Em đồng ý với phần lớn ý của anh.
Tuy nhiên, đầu tư/ đầu cơ cuối cùng cũng phải quay về nền tảng căn bản: giá trị sử dụng là gì?
Khi giá cả chênh lệch quá khủng khiếp so với giá trị sử dụng, thì nó trở thành bong bóng, hoặc là xì, hoặc sẽ vỡ toang.
Chắc anh mới chơi Chuyện Ngoài Lề (CNL hoặc Chốn Như Lờ), nên còn nhiệt huyết mà đi tranh luận mấy cái này. Chơi riết thì anh sẽ thấy chán, chả muốn nói. Thật ra mấy cái mà anh nói, mọi người biết hết ấy, nhưng cuối cùng thì sao?
Cuối cùng thì trong đợt sốt đất vừa qua, BĐS tăng giá nhiều nhất, mang lại lợi nhuận nhiều nhất, lại là những BĐS đi ngược lại cái gọi là giá trị sử dụng. Vì sao nói vậy? Vì tất cả các dự án thành công, có cái nào mà pháp lý 100% chuẩn từ lúc mở bán không? Không có. Thậm chí là sau khi giao nhà cả 5-7 năm rồi mà còn không có sổ. Lúc chưa xây thì cũng chỉ ký HĐ góp vốn, lúc xây xong thì mãi mà không ra sổ.
Pháp lý không rõ ràng, sổ sách không có, rủi ro vậy thì bàn đến giá trị sử dụng làm gì? Cái nhà đó là tài sản của mình không, cái nhà đó có bàn giao được không? Nếu không chắc là nhà của mình, thì mấy cái như giá trị sử dụng chỉ đáng quăng sọt rác hết. Mịa, nếu nó không bàn giao được nhà thì sao? Mà nếu nó bàn giao nhà, nhưng sổ sách không có, thì phải làm sao? Mua nhầm đồ cướp giật là sẽ phải trả cho chủ cũ, vậy nhà không ra sổ được, tức là có vấn đề trong cầm cố ngân hàng hoặc quy hoạch, thì ngân hàng có xiết cái nhà và nhà nước có thu hồi không? Đừng quên là cho đến lúc chưa ra sổ, thì cái BĐS vẫn chưa phải của mình.
Phi lý vậy, nhưng đây lại là các phi vụ đầu tư rất thành công, nhân 3 và nhân 4 tài sản. Anh thấy đấy, so với cái tiền thuê của anh, thì cái nào lời hơn? Cả thị trường vận động như vậy suốt đợt sốt đất vừa rồi, chứ không phải chỉ 1-2 dự án. Rõ ràng là lý thuyết về giá trị sử dụng của anh đã không phù hợp cho thị trường như vậy. Nó gần giống như là: cả xã hội điên, mà mình tỉnh, thì mình là kẻ điên trong xã hội đó.
Ai cũng biết thị trường BĐS Việt Nam là bong bóng, là sẽ vỡ, nhưng khi nào vỡ, và vỡ đến mức nào thì không ai biết. Mọi người nói thị trường vỡ từ những năm 2019, mà mãi đến 2022 mới vỡ.
Còn cái gọi là địa tô nên là bao nhiêu để biết cái BĐS đế có bong bóng hay không, thì cũng tùy cách tính. Đặc biệt là nếu cả thị trường, giả sử đều chấp nhận cái tỉ suất cho thuê là 2% trên giá bán, thì anh kiếm căn nhà có tỉ suất 3% bằng niềm tin.
Em là em quý anh lắm, và thấy hình bóng của em chừng 4-5 năm trước, nên em nhắc anh vậy thôi. Chúc anh vững bước và vững niềm tin với lý thuyết địa tô, đừng chuyển sang đầu cơ. Xã hội cần lắm những người như anh.
À, mà nói thêm là em cũng theo trường phái địa tô này, và kết quả là kiếm nhà suốt 3 năm mà không ra, dù ngân sách đã nâng lên 30 tỏi. Mặc dù thảm vậy, nhưng cũng có cái lợi, làm em vẫn mãi mãi một niềm tin với thuyết địa tô. Đó là vì em không mua được nhà nên em rảnh rỗi, buổi sáng làm grabber cho các em gái, buổi tối thì song tu với các ẻm, nhờ vậy mà cũng gù được mấy ẻm HỨA cho đứng tên chung trên sổ.