Chủ đề tương tự
bạn cần 1 rơ le bốn chân 1 ct loại nào cũng được, miễn ráp lên taplo đẹp là được. Cách đấu như sau: rơle có bốn chân 2 chân tiếp điểm 1 đấu vào dương acqui 1đấu vào đèn chân còn lại đấu mát sườn còn lại 2 chân rơle 1 đấu vào mát sườn 1 đấu vào dương đèn đờ mi hai bóng đèn, cản đấu song song nhớ ráp thêm cầu chì bảo vệ
chúc bạn thành công nếu cần trợ giúp hãy gọi 0983137934 a tuấn luôn sẵn lòng phục vụ
chúc bạn thành công nếu cần trợ giúp hãy gọi 0983137934 a tuấn luôn sẵn lòng phục vụ
MẠCH ĐIỆN Ô TÔ ĐƠN GIẢN:
“Vợ hai” của tôi yếu cả mắt (đèn) trước & sau. Hậu quả là:
- Yếu mắt trước: Chạy đường trường ban đêm, các anh “Sơn lé” (xe lớn) ngược chiều không thèm chuyển sang cốt vì thấy mình xe nhỏ, nên đè pha luôn. Tôi không dám chạy nhanh vì không thấy các chướng ngại vật bên phía mình. Nhất là những đối tượng không đèn đi lề phải như người ngồi chơi ở lề đường, đi bộ, xe đạp, xe bò,… Lắm lúc chói lòa cả mắt phải đạp phanh, giảm tốc độ chậm lại.
Bực mình quá, trước tiên tôi tháo cặp mắt chính (bộ đèn pha & cốt) của “Vợ hai” đi tân trang ở khu Trần Bình Trọng – Sài Gòn. Đánh bóng lại kính trước đèn và xi lại chóa đèn, tổn thất hết 200 k.
Tiếp nữa tôi mắc thêm vào cản trước của nàng 2 cặp đèn halogen: 1 cặp đèn vàng tròn nhỏ mắc chung với đèn đờ mi. 1 cặp đèn trắng chữ nhật đấu cùng với đèn pha.
Bây giờ chạy đường trường ban đêm cũng đỡ hơn: nếu các anh đấu pha thì mình cũng chơi luôn, đâu có ngán. Chỉ ngại XXX: đi trong phố thì đương nhiên là không mở pha rồi, ngoài đường trường gần đến XXX là phải chuyển từ pha sang cốt ngay. Sắp tới đi kiểm định cũng cố mà “chạy chọt” cho qua cửa này.
- Yếu mắt sau: Cái đèn de gin ở đít “Vợ hai” chỉ để báo cho người đằng sau biết thôi. Công suất chỉ có 20 W 1 mắt, yếu xìu, không có chóa, mặt bằng nhựa thêm mấy đường rằn rằn; vậy thì làm sao có thể soi cho mình thấy đường mà lùi. Húc đít nàng vào gốc cây vài lần thấy xót quá: mỗi lần đưa “Vợ hai” vào garage đồng sơn, tính bình quân 1 vết là 100k.
Thôi chơi luôn vào cản sau của nàng 1 cặp đèn halogen nữa. Mắc chung vào cặp đèn gin, vào số lùi là tự động pha lên, sáng lóa.
Để hiểu về NGUYÊN LÝ MẠCH ĐIỆN Ô TÔ; tại sao nên dùng rờ le (relay), cầu chì, nguyên lý hoạt động của rờ le, cách đo kiểm, xác định các chân của rờ le; các bác vào đây nhé:
http://www.vagam.dieukhien.net/index.php?arid=370
Đây là sơ đồ mạch điện ô tô đơn giản: tôi có dịch ra tiếng việt luôn rồi cho các bác chưa biết cách đọc sơ đồ mạch điện ô tô
Các điểm cần chú ý, các linh kiện (thiệt hại) như sau:
- Chân số 1 Rờ le (relay) nối ra điều khiển có điện áp dương (+), có thể là:
Ở đây mới thấy rõ công dụng của Rờ le là tách biệt và dùng mạch điều khiển để mở mạch tải. Rất hữu dụng để bảo vệ mạch điều khiển. Ví dụ tiếp điểm số lùi rất mỏng manh, bắt nó trực tiếp mở thêm 1 cặp đèn công suất 2 x 55 = 110 W, thì chẳng mấy chốc em sẽ tèo. Hoặc giữa mạch điều khiển và mạch tải có sự khác biệt. Cũng ví dụ ở lắp thêm cặp đèn lùi: tôi đo thấy điện áp bộ đèn gin chỉ có 6V. Còn cặp đèn mắc thêm, tôi kéo 1 đường dây từ cọc dương (+) bình ắc quy xuống có điện áp 12 V.
- Phụ tải: có thể là đèn, còi, quạt (mắc thêm)… Đèn lắp ở cản hiện nay hay dùng là đèn halogen (vừa chiếu xa, vừa sương mù). Hàng lởm của Tàu giá tầm 80 – 90 K, hàng Đài Loàn giá 170 – 250K (ở Nha Trang, tháng 08/2009). Chú ý đèn lởm của Tàu ra 2 dây, nhưng tháo ra xem thì thấy 1 dây được hàn vào đuôi bóng đèn, 1 dây bắt vào con ốc gắn bóng đèn vào chóa đèn; như vậy chính con ốc này đã nối mass cho đèn, không cần đến dây ra nữa. Tôi đã bị cái đèn lởm của Tàu này làm nổ cầu chì xe, tháo nó ra xem mới biết nguyên nhân và bỏ luôn cái dây đểu đó đi.
- Rờ le (relay): Hiện nay ở các tiệm bán đồ xe rất thông dụng loại rờ le 4 chân tròn của Nhật 12 V – 22 A, hàng nghĩa địa, giá 18K (ở Nha Trang, tháng 08/2009).
Các bác chú ý trên Rờ le có vẽ vị trí các chân. Một số loại rờ le có ký hiệu chân khác loại trong bài viết này: mạch điều khiển là 1 – 3, mạch tải là 2 – 4. Nhưng nếu các bác đã hiểu rõ nguyên lý của rờ le và có thể tự mình dùng đồng hồ điện đo để nhận biết các chân Rờ le (theo hướng dẫn cái link ở trên), thì không có gì là phức tạp.
- Giắc (connector) 4 chân cho Rờ le: Giá 8K. Giắc 2 chân cho phụ tải: Giá 10K. Cầu chì (Fuse) rời: Giá 6K. (ở Nha Trang, tháng 08/2009).
- Và cuối cùng không thể thiếu là băng keo điện và dây điện. Tôi đã đi hỏi mua loại dây điện ruột mềm, nhưng tiệm điện xếp nó vào dạng dây cáp điện nên giá cao. Tôi thấy thợ điện ô tô dùng loại dây đôi ruột mềm (dùng cho điện nhà như quạt, đèn bàn…), rồi xé ra thành 2 sợi, vậy tôi cũng mua loại này mà xài, giá tầm 3 – 4k/ 1 m. Bác nào cẩn thận thì mua 2 màu: màu nóng như đỏ, vàng… cho dây dương (+); màu lạnh như đen, xanh… làm dây âm (-), nối mass.
Chúc các bác thành công trong việc “chọc ngoáy” “Vợ hai” nhé.
“Vợ hai” của tôi yếu cả mắt (đèn) trước & sau. Hậu quả là:
- Yếu mắt trước: Chạy đường trường ban đêm, các anh “Sơn lé” (xe lớn) ngược chiều không thèm chuyển sang cốt vì thấy mình xe nhỏ, nên đè pha luôn. Tôi không dám chạy nhanh vì không thấy các chướng ngại vật bên phía mình. Nhất là những đối tượng không đèn đi lề phải như người ngồi chơi ở lề đường, đi bộ, xe đạp, xe bò,… Lắm lúc chói lòa cả mắt phải đạp phanh, giảm tốc độ chậm lại.
Bực mình quá, trước tiên tôi tháo cặp mắt chính (bộ đèn pha & cốt) của “Vợ hai” đi tân trang ở khu Trần Bình Trọng – Sài Gòn. Đánh bóng lại kính trước đèn và xi lại chóa đèn, tổn thất hết 200 k.
Tiếp nữa tôi mắc thêm vào cản trước của nàng 2 cặp đèn halogen: 1 cặp đèn vàng tròn nhỏ mắc chung với đèn đờ mi. 1 cặp đèn trắng chữ nhật đấu cùng với đèn pha.
Bây giờ chạy đường trường ban đêm cũng đỡ hơn: nếu các anh đấu pha thì mình cũng chơi luôn, đâu có ngán. Chỉ ngại XXX: đi trong phố thì đương nhiên là không mở pha rồi, ngoài đường trường gần đến XXX là phải chuyển từ pha sang cốt ngay. Sắp tới đi kiểm định cũng cố mà “chạy chọt” cho qua cửa này.
- Yếu mắt sau: Cái đèn de gin ở đít “Vợ hai” chỉ để báo cho người đằng sau biết thôi. Công suất chỉ có 20 W 1 mắt, yếu xìu, không có chóa, mặt bằng nhựa thêm mấy đường rằn rằn; vậy thì làm sao có thể soi cho mình thấy đường mà lùi. Húc đít nàng vào gốc cây vài lần thấy xót quá: mỗi lần đưa “Vợ hai” vào garage đồng sơn, tính bình quân 1 vết là 100k.
Thôi chơi luôn vào cản sau của nàng 1 cặp đèn halogen nữa. Mắc chung vào cặp đèn gin, vào số lùi là tự động pha lên, sáng lóa.
Để hiểu về NGUYÊN LÝ MẠCH ĐIỆN Ô TÔ; tại sao nên dùng rờ le (relay), cầu chì, nguyên lý hoạt động của rờ le, cách đo kiểm, xác định các chân của rờ le; các bác vào đây nhé:
http://www.vagam.dieukhien.net/index.php?arid=370
Đây là sơ đồ mạch điện ô tô đơn giản: tôi có dịch ra tiếng việt luôn rồi cho các bác chưa biết cách đọc sơ đồ mạch điện ô tô
Các điểm cần chú ý, các linh kiện (thiệt hại) như sau:
- Chân số 1 Rờ le (relay) nối ra điều khiển có điện áp dương (+), có thể là:
- 1 công tắc: nếu các bác muốn tự mình mở, tắt phụ tải. Ví dụ như công tắc mở đèn sương mù.
- 1 phụ tải khác. Như đã nêu ở trên, tôi mắc 1 cặp đèn vàng tròn nhỏ chung với đèn đờ mi, đấu 1 cặp đèn trắng chữ nhật vào dây đèn pha…
Ở đây mới thấy rõ công dụng của Rờ le là tách biệt và dùng mạch điều khiển để mở mạch tải. Rất hữu dụng để bảo vệ mạch điều khiển. Ví dụ tiếp điểm số lùi rất mỏng manh, bắt nó trực tiếp mở thêm 1 cặp đèn công suất 2 x 55 = 110 W, thì chẳng mấy chốc em sẽ tèo. Hoặc giữa mạch điều khiển và mạch tải có sự khác biệt. Cũng ví dụ ở lắp thêm cặp đèn lùi: tôi đo thấy điện áp bộ đèn gin chỉ có 6V. Còn cặp đèn mắc thêm, tôi kéo 1 đường dây từ cọc dương (+) bình ắc quy xuống có điện áp 12 V.
- Phụ tải: có thể là đèn, còi, quạt (mắc thêm)… Đèn lắp ở cản hiện nay hay dùng là đèn halogen (vừa chiếu xa, vừa sương mù). Hàng lởm của Tàu giá tầm 80 – 90 K, hàng Đài Loàn giá 170 – 250K (ở Nha Trang, tháng 08/2009). Chú ý đèn lởm của Tàu ra 2 dây, nhưng tháo ra xem thì thấy 1 dây được hàn vào đuôi bóng đèn, 1 dây bắt vào con ốc gắn bóng đèn vào chóa đèn; như vậy chính con ốc này đã nối mass cho đèn, không cần đến dây ra nữa. Tôi đã bị cái đèn lởm của Tàu này làm nổ cầu chì xe, tháo nó ra xem mới biết nguyên nhân và bỏ luôn cái dây đểu đó đi.
- Rờ le (relay): Hiện nay ở các tiệm bán đồ xe rất thông dụng loại rờ le 4 chân tròn của Nhật 12 V – 22 A, hàng nghĩa địa, giá 18K (ở Nha Trang, tháng 08/2009).
Các bác chú ý trên Rờ le có vẽ vị trí các chân. Một số loại rờ le có ký hiệu chân khác loại trong bài viết này: mạch điều khiển là 1 – 3, mạch tải là 2 – 4. Nhưng nếu các bác đã hiểu rõ nguyên lý của rờ le và có thể tự mình dùng đồng hồ điện đo để nhận biết các chân Rờ le (theo hướng dẫn cái link ở trên), thì không có gì là phức tạp.
- Giắc (connector) 4 chân cho Rờ le: Giá 8K. Giắc 2 chân cho phụ tải: Giá 10K. Cầu chì (Fuse) rời: Giá 6K. (ở Nha Trang, tháng 08/2009).
- Và cuối cùng không thể thiếu là băng keo điện và dây điện. Tôi đã đi hỏi mua loại dây điện ruột mềm, nhưng tiệm điện xếp nó vào dạng dây cáp điện nên giá cao. Tôi thấy thợ điện ô tô dùng loại dây đôi ruột mềm (dùng cho điện nhà như quạt, đèn bàn…), rồi xé ra thành 2 sợi, vậy tôi cũng mua loại này mà xài, giá tầm 3 – 4k/ 1 m. Bác nào cẩn thận thì mua 2 màu: màu nóng như đỏ, vàng… cho dây dương (+); màu lạnh như đen, xanh… làm dây âm (-), nối mass.
Chúc các bác thành công trong việc “chọc ngoáy” “Vợ hai” nhé.
Last edited by a moderator:
GauDong nói:MẠCH ĐIỆN Ô TÔ ĐƠN GIẢN:
“Vợ hai” của tôi yếu cả mắt (đèn) trước & sau. Hậu quả là:
- Yếu mắt trước: Chạy đường trường ban đêm, các anh “Sơn lé” (xe lớn) ngược chiều không thèm chuyển sang cốt vì thấy mình xe nhỏ, nên đè pha luôn. Tôi không dám chạy nhanh vì không thấy các chướng ngại vật bên phía mình. Nhất là những đối tượng không đèn đi lề phải như người ngồi chơi ở lề đường, đi bộ, xe đạp, xe bò,… Lắm lúc chói lòa cả mắt phải đạp phanh, giảm tốc độ chậm lại.
Bực mình quá, trước tiên tôi tháo cặp mắt chính (bộ đèn pha & cốt) của “Vợ hai” đi tân trang ở khu Trần Bình Trọng – Sài Gòn. Đánh bóng lại kính trước đèn và xi lại chóa đèn, tổn thất hết 200 k.
Tiếp nữa tôi mắc thêm vào cản trước của nàng 2 cặp đèn halogen: 1 cặp đèn vàng tròn nhỏ mắc chung với đèn đờ mi. 1 cặp đèn trắng chữ nhật đấu cùng với đèn pha.
Bây giờ chạy đường trường ban đêm cũng đỡ hơn: nếu các anh đấu pha thì mình cũng chơi luôn, đâu có ngán. Chỉ ngại XXX: đi trong phố thì đương nhiên là không mở pha rồi, ngoài đường trường gần đến XXX là phải chuyển từ pha sang cốt ngay. Sắp tới đi kiểm định cũng cố mà “chạy chọt” cho qua cửa này.
- Yếu mắt sau: Cái đèn de gin ở đít “Vợ hai” chỉ để báo cho người đằng sau biết thôi. Công suất chỉ có 20 W 1 mắt, yếu xìu, không có chóa, mặt bằng nhựa thêm mấy đường rằn rằn; vậy thì làm sao có thể soi cho mình thấy đường mà lùi. Húc đít nàng vào gốc cây vài lần thấy xót quá: mỗi lần đưa “Vợ hai” vào garage đồng sơn, tính bình quân 1 vết là 100k.
Thôi chơi luôn vào cản sau của nàng 1 cặp đèn halogen nữa. Mắc chung vào cặp đèn gin, vào số lùi là tự động pha lên, sáng lóa.
Để hiểu về NGUYÊN LÝ MẠCH ĐIỆN Ô TÔ; tại sao nên dùng rờ le (relay), cầu chì, nguyên lý hoạt động của rờ le, cách đo kiểm, xác định các chân của rờ le; các bác vào đây nhé:
http://www.vagam.dieukhien.net/index.php?arid=370
Đây là sơ đồ mạch điện ô tô đơn giản:
Các điểm cần chú ý, các linh kiện (thiệt hại) như sau:
- Chân số 1 Rờ le (relay) nối ra điều khiển có thể là:
+ 1 công tắc: nếu các bác muốn tự mình mở, tắt phụ tải. Ví dụ như công tắc mở đèn sương mù.
+ 1 phụ tải khác. Như đã nêu ở trên, tôi mắc 1 cặp đèn vàng tròn nhỏ chung với đèn đờ mi, đấu 1 cặp đèn trắng chữ nhật vào dây đèn pha…
Ở đây mới thấy rõ công dụng của Rờ le là tách biệt và dùng mạch điều khiển để mở mạch tải. Rất hữu dụng để bảo vệ mạch điều khiển. Ví dụ tiếp điểm số lùi rất mỏng manh, bắt nó trực tiếp mở thêm 1 cặp đèn công suất 2 x 55 = 110 W, thì chẳng mấy chốc em sẽ tèo. Hoặc giữa mạch điều khiển và mạch tải có sự khác biệt. Cũng ví dụ ở lắp thêm cặp đèn lùi: tôi đo thấy điện áp bộ đèn gin chỉ có 6V. Còn cặp đèn mắc thêm, tôi kéo 1 đường dây từ cọc dương (+) bình ắc quy xuống có điện áp 12 V.
- Phụ tải: có thể là đèn, còi, quạt (mắc thêm)… Đèn lắp ở cản hiện nay hay dùng là đèn halogen (vừa chiếu xa, vừa sương mù). Hàng lởm của Tàu giá tầm 80 – 90 K, hàng Đài Loàn giá 170 – 250K (ở Nha Trang, tháng 08/2009). Chú ý đèn lởm của Tàu ra 2 dây, nhưng tháo ra xem thì thấy 1 dây được hàn vào đuôi bóng đèn, 1 dây bắt vào con ốc gắn bóng đèn vào chóa đèn; như vậy chính con ốc này đã nối mass cho đèn, không cần đến dây ra nữa. Tôi đã bị cái đèn lởm của Tàu này làm nổ cầu chì xe, tháo nó ra xem mới biết nguyên nhân và bỏ luôn cái dây đểu đó đi.
- Rờ le (relay): Hiện nay ở các tiệm bán đồ xe rất thông dụng loại rờ le 4 chân tròn của Nhật 12 V – 22 A, hàng nghĩa địa, giá 18K (ở Nha Trang, tháng 08/2009).
Các bác chú ý trên Rờ le có vẽ vị trí các chân. Trong cái link ở trên có hướng dẫn cách dùng đồng hồ điện đo để nhận biết các chân Rờ le.
- Giắc (connector) 4 chân cho Rờ le: Giá 8K. Giắc 2 chân cho phụ tải: Giá 10K. Cầu chì (Fuse) rời: Giá 6K. (ở Nha Trang, tháng 08/2009).
- Và cuối cùng không thể thiếu là băng keo điện và dây điện. Tôi đã đi hỏi mua loại dây điện ruột mềm, nhưng tiệm điện xếp nó vào dạng dây cáp điện nên giá cao. Tôi thấy thợ điện ô tô dùng loại dây đôi ruột mềm (dùng cho điện nhà như quạt, đèn bàn…), rồi xé ra thành 2 sợi, vậy tôi cũng mua loại này mà xài, giá tầm 3 – 4k/ 1 m. Bác nào cẩn thận thì mua 2 màu: màu nóng như đỏ, vàng… cho dây dương (+); màu lạnh như đen, xanh… làm dây âm (-), nối mass.
Chúc các bác thành công trong việc “chọc ngoáy” “Vợ hai” nhé.
cám ơn GAUDONG bác chỉ dẫn tỉ mỉ đó,nhưng còn mẹo nhỏ này nữa ae cần lưu ý loại rowle như bác gaudong giới thiệu chịu nước hơi kém nên ráp ở trong xe thì tốt hơn còn để ở lòng máy hoặc chỗ khác thì lưu ý ráp cho rowle quay lên và ở chỗ ít bị nước văng nhất.chúc các bác vui
Cảm ơn bác Gaudong có hướng dẫn rất chi tiết, bổ ích.
Tôi có thắc mắc chút: Tôi đã có thử lấy bóng H1 12v 55w câu trực tiếp vào ắc quy, vẫn sáng tốt, vậy thì rờ le có tác dụng gì? Nếu ko có rờ le, mà cứ đấu thẳng vào dây cọc ắc quy thì có sao ko (có cầu chì)?
Tôi có nghe 1 bác tài nói là có ông thợ điện có thể đấu thêm rờ le vào để kích đèn pha sáng hơn. Bộ đèn pha và cốt của tôi hiện đã có rờ le 4 chân, vậy nếu mắc thêm thì mắc thế nào, và thực sự nó có tác dụng kích sáng hơn không các bác?
Tôi có ý định mắc thêm đèn pha và đèn sương mù tăng thêm độ sáng, vậy có thể đấu song song với dây đèn pha và sương mù sẵn có thì có nguy cơ quá tải gì ko ạ?
Rất mong các bác có kinh nghiệm chia sẻ!
Xin được cảm ơn trước!
Tôi có thắc mắc chút: Tôi đã có thử lấy bóng H1 12v 55w câu trực tiếp vào ắc quy, vẫn sáng tốt, vậy thì rờ le có tác dụng gì? Nếu ko có rờ le, mà cứ đấu thẳng vào dây cọc ắc quy thì có sao ko (có cầu chì)?
Tôi có nghe 1 bác tài nói là có ông thợ điện có thể đấu thêm rờ le vào để kích đèn pha sáng hơn. Bộ đèn pha và cốt của tôi hiện đã có rờ le 4 chân, vậy nếu mắc thêm thì mắc thế nào, và thực sự nó có tác dụng kích sáng hơn không các bác?
Tôi có ý định mắc thêm đèn pha và đèn sương mù tăng thêm độ sáng, vậy có thể đấu song song với dây đèn pha và sương mù sẵn có thì có nguy cơ quá tải gì ko ạ?
Rất mong các bác có kinh nghiệm chia sẻ!
Xin được cảm ơn trước!
Relay không làm đèn sáng hơn mà nó chỉ có tác dụng bảo vệ cho contact thôi pác. Đa phần thiết kế contact trên xe 4 bánh tiếp điểm chịu dòng rất thấp, nên không thể chịu tải cao được. Do đó, người ta mới dùng đến relay, contact để mở relay, relay sẽ mở tải.BachLong nói:Cảm ơn bác Gaudong có hướng dẫn rất chi tiết, bổ ích.
Tôi có thắc mắc chút: Tôi đã có thử lấy bóng H1 12v 55w câu trực tiếp vào ắc quy, vẫn sáng tốt, vậy thì rờ le có tác dụng gì? Nếu ko có rờ le, mà cứ đấu thẳng vào dây cọc ắc quy thì có sao ko (có cầu chì)?
Tôi có nghe 1 bác tài nói là có ông thợ điện có thể đấu thêm rờ le vào để kích đèn pha sáng hơn. Bộ đèn pha và cốt của tôi hiện đã có rờ le 4 chân, vậy nếu mắc thêm thì mắc thế nào, và thực sự nó có tác dụng kích sáng hơn không các bác?
Trước đây em cũng đã từng cãi kịch liệt với 4 ông thợ làm điện cái vụ relay này. Số là 4 motor cửa em bị yếu, em đề nghị họ là tháo ra vệ sinh motor đồng thời thay than nhưng họ khăng khăng là chỉ cần đấu thêm vào mỗi motor 1 con relay sẽ làm motor mạnh hơn. Vì cãi không lại, hơn nữa họ là thợ đã từng làm nhiều hơn mình (cái này chắc rồi) nên em thuận ý. Kết quả, motor mạnh hơn thiệt nhưng không phải do relay mà là do họ kéo riêng 1 đường điện dương trực tiếp từ Accu xuống luôn (do hệ thống dây trong xe em đã quá cũ, phát sinh điện trở làm yếu điện motor)
Lần thứ 2 là motor gạt nước, họ cũng nhất định gắn thêm relay chứ ko vệ sinh thay than. Kết quả vũ như cẩn. Nhưng họ đã làm thì em ko thể nào ko trả tiền (ấm ức mãi, em mà đủ đồ nghề và biết chổ mua linh kiện, em sẽ tháo ra tự làm mấy vụ này)
Pác đừng đấu song song trực tiếp vào pha và sương mù sẵn có pác ạ. Nó sẽ làm quá tải relay cũng như dây tải. Với thiết bị điện và dây tải, việc quá tải là không nên.BachLong nói:Tôi có ý định mắc thêm đèn pha và đèn sương mù tăng thêm độ sáng, vậy có thể đấu song song với dây đèn pha và sương mù sẵn có thì có nguy cơ quá tải gì ko ạ?
Rất mong các bác có kinh nghiệm chia sẻ!
Xin được cảm ơn trước!
Pác buộc phải dùng thêm ít nhất 1 relay cho pha và 1 relay cho sương mù (em thì em dùng mỗi bóng 1 relay cho lành, chí phí ko cao, chỉ mỗi tội tốn công cắt cắt, nối nối)
Nguyên tắc đấu relay thì đầu bài đã có nói. Em không nói lại. Em chỉ nói phần contact, pác có thể ko dùng contact riêng cho 2 đèn gắn thêm này mà pác có thể đấu dây contact của relay vào dây nóng của bóng tương ứng. Khi bác bật contact của đèn nào (pha chẳn hạn) thì relay chính của đèn đó mở, cấp dòng cho bóng đồng thời cấp dòng cho relay đèn phụ.
Chúc pác DIY thành công.
Ở TPHCM mình cần mua role như hình trên thì mua ở đâu bác nào cho mình địa chỉ và giá cả với mình đang cần gấp.Cám ơn các bạn