TP.HCM: 2013 hoàn thành đường vành đai 2</h1>
UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương cho công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ tiến hành thủ tục đầu tư xây dựng đường vành đai 2 đoạn từ Rạch Chiếc đến xa lộ Hà Nội (kể cả nút giao Bình Thái) theo hình thức B.T và dự án xây dựng cầu Rạch Chiếc trên tuyến theo hình thức B.O.T. UBND thành phố cũng giao UBND các quận 2, 9 và Thủ Đức chỉ định một đơn vị có chức năng thuộc quận làm chủ đầu tư các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng – tái định cư theo từng địa bàn nhưng ưu tiên trước đoạn tuyến từ cầu Rạch Chiếc 2 đến xa lộ Hà Nội (ngã tư Bình Thái).
Theo thiết kế đường vành đai 2 bao gồm các dự án: đoạn từ nút giao thông Tân Tạo (Bình Tân) đến đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh), dự án nối từ cầu Phú Mỹ ra xa lộ Hà Nội và đường nối từ xa lộ Hà Nội ra quốc lộ 1A…
Vị trí tuyến đường Vành Đai 2
Trước đó, theo báo của của UBND TP.HCM, đường vành đai 2 đang được triển khai xây dựng bằng nhiều nguồn vốn. Trong đó, công ty cổ phần BOT Cầu Phú Mỹ đã và đang thi công ba dự án trên đường Vành Đai 2. Cụ thể, ở nút giao thông khu A Nam Sài Gòn và đường trên cao từ nút khu A đến cầu Phú Mỹ (quận 7) được công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ thực hiện đầu tư theo hình thức BT, hiện vừa thông xe một phần dự kiến đến tháng 8.2010. Cầu Phú Mỹ cũng do công ty BOT cầu Phú Mỹ đầu tư theo hình thức BOT trong nước. Đường vành đai phía đông thành phố (quận 2 – quận 9) đoạn từ cầu Phú Mỹ đến cầu Rạch Chiếc mới, cũng do công ty BOT cầu Phú Mỹ đầu tư theo hình thức BT, bao gồm hai đoạn. Trong đó, đã thông xe đoạn từ cầu Phú Mỹ đến liên tỉnh lộ 25B trong tháng 9.2009, đoạn còn lại từ liên tỉnh lộ 25B đến cầu Rạch Chiếc mới dự kiến thông xe vào khoảng tháng 8.2010.
Cùng với những dự án đã và đang đi vào giai đoạn nước rút vừa kể trên, việc giao cho công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ đầu tư đoạn từ cầu Rạch Chiếc đến xa lộ Hà Nội (kể cả nút giao Bình Thái), theo đánh giá của UBND TP.HCM, thì dự kiến đến năm 2013 sẽ hoàn thành xây dựng khép kín đường vành đai 2.
Theo nhận định của các cơ quan chức năng, đường vành đai 2 là tuyến đường được xem là xương sống, vừa khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn nội ô TP.HCM, vừa cùng với các đường vành đai khác (đường vành đai 3 và 4 – do bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư) tạo ra một trục đường nối kết với các đường liên tỉnh, góp phần giải toả ùn tắc giao thông ở các cửa ngõ ra vào thành phố.
Tin tức - Chi tiết
UBND TPHCM cho biết dự kiến sẽ triển khai dự án nâng cấp tuyến đê biển huyện Cần Giờ vào năm 2017, và ước tính khả năng thu hồi vốn từ khai thác quỹ đất lấn biển từ dự án này khoảng 2.350 tỉ
09/09/2013
“Trong năm 2014, Sở GTVT cần tập trung thực hiện các công trình giao thông trọng điểm, gồm:
Khép kín đường vành đai 2 (đoạn từ cầu Rạch Chiếc mới đến nút giao Bình Thái và đoạn từ nút giao An Lạc đến đại lộ Nguyễn Văn Linh); xây dựng đoạn nối từ đại lộ Võ Văn Kiệt đến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương; hoàn chỉnh trục đường Bắc-Nam từ đại lộ Nguyễn Văn Linh đến Khu công nghiệp Hiệp Phước; mở rộng quốc lộ 13 từ nút giao Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu…”. UBND TP.HCM vừa ra chỉ đạo như trên.
TP cũng yêu cầu các đơn vị liên quan hoàn thành dứt điểm toàn bộ dự án đường nối từ nút giao thông bờ nam cầu Bà Chiêm đến Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 1); ưu tiên bố trí đủ vốn khởi công giai đoạn 2 của dự án này chậm nhất vào đầu năm 2014.
(Theo báo PL)
UBND TPHCM cho biết dự kiến sẽ triển khai dự án nâng cấp tuyến đê biển huyện Cần Giờ vào năm 2017, và ước tính khả năng thu hồi vốn từ khai thác quỹ đất lấn biển từ dự án này khoảng 2.350 tỉ đồng.
Đây là một trong số 25 dự án trong danh mục các dự án hạ tầng trọng điểm ưu tiên đầu tư vừa được UBND thành phố gởi Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 4-9 vừa qua.
Cụ thể, thành phố sẽ xây dựng công trình như tuyến đê lấn ra biển với chiều rộng lấn biển 300 mét, kết cấu tường chắn sóng, kè mái nghiêng, hành lang và đường giao thông ven biển dọc theo kè trên địa bàn thị trấn Cần Thạnh và xã Long Hòa, huyện Cần Giờ. Tổng nguồn kinh phí ban đầu tư dự kiến khoảng 2.660 tỉ đồng.
Theo UBND thành phố, mục tiêu chủ yếu của dự án này nhằm phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, thích ứng với nguy cơ nước biển dâng và những tác động bất lợi từ biển.
Dự án nâng cấp tuyến đê biển Cần Giờ cũng phù hợp với quy hoạch chung của thành phố và theo chương trình củng cố, nâng cấp hệ thống đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 27-5-2009.
Với hơn 70.000 héc ta rừng đước, dừa nước, sông và kênh rạch, Cần Giờ được xem như một lá phổi của TPHCM. Trong đó, một nửa diện tích là khu dự trữ sinh quyển, năm 2000 được UNESCO xếp hạng di sản thiên nhiên của thế giới với hệ động thực vật đa dạng, độc đáo điển hình của vùng ngập mặn.
Trước đó, vào cuối năm 2007 Công ty cổ phần Đô thị du lịch Cần Giờ (CTC) đã khởi động dự án Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ - Saigon Sunbay. Dự án rộng 600 héc ta và có tổng kinh phí đầu tư 8.470 tỉ đồng. Giai đoạn 1 bắt đầu từ năm 2007 gồm phần san lấp biển, giai đoạn 2 sẽ tiếp tục hoàn thành phần cơ sở kỹ thuật hạ tầng và sẽ hoàn tất các công trình vào giữa năm 2016.
TPHCM ưu tiên đầu tư 25 dự án hạ tầng trọng điểm
Chính quyền TPHCM sẽ ưu tiên triển khai 25 dự án hạ tầng trọng điểm trong giai đoạn đến năm 2020, trong đó có nhiều dự án giao thông và chống ngập quan trọng sẽ được ưu tiên triển khai trong thời gian này.
UBND thành phố đã kê ra 11 dự án giao thông, 8 dự án thủy lợi chống ngập, 4 dự án khoa học công nghệ và 2 dự án lĩnh vực văn hóa thể thao trong văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 4-9 về danh mục và thứ tự ưu tiên các dự án hạ tầng trọng điểm của thành phố.
11 dự án giao thông được ưu tiên đầu tư
- Dự án xây dựng nhà ga trung tâm Bến Thành (quận 1), dự kiến thời gian khởi công năm 2015 và hoàn thành năm 2017, tổng vốn 830 triệu đô la Mỹ.
- Dự án xây dựng khép kín đường vành đai 2 phía Đông thành phố (quận 9, Thủ Đức), khởi công năm 2014 và hoàn thành vào năm 2018 với chiều dài tuyến dài 9,2 km, rộng 67 mét bao gồm bao gồm cầu Rạch Chiếc trên đường vành đai phía Đông có chiều dài 634 mét và rộng 46,2 mét, tổng vốn đầu tư 8.265 tỉ đồng, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 3.910 tỉ đồng.
- Dự án xây dựng khép kín đường vành đai 2 phía Tây thành phố (quận 8, Bình Tân, Bình Chánh) dài 5,3 km và rộng 60 mét, thời gian khởi công năm 2015 và hoàn thành vào năm 2018, vốn đầu tư 6.060 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng 4.200 tỉ đồng.
- Dự án mở rộng quốc lộ 2 (đường Xuyên Á) trên địa bàn quận 12, Hóc Môn và Củ Chi dài 20 km và rộng 120 mét từ nút giao An Sương đến cầu vượt Củ Chi, khởi công năm 2016 và hoàn thành năm 2020, vốn đầu tư 13.532 tỉ đồng, trong đó bồi thường giải phóng mặt bằng 1.028 tỉ đồng.
- Dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên (quận 6, 8, Bình Chánh), trong đó phần đường gần 2,3 km và rộng 40 mét phần cầu gần 930 mét và rộng 16 mét, dự kiến năm 2015 khởi công và năm 2018 hoàn thành, tổng vốn 4.460 tỉ đồng trong đó bồi thường giải phóng mặt bằng 2.060 tỉ đồng.
- Dự án nâng cấp sửa chữa tỉnh lộ 15 (quận 12, Củ Chi) dài 40 km rộng 35 - 40 mét, khởi công năm 2015 và hoàn thành năm 2018, vốn đầu tư 5.900 tỉ đồng, trong đó bồi thường giải phóng mặt bằng là 1.395 tỉ đồng.
- Dự án nâng cấp mở rộng đường Phạm Văn Hớn (Hóc Môn) dài 4,5 km và rộng 40 mét, khởi công năm 2015 và hoàn thành năm 2018, tổng vốn 2.100 tỉ đồng, trong đó 1.200 tỉ đồng cho bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Dự án xây dựng đường trên cao số 1 (dọc theo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn từ Lăng Cha Cả đến cầu Thị Nghè) dài 9,5 km và rộng 17,5 mét, khởi công năm 2015 và hoàn thành năm 2018, vốn 660 triệu đô la Mỹ, trong đó bồi thường giải phóng mặt bằng 105 triệu đô la Mỹ.
- Dự án đường trên cao số 2 (từ điểm giao cắt tuyến số 1 theo đường Tô Hiến Thành - Lữ Gia - Bình Lợi - đường số 3 với đường vành đai 2) chiều dài 11,8 km và rộng 17,5 mét, vốn 706 triệu đô la Mỹ, trong đó chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 306 triệu đô la Mỹ, năm 2017 khởi công và năm 2020 hoàn thành.
- Dự án đường trên cao số 3 (từ tuyến số 2 tại Tô Hiến Thành - Lê Hồng Phong - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - trục Bắc Nam - Nguyễn Văn Linh có chiều dài 8,1 km và rộng 17,5 mét, năm 2017 khởi công và năm 2020 hoàn thành, tổng vốn 422 triệu đô la Mỹ, trong đó bồi thường giải phóng mặt bằng 130 triệu đô la Mỹ.
- Dự án xây dựng đường trên cao số 4 chiều dài 7,3 km và rộng 17,5 mét, khởi công năm 2017 và hoàn thành năm 2020, tổng vốn 500 triệu đô la Mỹ, trong đó bồi thường giải phóng mặt bằng 250 triệu đô la Mỹ.
8 dự án thủy lợi chống ngập được ưu tiên đầu tư
- Dự án tiêu thoát nước và giải quyết ô nhiễm kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên giai đoạn 2 (gồm 10 dự án thành phần, trong đó có 2 dự án ngăn triều, 6 dự án thoát nước thải, 1 dự án kè bờ kênh), tổng vốn 33.000 tỉ đồng.
- Dự án tiêu thoát nước bở tả sông Sài Gòn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm, ngăn triều thoát nước cho 1.600 héc ta khu đô thị phát triển quận 2 và quận Thủ Đức bên bờ tả. Tổng vốn dự kiến là 440 tỉ đồng.
- Dự án củng cố nâng cấp tuyến đê biển huyện Cần Giờ, tổng vốn 2.659 tỉ đồng, dự kiến khởi công năm 2017. Khả năng thu hồi vốn từ khai thác quỹ đất lấn biển khoảng 2.350 tỉ đồng.
- Dự án hiện đại công trình thủy lợi Hóc Môn - Bình Chánh thích ứng biến đổi khí hậu, khởi công năm 2018 với tổng vốn 1.000 tỉ đồng.