ADmin nên đổi Hạng user cho anh Ba thành Tiến Sĩ OS cho xứng đáng với công lao mà anh Ba giúp đỡ các tv OS
Quyền sử dụng đất có mục đích sử dụng là Đất Ở đương nhiên là cho xây dựng rồi. Xây dựng thế nào, được phép xây ra sao tuỳ thuộc vào diện tích thửa đất và độ rộng con đường mà thửa đất đó giáp. Còn "thiệt thòi về quyền lợi" như nói ở trên tại thời điểm này có những cái như là: Giấy Phép xây dựng tạm + cam kết tháo dỡ, ko cho hoàn công, ko cho tách thửa, ..., quyền sử dụng có nhiều món mà, món được xây dựng chỉ là một món trong nhiều món có trong quyền sử dụng.chổ em ( Thạnh Mỹ Lợi Q2) đất QH dân cư xdm vẫn đang xây 1 trệt 3 lầu ầm ầm anh Ba ơi, k biết có ngoại lệ nào không
em hiểu, cũng chỉ xây tạm thôi nhưng nếu xây trệt 3 lầu mà tạm thì cũng lạ, khu này phải đến 70-80%nhà ở kín rồi nhưng vẫn bị dính XDMQuyền sử dụng đất có mục đích sử dụng là Đất Ở đương nhiên là cho xây dựng rồi. Xây dựng thế nào, được phép xây ra sao tuỳ thuộc vào diện tích thửa đất và độ rộng con đường mà thửa đất đó giáp. Còn "thiệt thòi về quyền lợi" như nói ở trên tại thời điểm này có những cái như là: Giấy Phép xây dựng tạm + cam kết tháo dỡ, ko cho hoàn công, ko cho tách thửa, ..., quyền sử dụng có nhiều món mà, món được xây dựng chỉ là một món trong nhiều món có trong quyền sử dụng.
Cái phần chữ bôi màu của anh Ba làm em thiệt vui mừng khôn xiết. Vài dự án sắp tới của em liên quan đến nông nghiệp sắp có lời giải rồi. Cám ơn anh Ba nhiềuPhân loại đất trong Dự thảo SĐ LĐĐ-2013 cũng khá rõ ràng hơn.
Luật Đất Đai 2013:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Dự thảo:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất như sau:
a) Đất trồng lúa gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại;
b) Đất trồng cây nông nghiệp khác (gồm: đất trồng cây hàng năm khác và đất trồng cây lâu năm);
c) Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;
d) Đất chăn nuôi tập trung;
đ) Đất nuôi trồng thủy sản;
e) Đất làm ruộng muối (sau đây gọi là đất làm muối);
g) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm, thực nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh; nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất nông nghiệp; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất công trình khác trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp mà không nhằm mục đích phi nông nghiệp.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, đất an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất công trình giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, đường sắt, đường bộ và công trình giao thông khác); công trình thủy lợi; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, di sản thiên nhiên, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo, đất tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tôn giáo, tín ngưỡng);
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng;
i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác.
3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi, núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây; đất có mặt nước nội địa; đất có mặt nước ven biển; đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối chưa sử dụng và các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
anh lam DA nông nghiệp hả?, anh làm ở đâu, đất trên tây nguyên anh có làm kCái phần chữ bôi màu của anh Ba làm em thiệt vui mừng khôn xiết. Vài dự án sắp tới của em liên quan đến nông nghiệp sắp có lời giải rồi. Cám ơn anh Ba nhiều
Chỉ va chạm thực tế mới hiểu giá trị của nó hen.Cái phần chữ bôi màu của anh Ba làm em thiệt vui mừng khôn xiết. Vài dự án sắp tới của em liên quan đến nông nghiệp sắp có lời giải rồi. Cám ơn anh Ba nhiều
Dự thảo có nhiều cái hay ho lắm. Bít cửa này thì cửa khác sẽ mở ra, đại loại vậy.
Thửa 1 gồm ONT và CLN; thửa 2 là CHNK. Như vậy phải CMĐ thửa 2 lên CLN rồi mới hợp thửa thì lâu và tốn kém, phí khoảng bao nhiêu Bác Ba, hợp thửa để lô đất có giá trị hơn Bác nhỉ?Thửa 2 chưa có thổ cư đâu, vì nó ko có đường thì ko CMD lên thổ cư được (trừ trường hợp có thổ cư trước khi có quy hoạch).
Thửa 1 có CLN, nên hợp thửa được, trường hợp chỉ là ONT/ODT ko có CLN thì ko hợp thửa được.
Nếu thửa 2 là HNK thì phải CMĐ cho khớp với CLN của thửa 1 mới hợp thửa được.
Thật ra thì ko cần hợp thửa trong trường hợp này làm gì, tốn kém.
Mới xem lại comment trước thì thấy "thời hạn sử dụng" của 2 thửa đất nông nghiệp có khác nhau. Như vậy cũng ko thể hợp thửa được. Để hợp 2 hay nhiều thửa đất ngoài vấn đề liền ranh các thuộc tính của nó phải giống nhau.Thửa 1 gồm ONT và CLN; thửa 2 là CHNK. Như vậy phải CMĐ thửa 2 lên CLN rồi mới hợp thửa thì lâu và tốn kém, phí khoảng bao nhiêu Bác Ba, hợp thửa để lô đất có giá trị hơn Bác nhỉ?
CMĐ trong phạm vi nông nghiệp thì tốn phí ko nhiều, chỉ tốn công là chính.
Việc hợp 2 thửa đất đó mang lại giá trị ở góc độ khác. Ví dụ: lên full thổ sau khi hợp, nếu ko có ý định này thì việc hợp thửa ko làm tăng giá trị gì mấy, chỉ thêm được xíu thanh khoản khi bán mà thôi.
Cảm ơn Bác!Mới xem lại comment trước thì thấy "thời hạn sử dụng" của 2 thửa đất nông nghiệp có khác nhau. Như vậy cũng ko thể hợp thửa được. Để hợp 2 hay nhiều thửa đất ngoài vấn đề liền ranh các thuộc tính của nó phải giống nhau.
CMĐ trong phạm vi nông nghiệp thì tốn phí ko nhiều, chỉ tốn công là chính.
Việc hợp 2 thửa đất đó mang lại giá trị ở góc độ khác. Ví dụ: lên full thổ sau khi hợp, nếu ko có ý định này thì việc hợp thửa ko làm tăng giá trị gì mấy, chỉ thêm được xíu thanh khoản khi bán mà thôi.