- Tags
- chuyện ma
Năm 1986 Củng là lúc chiến sỉ Bộ đội ta về nước khi đả hoàn thành xuất sắc đánh quân pol pot
Củng như mọi gia đình khác những người, Mẹ vui mừng đón con trong niềm vui lớn từ nay sẻ không còn xa cách con nửa , những người Vợ sẻ không còn xa cách chồng nửa và tương lai sẽ là màu Xanh tươi đẹp
Nhưng Có một gia đình khi niềm vui vừa đến củng vụt tan Biến kèm theo nổi Buồn tuyệt vọng
Đó là khi anh về mang theo một chứng Bệnh mà đối với nghành Y học nước ta thời đó còn mới lạ chưa trị được đó là khối U Bướu ác tính .
Anh về mang theo căn Bệnh lúc đầu nó chỉ xuất hiện trên mình anh nhỏ không lớn , sau khi anh lên Bệnh viện Quân đội trị Bệnh theo chế độ thì được các Bác sỉ quyết định mổ .
Sau khi mổ không những không lành lại mà nó càng ngày càng to hơn hiện ngay trên cổ của anh .
Bệnh viện Báo tin , không khả năng cứu trị .Vì khi mổ lấy sơ Bướu đi xét nghiệm nó là Bướu ác tính .
Anh Chị em , người Vợ đứng lặng người khi nghe kết quả nhưng củng Bình tâm lại và nói với Anh rằng không sau hết .
Một người Lính Bao năm chiến trường nước Bạn cái chết nhẹ tựa lông hồng mà giờ được trở về Bên mái ấm gia đình thì nó nặng trỉu trong lòng anh .
Người mẹ không ăn , không uống , không ngủ hằng ngày ngồi quạt cho Anh , lấy khăn lau chổ vết thương cho anh, lau mình cho anh ,chăm sóc như một đứa trẻ thơ . Anh cắn răng chịu cơn đau đớn của khối U hoành hành , cầm nước mắt không cho mẹ thấy , Mẹ hỏi con thấy sao Con . Anh trả lời : Con khỏe mẹ .
Người Anh Hai thấy sự tiều tụy của người Mẹ ruột mình không có cách gì khuyên mẹ ăn uống , anh đi hỏi thăm Bạn Bè và được chỉ dẩn có Thầy ở Tây ninh Bóc thuốc rất giỏi trị Bá Bệnh .
Người Anh Hai là một Kỷ Sư và người anh Ba củng là một Kỷ sư đang học lấy Cao Học và Phó tiến sỉ ( Nay đả Bỏ Phó Tiến Sỉ mà lên hẳn Tiến Sỉ) tại Nga (Liên Xô củ) họ không tin vào những Thầy Bang đó vì họ hưởng được nên khoa học hiện đại và họ củng thừa hưởng từ người Cha mình là Bác Sỉ Bệnh viện Lớn
Nhưng họ vẩn vui mừng Báo tin cho Mẹ già hay Con đả tìm ra ông Thầy trị Bá Bệnh .
Người mẹ mừng như nắm Bắt được cơ hội cứu lấy con mình ,
Chị thứ 4 và Em gái út củng vội chạy về Báo tin có Thầy này hay lắm Mẹ , họ nói do Em trai đi chiến trường Bị mấy tên pol pot Bỏ Bùa và do giết nhiều người Bị vong theo giờ họ trả thù ,Con mời được thầy về giải rồi .
Người Mẹ già rưng rưng nước mắt , tuy giọt nước mắt của mẹ già không còn nhiều vì theo năm tháng khóc xa con , khóc vui mừng các con khôn lớn ,khóc cho đau thương mất mát của gia đình thì nay giọt nước mắt mẹ lại rơi , rơi vì vui như nắm được cánh tay con đang rớt xuống vực thẳm , rơi vì hiện con vẩn nằm đợi tử thần .
Người anh Hai và anh Ba hằng tuần thay phiên nhau đón xe lên tây ninh đem thuốc về cho Mẹ . tự tay Mẹ sắc thuốc ,
Người Chị Tư và em gái út trước thầy về giải Bùa và Vong , và thầy phán đả giải rồi . Vong không còn theo phá và Bùa đả được giải.
Người Mẹ ăn uống lại , tươi cười mỗi khi hỏi con uống thuốc thế nào rồi :
Anh trả lời từ Bửa giờ có thuốc con khỏe hơn rồi mẹ .
Những lúc nói chuyện họ phải tôn lên vẽ huyền Bí của những câu chuyện về Vong , linh những câu chuyện Thầy này hay lắm, thầy này trị được rồi họ dẩn chứng cho người mẹ một số câu chuyện ,
Mẹ càng nghe càng vửng tin là Thầy đả giải được cho con Trai mình rồi . Con trai mình được cứu rồi , Người Mẹ nằm ngủ yên giất sau những ngày phải lo sợ mình ngủ sẽ không được gặp con trai mình nửa.
Chỉ lúc vắng mẹ thì anh Chị em mới ôm lấy anh mà khóc vì họ Biết em trai mình đang chịu đựng từng cơn đau trước mặt mẹ , họ Biết những gì họ làm điều vô nghĩa không cứu được em trai mình và không phải vì em trai mình mà vì người Mẹ .
Họ Biết họ sắp mất đi người em trai mình , mà trong thời điểm này có tiền có vàng có xe nhưng không có thuốc và cách cứu lấy mạng sống em mình , trước mắt họ là em trai mình đang cố ngượng cười để cả nhà được vui .
Sinh - Lão - Bệnh - Tử gắn liền với số phận con người.
Kết thúc câu chuyện có thật ...Em kể câu chuyện nhầm muốn nói tất cả mọi việc Tốt có - Xấu có - Thật có - Giả có Nhưng ăn thua là người sử dụng nó nhầm mục đích gì ... Em xin hết.
(Tác giả gogomymy)
Last edited by a moderator:
Em Xin mượn một đoạn của BS ĐỖ MINH TUẤN Việt Báo (Theo_TuoiTre)alloutoflove1402 nói:Đọc truyện của bác Bong Sung xong em thấy sợ quá
Ngồi trong office đang tập trung đọc mà ai vỗ vai chắc em hét tóang lên mất
Hic, cái tâm ảnh trong truyện của bác Bong Sung làm em sợ quá
@gogomy: Làm sao biết mình là người nặng vía hay nhẹ vía hah bác
Em tin là có thế giới thứ ba, nên mỗi lần đi chơi tối về em sợ lắm
Giải thích hiện tượng này cho có khoa học
- Hầu hết lực lượng “phòng vệ” của chúng ta đều đặt đằng trước nên mọi đe dọa từ phía sau luôn được cơ thể cảnh giác cao và đánh động nhanh bằng cách giật mình. Vậy giật mình là phản ứng “sinh tồn” tự nhiên ai cũng có nhưng với một số người chúng lại tỏ ra thái quá.
Họ thường là những người có hệ thần kinh giao cảm quá nhanh nhạy mà ta hay gọi là yếu bóng vía, yếu tim... (gặp nhiều ở phụ nữ, nhất là các cô gái trẻ). Ngoài ra những người mắc bệnh tự kỷ, hoang tưởng bị rình rập ám hại... cũng hay giật mình. Hậu quả của phản ứng “tự vệ” này đôi khi đáng sợ như ngất xỉu, té ngã, ngưng tim, ngưng thở.
Tác nhân gây giật mình không hẳn lúc nào cũng “đâm sau lưng chiến sĩ” mà có khi chỉ là một tiếng động lớn, một ánh chớp lóe... Do vậy những nạn nhân “yếu vía” cần cẩn thận khi ở gần những nơi nguy hiểm. Chẳng hạn, trên đường nhiều bác tài chuộng nhấn kèn “khủng bố” (mấy anh lơ có khi còn “phụ xướng” thét lác, đập thùng xe), nếu phía trước có người mắc chứng cường giao cảm thì hậu quả lành ít dữ nhiều xảy ra dễ như chơi.
“Yếu bóng vía” có thể điều trị (nội hoặc ngoại khoa) nhưng thường chỉ áp dụng với những ca nặng, còn lại đều có thể giảm bớt nếu chịu khó rèn luyện “tinh thần thép” hoặc dùng thuốc an thần khi cần.
Một bác dâu (vợ của ông bác họ em) được luân chuyển vào làm Quyền chủ tịch UBND một huyện (do dàn cán bộ cũ của UBND huyện hứng chí đấu đá nên rủ nhau mặc áo juventus hết gồi). Do xa nhà buộc phải ở nhà công vụ. Nhận công tác mới, với bao nhiêu chuyện phải giải quyết, cực kỳ căng thẳng và được vài tuần.
Vào một một buổi tối, bà bác tự nhiên xé áo xé quần chạy trần truồng về thành phố (tỉnh lị thôi nhá). Về đến nhà, bà bác tự nhiên trở thành người bình thường và cũng không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình & mình đã làm những gì. Gia đình dấu chuyện & bà cũng dấu chuyện lại vào công tác tiếp. Rồi tháng tiếp theo, bà lại nổi cơn điên xé quần xé áo chạy bộ quãng đường hơn 30km về lại thành phố. Về đến nhà lại tiếp tục yên bình, lại tiếp tục vào công tác. Nhưng đến lần thứ ba thì gia đình phát hoảng. Tuy nhiên gia đình nghĩ chắc bà căng thẳng quá mà phát bệnh, gia đình buộc phải báo cáo tổ chức cho bà xin nghỉ dài ngày chữa bệnh một thời gian. Tổ chức không đồng ý chuyện nghỉ dài ngày, vận động bà vào đảm nhiệm công việc. Bà tiếp tục vào đảm nhiệm công việc.
Lại vào một đêm tối trời, bà lại cởi truồng chạy zọt về nhà. Lần này thì gia đình buộc phải trình bày những chuyện đã qua cho tổ chức. Giới chức huyện tỉnh phải nói từ sốc đến sốc, đồng ý cho bà nghỉ dài ngày và chỉ đạo đưa bà bác đi chữa bệnh bắt buộc vì liên quan đến uy tín của tổ chức. Từ y tế tỉnh cho đến thủ đô, vận dụng mọi quen biết có thể, không bác sỹ nào tìm hiểu được đích xác căn bệnh của bà, vì bà vẫn bình thường như mọi ngày. Chính bản thân bà không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Có một người thân khẳng định chắc chắn bà bị ma nhập, âm thầm đi đến một ông thầy thầy khá nổi danh vì bị chính quyền bắt mặc áo Juventus một vài lần rồi vì tội truyền bá mê tín dị đoan. Ông thầy bảo người nhà vào khu công vụ bốc một cục đất về cho ông. Sau khi ngửi cục đất, ông thầy bảo có chuyện nhớn gồi, hình như trước đây có một ngôi mộ tổ. Người thân này về báo gia đình ông bác, và tất nhiên phản đối nhiều hơn ghi nhận. Cũng may ông Trưởng họ thuyết phục tại sao không đưa bà bác đến gặp ông thầy này thử xem cụ thể thế lào!
Khi đến gặp ông thầy, ông thầy liền hỏi han sự tình cụ thể, sau đó ông thầy chỉ hỏi hình như cứ đến tháng (kinh nguyệt của chị em í mà) là chị để cái bô đựng đồ thải ở một chỗ abc phải không? Giật mình bà bác công nhận đúng. Ông thầy nhấn tiếp, đây hình như là ngôi mộ tổ của một dòng họ lớn, do loạn lạc chiến tranh nay bị mất dấu vết, nhà công vụ xây đè lên ngôi mộ tổ. Ông dưới mộ không muốn làm phiền ai, nhưng do cứ đến tháng chị để cái bô đúng ngay trên đầu ông, buộc ông phải nổi nóng.
Cả gia đình há hốc nửa tin nửa ngờ. Bà bác liền liên lạc với cán bộ huyện tìm hiểu về vị trí xây cất nhà công vụ, cán bộ đó khẳng định đó là miếng đất gò hoang hóa lâu rồi, khi đào làm móng không có gì lạ hết. Ông thầy mới bồi tiếp, có phải khu UBND huyện là khu trước đây là ruộng, chỉ có một miếng đất gò nổi lên không? Cán bộ huyện liền phản hồi là đúng.
"Đây là ngôi mộ tổ của một dòng họ lớn, hiện nay con cháu đang đi tìm! Với phận sự một người biết giao tiếp với cõi âm, tôi cam đoan đem tính mạng ra cam kết với chính quyền, mong chính quyền cho phép được di dời ngôi mộ tổ này. Ngôi mộ còn nguyên quan nguyên quách" Ông thầy khẳng định chắc nịch với bà bác. Đồng cảm, ông Trưởng Họ thuyết phục bà bác nên đề nghị Tổ Chức cho khai quật.
Là chuyện hệ trọng, tổ chức sau khi cho tìm hiểu các cụ cao niên, các cụ cũng lờ mờ là nghe các cụ của các cụ kể lại hình như ở đó có mộ khá lớn của một ông Quận Công nào đó. Dù mù mờ, nhưng tổ chức vẫn đồng ý âm thầm cho khai quật.
Ngày khai quật tổ chức cực kỳ bí mật, sau khi phá cái nền cửa hậu ở khu vệ sinh, thợ hì hục đào sâu đến ba mét thì gặp một khối đá ong.
em vọt, đi nhậu đã, mai vào kể tiếp
Vào một một buổi tối, bà bác tự nhiên xé áo xé quần chạy trần truồng về thành phố (tỉnh lị thôi nhá). Về đến nhà, bà bác tự nhiên trở thành người bình thường và cũng không hiểu chuyện gì đã xảy ra với mình & mình đã làm những gì. Gia đình dấu chuyện & bà cũng dấu chuyện lại vào công tác tiếp. Rồi tháng tiếp theo, bà lại nổi cơn điên xé quần xé áo chạy bộ quãng đường hơn 30km về lại thành phố. Về đến nhà lại tiếp tục yên bình, lại tiếp tục vào công tác. Nhưng đến lần thứ ba thì gia đình phát hoảng. Tuy nhiên gia đình nghĩ chắc bà căng thẳng quá mà phát bệnh, gia đình buộc phải báo cáo tổ chức cho bà xin nghỉ dài ngày chữa bệnh một thời gian. Tổ chức không đồng ý chuyện nghỉ dài ngày, vận động bà vào đảm nhiệm công việc. Bà tiếp tục vào đảm nhiệm công việc.
Lại vào một đêm tối trời, bà lại cởi truồng chạy zọt về nhà. Lần này thì gia đình buộc phải trình bày những chuyện đã qua cho tổ chức. Giới chức huyện tỉnh phải nói từ sốc đến sốc, đồng ý cho bà nghỉ dài ngày và chỉ đạo đưa bà bác đi chữa bệnh bắt buộc vì liên quan đến uy tín của tổ chức. Từ y tế tỉnh cho đến thủ đô, vận dụng mọi quen biết có thể, không bác sỹ nào tìm hiểu được đích xác căn bệnh của bà, vì bà vẫn bình thường như mọi ngày. Chính bản thân bà không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Có một người thân khẳng định chắc chắn bà bị ma nhập, âm thầm đi đến một ông thầy thầy khá nổi danh vì bị chính quyền bắt mặc áo Juventus một vài lần rồi vì tội truyền bá mê tín dị đoan. Ông thầy bảo người nhà vào khu công vụ bốc một cục đất về cho ông. Sau khi ngửi cục đất, ông thầy bảo có chuyện nhớn gồi, hình như trước đây có một ngôi mộ tổ. Người thân này về báo gia đình ông bác, và tất nhiên phản đối nhiều hơn ghi nhận. Cũng may ông Trưởng họ thuyết phục tại sao không đưa bà bác đến gặp ông thầy này thử xem cụ thể thế lào!
Khi đến gặp ông thầy, ông thầy liền hỏi han sự tình cụ thể, sau đó ông thầy chỉ hỏi hình như cứ đến tháng (kinh nguyệt của chị em í mà) là chị để cái bô đựng đồ thải ở một chỗ abc phải không? Giật mình bà bác công nhận đúng. Ông thầy nhấn tiếp, đây hình như là ngôi mộ tổ của một dòng họ lớn, do loạn lạc chiến tranh nay bị mất dấu vết, nhà công vụ xây đè lên ngôi mộ tổ. Ông dưới mộ không muốn làm phiền ai, nhưng do cứ đến tháng chị để cái bô đúng ngay trên đầu ông, buộc ông phải nổi nóng.
Cả gia đình há hốc nửa tin nửa ngờ. Bà bác liền liên lạc với cán bộ huyện tìm hiểu về vị trí xây cất nhà công vụ, cán bộ đó khẳng định đó là miếng đất gò hoang hóa lâu rồi, khi đào làm móng không có gì lạ hết. Ông thầy mới bồi tiếp, có phải khu UBND huyện là khu trước đây là ruộng, chỉ có một miếng đất gò nổi lên không? Cán bộ huyện liền phản hồi là đúng.
"Đây là ngôi mộ tổ của một dòng họ lớn, hiện nay con cháu đang đi tìm! Với phận sự một người biết giao tiếp với cõi âm, tôi cam đoan đem tính mạng ra cam kết với chính quyền, mong chính quyền cho phép được di dời ngôi mộ tổ này. Ngôi mộ còn nguyên quan nguyên quách" Ông thầy khẳng định chắc nịch với bà bác. Đồng cảm, ông Trưởng Họ thuyết phục bà bác nên đề nghị Tổ Chức cho khai quật.
Là chuyện hệ trọng, tổ chức sau khi cho tìm hiểu các cụ cao niên, các cụ cũng lờ mờ là nghe các cụ của các cụ kể lại hình như ở đó có mộ khá lớn của một ông Quận Công nào đó. Dù mù mờ, nhưng tổ chức vẫn đồng ý âm thầm cho khai quật.
Ngày khai quật tổ chức cực kỳ bí mật, sau khi phá cái nền cửa hậu ở khu vệ sinh, thợ hì hục đào sâu đến ba mét thì gặp một khối đá ong.
em vọt, đi nhậu đã, mai vào kể tiếp
119 trang mà hổng thấy ông nào kể chuyện đèo Mẹ bồng Con, miếu Ba Cô ở đèo Bảo lộc, hix ... hình ảnh thì em nhớ trước đây trên OS, có tấm hình chụp của bác nào em quên nick rùi, dừng xe đêm khuya trên đường (cỡ 0h) chụp hình về xem lại có đoàn đám ma sau lưng !
Ack ... ớn ăn!
Ack ... ớn ăn!
Đọc truyện của bác em thấy bình thường mà nhìn hình sao thấy ghê quá, lạnh cả sống lưngBông súng nói:Mọi hôm tắm vòi tắm thì vẫn chả sao, hôm nay tắm bằng cái chậu nước thì.....huhu..nhắc lại em lại muốn tè ra quần.
<h1>Truyện ma có thật ở Việt Nam: Cô gái xin đi nhờ xe</h1> Khi ấy là khoảng gần 11 giờ đêm một ngày cuối tháng 12 năm 1972 trên con đường từ Nhổn hướng về phía Hà nội có một người thanh niên trạc ngoài 30 tuổi đang cặm cụi đạp chiếc xe Thống Nhất một mình trong đêm.
Cái lạnh của đêm đông miền Bắc làm cho không gian như đặc quánh lại, hơi thơ của người thanh niên như tỏa ra một vầng sáng sóng sánh trước mặt anh. Cái lạnh thấu sương đó được che chở bớt bởi một chiếc áo trấn thủ dầy có trần nhưng đường chỉ hình quả trám đã cũ kỹ và ngả màu xanh bợt bạt.
Chàng thanh niên khẽ huýt sáo mong xua tan cái không gian cô tịch của đoạn đường vắng vẻ.
Mấy quán hàng nước leo lét ngọn đèn dầu mà lúc 7 giờ tối khi chàng đi qua nay đã được che chắn kín mít bằng mấy tấm phiên liếp. Thời kỳ chiến tranh ở Miền Bấc hầu như không được sử dụng nhiều ánh sáng, cứ tầm 7 giờ tối là Hà nội đã chìm trong bóng đêm. Xung quanh chàng trai chỉ còn tiếng ếch nhái và côn trùng đều đều.
Đột nhiên ở một ngã ba đường, có một cô gái cầm một chiếc làn khẽ gọi chàng trai cho đi nhờ xe, cô ấy nói vừa từ trong thôn đi ra đường 32 này chờ ai đó cho đi nhờ xe vào Hà nội có việc gấp. Trong lúc này đây có một người bạn đồng hành thì quả là quá tuyệt, chàng trai vui vẻ cho cô gái ngồi sau xe và cố tình đạp thong dong hơn. Hai người bắt đầu câu chuyện, cô gái kể nhà cô ở số ..*. phố Quan Thánh, cả nhà đi sơ tán hết tận Sơn Tây, còn cô vào nhà người thân ở trong thôn này, hôm nay có việc gấp phải về trong phố. Chàng trai kể mình trong đội tự vệ Hà nội chiều nay vừa phải đi vào đây có việc cho tới giờ này mới về được.
Cả hai vui vẻ nói chuyện làm đoạn đường dường như ngắn lại. Đi được một đoạn, chàng linh cảm thấy cô gái khẽ co ro, rum rẩy ở sau xe, chàng mới chợt nhớ ra là cô gái chỉ mặc phong phanh một cái áo trắng xẻ tà cao hai bên. Chàng trai vội vã dừng xe và galant cởi chiếc áo bông trấn thủ ra đưa cô gái mặc và thanh minh rằng mình đạp xe nóng quá! Cô gái e lệ khoác chiếc áo và cả hai tiếp tục cuộc hành trình. Chàng trai hồ hởi kể bao câu chuyện về cuộc đời mình và chỉ nghe thấy những tiếng dạ – vâng nhẹ nhàng từ phia sau. Câu chuyện đang vào mạch, đột nhiên có một câu chàng hỏi mà đã hai lần vẫn không thấy cô gái có trả lời? Chàng trai quay lại mà chợt một cảm giác lạnh buốt dọc sống lưng. Sau xe trông không! Cô gái đã không còn đó từ khi nào !!!Chàng vội và đạp xe nhanh về phía Hà nội, Cầu Diễn đây rồi, đã có leo lét ánh đèn dầu từ phía mấy nhà dân xa xa… Trong đầu chàng ngổn ngang câu hỏi, tại sao cô gái lại nhẩy xuống xe, và cô ấy nhẩy xuống từ khi nào ???
Trong giai đoạn cam go của những ngày chiến tranh phá hoại, chiếc áo ấm là một tài sản không nhỏ. Dù chưa biết là có tìm lại được cô gái không, nhưng chàng trai ngay sáng hôm sau đã đạp xe tới địa chỉ ..*. phố Quan Thánh. Sau tiếng gọi cửa là một người đàn ông có dáng vẻ ưu phiền xuất hiện. Căn nhà văng tanh vì có lẽ cả gia đình đã đi sơ tán chỉ một mình ông ở lại trông nom nhà cửa.
Thưa bác, đây có phải là nhà ..*. không ạ?
Đúng rồi ! Tôi là Bố ..*. đây !
Bác cho cháu gặp ..*. được không ạ ?
Được rồi, mời anh vào đây!
Bước vào trong nhà, chàng trai như muồn té ngửa, trên bàn thờ ngay trước mặt là tấm hình cô gái ấy, vẫn khuôn mặt ấy, mái tóc ấy, vẫn nụ cười ấy… nhưng khói nhang đã làm hoen ố một góc khung kính của bức hình. Chàng trai đứng như trời trồng, rồi đột ngột ngồi phịch xuống chiếc ghế băng đẻ sát tường gần cửa.
Sau một hồi trấn tĩnh, chàng trai thuật lại câu chuyện hôm qua. Nét mặt người đàn ông trầm hẳn xuống, ông chậm dãi kể : Em..*. nó qua đời vì tai nạn xe khách tại đoạn đường mà anh kể gặp em nó đêm qua ấy cách đây đã hơn 2 năm, vào một buổi chiều hè khi nó lên Sơn Tây thăm bà con. Từ đó tới nay thỉnh thoảng lại có bạn bè nó qua thắp cho nó nén nhang, nên lúc đầu tôi cũng tưởng anh là một người bạn của em nó, còn sự thể như thế này thì…
Chàng trai tiến tới bàn thờ, thắp cho cô gái 3 nén nhang rồi vội vã ra về !:
Câu chuyện với chàng trai như một kỷ niệm ghê rợn đáng nhớ suốt đời . Không biết chàng trai ấy có biết tiếp một chi tiết quan trọng tiếp theo không mà cũng không kém phần ghê rợn hơn !
Đó là vào tháng 4 năm sau, khi ra thăm mộ cô gái, gia đình cô đã thấy 1 tấm áo chấn thủ đã bị mưa nắng làm rách nát nằm ngập dưới gốc cây Dao trên mộ cô !!!
Nhà Bà tôi ở phố Nguyễn Biểu, nên câu chuyện này được các cô, cậu nhà tôi kể cho từ hồi còn rất nhỏ, vì tại đó câu chuyện này một thời làm mọi người đồn đại mãi. Hôm trước, tôi sực nhớ ra và gặp một cô của tôi, yêu cầu cô kể thật chi tiết để ghi lại cho các bạn đọc ở đây như một trong nhưng câu chuyện ly kỳ mà tôi đã từng được nghe và cùng chia sẻ.
http://tientri.net/luan-hoi/truyen-ma-co-that-o-viet-nam-co-gai-xin-di-nho-xe/
Cái lạnh của đêm đông miền Bắc làm cho không gian như đặc quánh lại, hơi thơ của người thanh niên như tỏa ra một vầng sáng sóng sánh trước mặt anh. Cái lạnh thấu sương đó được che chở bớt bởi một chiếc áo trấn thủ dầy có trần nhưng đường chỉ hình quả trám đã cũ kỹ và ngả màu xanh bợt bạt.
Chàng thanh niên khẽ huýt sáo mong xua tan cái không gian cô tịch của đoạn đường vắng vẻ.
Mấy quán hàng nước leo lét ngọn đèn dầu mà lúc 7 giờ tối khi chàng đi qua nay đã được che chắn kín mít bằng mấy tấm phiên liếp. Thời kỳ chiến tranh ở Miền Bấc hầu như không được sử dụng nhiều ánh sáng, cứ tầm 7 giờ tối là Hà nội đã chìm trong bóng đêm. Xung quanh chàng trai chỉ còn tiếng ếch nhái và côn trùng đều đều.
Đột nhiên ở một ngã ba đường, có một cô gái cầm một chiếc làn khẽ gọi chàng trai cho đi nhờ xe, cô ấy nói vừa từ trong thôn đi ra đường 32 này chờ ai đó cho đi nhờ xe vào Hà nội có việc gấp. Trong lúc này đây có một người bạn đồng hành thì quả là quá tuyệt, chàng trai vui vẻ cho cô gái ngồi sau xe và cố tình đạp thong dong hơn. Hai người bắt đầu câu chuyện, cô gái kể nhà cô ở số ..*. phố Quan Thánh, cả nhà đi sơ tán hết tận Sơn Tây, còn cô vào nhà người thân ở trong thôn này, hôm nay có việc gấp phải về trong phố. Chàng trai kể mình trong đội tự vệ Hà nội chiều nay vừa phải đi vào đây có việc cho tới giờ này mới về được.
Cả hai vui vẻ nói chuyện làm đoạn đường dường như ngắn lại. Đi được một đoạn, chàng linh cảm thấy cô gái khẽ co ro, rum rẩy ở sau xe, chàng mới chợt nhớ ra là cô gái chỉ mặc phong phanh một cái áo trắng xẻ tà cao hai bên. Chàng trai vội vã dừng xe và galant cởi chiếc áo bông trấn thủ ra đưa cô gái mặc và thanh minh rằng mình đạp xe nóng quá! Cô gái e lệ khoác chiếc áo và cả hai tiếp tục cuộc hành trình. Chàng trai hồ hởi kể bao câu chuyện về cuộc đời mình và chỉ nghe thấy những tiếng dạ – vâng nhẹ nhàng từ phia sau. Câu chuyện đang vào mạch, đột nhiên có một câu chàng hỏi mà đã hai lần vẫn không thấy cô gái có trả lời? Chàng trai quay lại mà chợt một cảm giác lạnh buốt dọc sống lưng. Sau xe trông không! Cô gái đã không còn đó từ khi nào !!!Chàng vội và đạp xe nhanh về phía Hà nội, Cầu Diễn đây rồi, đã có leo lét ánh đèn dầu từ phía mấy nhà dân xa xa… Trong đầu chàng ngổn ngang câu hỏi, tại sao cô gái lại nhẩy xuống xe, và cô ấy nhẩy xuống từ khi nào ???
Trong giai đoạn cam go của những ngày chiến tranh phá hoại, chiếc áo ấm là một tài sản không nhỏ. Dù chưa biết là có tìm lại được cô gái không, nhưng chàng trai ngay sáng hôm sau đã đạp xe tới địa chỉ ..*. phố Quan Thánh. Sau tiếng gọi cửa là một người đàn ông có dáng vẻ ưu phiền xuất hiện. Căn nhà văng tanh vì có lẽ cả gia đình đã đi sơ tán chỉ một mình ông ở lại trông nom nhà cửa.
Thưa bác, đây có phải là nhà ..*. không ạ?
Đúng rồi ! Tôi là Bố ..*. đây !
Bác cho cháu gặp ..*. được không ạ ?
Được rồi, mời anh vào đây!
Bước vào trong nhà, chàng trai như muồn té ngửa, trên bàn thờ ngay trước mặt là tấm hình cô gái ấy, vẫn khuôn mặt ấy, mái tóc ấy, vẫn nụ cười ấy… nhưng khói nhang đã làm hoen ố một góc khung kính của bức hình. Chàng trai đứng như trời trồng, rồi đột ngột ngồi phịch xuống chiếc ghế băng đẻ sát tường gần cửa.
Sau một hồi trấn tĩnh, chàng trai thuật lại câu chuyện hôm qua. Nét mặt người đàn ông trầm hẳn xuống, ông chậm dãi kể : Em..*. nó qua đời vì tai nạn xe khách tại đoạn đường mà anh kể gặp em nó đêm qua ấy cách đây đã hơn 2 năm, vào một buổi chiều hè khi nó lên Sơn Tây thăm bà con. Từ đó tới nay thỉnh thoảng lại có bạn bè nó qua thắp cho nó nén nhang, nên lúc đầu tôi cũng tưởng anh là một người bạn của em nó, còn sự thể như thế này thì…
Chàng trai tiến tới bàn thờ, thắp cho cô gái 3 nén nhang rồi vội vã ra về !:
Câu chuyện với chàng trai như một kỷ niệm ghê rợn đáng nhớ suốt đời . Không biết chàng trai ấy có biết tiếp một chi tiết quan trọng tiếp theo không mà cũng không kém phần ghê rợn hơn !
Đó là vào tháng 4 năm sau, khi ra thăm mộ cô gái, gia đình cô đã thấy 1 tấm áo chấn thủ đã bị mưa nắng làm rách nát nằm ngập dưới gốc cây Dao trên mộ cô !!!
Nhà Bà tôi ở phố Nguyễn Biểu, nên câu chuyện này được các cô, cậu nhà tôi kể cho từ hồi còn rất nhỏ, vì tại đó câu chuyện này một thời làm mọi người đồn đại mãi. Hôm trước, tôi sực nhớ ra và gặp một cô của tôi, yêu cầu cô kể thật chi tiết để ghi lại cho các bạn đọc ở đây như một trong nhưng câu chuyện ly kỳ mà tôi đã từng được nghe và cùng chia sẻ.
http://tientri.net/luan-hoi/truyen-ma-co-that-o-viet-nam-co-gai-xin-di-nho-xe/
Last edited by a moderator: