Tập Lái
16/5/08
41
2
8
48
phancongvu.blogspot.com
MỘT CHUYẾN ĐI CAMPUCHIA !

I. Hành trình Sài Gòn-Phnom Penh.
Bắt đầu hành trình chuyến đi, chúng tôi chọn đường đi xe từ Sài Gòn đi theo tuyến cửa khẩu Mộc Bài- Tây Ninh, với giá vé 10 USD, xuất phát tại bến đường Phạm Ngũ Lão lúc 9h10. Từ Việt Nam qua Campuchia với mọi thủ tục thật dễ dàng, tất cả chỉ gói gọn trong vòng 30 phút để hoàn thành mọi thủ tục xuất nhập cảnh ở hai cửa khẩu.
150368_1531560891479_1308456232_31694212_5858496_n.jpg


Một góc cửa khẩu bên lãnh thổ Campuchia
Ấn tượng đầu tiên khi bước qua đất Campuchia là hai bên đường san sát các sòng bài, mà sòng bài nào nhìn cũng hoành tráng với các kiến trúc khác nhau.
75770_1531561211487_1308456232_31694214_7062882_n.jpg


Toàn cảnh một sòng bài trong số một dãy sòng bài bên hai ven đường cửa khẩu bên Campuchia
Cảm nhận thứ hai là ghé vào quán cơm cửa khẩu biên giới, với một quán ẩm thấp, vào ăn với sự lựa chọn duy nhất là cơm dĩa, một đĩa cơm gợi nhớ là đĩa cơm thời sinh viên, nhưng đến khi tính tiền thì không còn sinh viên nữa, giá cả cũng là một ấn tượng đầu tiên của cuộc hành trình.
73580_1531561811502_1308456232_31694216_5211975_n.jpg


Đĩa cơm sinh viên với giá 2,5 USD.

Trên hành trình đường bộ đến thủ đô PhnomPenh phải qua một chuyến phà qua sông Mekong.
77072_1531562331515_1308456232_31694219_3996263_n.jpg


Bến phà Neak Loeung
Ngồi trên xe nhìn xuống cảnh buôn bán hàng ăn, trái cây, nước uống cho hành khách chờ phà, cảm nhận thật giống như ở Việt Nam những năm 94,95 (khi đi phà sông Gianh-Quảng Bình)
76936_1531561571496_1308456232_31694215_5288453_n.jpg


Buôn bán tại bến phà, cửa ngõ đi vào thủ đô PhnomPenh.
Với đường đi thật tốt, chỉ có một đoạn đường ngắn ngay đường vào thủ đô đang được làm mới nên hơi xấu, nhưng cuối cùng đến gần 3h30 cũng đã đến trung tâm thủ đô.
149570_1531564691574_1308456232_31694226_4362161_n.jpg


Hành lang tầng 4, khách sạn Monarch, nơi nghỉ ngơi của đoàn những ngày ở thủ đô PhnomPenh.

II. Cảm nhận cuộc sổng tại thủ đô PhnomPenh.
Ngoài những thời gian làm việc, chúng tôi cũng cố gắng dành thời gian để thăm thủ đô, phố phường tại đây với nhũng xe máy trông giống ở Việt Nam những năm 90, cuộc sống buôn bán cũng như vậy.
73452_1531565251588_1308456232_31694228_1405901_n.jpg

Cuộc sống của người dân Campuchia còn cảnh buôn thúng bán bưng này rất là nhiều giữa phố phường của thủ đô Phnom Penh.

149268_1531631413242_1308456232_31694316_1318674_n.jpg

Giữa thủ đô Phnom Phenh vẫn còn dùng những xe để thu dọn rác như ở Việt Nam những năm 90.

Nhưng trên đường phố thì cái khác đặc trưng là xe ô tô thì phần lớn xe xịn, ở đây theo cảm nhận thì người dân rất thích đi xe Lexus, Camry, Mercedes...Và không thể không nhắc đến xe Tuk tuk - phương tiện giao thông đặc trưng tại đất nước này.
75069_1531648733675_1308456232_31694326_3392359_n.jpg

Xe tuk tuk

76788_1531631173236_1308456232_31694315_3202802_n.jpg

Xe tập lái tại PhnomPenh chơi hẳn Camry, hơn Việt Nam....

Ở đây, xe tập lái cũng dùng con Camry này....

72254_1536266689121_1308456232_31703703_7917054_n.jpg

Đại lộ Monivong!

Về giao thông tại thủ đô này thì thỉnh thoảng vẫn xảy ra nạn kẹt xe, theo nhận thấy thì cảnh sát giao thông ở đây thật dễ chịu (chứ không có đăm đăm như các chú nhà mình). Và đặc biệt một điều là khi tham gia giao thông người dân ở đây rất ít khi sử dụng còi, không có chạy theo kiểu chen nhau, mặc dù không có Police thì giao thông ở đây vẫn có trật tự, cảm nhận thì ý thức giao thông xe trên đường phố của những người dân tại đây cao hơn hẳn ở một số thành phố lớn của Việt Nam như Sài Gòn, Hà nội.
150070_1536266409114_1308456232_31703702_8317388_n.jpg

Salon xe ôtô, tuy nhìn salon không sang trọng, nhưng nhìn sơ qua dàn xe trưng bày cũng toàn hàng xịn Lexus, Camry...


Về tiêu dùng thì thật kỳ lạ, ở đất nước có đồng tiền riêng nhưng mọi mua bán từ lớn đến nhỏ đều niêm yết bằng giá USD, ngay cả bác xe ôm, tuk tuk hay quán bán bún phở của người Việt Nam cũng như vậy
73835_1534930495717_1308456232_31701486_1268594_n.jpg

Kỳ lạ là ở đất nước thu nhập không cao, có đồng tiền riêng nhưng mọi người ở đây đều sử dụng chi tiêu hàng ngày bằng USD, từ bác xe ôm, tuk tuk, đến các menu quán ăn đều niêm yết bằng USD.

74221_1534930375714_1308456232_31701485_1982226_n.jpg

Menu quán bán bún bò Huế của một người Huế tại thủ đô PhnomPenh.

Về tỷ giá đồng USD với đồng nội tệ của Campuchia thì theo tìm hiểu trong hơn 4 năm qua hầu như không có biến đổi mạnh nào, chỉ loanh quanh tỷ giá 1USD =4000 Riel.
(Không như VND nhà mình, cứ xoành xoạch từng ngày)

III. Hành trình đi thăm cố đô Siem Riep.
Cuối tuần, cả đoàn đã được sắp xếp một chuyến đi thăm cố đô Siem Riep, một thành phố du lịch nổi tiếng của Campuchia với quần thể Angkor. Từ Phnom Penh đi Siem Riep mất 6 tiếng đường xe và phải qua hai tỉnh Congpong Cham và Congpong Thom với chiều dài hơn 300 cây số. (Congpong Cham là quê hương của đương kim thủ tướng Hun Sen còn Congpong Thom là quê hương của Pol Pot, lãnh tụ Khmer Đỏ, chế độ diệt chủng khét tiếng bị nhân dân Campuchia lật đổ hồi tháng giêng năm 1979).
73143_1534667369139_1308456232_31700741_7243656_n.jpg

Đường đến Siem Riep, hai bên đường cây xanh mát và thẳng tắp.

Dọc đường đi thì cái đập vào mắt của người nước ngoài nhìn thấy và ấn tượng có lẽ là các phương tiện giao thông chở người ở nông thôn của Campuchia. Với xe có sức chứa bao nhiêu người thì chở được bấy nhiêu người, chứ không có giới hạn và Police tại đây cũng không thấy chặn hoặc xét hỏi các "xe khách" này.
148431_1534668569169_1308456232_31700748_5024749_n.jpg

Phương thức di chuyển của những người dân nông thôn ở Campuchia, không thể lẫn lộn được. Nhìn mà không đoán được bao nhiêu người, chắc tầm hơn 20 người.

Thậm chí khi dừng lại đổ xăng, cũng thấy một chiếc tay lái nghịch vẫn lưu thông bình thường (Luật giao thông thật là "dễ chịu" )
76388_1534667089132_1308456232_31700740_2965640_n.jpg


Món chuối nướng lạ mắt nhìn thấy bán ven đường khi dừng xe đổ xăng.
IV. Đi thăm Biển Hồ
Ngay sau khi đến nhận khách sạn tại Siêm Riệp, đoàn chuẩn bị đi thăm Biển Hồ, một hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.
76711_1534676649371_1308456232_31700761_7767950_n.jpg

Với cô bé bán nước tại cổng vào lên thuyền đi thăm Biển Hồ.

Với cảm nhận đầu tiên trên bến thuyền ra cửa Biển Hồ, thì tất cả các thuyền chở khách du lịch ở đây đều cũ kỷ.
74033_1541383057027_1308456232_31711598_6027935_n.jpg


Cuộc sống của cư dân Biển Hồ sự thật thì không có gì để miêu tả được sự cực khổ của họ, phần lớn dân ở đây thì nói tiếng Việt, theo tìm hiểu thì dân ở đây đều bị vô thừa nhận, không có quốc tịch (sao Việt Nam và Cambodian không phối hợp làm cho trẻ em ở đây có cái quốc tịch nhỉ ????)
Cuộc sống thì phụ thuộc hoàn toàn vào các buôn bán nhỏ trên sông cho du khách, và cách buôn bán này cũng thật không giống ai...
148334_1534667489142_1308456232_31700742_7822853_n.jpg

"Bám sát và nhảy" Cách bán hàng của cư dân vùng biển Hồ có phong cách của các "cướp biển".

149612_1534667609145_1308456232_31700743_7371680_n.jpg

Bán hàng xong! Nhảy.

Một bộ phận không nhỏ phụ nữ và trẻ em gốc Việt chọn phương thức kiếm sống bằng cách chờ tình thương của du khách.
149954_1534668169159_1308456232_31700746_2410004_n.jpg

Các phụ nữ người Việt dùng ghe nhỏ chở thêm các em bé bám sát thuyền của du khách thăm Biển Hồ để xin tiền.

40740_1534916095357_1308456232_31701451_8378838_n.jpg

Bám sát thuyền du khách bằng mọi cách, mọi phương tiện.

Trẻ em ở đây cũng thật là tội nghiệp
149969_1534658888927_1308456232_31700718_5987113_n.jpg

Một em bé người Việt sinh sống trên khu vực Biển Hồ...

37117_1534668409165_1308456232_31700747_4484412_n.jpg

Đồ chơi cũng như là hàng hóa mang đi bán của em bé người Việt này.

May mắn thay thì trên dòng sông cơ cực này cũng xuất hiện một ngôi trường nổi dành cho trẻ em Việt Nam.
76783_1534667689147_1308456232_31700744_6940817_n.jpg

Ngôi trường Việt Nam dành cho trẻ em người Việt trên khu vực biển Hồ.

149539_1534916215360_1308456232_31701452_2095566_n.jpg

Trường học Việt Nam, dành cho trẻ em người Việt sống trên Biển Hồ.

Và cách tốt nhất để du khách khỏi áy náy khi trở về bến là hãy đổi thật nhiều tiền lẻ (VND, RIEL, USD) để chia sẻ với cư dân Việt sống cơ cực trên lòng Biển Hồ này.
........................