Có luật, nghị định, thông tư nào qui định như vậy không "Đường cao tốc chắc chắn là dạng đường không nằm trong khu vực đông dân cư" ?Bạn hiểu không hết về cao tốc rồi. Đường cao tốc chắc chắn là dạng đường không nằm trong khu vực đông dân cư vì những lý do sau:
- Có hàng rào chắn 2 bên, cô lập với các con đường khác bên ngoài.
- Không có nhà cửa nào được phép xây dựng trong hành lang an toàn của đường cao tốc. (đã không có nhà cửa thì theo bạn có là khu vực nội thị hay khu đông dân cư được không).
- Người đi bộ, xe thô sơ không được vào cao tốc (đối với định nghĩa chung của cao tốc Việt Nam và nước ngoài), mô tô không được vào cao tốc (đối với định nghĩa cao tốc của Việt Nam).
Còn về cái ví dụ đường Điện Biên Phủ của bạn, giả sử nó cho chạy 80 km/h (quả thật ngày xưa từng cho chạy như thế), rồi có biển cấm chạy trên 40 rồi sau đó lại bỏ cấm chạy trên 40, thì nếu bạn còn chạy trên đường ĐBP mà chưa rẽ sang đường khác thì vẫn cứ 80km/h mà chạy trừ phi gặp biển báo khác.
Có cho là "Đường cao tốc chắc chắn là dạng đường không nằm trong khu vực đông dân cư" nhưng, đường cao tốc có thể nối 2 khu đông dân cư với nhau, do đó hết cao tốc không có nghĩa là đến khu vực không đông dân cư !
Về trường hợp đường ĐBP, thuộc KDC, có biển cho phép chạy 80km/h, đến biển giới hạn 40km/h, đến biển hết giới hạn 40km/h, khi đó theo bác được chạy 80km/h theo biển trước đó. Thực tế : Hết cầu vượt thì có đường nhập làn, mà đường nhập làn khác vào họ đi với max 50 do đang thuộc KDC. => Ma cũ qua cầu vượt chạy 80km/h, còn ma mới vào thì chạy 50km/h ???
Nếu cũng áp dụng qui tắc, 80, giới hạn 40, hết giới hạn 40 thì đi 80 => Cao tốc : 100, 80, 60, 40, hết giới giạn 40, thì đi 60.
Xin nhắc lại bác : Ở đây em đang bàn về luật GTĐB, theo những gì qui định trong luật, theo diễn biến thực tế của biển báo trên đường.
@All: Giả sử hết cao tốc, anh A đi với tốc độ 80km/h gây tai nạn chết người, khi đó tòa sẽ yêu cầu bên CQĐT hỏi GTCC/QLĐB/Bộ GTVT tốc độ cho phép ở khu vực đó là bao nhiêu, khi đó họ cũng chỉ trích luật và biển báo thực tế để trả lời thôi. Dù họ có cắm thiếu biển thì cũng chỉ là lỗi nhỏ, còn ko có biển mà vẫn cứ đạp là chuyện lớn. Và họ trả lời ntn thì không thể chắc chắn được, còn tùy vào dư luận, tùy vào tài lực, tùy vào quan hệ, tùy vào chức vụ của anh A. Nhìn vào vụ bác Đông Hà Nội sẽ rõ.
A, hàng bèo => Không tuân thủ biển báo, không làm chủ tốc độ gây hậu quả nghiêm trọng. => ???
A, hàng xịn => Di chuyển đúng tốc độ cho phép, do B lưu thông không đúng phần đường... => ???
Chắc em xin kết ở đây không tranh luận nữa, chấp nhận hên sui, hết cao tốc đạp 80km/h (Đi theo biển báo cũ đã nhổ bỏ từ rất lâu), đúng thì ngon, xui thì chịu.