Hạng D
4/5/12
4.401
26.584
175
Xin chào mọi người, hôm nay mình có 1 tình huống luật như thế này muốn tham khảo. Hiện nay tình trạng xe dù chạy theo hợp đồng chứ không theo kinh doanh theo tuyến cố định xảy ra khá nhiều. Mặc dù các cơ quan cố gắng hạn chế được phần nào ở các thành phố lớn qua các quy định. Nhưng xe hợp đồng chạy kinh doanh vận tải còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong vấn đề trách nhiệm dân sự.

Chủ của một công ty vận tải (chủ), và lái xe (LX) thay vì chủ mua xe rồi thuê lái xe làm nhân viên rồi đăng kí kinh doanh vận tải. Thì chủ lập ra 2 công ty. Công ty A mua xe rồi cho lái xe thuê. Công ty B làm dịch vụ tổng đài đặt chỗ cho lái xe chạy thuê nguyên chuyến.

=> Người bỏ vốn kinh doanh kiếm tiền vẫn là chủ, làm thuê không có tiền vẫn là lái xe.

Xảy ra vấn đề thế này. Lái xe gây tai nạn, thiệt hại dân sự khá cao (trên 100tr đồng), phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu chủ thuê theo hình thức bình thường, thì chủ xe phải chịu trách nhiệm dân sự. (Theo việc quản lý nguồn nguy hiểm cao độ). Tuy nhiên với hợp đồng giả cách thì lái xe thuê xe mặc nhiêm trở thành chiếm hữu của nguồn nguy hiểm cao độ. Và lái xe phải bồi thường thiệt hại do trách nhiệm dân sự. Và nếu lái xe không có tiền, chấp nhận ở tù, thì coi như thiệt hại đó đổi lại cho trời và bảo hiểm (nếu xe hoặc phía bên kia có).

Còn chiếc xe nếu chủ xe mạnh, có thể lấy ra từ nơi tạm giữ rồi cho chạy kiếm tiền lại bình thường (cho lái xe vô tạm giam thay thế).

Câu hỏi đặt ra của mình với hợp đồng giả cách như vậy, thì việc trốn tránh trách nhiệm của chủ xe trong sự việc bằng cách lờ đi luôn kệ sẽ nên giải quyết thế nào?

Pháp luật có nên quy định xe kinh doanh vận tải nếu được thuê để vận chuyển hành khách thì chủ xe cũng phải liên đới đền bù thiệt hại đó. Chủ xe có thể giảm mức thiệt hại bằng cách mua trách nhiệm dân sự mức cao hơn. Thay vì chỉ 100tr một vụ về tài sản.

Mọi người thấy thế nào?

Hỏi về hợp đồng giả cách để chủ xe trốn tránh trách nhiệm dân sự
 
Hạng F
29/10/16
12.194
25.715
113
Pháp
Liên quan đến bảo hiểm, và tuỳ mức bảo hiểm mà bạn đóng
Tôi thí dụ ....bạn không bảo hiểm thì hoàn toàn không được phép tham gia giao thông với xe (đừng nói đến đi bộ), ngay cả người đi bộ ...cũng có bảo hiểm riêng ...

Do đó khi có tai nạn thì nên xem lại về bảo hiểm, nếu như bạn sai, nhưng lở đụng nầm "xe giàu" thì ai đền ai ? và nhất là tham gia giao thông mà lại không bảo hiểm ....

Do đó vấn đề dân sự, đền bù sẽ không tính đến. vì có bảo hiểm lo

Nhưng khi hình sự (tai nạn chết người thí dụ) thì người cầm lái phải chịu tránh nhiệm về hình sự ....

Và hầu hết người mình đóng bảo hiểm cho có đóng, và các bảo hiểm thì coi người đóng như gà ...mà lùa vào chuồng..

Có phải ý của bạn như thế chăng ?
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng D
14/8/11
4.227
90.365
113
Tầm câu hỏi này thì phải hỏi luật sư chuyên nghiệp rồi !! Lôi lên đây chém thì lại chửi nhau loạn ( hoặc không ai biết gì để post ) Truc ei !! :D
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng D
4/5/12
4.401
26.584
175
Tầm câu hỏi này thì phải hỏi luật sư chuyên nghiệp rồi !! Lôi lên đây chém thì lại chửi nhau loạn ( hoặc không ai biết gì để post ) Truc ei !! :D
dạ, phần bảo hiểm thì giờ cũng đòi nó được rồi anh ơi, ra tòa là xong, nhưng mà nói chung tụi nó khó khăn quá kiểu ko muốn chi tiền ra, nếu trách nhiệm dân sự đền từ đầu thì đỡ mệt mỏi hơn
 
Hạng F
29/10/16
12.194
25.715
113
Pháp
Em xin hỏi
Các ở chung cư .. nước rì rỏ gì đó, chãy xuống tầng dưới, vậy ai chịu trách nhiệm và bồi thường
Nhà riêng, bạn vào nhà đậu trong sân nhà của bạn, tự nhiên trái dừa rớt trên nóc, thậm chí kiếng xe, bể móp
Đang đạp xe, đị bộ, tự nhiên có anh tư duy 2B lái 4B leo lề lủi thẵng vào mình .. ngoi ngóp
Xe ba gác tấm tôn chở đi khách hàng (bảo hiểm có hay không thì em không biết) đi ngang chém ... cái kính xe maserati (và chủ xe không lỗi) chưa nói đến cắt ..cổ người ...
Vậy VN với VN thế nào ...nếu như xui đụng đến ...yếu tố nước ngoài thì ai sẽ bồi thường
Em chưa nói đến đụng xe dân sự ...
Vậy mức độ bảo hiểm ở VN thế nào thì lúc đó mới tính ...
Nhất là VN mình hội nhập và dân nước ngoài không chỉ là du lịch mà còn bắt đầu ở lại VN
 
Hạng D
10/12/13
2.518
6.375
113
Em xin hỏi
Các ở chung cư .. nước rì rỏ gì đó, chãy xuống tầng dưới, vậy ai chịu trách nhiệm và bồi thường
Nhà riêng, bạn vào nhà đậu trong sân nhà của bạn, tự nhiên trái dừa rớt trên nóc, thậm chí kiếng xe, bể móp
Đang đạp xe, đị bộ, tự nhiên có anh tư duy 2B lái 4B leo lề lủi thẵng vào mình .. ngoi ngóp
Xe ba gác tấm tôn chở đi khách hàng (bảo hiểm có hay không thì em không biết) đi ngang chém ... cái kính xe maserati (và chủ xe không lỗi) chưa nói đến cắt ..cổ người ...
Vậy VN với VN thế nào ...nếu như xui đụng đến ...yếu tố nước ngoài thì ai sẽ bồi thường
Em chưa nói đến đụng xe dân sự ...
Vậy mức độ bảo hiểm ở VN thế nào thì lúc đó mới tính ...
Nhất là VN mình hội nhập và dân nước ngoài không chỉ là du lịch mà còn bắt đầu ở lại VN
Bác hỏi khó thiệt. Ở Việt Nam! :D :D :D ...pó tay
 
  • Like
Reactions: Osin
Hạng F
29/10/16
12.194
25.715
113
Pháp
Bác hỏi khó thiệt. Ở Việt Nam! :D :D :D ...pó tay
Thôi em hỏi bác vậy, ở OS thì chia sẽ với nhau ...
Bác đang chạy bình thường, tự nhiên có thằng phải gió nào đi ngược chiều lao vào bể kính, hư đèn, nó lăn đùng ra ăn vạ ...vì què tay , nó không bảo hiểm ....Giá sửa chửa phỏng đoán > 100 triệu (em nghe nói là biến qua hình sự ????) Trong lúc đo bác cần dùng xe hằng ngày ...phải đi 100 kms. Ai chịu trách nhiệm, ai trã tiền bồi thường, ngay cả di chuyển hằng ngày cho bác, công ăn việc làm trể nải...

Em thử hỏi, nếu như bác đi ra nước ngoài thuê xe, lái bậy, và tai nạn (vật chất) thì ai sẽ sửa chửa (bác có đóng bảo hiểm khi thuê xe) và người nào bị phạt ....công ty cho thuê xe hay là bác ...(2 câu hỏi luôn)
 
Hạng D
8/5/16
2.246
6.514
113
Xin chào mọi người, hôm nay mình có 1 tình huống luật như thế này muốn tham khảo. Hiện nay tình trạng xe dù chạy theo hợp đồng chứ không theo kinh doanh theo tuyến cố định xảy ra khá nhiều. Mặc dù các cơ quan cố gắng hạn chế được phần nào ở các thành phố lớn qua các quy định. Nhưng xe hợp đồng chạy kinh doanh vận tải còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong vấn đề trách nhiệm dân sự.

Chủ của một công ty vận tải (chủ), và lái xe (LX) thay vì chủ mua xe rồi thuê lái xe làm nhân viên rồi đăng kí kinh doanh vận tải. Thì chủ lập ra 2 công ty. Công ty A mua xe rồi cho lái xe thuê. Công ty B làm dịch vụ tổng đài đặt chỗ cho lái xe chạy thuê nguyên chuyến.

=> Người bỏ vốn kinh doanh kiếm tiền vẫn là chủ, làm thuê không có tiền vẫn là lái xe.

Xảy ra vấn đề thế này. Lái xe gây tai nạn, thiệt hại dân sự khá cao (trên 100tr đồng), phải chịu trách nhiệm hình sự. Nếu chủ thuê theo hình thức bình thường, thì chủ xe phải chịu trách nhiệm dân sự. (Theo việc quản lý nguồn nguy hiểm cao độ). Tuy nhiên với hợp đồng giả cách thì lái xe thuê xe mặc nhiêm trở thành chiếm hữu của nguồn nguy hiểm cao độ. Và lái xe phải bồi thường thiệt hại do trách nhiệm dân sự. Và nếu lái xe không có tiền, chấp nhận ở tù, thì coi như thiệt hại đó đổi lại cho trời và bảo hiểm (nếu xe hoặc phía bên kia có).

Còn chiếc xe nếu chủ xe mạnh, có thể lấy ra từ nơi tạm giữ rồi cho chạy kiếm tiền lại bình thường (cho lái xe vô tạm giam thay thế).

Câu hỏi đặt ra của mình với hợp đồng giả cách như vậy, thì việc trốn tránh trách nhiệm của chủ xe trong sự việc bằng cách lờ đi luôn kệ sẽ nên giải quyết thế nào?

Pháp luật có nên quy định xe kinh doanh vận tải nếu được thuê để vận chuyển hành khách thì chủ xe cũng phải liên đới đền bù thiệt hại đó. Chủ xe có thể giảm mức thiệt hại bằng cách mua trách nhiệm dân sự mức cao hơn. Thay vì chỉ 100tr một vụ về tài sản.

Mọi người thấy thế nào?

View attachment 2951847
Quan hệ kinh tế giữa 2 hình thức này: LX là nhân viên của chủ xe và LX thuê xe của chủ xe để tự chạy và tự chịu về mặt kinh tế, là 2 việc khác nhau hoàn toàn. A tx là người quyết định chuyện này dựa trên những lợi ích và trách nhiệm tương ứng. Vậy sao gọi là giả cách?
Bác có thể chi tiết hơn để ae rõ hơn về trường hợp này.
 
  • Like
Reactions: nttanmam
TFS confirmed
Hạng B2
24/2/23
242
2.351
93
Câu hỏi tình huống hơi rối rắm, vấn đề cần làm rõ ở đây là:
1. Ai là chủ xe? Cty A hay cty B với tư cách là chủ sở hữu cũng đều có trách nhiệm liên đới với tài xế gây tai nạn.
_ Nếu cty A thì lo chi phí khắc phục cho người bị tai nạn rồi đi đòi bảo hiểm.
_ Nếu cty B thì đi đòi bảo hiểm và/hoặc tài xế.

2. Mối quan hệ giữa tài xế với các bên, nếu:
_ Cty A thì tài xế là nhân viên của pháp nhân, khắc phục thiệt hại do pháp nhân/cty chịu đối với người bị tai nạn, tài xế chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu là án hình sự.
_ Cty B thì tài xế là đối tác thuê xe, khắc phục thiệt hại do tài xế chịu trách nhiệm với cả bên tai nạn và cty B, đồng thời trước pháp luật nếu án hình sự. Nói dân dã là ăn cho hết.
 
  • Like
Reactions: nttanmam and Osin
Hạng F
29/10/16
12.194
25.715
113
Pháp
Câu hỏi tình huống hơi rối rắm, vấn đề cần làm rõ ở đây là:
1. Ai là chủ xe? Cty A hay cty B với tư cách là chủ sở hữu cũng đều có trách nhiệm liên đới với tài xế gây tai nạn.
_ Nếu cty A thì lo chi phí khắc phục cho người bị tai nạn rồi đi đòi bảo hiểm.
_ Nếu cty B thì đi đòi bảo hiểm và/hoặc tài xế.

2. Mối quan hệ giữa tài xế với các bên, nếu:
_ Cty A thì tài xế là nhân viên của pháp nhân, khắc phục thiệt hại do pháp nhân/cty chịu đối với người bị tai nạn, tài xế chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu là án hình sự.
_ Cty B thì tài xế là đối tác thuê xe, khắc phục thiệt hại do tài xế chịu trách nhiệm với cả bên tai nạn và cty B, đồng thời trước pháp luật nếu án hình sự. Nói dân dã là ăn cho hết.
Rất cám ơn bác, nhưng trường hợp em nêu ra khá nhiều lần trên một số chủ đề và chưa có giải đáp thoả đáng

Trong trường hợp người sai phạm (vật chất) không đủ điều kiện kinh tế để bồi thường cho bên kia thì làm thế nào ... thí dụ cụ thể : xe 2B ... đụng phải một chiếc xe cực sang và chi phí trên 100 triệu (hay hơn nhiều) ...Đó là điều em lăng tăng về ...bảo hiểm
 
  • Like
Reactions: nttanmam