Moá, vậy cũng tag mình cho được. Ủa, mình đâu bao giờ vô mục BĐS này....Trả lời chung để mọi người ko phải nhắn tin hỏi riêng nha.
Rất nhiều người, nhắn tin riêng để hỏi, đại loại như:
- Thị trường bđs đáy chưa?
- Còn xấu nữa ko?
- Làm sao biết đáy?
- Giờ xuống tiền mua được chưa?
- Cuối năm xuống tiền mua được ko?
- Lúc nào có thể xuống tiền mua để đầu tư?
- ...
Thật ra rất khó để trả lời các câu hỏi trên. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố khá quan trọng đó là tình hình tài chính của từng người. Huống chi tôi ko phải là chuyên gia
Như tôi từng nói trong thớt này. Tham gia thị trường bđs chỉ có 3 đối tượng chính:
- Đầu cơ.
- Đầu tư.
- Tiêu dùng.
Chúng ta thử nhận định xem sao nhé.
Nhu cầu MUA hiện tại: (cầu thị trường)
- Mua để đầu cơ: Chắc chắn ko còn (chạy mất dép, hoặc dép để ở thành cầu hết rồi).
- Mua để đầu tư: Chia thành 2 nhóm nhỏ:
1/ Đầu tư có sử dụng đòn bẫy: Ai đã đầu tư và có vay thì hiện tại đang rất khổ sở, sống qua ngày còn khó nói chi đến việc mua thêm vào, muốn bán ra chứ lực đâu nữa mà vay để mua. Huống chi hiện đang rất khó vay, do chính sách thắt chặt tiền tệ của SBV.
2/ Tiền mặt có sẳn: Lãi suất tiết kiệm loanh quanh 9%/năm, gấp 3 lần thu nhập từ việc cho thuê BĐS trong một năm. Khá hấp dẫn cho người nắm giữ tiền mặt.
Đương nhiên, đầu tư bđs thì phần tăng giá của BĐS mới quan trọng, chứ thu nhập từ việc cho thuê chỉ là thứ yếu. Điều này chỉ đúng khi thị trường tốt, xu hướng tăng giá của BĐS có. Nhưng khi thị trường xấu, giá có xu hướng giảm thì họ sẽ sẵn sàng gửi tiết kiệm để chờ đợi và nghe ngóng thêm, hoặc đầu tư kênh khác ko phải là bđs.
- Mua để tiêu dùng: Cũng chia thành 2 nhóm nhỏ:
1. Tiêu dùng có sử dụng đòn bẫy: Rất khó vay do chính sách thắt chặt tiền tệ của SBV. Quan trọng hơn là cho dù có vay được thì với lãi suất vay hiện nay khó có ai dám vay để mua bđs chỉ nhằm mục đích tiêu dùng.
2. Tiền mặt có sẳn: Họ sẽ sẵn sàng gửi tiết kiệm. Thứ nhất là họ chờ đợi với hy vọng giá giảm thêm. Thứ hai: họ sẳn sàng thuê để ở vì lãi suất tiết kiệm đem lại cho họ nguồn thu kha khá sau khi đã trừ chi phí thuê. Lý do này cũng lý giải một phần cho anh @Ban và các anh khác khi đã nhìn thấy nhu cầu thuê tăng hoặc giá cho thuê tăng.
Từ những nhận định trên cho ta thấy: Nhu cầu mua rất ít (cầu thị trường giảm).
Nhu cầu BÁN (Cung thị trường):
- CĐT: Họ đang xả hàng và rất muốn xả hàng, xả càng nhiều càng tốt (lý do thì ai cũng rõ). Họ buộc phải xả hàng để xoay đồng vốn. Do phải xả hàng gấp như vậy nên họ phải đưa ra các chính sách khuyến mãi và hạ giá để thu hút người mua. Từ đó nó lại đẩy cái giá của bđs xuống hơn nữa. Đó là nhừng CĐT được cho là lớn nhưng thực lực ko vững, còn những CĐT có thực lực thì tình trạng cũng ko khác là mấy với bối cảnh thị trường vốn bị tắt nghẽn, room tín dụng ko dành cho BĐS nữa.
Họ càng phải tích cực hoàn thiện các sản phẩm dỡ dang, các dự án dỡ dang để tung ra thị trường để tiếp tục huy động vốn thông qua những đợt mở bán mới. Đồng thời bởi vì thanh khoản thị trường thấp nên họ buộc phải tung ra rất là nhiều các chương trình khuyến mãi mạnh thu hút người mua, có những sản phẩm sau khi trừ các chương trình khuyến mãi thì giá giảm lên đến 40% thậm chí 50%.
Tóm lại chúng ta sẽ có một lượng lớn bđs mới được tung ra thị trường, dẫn đến nguồn cung tăng cao hơn, đi kèm với đó rất là nhiều khuyến mãi trực tiếp vào giá bán từ CĐT. Kết quả là làm cho giá BĐS bị kéo đi xuống.
- Nhà đầu tư thứ cấp, cá nhân: Đa số đầu tư bđs đều có dùng đòn bẫy và đang rất bị áp lực với lãi suất cao như hiện nay. Đến lúc nào đó, đối tượng này ko gồng nỗi đành cắt lỗ. Chỉ với mức lãi vay hiện tại và nó kéo dài chừng 3 tháng đến 6 tháng thôi là đã "rụng nụ" la liệt. Huống chi xu hướng tăng của lãi suất vẫn đang hiện hữu. Và chính vì xu hướng lãi suất vẫn còn tăng nên đối tượng đầu tư nhưng ko vay thì tâm lý của họ cũng muốn tranh thủ xả hàng sớm (dù họ ko đến nổi họ phải cắt lỗ) nhằm thu hồi vốn (cash is king mà) chuyển đổi kênh đầu tư khác giữ tiền tốt hơn hoặc nhằm đề bắt đáy, hoặc tận dụng cơ hội cơ cấu tài sản.
Tóm lại, phía Cung cho ta thấy càng ngày càng nhiều, các yếu tố kéo giá đi xuống cũng xuất hiện ngày càng nhiều.
Bức tranh này cho thấy: Cầu thì càng ít đi, Cung thì càng nhiều đi kèm với nhiều yếu tố bất lợi. Kết quả hiển nhiên là giá càng ngày càng đi xuống. Bức tranh này xoay quanh hai chữ "lãi suất". Lãi suất càng tăng thì chênh lệch Cung/Cầu càng xa. Nghĩa là: lãi suất tăng thì Cầu giảm, mà Cung lại tăng thì chỉ kéo cái giá đi xuống. Tính trạng giá giảm này vẫn còn tiếp diễn khi lãi suất vẫn đứng ở mức cao như hiện nay hoặc giảm sâu và nhanh hơn nữa nếu lãi suất còn tăng thêm.
Lãi suất là công cụ điều tiết thị trường ở cấp vĩ mô. Lãi suất tăng là điều bất lợi cho tất cả các kênh đầu tư và nó là một trong những khắc tinh của thị trường BĐS. Lãi suất vẫn còn trên đà tăng thì giá bđs vẫn tiếp tục giảm cho đến khi lãi suất đổi chiều quay đầu giảm thì mới xem xét thị trường có khả năng khởi sắc hay ko.
Hy vọng, những nhận định cá nhân có thể có được câu trả lời chung cho những câu hỏi bên trên.
Thêm 1 góc nhìn của 1 Oser về vđ này để anh em tham khảo.
Mình thì thích cách @Apo thống kê nhóm Cung-Cầu.
p/s: hãy đầu tư thông minh và ghé quán Quê Nhà dùng cơm nhé anh em CNLer.
Chỉnh sửa cuối: