Cám ơn anh đã giúp mình 1 ví dụ.
Tóm tắt đại khái:
Nhà A có lô đất 100 m2, mở lối đi xuyên qua lô đất, rộng 2 m, cho mấy hộ lân cận phía sau (có bao gồm Nhà B) đi nhờ từ 1968. Đến giờ lô đất này vẫn bỏ trống, không ở, dùng làm lối vào nhà của Nhà A (ở thửa khác sát bên thửa bỏ trống và làm lối đi) và các nhà phía sau (không bao gồm Nhà B)..
Nhà A và B mâu thuẫn, nên không cho đi nhờ nữa. Muốn đi phải trả tiền thuê, và .
Nhà B nói bố trí lối đi lên 3 m mới trả tiền thuê, còn vẫn 2 m thì đi chùa, không trả tiền như trước giờ.
Thế là Nhà A tức quá, đòi thu lại. Bảo Nhà B dùng lối đi vòng qua chợ, lối đi dài 40 m.
Nhà B khởi kiện đòi được mua lối đi 2 m này với giá cao.
Sơ thẩm tuyên bác việc Nhà B đòi tiếp tục được đi nhờ.
Phúc thẩm tuyên ngược lại, Nhà A phải bán cho Nhà B với giá Nhà B đưa ra, gấp đôi giá thẩm định (thẩm định thường sát giá thị trường) lối đi 2 m, vì lối đi này xưa giờ nằm trên đất bỏ trống, không dùng ở, chỉ dùng đi lại, và Nhà A cũng đang cho các nhà khác đi nhờ.
Anh cũng hiểu, việc này gây ra bất đồng rõ rệt trong quan điểm xét xử.
Và lý do áp dụng được điều 254 trong phiên xử phúc thẩm như vậy, là vì, miếng đất này hơn 50 năm qua (từ 1968) đều bỏ không, vẫn dùng làm lối đi cho chính Nhà A và các nhà khác (và cả Nhà B) miễn phí, giờ mâu thuẫn mới không cho, và Nhà A thoạt đầu cũng chỉ muốn lấy tiền thuê, tức là cho đi mà thu tiền, chứ không phải không muốn cho đi. Mà Tòa cũng tuyên bán đứt với giá cao, không phải thiệt thòi gì cho Nhà A.
Mong anh cho mình 1 ví dụ, của việc áp dụng điều luật này 1 cách hoàn toàn bình thường, là mấu chốt mình muốn nói về sự bế tắc trong thỏa thuận do xung đột thiệt hại quyền lợi không giải quyết được.
Tức là, kiểu như có thửa đất đường ra giờ không còn (sạt lở, xói mòn, xâm thực), trở nên bí đường ra, vận dụng điều luật này, ép chủ thửa đất liền kề mặt tiền đường phải nhượng lại, trong khi đất người ta đang sinh sống, kinh doanh, việc nhượng lại gây thiệt hại tài sản lớn.