Trang bị an toàn là để phòng tai nạn bất ngờ chứ không phải để chạy nhanh hơn, anh cứ cố tình không hiểu.
Còn chạy nhanh nhất mất an toàn nhất thường là tài xế dịch vụ, nhưng chiếc xe dịch vụ như Innova/Fortuner lại là xe thiếu an toàn nhất.
Dĩ nhiên xe gầm cao không có cân bằng điện tử thì không nên chạy ngoài đường, sớm muộn chính phủ cũng sẽ yêu cầu trang bị cân bằng điện tử bắt buộc như ở Malaysia. Nhà nước chưa bảo vệ được người tiêu dùng để hãng xe lợi dụng gây hại cho người dân, xe thiếu an toàn vẫn đc bán.
Thôi thì đã lỡ theo chủ đề này với bác thì theo luôn vậy. không chỉ trả lời bác mà trả lời luôn cho các bác khác đọc.
Thứ nhất nếu mà xe gầm cao không có cân bằng điện tử không nên chạy ngoài đường ấy. Thì chỉ còn chưa tới 1/10 xe hiện nay chạy ngoài đường thôi. Tất cả xe chở khách, xe Bus, xe tải cũng phải dẹp hết à?
Về phần Toyota ấy. Bác yên tâm, hết năm nay là toàn bộ xe Toyota đều đã được trang bị VSC rồi.
Thứ 2: Chức năng của hệ thống cân bằng điện tử (ESP/ESC) hay ổn định thân xe (VSC) chỉ là giúp chiếc xe đi theo đúng làn đường mà tài xế mong muốn không bị quá lái (Oversteer) dẫn đến xe bị xoay vòng và thiếu lái (Understeer) làm xe bị đâm vô lề. Tất nhiên là hệ thống cũng chỉ can thiệp được một phần nào đó thôi, cái chính vẫn là người lái xe. ESC/VSC không phải là công cụ chống lật như các bác vẫn nghĩ. Những chiếc xe gầm cao có trang bị ESC/VSC mà chạy nhanh đánh lái gấp ấy, thì cũng lật như thường, VSC chỉ có tác dụng là ngắt động cơ để khi vào cua gấp các bác có nhồi ga thì xe cũng không chạy nhanh hơn chứ đã cố tình chạy nhanh rồi không giảm tốc khi vào cua thì ... Thua! . Như trong cái video moose test mà bác vẫn xe trên youtube ấy con Hilux có trang bị VSC vẫn lật như thường thôi.
Thứ 3: Nói đến khả năng sễ lật hay khó lật của một chiếc xe thì cần tính đến các yếu tố chính sau đây:
- Quan trọng nhất: Trọng tâm của xe thấp hay cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến trọng tâm bao gồm khoản sáng gầm xe, vị trí đặt động cơ, chiều cao tổng thể, cách bố trí các bộ phận khác... Cái xe Fortuner hoạc Hilux nó có khoản sáng gầm xe cao nhất trong phân khúc nên nó dễ lật hơn cũng dễ hiểu thôi.
- Chiều rộng cơ sở: Một chiếc xe có chiều rộng cơ sở lớn thì khó lật hơn là nhỏ. cũng giống như cái ghế có chân choải rộng ra thì khó ngã hơn vậy.
- Hệ thống treo: Để khó lật thì hệ thống treo của xe phải cứng, để khi vô cua, trọng tâm dồn về một bên thì hệ thống treo cứng giúp chiếc xe không bị nghiêng quá nhiều dẫn đến lật. đó là lý do tại sao mà xe thể thao thường có hệ thống treo cúng hơn.
Và còn nhiều yếu tố khác nữa. Khi thiết kế xe các kỹ sư đều tính toán kỹ và biết đến những yếu tố này nhưng tại sao họ không làm khác đi? Vì cái gì cũng có hai mặt và tiêu chí lựa chọn ưu tiên là gì? Gầm xe thấp thì không đi được nhiều địa hình, chiều rộng lớn thì không linh hoạt, hệ thống treo cứng thì đi sốc hơn.
Kết: Bác luôn đưa ra những yêu cầu về cân bằng điện tử, an toàn này nọ mà không biết là bác có phải là người am hiểu về kiến thức chuyên môn? Có căn cứ về mặt kỹ thuật? Hay chỉ đưa ra nhận định theo cảm tính. Hoặc chỉ đọc các bài báo, lướt diễn đàn, xem video ? Cũng thưa với bác luôn là phần lớn phóng viên chuyên mục ô tô không được đào tạo chuyên nghành ô tô. Họ cũng chỉ thấy những gì người bình thường thấy, viết bài dựa trên đánh giá chủ quan của họ mà thôi. Đó là chưa kể đến những người vì đồng tiền mà viết bài để định hướng dư luận.