Lên YouTube coi bài hát này nghe quen quen
Hoá ra điệu nhạc trong tuồng cải lương Tiếng trống Mê linh.
Vậy tác giả tuồng mượn nhạc tàu à?
Liu Zi Ling • Traditional Chinese Music • Cô gái Alishan
Alishan ở Nantou, nổi tiếng vì ” cỏ non rất mềm , mùa xuân rất hiền, hoa rất thơm.”.Nói cho dễ hiểu, Alishan đẹp và nổi bật chính nhờ sự đa dạng của cỏ cây h...
youtu.be
Vậy tác giả tuồng mượn nhạc tàu à?
Tại vì Mã Viện chỉ giết 2 bà Trưng,Anh tìm hiểu thêm đi.
Đền thờ bà Trưng và một số tướng của bà Trưng còn có ở nhiều nơi bên ... Tàu nữa đó. Anh có biết không?
còn lại đám thuộc hạ thì tha chết nhưng gông lại giải hết về tận Hồ Nam. Sau khi được thả thì họ vẫn lập đền thờ 2 bà Trưng thôi
Còn sách Thủy Kinh Chú viết thời cuối nhà Hán, tác giả là người nước Tào Ngụy Tam Quốc có đoạn này này
SÔNG DIỆP DU HÀ 葉榆河 [Sông Hồng]
Sông Diệp Du Hà 葉榆河 ở ích Châu 益州 ra từ biên giới phía bắc của huyện ấy, sông Diệp Du Hà ra từ biên giới phía bắc huyện Diệp Du của ích Châu, [Thời Hán huyện thuộc quận Ich Châu, thời Hậu Hán thuộc quận Vĩnh Xương, thời Thục thuộc quận Vân Nam, thời Tấn y theo, sau thuộc quận Đông Hà Dương, các thời Tống, Tề, Lương y theo, sau thời Đại Bảo thì bỏ] cong theo huyện chảy về phía đông bắc. Sông Diệp Du Hà ra từ huyện Diệp Du, tức là sông Tây Nhĩ Hà ngày nay, qua huyện Bất Vi, ra ích Châu, vào Tây Tuỳ của huyện Tường Kha, qua huyện Mê Linh của quận Giao Chỉ chảy ra biển. Tức là sông Dương Giang của huyện Mông Hoá ngày nay, chảy về phía đông nam gọi là sông Đại Xưởng Hà, sông Lễ Xã Giang, sông Nguyên Giang, sông Hà Để, đến Giao Chỉ làm sông Long Môn Giang, vào sông Phú Lương [sông Cầu] rồi chảy ra biển.
Cho nên huyện Mê Linh chắc chắn là ở Mê Linh ngày nay không sai đâu, thời Hán thì đến Hưng Yên là biển rồi
Thêm đoạn này cụ thể hơn nữa này
Huyện Mê Linh mở ra vào năm Nguyên Đỉnh thứ 6 thời Hán Vũ Đế, là lị sở của Đô úy. Sách Giao Châu ngoại vực ký 交州外域記 viết: vua nước Việt sai hai sứ giả trông nom, quản lý dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. [Nam Việt Vương là Úy Đà, đánh phá An Dương Vương, sai hai sứ giả trông nom, quản lý dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân]. Nhà Hậu Hán sai Phục ba Tướng quân là Lộ Bác Đức 路博德 đánh Việt Vương. Khi Lộ Tướng quân đến Hợp Phố 合浦, Việt Vương sai sứ giả đem 100 con bò, 1.000 vò rượu và số hộ khẩu của dân hai quận đến dâng cho Lộ Tướng quân, Lộ bèn cho hai sứ giả làm Thái thú quận Giao Chỉ và quận Cửu Chân. Các Lạc tướng 雒將 vẫn cai trị dân như cũ. [ tức là nhà Hán đánh chiếm nước Nam Việt, lúc này do Triệu Dương Vương 趙陽王, hay Triệu Thuật Dương Vương 趙術陽王, Triệu Vệ Dương Vương 趙衛陽王, tên họ thật là Triệu Kiến Đức 趙建德, trị vì từ năm 112 TCN – 111 TCN, là vị vua cuối cùng của nhà Triệu nước Nam Việt. Khi còn là Vương tử, tư dinh của ông được đặt tại vị trí nay là chùa Quang Hiếu 光孝寺; ở thành phố Quảng Châu. Triệu Kiến Đức là con trai của Triệu Minh Vương 趙明王, mẹ ông là người Việt. Vua cha không chọn ông nối nghiệp mà chọn Triệu Hưng 趙興 là con của Cù Thái hậu 樛太后. Cù Thái hậu tư thông với sứ giả nhà Hán là An Quốc Thiếu Quý, muốn mang Nam Việt quy phục nhà Hán. Triệu Ai Vương còn trẻ, chỉ biết nghe theo lời mẹ. Kết quả là Thừa tướng Lữ Gia 呂嘉 đem quân giết Cù Thái hậu, Triệu Hưng và cả Thiếu Quý. Sau đó, đưa Kiến Đức lên kế vị, tức là Triệu Dương Vương.Hán Vũ Đế tức giận việc nhà Triệu giết Thiếu Quý bèn sai Hàn Thiên Thu 韩千秋 đi đánh Nam Việt. Quân Hán chiếm được vài ấp, tiến đến gần Phiên Ngung 蕃隅 thì bị Lữ Gia mang quân chặn đánh, giết chết Hàn Thiên Thu.
Quận Giao Chỉ 交趾郡 và châu vốn đóng lị sở ở nơi này, châu lấy tên là Giao Châu 交州. [năm Nguyên Phong thứ 5 thời Hán, đặt Thứ sử, tên gọi là Giao Chỉ. Đặt Thứ sử để khác với 12 châu. Năm Kiến An thứ 8 (năm 203), Trương Tân làm Thứ sử, Sĩ Nhiếp làm Thái thú, đều dâng biểu để xin lập châu, từ đấy mới gọi là Giao Châu. Phải viết tên gọi là Giao Chỉ, song Thứ sử của Giao Chỉ thực tế là Giao Châu. Cho nên Hán chí nói: các quận như Giao Chỉ đều thuộc Giao Châu, đây cũng là biến xưng Giao Châu, đóng lị sở ở Liên Lâu 羸婁, năm Nguyên Phong thứ 5, dời lị sở đến Quảng Tín. Buổi đầu nhà Hán, lị sở của (Giao) châu ở Liên Lâu.
[Liên Lâu 羸婁, hay còn gọi là Luy Lâu 羸婁, chữ 羸 đọc đúng là Liên, tên một huyện cổ ở phía tây bắc Hà Nội. Hán Thư, Địa ký chí cho biết: quận Giao Chỉ có 10 huyện là: Liên Lâu. An Định, Cẩu Lâu, Mê Linh, Khúc Dịch, Bắc Đối, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên. Thành cổ Liên Lâu nằm trên dải đất cao bên bờ tả ngạn sông Dâu trong làng Lũng Khê thuộc xã Thanh Khương huyện Thuận Thành]
Về sau này, con trai [chữ 朱 Chu: nhà phú quý giàu sang] Lạc Tướng 雒將 huyện Chu Diên 朱䳒 tên là Thi 詩, lấy [chữ 索 Sách là lấy] con gái Lạc tướng huyện Mê Linh 泠 tên là Trưng Trắc 徵側 làm vợ. [Câu này đã có rất nhiều tranh-cãi, nguyên đoạn văn như sau: 後朱䳒雒將子名詩索泠雒將女名徵側為妻: hậu Chu Diên Lạc Tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ danh Trưng Trắc vị thê, có người dịch là: về sau, con trai lạc tướng huyện Chu Diên tên là Thi Sách, lấy con gái lạc tướng huyện Mê Linh là Trưng Trắc, người dịch nghiêng về phương án xem chữ Sách 索 là động từ, nghĩa là cưới hỏi]. [Trưng] Trắc là người có lòng can-đảm gan-dạ dũng-cảm [ 側為人有膽勇 Trắc vi nhân hữu đảm dũng], cùng Thi nổi dậy làm giặc, đánh phá các châu quận, các Lạc tướng đều quy phục, tôn Trưng Trắc làm vua, đóng trị sở ở huyện Mê Linh, thuế má hai năm của dân 2 quận Giao Chỉ và Cửu chân được miễn trừ [ tuy nhiên, câu này người dịch băn khoăn chữ Đắc 得交趾,九真二郡民二歲調賦: đắc Giao Chỉ, Cửu Chân nhị quận dân nhị tuế điệu phú, chữ Đắc 得 nghĩa là được, được hưởng, vậy câu này phải hiểu là: được thu thuế của người 2 quận Giao Chỉ,Cửu Chân 2 năm? một số bản thì sửa chữ Đắc 得 thành chữ Phục复nghĩa là miễn trừ]. Về sau, nhà Hán sai Phục ba tướng quân Mã Viện đem quân sang đánh, Trắc và Thi chạy vào Kim Khê Cứu 金溪究 [ 溪究 Khê Cứu: nơi tận cùng khe suối], đánh 3 năm mới [thắng] được. Lúc ấy, bọn Tây Thục 西蜀 cũng đồng thời đem binh đánh Trưng Trắc, bình-định được tất cả các quận huyện, đặt chức Lệnh trưởng 令長 [thời Tần, Hán, quan cai trị cấp huyện có 1 vạn hộ trở lên gọi là Lệnh 令, 1 vạn hộ trở xuống gọi là Trưởng 長]. [ Thủy Kinh chú viết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng rất sơ sài, còn căn cứ theo Hậu Hán kỉ 後漢紀 – Quang Vũ Hoàng Đế kỉ 光武皇帝紀 thì rõ hơn đôi chút: Năm Kiến Vũ 建武 thứ mười tám (năm 42). Mùa hạ, tháng Tư, bọn Phục ba tướng quân là Mã Viện 馬援-Phù Lạc Hầu là Lưu Long 劉隆, Lâu thuyền tướng quân là Ân Chí 殷志, Bình Lạc Hầu là Hàn Vũ 韓宇 cùng đi đánh quận Giao Chỉ 交阯. Đến quận Hợp Phố 合浦, Ân Chí lâm bệnh chết. Viện đáng lẽ vượt biển vào Giao Chỉ, nhưng vì thuyền ít, không đủ chở quân, liền hỏi người đi đường núi, quân men theo bờ biển triền núi mở đường hơn nghìn dặm, về phía tây đến Lãng Bạc 浪泊, đánh bọn Trưng Nhị 徵貳, bắt mấy nghìn người ra hàng. Sau đó Hàn Vũ bệnh chết, Viện đem cả cánh quân ấy đuổi theo bọn Trưng Nhị đến Cấm Khê 禁溪, liên tiếp phá được bọn ấy, bọn Nhị đều đem mấy trăm người bỏ chạy.
Năm Kiến Vũ 建武 thứ 19, mùa Xuân, tháng Giêng. Mã Viện 馬援 chém bọn Trưng Nhị 徵貳. Tháng hai, phong Viện làm Tân Tức Hầu 新息侯, mổ bò rót rượu an ủi quân sĩ, nhân đó nâng chén rượu mà nói rằng:
- Em họ tôi là Thiếu Du 少遊 xót tính tôi khảng khái nhiều chí lớn nói ‘Làm người sinh ra ở một đời, chỉ cần cơm áo đủ dùng, làm quan không quá chức nhỏ trong quận, trông coi phần mộ của tổ tiên, nuôi nấng vợ con, ở làng xóm được khen là người lương thiện là được rồi, còn muốn dư thừa mà làm gì?’ Khi tôi đang ở vùng phía tây Lãng Bạc 浪泊, dưới nước lụt trên mây mù, khí độc bốc lên ngùn ngụt, ngẩng lên thấy chim diều hâu đang bay là đà rồi rơi xuống giữa nước, mới nghĩ lại lời của Thiếu Du, còn sao được nữa? Nay nhờ sức của các sĩ đại phu mà tôi lập được công, được nhận ban-thưởng, cho nên vừa lấy làm mừng vừa thẹn.
Mọi người ngồi uống rượu không ai không than-thở. (Vua Hán lại) Hạ chiếu Viện lại đánh quận Cửu Chân 九真, từ huyện Vô Công 無功 đến huyện Cư Phong 居風 bắt chém hơn 3.000 thủ cấp, dời mấy trăm nhà cừ soái 渠帥 đến ở quận Linh Lăng 零陵. Chỗ mà Viện đi qua liền sai sửa thành quách, vét mương rãnh, xét bỏ thói cũ không hợp, nêu luật mới. Từ đấy người Lạc Việt 駱越 thường vâng theo việc cũ của Mã tướng quân 馬將軍].
Chỉnh sửa cuối:
Sử viết Hai Bà Trưng chiếm được 65 thành trì.Tại vì Mã Viện chỉ giết 2 bà Trưng,
còn lại đám thuộc hạ thì tha chết nhưng gông lại giải hết về tận Nam Kinh. Sau khi được thả thì họ vẫn lập đền thờ 2 bà Trưng thôi
Còn sách Thủy Kinh Chú viết thời cuối nhà Hán tức Tam Quốc có đoạn này này
SÔNG DIỆP DU HÀ 葉榆河 [Sông Hồng]
Sông Diệp Du Hà 葉榆河 ở ích Châu 益州 ra từ biên giới phía bắc của huyện ấy, sông Diệp Du Hà ra từ biên giới phía bắc huyện Diệp Du của ích Châu, [Thời Hán huyện thuộc quận Ich Châu, thời Hậu Hán thuộc quận Vĩnh Xương, thời Thục thuộc quận Vân Nam, thời Tấn y theo, sau thuộc quận Đông Hà Dương, các thời Tống, Tề, Lương y theo, sau thời Đại Bảo thì bỏ] cong theo huyện chảy về phía đông bắc. Sông Diệp Du Hà ra từ huyện Diệp Du, tức là sông Tây Nhĩ Hà ngày nay, qua huyện Bất Vi, ra ích Châu, vào Tây Tuỳ của huyện Tường Kha, qua huyện Mê Linh của quận Giao Chỉ chảy ra biển. Tức là sông Dương Giang của huyện Mông Hoá ngày nay, chảy về phía đông nam gọi là sông Đại Xưởng Hà, sông Lễ Xã Giang, sông Nguyên Giang, sông Hà Để, đến Giao Chỉ làm sông Long Môn Giang, vào sông Phú Lương [sông Cầu] rồi chảy ra biển.
Cho nên huyện Mê Linh chắc chắn là ở Mê Linh ngày nay không sai đâu, thời Hán thì đến Hưng Yên là biển rồi
Thêm đoạn này cụ thể hơn nữa này
Huyện Mê Linh mở ra vào năm Nguyên Đỉnh thứ 6 thời Hán Vũ Đế, là lị sở của Đô úy. Sách Giao Châu ngoại vực ký 交州外域記 viết: vua nước Việt sai hai sứ giả trông nom, quản lý dân hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân. [Nam Việt Vương là Úy Đà, đánh phá An Dương Vương, sai hai sứ giả trông nom, quản lý dân hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân]. Nhà Hậu Hán sai Phục ba Tướng quân là Lộ Bác Đức 路博德 đánh Việt Vương. Khi Lộ Tướng quân đến Hợp Phố 合浦, Việt Vương sai sứ giả đem 100 con bò, 1.000 vò rượu và số hộ khẩu của dân hai quận đến dâng cho Lộ Tướng quân, Lộ bèn cho hai sứ giả làm Thái thú quận Giao Chỉ và quận Cửu Chân. Các Lạc tướng 雒將 vẫn cai trị dân như cũ. [ tức là nhà Hán đánh chiếm nước Nam Việt, lúc này do Triệu Dương Vương 趙陽王, hay Triệu Thuật Dương Vương 趙術陽王, Triệu Vệ Dương Vương 趙衛陽王, tên họ thật là Triệu Kiến Đức 趙建德, trị vì từ năm 112 TCN – 111 TCN, là vị vua cuối cùng của nhà Triệu nước Nam Việt. Khi còn là Vương tử, tư dinh của ông được đặt tại vị trí nay là chùa Quang Hiếu 光孝寺; ở thành phố Quảng Châu. Triệu Kiến Đức là con trai của Triệu Minh Vương 趙明王, mẹ ông là người Việt. Vua cha không chọn ông nối nghiệp mà chọn Triệu Hưng 趙興 là con của Cù Thái hậu 樛太后. Cù Thái hậu tư thông với sứ giả nhà Hán là An Quốc Thiếu Quý, muốn mang Nam Việt quy phục nhà Hán. Triệu Ai Vương còn trẻ, chỉ biết nghe theo lời mẹ. Kết quả là Thừa tướng Lữ Gia 呂嘉 đem quân giết Cù Thái hậu, Triệu Hưng và cả Thiếu Quý. Sau đó, đưa Kiến Đức lên kế vị, tức là Triệu Dương Vương.Hán Vũ Đế tức giận việc nhà Triệu giết Thiếu Quý bèn sai Hàn Thiên Thu 韩千秋 đi đánh Nam Việt. Quân Hán chiếm được vài ấp, tiến đến gần Phiên Ngung 蕃隅 thì bị Lữ Gia mang quân chặn đánh, giết chết Hàn Thiên Thu.
Quận Giao Chỉ 交趾郡 và châu vốn đóng lị sở ở nơi này, châu lấy tên là Giao Châu 交州. [năm Nguyên Phong thứ 5 thời Hán, đặt Thứ sử, tên gọi là Giao Chỉ. Đặt Thứ sử để khác với 12 châu. Năm Kiến An thứ 8 (năm 203), Trương Tân làm Thứ sử, Sĩ Nhiếp làm Thái thú, đều dâng biểu để xin lập châu, từ đấy mới gọi là Giao Châu. Phải viết tên gọi là Giao Chỉ, song Thứ sử của Giao Chỉ thực tế là Giao Châu. Cho nên Hán chí nói: các quận như Giao Chỉ đều thuộc Giao Châu, đây cũng là biến xưng Giao Châu, đóng lị sở ở Liên Lâu 羸婁, năm Nguyên Phong thứ 5, dời lị sở đến Quảng Tín. Buổi đầu nhà Hán, lị sở của (Giao) châu ở Liên Lâu]. [Liên Lâu 羸婁, hay còn gọi là Luy Lâu 羸婁, chữ 羸 đọc đúng là Liên, tên một huyện cổ ở phía tây bắc Hà Nội. Hán Thư, Địa ký chí cho biết: quận Giao Chỉ có 10 huyện là: Liên Lâu. An Định, Cẩu Lâu, Mê Linh, Khúc Dịch, Bắc Đối, Kê Từ, Tây Vu, Long Biên, Chu Diên. Thành cổ Liên Lâu nằm trên dải đất cao bên bờ tả ngạn sông Dâu trong làng Lũng Khê thuộc xã Thanh Khương huyện Thuận Thành]
Nước Việt Nam thời đó lấy đâu ra đủ 65 thành trì nhỉ?
Trong quyển Thủy Kinh Chú đó có phần ghi chép về phần Lâm Ấp (tiền thân của Champa) thì các vua Lâm Ấp đời đầu toàn fan cuồng của Ấn Độ giáo hay đạo Bà La Môn toàn bỏ Quảng Bình đi về Ấn Độ tu được cơ anh ơiSử viết Hai Bà Trưng chiếm được 65 thành trì.
Nước Việt Nam thời đó lấy đâu ra đủ 65 thành trì nhỉ?
Người thời cổ đại Champa còn di chuyển từ Quảng Bình sang Ấn Độ xa vcl được há gì Hai Bà Trưng không dông lên đánh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được ?
Lý Thường Kiệt phương tiện di chuyển có hơn gì 2 bà Trưng đâu mà từ Thăng Long đi đánh Ung Châu tức Nam Ninh ngày nay được đó thôi
Chỉnh sửa cuối:
Còn đây là trong cuốn sách Bổ An Nam dị lược đồ ký của 1 sứ thần Triều Tiên thời Đường đi công du An Nam có ghi chuyện khởi nghĩa của Trưng Trắc được tất cả dân tộc thiểu số (Man Di) ở xung quanh hưởng ứng mới chiếm được 65 thành trì rồi tự lên ngôi vương và chuyện Mã Viện bắt 300 thủ lĩnh, chỉ huy, người tài của 2 Bà Trưng giải về Hồ Nam
Năm Kiến Vũ 建武 thứ 12 [36], người Man Lý tên Trương Du 張遊 ở ngoài Cửu Chân, hâm mộ [nhà Hán], mang dân chúng xin nội thuộc, được phong Quy Hán Lý quân. Năm sau, người Man Di ngoài cõi Nam Việt cũ cống chim bạch trĩ và thỏ trắng. Đến năm thứ 16 [40], người phụ nữ quận Giao Chỉ [tên là] Trưng Trắc 徵側 cùng em gái Trưng Nhị 徵貳 [ chữ Nhị 貳 nghĩa là người phò tá] nổi dậy, tấn công đánh chiếm [ các] quận phủ. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng 雒將 huyện Mi Linh 麊泠. Người Chu Khuê 硃珪 [ là] Thi [索 Sách nghĩa là hỏi] hỏi [ bà] 詩索 làm vợ, [bà thật là] rất hùng dũng 雄勇. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định 蘇定 dùng pháp luật trói buộc, [ làm cho] Trưng Trắc nổi giận, do đó là nguyên nhân phản kháng. Lúc ấy người Man Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, đại khái đánh chiếm được 65 thành trì, tự lập vương quyền. Thứ sử Giao Chỉ bộ [gồm chín quận] và các thái thú gần đó đành tự đầu hàng.
[Hán] Quang Vũ đế bèn ra chiếu chỉ cho [ các quận] Trường Sa, Hợp Phố và các quận khác trong Giao Chỉ bộ sửa soạn đầy đủ xe và thuyền, tu sửa cầu đường, thông khe lạch cản trở, tích trữ lương thảo.
Năm thứ mười tám [42], sai Phục ba tướng quân Mã Viện 馬援 cùng Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí 段志, lấy hơn một vạn người ở Trường Sa 長沙, Quế Dương 桂陽 [ nay gần Sầm Châu, Hồ Nam], Linh Lăng 零陵 [ thuộc Hồ Nam], Thương Ngô 蒼梧 [ nay là một huyện thuộc địa cấp thị Ngô Châu, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây] đi đánh dẹp.
Tháng tư, mùa Hạ năm 43, [ Mã] Viện đánh bại [quận vương] Giao Chỉ, chém đầu nữ vương Trưng Trắc và Trưng Nhị, số còn lại hàng phục và giải tán. Sau đó lại tiến đánh tướng giặc Đô Dương 都陽 ở Cửu Chân, cũng khuất phục được, bắt dời hơn 300 thủ lĩnh, chỉ huy, người tài giỏi [Giao Chỉ] đến Linh Lăng [Hồ Nam]. Ngoài cõi [Ngũ] Lĩnh lại bình yên.
Năm Kiến Vũ 建武 thứ 12 [36], người Man Lý tên Trương Du 張遊 ở ngoài Cửu Chân, hâm mộ [nhà Hán], mang dân chúng xin nội thuộc, được phong Quy Hán Lý quân. Năm sau, người Man Di ngoài cõi Nam Việt cũ cống chim bạch trĩ và thỏ trắng. Đến năm thứ 16 [40], người phụ nữ quận Giao Chỉ [tên là] Trưng Trắc 徵側 cùng em gái Trưng Nhị 徵貳 [ chữ Nhị 貳 nghĩa là người phò tá] nổi dậy, tấn công đánh chiếm [ các] quận phủ. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng 雒將 huyện Mi Linh 麊泠. Người Chu Khuê 硃珪 [ là] Thi [索 Sách nghĩa là hỏi] hỏi [ bà] 詩索 làm vợ, [bà thật là] rất hùng dũng 雄勇. Thái thú quận Giao Chỉ là Tô Định 蘇定 dùng pháp luật trói buộc, [ làm cho] Trưng Trắc nổi giận, do đó là nguyên nhân phản kháng. Lúc ấy người Man Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng, đại khái đánh chiếm được 65 thành trì, tự lập vương quyền. Thứ sử Giao Chỉ bộ [gồm chín quận] và các thái thú gần đó đành tự đầu hàng.
[Hán] Quang Vũ đế bèn ra chiếu chỉ cho [ các quận] Trường Sa, Hợp Phố và các quận khác trong Giao Chỉ bộ sửa soạn đầy đủ xe và thuyền, tu sửa cầu đường, thông khe lạch cản trở, tích trữ lương thảo.
Năm thứ mười tám [42], sai Phục ba tướng quân Mã Viện 馬援 cùng Lâu thuyền tướng quân Đoàn Chí 段志, lấy hơn một vạn người ở Trường Sa 長沙, Quế Dương 桂陽 [ nay gần Sầm Châu, Hồ Nam], Linh Lăng 零陵 [ thuộc Hồ Nam], Thương Ngô 蒼梧 [ nay là một huyện thuộc địa cấp thị Ngô Châu, khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây] đi đánh dẹp.
Tháng tư, mùa Hạ năm 43, [ Mã] Viện đánh bại [quận vương] Giao Chỉ, chém đầu nữ vương Trưng Trắc và Trưng Nhị, số còn lại hàng phục và giải tán. Sau đó lại tiến đánh tướng giặc Đô Dương 都陽 ở Cửu Chân, cũng khuất phục được, bắt dời hơn 300 thủ lĩnh, chỉ huy, người tài giỏi [Giao Chỉ] đến Linh Lăng [Hồ Nam]. Ngoài cõi [Ngũ] Lĩnh lại bình yên.
Chỉnh sửa cuối:
Trong sách Thượng thư đại truyện viết vào thời Tần có viết về sứ giả Việt Thường từ Bắc Bộ mang 3 con voi, 2 con chim trĩ yết kiến nhiếp chính vương Chu Công Đán ở kinh đô Cảo Kinh (Thiểm Tây) vào năm Chu Thành Vương thứ 5 (tận năm 1042 trước Công Nguyên, trước Hai Bà Trưng 1000 năm)
Chu Công hỏi :
- Thế Việt Thường ở đâu, dân chúng thế nào?
Đáp:
- Việt Thường cách xa ngàn vạn dặn, qua nhiều núi, đường xá, lại có biển, chúng tôi canh tác cày bằng dao, trồng bằng lửa, ăn quả Tân Lang [trầu cau], phong tục thuần hậu...
Sứ giả quên cả đường về, Chu Công bèn lấy 5 cỗ xe Bình Xa [ xe có rèm che] rồi nhằm hướng Nam [ theo lời Sứ giả] mà đi, đi theo đường bờ biển, qua Lâm Ấp, gần 1 năm thì về đến nhà ...
Cho nên đừng có khinh thường khả năng của các phượt thủ cổ đại
Thiểm Tây họ còn đến được thì lý do gì mấy tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông lại không đến được
Chu Công hỏi :
- Thế Việt Thường ở đâu, dân chúng thế nào?
Đáp:
- Việt Thường cách xa ngàn vạn dặn, qua nhiều núi, đường xá, lại có biển, chúng tôi canh tác cày bằng dao, trồng bằng lửa, ăn quả Tân Lang [trầu cau], phong tục thuần hậu...
Sứ giả quên cả đường về, Chu Công bèn lấy 5 cỗ xe Bình Xa [ xe có rèm che] rồi nhằm hướng Nam [ theo lời Sứ giả] mà đi, đi theo đường bờ biển, qua Lâm Ấp, gần 1 năm thì về đến nhà ...
Cho nên đừng có khinh thường khả năng của các phượt thủ cổ đại
Thiểm Tây họ còn đến được thì lý do gì mấy tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông lại không đến được
Chỉnh sửa cuối: