làm ốc sạch để làm ốc nhồi thì đừng đập bể trôn ốc vì khi đập bể trôn ốc, khi nhồi ốc vào hấp, nước ngọt sẽ chảy ra hết. Lấy dao nhỏ khẽ cạy miệng ốc ra, rồi lấy một chiếc đũa đẩy ốc thụt vào trong một
lúc, cầm con ốc vẩy mạnh.  Ốc sẽ rơi ra hết.  Bỏ phần ốc bùn phía cuối.  Phần ốc còn lại, cho vào giấm bóp kỹ rồi rửa lại bằng nước lạnh cho sạch.
  •  Cách Làm Cá
Cá bán ở chợ thường chưa được đánh vẩy.  Muốn làm cá mà không bị vẩy văng ra tứ phía, hãy ngâm cá vào nước sôi thì việc đánh cá sẽ dễ dàng.
  •  Chiên Cá
Khi chiên cá, muốn không bị sát chảo, hãy lăn cá vào bột trước khi cho vào chảo dầu nóng.
  •  Nướng Cá Không Bị Tróc Da
Thoa một lớp dầu ăn ngoài da để da cá không bị dính vào vỉ nướng.  Khi nướng, lúc đầu để lửa lớn để lớp da bên ngoài se lại ngay, như vậy sức nóng làm cho chất mỡ trong cá tan ra nhưng không thoát ra ngoài được.  Do đó da cá sẽ vàng mà thịt cá vẫn thơm ngon và không bị mất đi các dưỡng chất.
  •  Nướng Bánh Mì Lại Cho Dòn
Bánh mì cũ, nhúng vào nước trước khi nướng, bánh sẽ dòn.
  •  Chiên Khoai Tây
Khoai tây ngâm trong nước có pha một chút muối và chanh hoặc giấm để khoai được trắng.  Rửa sạch khoai lại rồi thái khoai thành từng lát dày độ 1 cm theo chiều dọc của củ khoai.  Vớt khoai để ráo, lau khô từng miếng.  Sau đó phết sơ một lớp dầu lên khoai để khi chiên, mặt khoai không bị nhăn. Cho khoai vào chảo dầu chiên cho vàng.  Khi chiên, khoai sẽ phông lên, lấy khoai ra cho vào rổ nhôm, rắc lên một chút muối và xốc đều.
  •  Giữ Khoai Không Rã Khi Nấu
Rửa khoai thật sạch trước khi gọt vỏ.  Gọt vỏ xong, đem ngâm trong nước có pha một chút muối để khoai không bị đen và khi nấu khoai không bị rã.
  •  Khử Mùi Hôi Của Dầu Phộng
Đun dầu cho thật sôi đến khi không còn nghe thấy tiếng kêu riu riu nữa.  Cho vào vài củ hành tím đập dập.  (Có thể dùng tỏi hay củ xả đập dập hoặc lá dứa thơm cũng được).
  •  Khử Mùi Hôi Của Thịt Bò
Nướng chín một củ gừng, cạo bỏ lớp vỏ cháy đen, giã gừng thật nhuyễn, rắt lên thịt.
  •  Tẩy Mùi Hôi Lông Của Gà, Vịt
Khi nhổ lông xong, dùng muối hoặc gừng giã nhuyễn chà xát lên mình con vịt hoặc gà, để độ 5 phút, rửa sạch lại rồi mới mổ ruột.
  •  Tẩy Mùi Xào Nấu, Mùi Thịt Cá
Đốt một miếng đường lên bếp.  Trong khi chờ cá chín, mùi đường cháy sẽ phá tan mùi tanh của cá.  Để cho mùi hôi của bắp cải chín mất đi, hãy cho vào soong đang luộc rau một miếng ruột bánh mì. Chậu rửa bát vừa ăn xong, dùng vỏ chanh đã vắt nước chà xát chung quanh chậu, mùi tanh của cá sẽ hết.
  •  Tẩy Một Số Mùi Khó Bay
Mùi hành tỏi:  Dùng bã café để chà xát. Mùi Eau de Javel:  Lấy giấm rửa tay, rửa lại bằng nước ấm và thoa lại bằng một chút dầu thơm. Vết vàng khói thuốc dính trên ngón tay:  Rửa tay bằng Eau de Javel hơi ấm. Vết bút nguyên tử:  Dùng Alcool. Các vết xám đen:  Dùng chanh.
  •  Luộc Rau Xanh Màu
Cho vào soong nước luộc vài giọt chanh hoặc giấm, đợi nước thật sôi mới cho rau vào.
  •  Nấu Nước Dùng Cho Trong
Nấu nước thật sôi mới cho thịt hoặc xương vào, không được đậy vung soong.  Khi nước sôi lại thì bớt lửa và vớt bọt thường xuyên.  Cho vào đó một củ hành tím đã nướng chín. Nếu lỡ nước không trong thì dùng một khăn vải mỏng sạch lược lại, cho sang soong khác nấu sôi trở lại.  Lấy một tròng trắng trứng đánh cho thật nổi đổ úp vào soong nước dùng, các bọt trong nước dùng sẽ cuốn vào trong lòng trắng trứng.  Khi được, vớt tròng trắng trứng ra bỏ. Nếu nấu nước thật sôi rồi bỏ thịt hoặc xương vào, như vậy thì chất ngọt còn giữ lại trong thịt, xương.  Nếu cho thịt vào nước lạnh rồi mới nấu thì chất ngọt của thịt và xương sẽ hoà vào nước dùng.
  •  Đánh Trứng Gà Không Dính Vào Tô
Trước khi đánh trứng vào tô, hãy tráng qua tô một lớp nước lã.
  •  Muốn Trứng Chiên Được Nổi Phồng
Cho vào trứng một chút bột nổi rồi đánh trứng cho đều, nhớ đánh theo một chiều.
  •  Luộc Trứng Không Vỡ
Cho vào soong nước luộc trứng một dúm muối.  Khi trứng chín, muốn bóc vỏ cho dễ, vớt trứng ra bỏ ngay vào nước lạnh ngâm độ 10 phút.
  •  Quết Tôm Cho Dai
Rửa tôm sạch, lau khô tôm trước khi quết.  Khi tôm đã được quết nhuyễn thì nêm gia vị và cho vào một tròng trắng trứng, trộn đều và quết thêm một lúc cho tôm và trứng lẫn đều nhau.
  •  Tẩy Mùi Cơm Khê
Nếu cơm lỡ bị khê, ta nên cho vào cơm một cục than đang cháy hồng hoặc lấy một cái ca nhôm, nhúng nước rồi úp lên soong cơm.
  •  Hấp Cơm Nguội Cho Ngon
Cơm nguội còn lại, không bị hư, muốn hấp lại, phải dùng tay ướt bóp cho hột cơm rời ra.  Khi soong cơm mới nấu gần chín mới cho cơm nguội vào hấp (cơm nguội để hấp phải ít hơn lượng gại để nấu cơm). Hấp được một lúc thì xới cơm dưới lên, trộn cơm nóng và cơm nguội đều nhau rồi để trên bếp một lúc nữa cho cơm chín hẳn.
  •  Cách Luộc Thịt
Muốn luộc thịt cho trắng, dai, ngon thì khi bắc nước sôi, ta cho vào một muỗng soup giấm chua. Có nhiều loại thịt rất dai như thịt heo nái, gà, vịt đã đẻ nhiều.  Muốn luộc cho mềm thì trước khi cho vào soong, nhớ lấy lá đủ đủ bọc kín.
  •  Làm Cho Lòng Heo Được Trắng Và Giòn
Khi luộc lòng heo, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào.  Khi lòng đã chín tới thì vớt ra đem nhúng ngay vào chậu nước có pha một chút phèn chua (nước phèn này đã được đun sôi để nguội).  Làm như thế, lòng sẽ trở nên trắng trẻo, giòn.
  •  Ram Thịt Cho Mềm Và Ngọt
Khi ram thịt phải chờ cho chảo thật nóng, đổ dầu vào đợi cho sôi.  Cho thịt vào chiên một mặt cho vàng rồi mới trở qua mặt khác.  Lửa phải to và đều.  Khi thấy thịt đã vàng đều thì cho lửa nhỏ dần, cho vào thịt một ít nước, đậy vung thật kín, để lửa riu riu.  Khi xiên vào miếng thịt không thấy máu chảy ra là được.  Làm cách này thịt sẽ ngon và mềm.
  •  Rán Mỡ Để Được Lâu
Khi rán mỡ, đừng để quá lâu trên bếp.  Nếu để cho mỡ vàng quá, mỡ sẽ mau có mùi khét.
  •  Rán Mỡ Không Bị Bắn Tứ Tung
Cho một chút muối vào chảo mỡ khi rán.  Rán cá, đậu, thịt gì cũng làm theo cách trên sẽ tránh được cảnh bị mỡ bắn phỏng tay chân, mặt mũi.
  •  Khi Chảo Mỡ Bén Lửa Bốc Cháy
Đừng bao giờ đổ nước lạnh để dập tắt lửa mà chỉ cần nhanh tay rút củi ra rồi đậy ngay nắp vung lên chảo.
  •  Giữ Khoai Cho Trắng
Khi luộc khoai, nên vắt vào vài giọt chanh trong lúc nước đang sôi để khoai không bị biến màu và có mùi vị đặc biệt.  Trong lúc gọt khoai trước khi luộc, nên ngâm vào nước có vắt vài giọt chanh và tránh để khoai ngoài gió.
  •  Để Bắp Chuối Và Chuối Xanh Không Xám
Khi bào bắp chuối hoặc gọt chuối xanh, nên ngâm vào thau nước có vắt một trái chanh để không bị xám đen.
  •  Xắt Hành Không Cay Mắt
Khi xắt hành, nên để thau nước bên cạnh để tránh bị cay mắt.
  •  Để Dao Khỏi Tanh
Dùng một lát chanh hoặc một lát cà rốt chùi lên lưỡi dao.
  •  Giảm Bớt Vị Mặn Của Thức Ăn
Khi làm thức ăn, nếu lỡ bị mặn thì đừng đổ nước mà hãy thêm đường vào.  Đường sẽ rút bớt chất mặn.
  •  Nấu Món Ăn Có Pha Rượu
Chia lượng rượu muốn cho vào thức ăn làm hai.  Một phần cho vào thức ăn khi đang nấu, phần còn lại, khi thức ăn đã chín, sắp ăn mới cho vào, như vậy mới giữ được mùi thơm của rượu.
  •  Khi Nấu Món Ăn Có Bơ
Khi nấu không cần phải cho bơ ngay từ đầu.  Khi chiên xào, ta dùng dầu hay mỡ, sau đó mới cho bơ nằm trên mặt dĩa thức ăn khi sắp ăn, như vậy mới giữ được mùi thơm của bơ.
  •  Thử Bơ Hoặc Pho Mát
Cắt mốt miếng bơ hay pho mát nhỏ, cho vài giọt Iode.  Nếu phó mát hay bơ có pha khoai lang hay bột gạo thì nó sẽ biến thành màu xanh biếc.
  •  Để Có Cháo Ăn Sáng Thật Mau
Vo gạo chung với nếp để chừng 15-20 phút cho ráo nước.  Đổ gạo vào bình thủy, đun nước thật sôi, chế vào đậy kỹ nước để trong một đêm.  Sáng ra cháo sẽ chín nhừ.   Nấu cháo đặc hay loãng tuỳ ý mà cho gạo theo ý muốn.
  •  Giữ Sữa Tươi Không Bị Đóng Váng
Sữa tươi để từ sáng đến chiều có thể bị đóng váng vì trong sữa có chất Acide Lactique.  Muốn cho sữa khỏi bị đóng váng, hãy cho vào chai sữa bột một ít thuốc muối (Bicarbonate de Soude).  Thuốc muối có đặc tính đánh tan chất Acide Lactique.
  •  Bánh Gateâu Chưa Chín Kỹ
Khi lỡ lấy bánh ra khỏi khuôn mà bánh chưa được chín kỹ, đừng chần chừ, hãy nhúng bánh thật nhanh vào sữa lạnh rồi đặt bánh vào trong lò hấp lại một lúc cho bánh chín.
  •  Chữa Bột Quá Nhão
Khi nhồi bột làm bánh, nếu lỡ bột quá nhão mà không muốn cho thêm bột khô, hãy lấy một cách khăn sạch, khô quấn bột vào đó và gói lại để khoảng 15-20 phút.  Nếu bột quá nhão, bạn có thể để lâu hơn nữa hoặc có thể đem gói vào một cái khăn khác.  Vì trong khi gói vào khăn, nước dư trong bột sẽ thấm vào cái khăn và bị bốc hơi bớt.
  •  Chiên Bánh Không Bị Cháy
Thái nhỏ một ít khoai tây chiên trước trong khi chảo mỡ (hay dầu) sau đó hãy chiên bánh.
  •  Cắt Khoai Tây Thành Lát Không Vỡ
Khi cắt khoai tây, hãy nhúng lưỡi dao vào nước sôi trước khi cắt.
  •  Luộc Khoai Sọ, Khoai Môn, Khoai Mì
Khi luộc khoai sọ, khoai môn, khoai mì nên ngâm vài giờ trước khi luộc cho các độc tố trong khoai tan hết ra nước, sau đó luộc thật kỹ, không nên nướng.  Đối với khoai mì, nên cắt bỏ hai đầu rồi mới bóc vỏ đem ngâm.
  •  Khoai Tây Chiên Không Bị Cháy
Trước khi chiên, hãy nhúng khoai tây vào nước muối pha loãng trong vài phút.  Khi sử dụng khoai tây, nên nhớ không nên ngâm lâu trong nước vì như thế sẽ làm hủy đi sinh tố C chưá trong khoai tây.  Nếu để dành khoai tây quá lâu, khoai cũng mất đi sinh tố này.
  •  Sử Dụng Khoai Lang Như Thế Nào?
Khoai lang có nhiều sinh tố A và C.  Có thể sử dụng khoai lang như khoai tây.  Muốn giữ khoai lang để lâu mà không bị hư nên vùi khoai xuống cát và che mưa nắng.   Khoai xắt lát, muốn để dành lâu, hãy lót khoai bằng trấu và bao quanh bằng phên tre cẩn thận.
  •  Luộc Rau Đúng Cách
Nấu nước sôi, cho vào một chút muối rồi thả rau vào ngay khi nước đang sôi.  Nước sôi trở lại là vớt rau ra ngay, không nên luộc rau quá lâu, rau sẽ bị nhão và đỏ không ngon.
  •  Hầm Đậu Rau Mềm
Rửa đậu sạch và ngâm đậu trong nước.  Sau đó rửa đậu lại cho sạch rồi cho vào soong, đổ nước ngập đậu rồi nấu.  Lúc đầu để lửa lớn, khi sôi, đậy nắp kín, để lửa riu riu và lửa phải cháy đều.  Từ đó không nên mở nắp soong hay khuấy đảo trong soong nữa.
  •  Chiên Thức Ăn
Khi chiên thức ăn, cần phải đun dầu (mỡ) cho thật sôi mới cho thức ăn vào để chiên.  Muốn chiên giòn những món ăn có nhiều bột như cá, tôm, cua lăn bột, khoai tây... cần phải để dầu, mỡ ngập thức ăn; để lửa vừa phải.
  •  Kho Thức Ăn
Khi kho thức ăn nên đậy vung kín và để lửa riu riu.  Khi kho cá, cần đun lâu hơn thịt.
  •  Lột Vỏ Trái Cây Dễ Dàng
Chỉ cần nhúng trái cây vào nước nóng và vớt ra ngay, trái cây sẽ dễ lột vô cùng.
  •  Thử Giấm
Lấy một chút giấm cho vào chén rồi nhúng miếng giấy thấm màu trắng vào, nếu chuyển thành màu vàng là giấm tốt.
  •  Giữ Mỡ Lâu Hư
Phải để mỡ trong hũ thủy tinh, đậy kỹ, không cho nước lẫn vào mỡ.  Khi mỡ được đổ vào hũ, cần phải đổ đầy, đừng để có khoảng trống cho không khí len vào.
  •  Giữ Bánh Mì Được Lâu
Gói bánh mì vào bao nylon bọc kín rồi để vào ngăn đông lạnh của tủ lạnh.  Giữ bằng cách này có thể để bánh mì lâu cả tháng.
  •  Muốn Khế Bớt Chua
Xắt khế thành lát ngâm vào nước muối, sau đó vớt ra, cho vào chậu nước có pha một ít bột nở.  Cuối cùng, rửa khế lại nhiều lần với nước.
  •  Giữ Cho Dưa Chuột Được Tươi Lâu
Lấy một cái tô đựng nước rồi cắm phần cuống trái dưa xuống nước ngập độ 1/3 trái dưa.  Mỗi ngày nhớ thay nước một lần.
  •  Giữ Cam, Chanh, Bưởi Ðược Lâu
Với các loại quả này, phải chọn quả còn cả cuống, bôi vôi lên đầu cuống và để vào chỗ thoáng mát.
  •  Khử Mùi Hôi Của Soong, Chảo
Soong, chảo nấu thức ăn, khi rửa sạch, vẫn thường để lại một mùi hôi.  Chỉ cần dùng chanh, bã trà, bã café để chùi rửa mùi hôi sẽ hết.
  •  Khử Mùi Hôi Của Tỏi, Hành Trong Miệng
Ăn cơm xong, trong miệng nếu còn mùi hôi của tỏi hành rất khó chịu.  Hãy nhai một ít bã trà, mùi hôi sẽ hết.
  •  Muối Dính Dầu Hôi
Ðem muối bỏ vào chảo để rang, dầu hôi sẽ bay hơi hết.
  •  Ðánh Trứng Mau Nổi
Khi đánh trứng, muốn cho mau nổi, chỉ cần cho vào một chút muối.
  •  Chiên Bánh Phồng Tôm Cho Giòn
Muốn chiên bánh phồng tôm cho giòn, phải để dầu thật sôi, và đợi khi gần ăn hãy chiên.  Nếu chiên quá sớm phải cho vào bao nylon cột kỹ lại.
  •  Tỏi Dùng Như Thế Nào
Tỏi là một gia vị rất tốt, có thể làm vị thuốc cho một vài loại bệnh thông thường.  Muốn sử dụng tỏi đúng cách thì nên giã nh
 
Hạng F
18/5/10
5.627
1.141
113
Bình Dương
Re:Mỗi người một bí quyết:

 Các món ăn kỵ nhau

Bạn đã biết gan lợn không nên xào chung với giá? Không uống sữa bò với các loại quả họ cam quýt…. nhưng còn những loại thực phẩm khác nữa? Và làm sao để dễ nhớ?
Nào, hãy cùng nhẩm đọc thuộc bài thơ dưới đây nhé!

----------------
Trứng vịt, lẫn tỏi, than ôi? 
 Ăn vào chắc chết, mười mươi rõ ràng!
Mật ong, sữa, sữa đậu nành?
Ăn cùng tắc tử - phải đành xa nhau!

Gan lợn, giá, đậu nực cười?
Xào chung, mất sạch bổ tươi ban đầu!

Thịt gà, kinh giới kỵ nhau?
Ăn cùng một lúc, ngứa đầu phát điên!

Thịt dê, ngộ độc do đâu?
Chỉ vì dưa hấu, xen vào bữa ăn!

Ba ba ăn với dền, sam
Bụng đau quằn quại, khó toàn vẹn thân!

Động kinh, chứng bệnh rành rành?
Là do thịt lợn, rang chung ấu Tầu!

Chuối hột ăn với mật, đường?
Bụng phình, dạ trướng, dọc đường phân rơi!

Thịt gà, rau cải có câu?
Âm dương, khí huyết thoát vào hư vô!

Cải thìa, thịt chó xào vô?
Ăn vào, đi tả, hôn mê khôn lường!

Sữa bò, cam, quýt, bưởi, chanh?
Ăn cùng một lúc, liên thanh sấm rền!

Quả lê, thịt ngỗng thường thường?
Ăn vào cơ thể đùng đùng sốt cao!

Đường đen pha sữa đậu nành?
Đau bụng, tháo dạ, hoành hành suốt đêm!

Thịt rắn, kị củ cải xào?
Ăn vào, sao thoát lưỡi đao tử thần!

Nôn mửa, bụng dạ không yên?
Vì do hải sản ăn liền trái cây!

Cá chép, cam thảo, nhớ rằng?
Ăn chung, trúng độc, không cần hỏi tra!

Nước chè, thịt chó no say?
Thỉnh thoảng như thế, có ngày ung thư!

Chuối tiêu, môn, sọ phiền hà?
Ruột đau quằn quại, như là dao đâm!

Khoai lang, hồng, mận ăn vô?
Dạ dày viêm loét, tổn hư tá tràng!

Ai ơi, khi chưa dọn mâm?
Nhắc nhau nấu nướng, sai lầm hiểm nguy!

Giàu Vitamin C chớ có tham (1)
Nấu cùng ốc, hến, cua, tôm, nghêu, sò!

Ăn gì? ăn với cái gì?
Là điều cần nhớ, nên ghi vào lòng!
Chẳng may ăn phải, vài giờ?
Chúng tạo chất độc bảng A chết người!
Quý nhau mời tiệc lẽ thường!
Thức ăn tương phản, trăm đường hại nhau!
---------------------

(1) Các loại thực phẩm giàu Vitamin C không được nấu, ăn cùng các loài nhuyễn thể.

(Lượm lặt )
 
Hạng F
18/5/10
5.627
1.141
113
Bình Dương
Re:Mỗi người một bí quyết:

Tạo hương thơm tự nhiên cho ngôi nhà thân iu: Thay vì xịt những hương thơm hóa học, hãy sử dụng những cách làm "tự nhiên" hơn cho ngôi nhà.
1. Tận dụng vỏ cam, quýt
Sau khi ăn cam, chanh hay quýt, bạn đừng vứt vỏ (hay lá) của chúng đi vì họ hàng các loài cây này có khả năng tạo hương rất tốt. Bạn có thể đặt chúng trong nước sôi để tạo mùi hương tươi mới trong phòng bếp. Ngoài ra, cũng có thể để vỏ của những loại cây trên vào túi hút bụi và sử dụng chúng để hút bụi thảm trong lần sử dụng tiếp theo.

2. Khử mùi hôi triệt để


Trước khi "ướp hương" cho ngôi nhà, điều bạn cần làm là phải khử những mùi hôi, khó chịu từ thuốc lá, thảm sàn, quần áo, thùng rác...

Có rất nhiều cách để khử mùi. Dễ dàng nhất là sử dụng giấm ăn. Bạn có thể đặt những bát giấm trắng trong các góc của căn phòng. Giấm sẽ trung hòa và thẩm thấu các mùi khó chịu. Nếu muốn quyết liệt hơn, hãy pha loãng giấm ăn vào nước ấm, đổ vào bình xịt và xịt vào những nơi gây mùi.

3. Viện tới sự trợ giúp của tinh dầu

Pha loãng tinh dầu với nước trong một bình xịt. Bạn có thể xịt lên đồ đạc và thảm để làm cho căn phòng có mùi hương đặc trưng. Để đa dạng hơn, bạn có thể sử dụng những hương thơm khác nhau cho những khu vực khác nhau trong nhà. Ví dụ như hoa oải hương cho phòng khách, hương gỗ đàn hương cho phòng ngủ và hương bạc hà cay cho phòng tắm.

4. Nước xả vải

Đừng nghĩ là dùng nó để giặt đồ, hãy tận dụng những bình nước xả vải mới mua và chưa dùng tới. Đặt những bình này vào trong tủ giày và hoặc tủ quần áo để loại bỏ đi mùi khó chịu của quần áo do để lâu ngày.

Ngoài nước xả vải, bạn cũng có thể tận dụng ngay những lọ nước hoa (đang và đã dùng hết) đặt vào các ngăn tủ quần áo để tránh bốc mùi mốc khi bị để lâu ngày.

5. Dùng nến hương đậu nành thay vì nến thơm thông thường
Những ngọn nến với hương đậu nành có thể giữ lâu hơn, thân thiện với môi trường và có hương thơm rõ rệt hơn. (Chúng cũng an toàn hơn với những loại nến có chất gây ung thư)

6. Mùi hương từ thức ăn

Không phải mùi thức ăn nào cũng làm ô nhiễm không khí nhà bạn. Một vài thứ cũng được chào đón như mùi vị của những mẻ bánh mì được nướng thơm phức hay mùi hoa quả chín, trà xanh mới pha... rất thi vị cho cuộc sống hàng ngày.

7. Trồng cây hoa trong nhà

Hãy trồng những loại cây hoa mà bạn yêu thích vào những chậu nhỏ trong phòng bếp, phòng khách và cả phòng tắm. Sự hiện diện của cây xanh sẽ giúp giảm sự ô nhiễm không khí trong nhà và điều hòa không khí trong lành trong không gian của bạn.
Mặt khác, mùi hương tỏa ra khi hoa nở sẽ giúp tâm hồn thư thái và không khí ngôi nhà ngọt ngào hơn
 
Các mợ tiếp nhé, em lại mắc đếm xiền òi.:D
 
Hạng F
10/11/07
5.229
405
83
Re:Mỗi người một bí quyết:

ôi trời, thật là thông thái! em làm một mạch hụt cả hơi...
để từ từ rồi ứng dụng dần, quan trọng là làm sao lúc cần thì tìm được cái thớt này...
 
1/4/07
21.905
16.707
113
0913168658
Re:Mỗi người một bí quyết:

Luộc thịt
Mình chỉ làm được một món này nên tham gia cho có phong trào.
Thịt heo đùi nạc ngon hay thịt thăn, để nguyên đặt vào nồi luộc lửa vừa cho thêm một ít muối.
Khi luộc hé nắp, vừa nghe nước vừa sôi,  nếu có mùi chua chua là vừa.Sắc thịt sớ ngan, sắp ra dĩa.
Sắc ớt cay, mỏng sếp dầy lên thịt.
Nước mắm, pha thêm 1/4 nước lọc cho nhạt bớt, rưới ngập thịt.
Trên 10 phút sau, thịt vừa thơm vừa ngon.
:D:D:D:D:D
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
19/9/08
480
222
43
TP.HCM
Re:Mỗi người một bí quyết:

@Tiger mom : Cái này em bó chiếu , em chỉ có mỗi kinh nghiệm lau nhà, úp chén bác , phụ rửa rau, vo gạo, phụ nhóm bếp, đưa, đón F1 đi học, tài xế, và làm đì-rét-tơ trọn gói . hết
 
Hạng F
18/5/10
5.627
1.141
113
Bình Dương
Re:Mỗi người một bí quyết:

Son Trinh nói:
@Tiger mom : Cái này em bó chiếu , em chỉ có mỗi kinh nghiệm lau nhà, úp chén bác , phụ rửa rau, vo gạo, phụ nhóm bếp, đưa, đón F1 đi học, tài xế, và làm đì-rét-tơ trọn gói . hết

Wao, thế thì chị nhà phải vào tiết lộ cho bọn em bí quyết để khiến bác giai phụ vợ tất tần tật việc nhà đấy nhé.
080402cool_prv.gif
 
Hạng F
18/5/10
5.627
1.141
113
Bình Dương
Re:Mỗi người một bí quyết:

Dành cho các mợ lần đầu làm mẹ nè. Cách chọn quần áo cho trẻ sơ sinh
Các bé sinh ra, số cân khác nhau, nhưng size quần áo lại giống nhau.Làm thế nào để chọn đúng kích cỡ quần áo cho bé mới sinh?
Chọn mua quần áo theo cân nặng và chiều cao của bé
Qua việc siêu âm hàng tháng, nhất là những tháng cuối, mẹ có thể biết ước chừng bé yêu của mình nặng bao nhiêu kg, dài bao nhiêu, để chuẩn bị quần áo cho bé. Thực tế, kích thước quần áo của em bé lại phụ thuộc vào số đo của chiều dài và cân nặng đó. Do đó, để tìm được size quần áo chuẩn cho bé mới sinh, mẹ có thể dựa vào biểu đồ tiêu chuẩn để tìm size cho bé nhà bạn. Trên mác của quần áo bé sơ sinh có ghi quy định rất rõ về cân nặng, chiều cao, số tháng của bé.
Biểu đồ tiêu chuẩn:
Cân nặng của bé          Chiều dài của bé             Tuổi                  Size quần áo
Từ 2,8 - 4kg                  47 – 55cm                     sơ sinh                    số 1
Từ 4 – 6kg                     55 – 60cm                    3 tháng tuổi            số 2
Từ 6 – 8kg                     60 – 70cm                    6 tháng trở lên       số 3
Từ 8 – 10kg                   70 – 75cm                    9 tháng trở lên       số 4
Từ 10 – 11kg                75 – 80 cm                    12 tháng                số 5 
Tùy theo chiều cao, cân nặng của bé để mẹ điều chỉnh mua kích cỡ quần áo cho phù hợp nhé! Không cần nhất định cứ mua theo tháng tuổi của bé đâu. Nếu bé nhà có số đo lỡ cỡ giữa 2 size, tốt nhất nên chọn mua size lớn hơn. Nếu bé có tỷ lệ tăng trưởng khác nữa, mẹ sẽ biết nên chọn size nào cho con là tốt nhất.
 Ngoài ra, mẹ cũng nên nghĩ tới chất liệu vải quần áo của bé. Nên chọn loại vải cotton, mềm, mát, thấm mồ hôi. Loại vải này thường chỉ co lại sau lần giặt đầu tiên. Vì thế, khi mua vải cotton cho con, mẹ nên mua kích thước cho con lớn hơn một size so với size thật của bé.
Giữa các nhãn hiệu quần áo khác nhau của bé sơ sinh, có cách đánh size khác nhau, có thể không tuân theo biểu đồ trên. Mẹ nên căn cứ vào thực tế phát triển của con để mua cho phù hợp nhé!
Mẹ chú ý nên chọn mua cho bé loại áo xé dán hay buộc dây. Như thế, sẽ không làm bé bị đau nếu chẳng may bị cúc áo hằn lên. Nên chọn loại áo kín cổ và  hơi dài một chút để che kín bụng, tránh cho bé không bị lạnh, dễ dẫn tới viêm họng và đau bụng.
Đối với các bé mới sinh, nên chọn quần áo là màu trắng. Như thế, quần áo không in hoa văn, nhuộm phẩm màu, không lo bé bị kích ứng da.
Quần áo bé trai và bé gái gần như giống nhau 100%. Mẹ không phải lo mua phải quần áo không hợp giới tính cho con. Một số nhãn hàng quần áo thường phân biệt bằng viền quần áo cho con trai là màu xanh, viền quần áo cho con gái là màu hồng, không khác kiểu dáng. Theo ý kiến của các nhà tâm lý, bố mẹ cũng không nên quá áp đặt đồ dùng của con trẻ phải tông xẹc tông, cứ con trai là màu xanh, con gái là màu hồng, dễ gây nên sự phát triển lệch lạc sau này.
 
Về tất tay và tất chân của bé, mẹ nên chọn mua các đôi cùng một màu. Nếu lúc nào có vội, mẹ không phải tìm tất lâu, mà con vẫn đi đúng màu, không chiếc nọ, chiếc kia.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
22/10/06
2.125
65
48
Houston, Texas
Re:Mỗi người một bí quyết:

Xin phép mợ cho em save lại document này, em cho nó vào điều quan trọng ạ !