RE: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Nhiều khi cứu giúp cũng bị oan thiệt đó; nhưng không cứu thì cũng ái náy, thôi thì người không vì mình trời chu đất diệt!!!!!!!!
Nhiều khi cứu giúp cũng bị oan thiệt đó; nhưng không cứu thì cũng ái náy, thôi thì người không vì mình trời chu đất diệt!!!!!!!!
RE: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Cũng tùy từng trường hợp thôi bác ơi. Chẳng ai làm ơn để mong được trả ơn cả. Nhưng bác thử tưởng tượng, bác dừng xe đưa người ta đi cấp cứu, vào viện xong rồi, còn gọi cho người nhà người ta ra, rồi ăn vài cú đấm hộc máu mồm máu mũi (như ông già thằng bạn em). Cuối cùng, nó ép mình phải nhận là đã gây tai nạn, không nó đến đốt nhà, bác thấy sao ? Đấy là em chưa nói đến những màn kịch dựng lên để trấn lột( chờ bác dừng xe là nó ào lên xe bác cướp). Lúc đấy có đúng lúc đúng chỗ không bác ?trích : một vườn chuối chín :
Em nghĩ trong trường hợp này xử thằng nhà Báo là đúng nhất, nhưng cứu ngừoi không thể nói câu lòng tốt đặt đúng chổ được, nếu nói vậy có khác nào cứu rồi chờ trả ơn à.
RE: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Cái luật này em nghĩ áp dụng cho người đang chới với chết đuối mà mình không tung phao hoặc thò que cứu thì mới xử thôi . Còn về Tai nạn giao thông thì đấy là trách nhiệm của Cứu thương, chỉ có ở Việt Nam mới có trò bế thốc nạn nhân lên xe máy hoặc ô tô chở tới bệnh viện . Cấp cứu là phải có bài bản của nó, nhỡ ông kia bị gãy cổ hoặc gãy xương sống thì sao, bế người ta lên là làm hại người ta . Mấy ông nhà báo cứ lắm chuyện, cấp cứu cái giề, tai nạn nặng như thế thì phải gọi cứu thương đến để bác sỹ và y tá người ta kiểm tra như nào đã rồi mới chở đi cấp cứu được .
Cái luật này em nghĩ áp dụng cho người đang chới với chết đuối mà mình không tung phao hoặc thò que cứu thì mới xử thôi . Còn về Tai nạn giao thông thì đấy là trách nhiệm của Cứu thương, chỉ có ở Việt Nam mới có trò bế thốc nạn nhân lên xe máy hoặc ô tô chở tới bệnh viện . Cấp cứu là phải có bài bản của nó, nhỡ ông kia bị gãy cổ hoặc gãy xương sống thì sao, bế người ta lên là làm hại người ta . Mấy ông nhà báo cứ lắm chuyện, cấp cứu cái giề, tai nạn nặng như thế thì phải gọi cứu thương đến để bác sỹ và y tá người ta kiểm tra như nào đã rồi mới chở đi cấp cứu được .
RE: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Thấy các bác bàn bạc nhiều, em cũng xin phép bon chen chút đỉnh.
Về góc độ pháp lý, Để xem xét có thể truy cứu TNHS hay không người ta dựa vào 4 yếu tố chính (khoa học luật hình sự thường gọi là 4 yếu tố cấu thành tội phạm), trong trương hợp này xin lưu ý 2 yếu tố chính sau đây:
- Ýêu tố chủ quan, đó là người đang có điều kiện, phải BIẾT RÕ, NHẬN THỨC ĐƯỢC tình trạng nguy hiểm của người cần cứu giúp nhưng không thèm giúp mà bỏ mặc. Giả sử người đó cho là nạn nhân chỉ bị xây xát sơ sơ, không nghiêm trọng lắm nên không quan tâm cứu giúp thì không thể kết tội được.
- Yếu tố khách quan, đó là việc xác định mối quan hệ NHÂN - QUẢ trong chuỗi hành vi không cứu và cái chết của nạn nhân. Giả sử nạn nhân đã bỏng độ 3; đa chấn thương, mất máu diện không thể phục hồi, chấn thương sọ não hở...v..v mà việc cứu chữa đối với y học hiện tại là không thể (hay nói cách khác là pó tay chấm cơm, cúư cũng như không) thì cũng không thể buộc tội.
Trở lại VD trên, giả sử tài xế không nghĩ tình trạng thương tích nạn nhân quá nghiêm trọng; hoặc đang phải gấp rút về nhà đưa vợ cả đi... đẻ thì không cấu thành yếu tố chủ quan. Tương tự, giả sử với thương tích như vậy, việc đưa được nạn nhân vào viện hay không cũng không thay đổi được kết cục về hậu quả thì coi như không thỏa mãn yếu tố khách quan. Nói cách khác: không buộc tội được.
Bây giờ bàn về góc độ đạo đức, thiết nghĩ mọi người nên rộng lượng và nhiệt tình cứu giúp những nạn nhân gặp rủi ro trên đường (tất nhiên, trừ bọn đua xe). Dì ruột của em, người đầu tiên sắm xe ô tô trong gian đình, đã bán rẻ bán tháo chiếc xe này vì có người qua đời trên xe đó khi đưa người bệnh đi cấp cứu. Em vợ em lại khác, một lần đã từ chối thẳng thừng đề nghị cho nạn nhân quá giang đến BV (đọan Đồng Nai), vì sợ. Em thông cảm những phiền tóai và các lý do người ta từ chối, nhưng xin mọi người cứ nghĩ đến cái cảnh: giả sử (em giả sử thôi nhé) người thân của một trong số chúng ta bị nạn tương tự, và các phương tiện qua lại đếu lạnh lùng từ chối đề nghị giúp đỡ, cũng với các lý do e ngại mà chính chúng ta đưa ra. Lúc ấy các bác nghĩ sao?
Về một số ý kiến cho là nạn nhân ăn vạ, cho là người cứu giúp là người gây tai nạn? Không sao, cơ quan chức năng sẽ có những chứng cứ khác xác định mình vô can: VD xe không trầy xước; các dấu vết không phù hợp với hiện trường tai nạn và thương tích của nạn nhân; lời trình bày của nhân chứng...v..v
Chúc các bác khỏe, lái xe an tòan và không phải gặp tình trạng khó khăn tương tự.
Thấy các bác bàn bạc nhiều, em cũng xin phép bon chen chút đỉnh.
Về góc độ pháp lý, Để xem xét có thể truy cứu TNHS hay không người ta dựa vào 4 yếu tố chính (khoa học luật hình sự thường gọi là 4 yếu tố cấu thành tội phạm), trong trương hợp này xin lưu ý 2 yếu tố chính sau đây:
- Ýêu tố chủ quan, đó là người đang có điều kiện, phải BIẾT RÕ, NHẬN THỨC ĐƯỢC tình trạng nguy hiểm của người cần cứu giúp nhưng không thèm giúp mà bỏ mặc. Giả sử người đó cho là nạn nhân chỉ bị xây xát sơ sơ, không nghiêm trọng lắm nên không quan tâm cứu giúp thì không thể kết tội được.
- Yếu tố khách quan, đó là việc xác định mối quan hệ NHÂN - QUẢ trong chuỗi hành vi không cứu và cái chết của nạn nhân. Giả sử nạn nhân đã bỏng độ 3; đa chấn thương, mất máu diện không thể phục hồi, chấn thương sọ não hở...v..v mà việc cứu chữa đối với y học hiện tại là không thể (hay nói cách khác là pó tay chấm cơm, cúư cũng như không) thì cũng không thể buộc tội.
Trở lại VD trên, giả sử tài xế không nghĩ tình trạng thương tích nạn nhân quá nghiêm trọng; hoặc đang phải gấp rút về nhà đưa vợ cả đi... đẻ thì không cấu thành yếu tố chủ quan. Tương tự, giả sử với thương tích như vậy, việc đưa được nạn nhân vào viện hay không cũng không thay đổi được kết cục về hậu quả thì coi như không thỏa mãn yếu tố khách quan. Nói cách khác: không buộc tội được.
Bây giờ bàn về góc độ đạo đức, thiết nghĩ mọi người nên rộng lượng và nhiệt tình cứu giúp những nạn nhân gặp rủi ro trên đường (tất nhiên, trừ bọn đua xe). Dì ruột của em, người đầu tiên sắm xe ô tô trong gian đình, đã bán rẻ bán tháo chiếc xe này vì có người qua đời trên xe đó khi đưa người bệnh đi cấp cứu. Em vợ em lại khác, một lần đã từ chối thẳng thừng đề nghị cho nạn nhân quá giang đến BV (đọan Đồng Nai), vì sợ. Em thông cảm những phiền tóai và các lý do người ta từ chối, nhưng xin mọi người cứ nghĩ đến cái cảnh: giả sử (em giả sử thôi nhé) người thân của một trong số chúng ta bị nạn tương tự, và các phương tiện qua lại đếu lạnh lùng từ chối đề nghị giúp đỡ, cũng với các lý do e ngại mà chính chúng ta đưa ra. Lúc ấy các bác nghĩ sao?
Về một số ý kiến cho là nạn nhân ăn vạ, cho là người cứu giúp là người gây tai nạn? Không sao, cơ quan chức năng sẽ có những chứng cứ khác xác định mình vô can: VD xe không trầy xước; các dấu vết không phù hợp với hiện trường tai nạn và thương tích của nạn nhân; lời trình bày của nhân chứng...v..v
Chúc các bác khỏe, lái xe an tòan và không phải gặp tình trạng khó khăn tương tự.
RE: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
em chứng kiến thực tế đã phản ánh khả nhiều rùi tuỳ từng trường hợp cụ thể ,đâu thể nghe theo ông PV kia được .. không biết ông phóng viên kia có thẻ bài gì mà có quyền chặn xe lại ...... cũng hay vậy ta ( ngoại trừ Bác công an giao thông thui)., em nhân đạo thì em còn tự dừng xe xem sự thể thế nào ....rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng ......
em chứng kiến thực tế đã phản ánh khả nhiều rùi tuỳ từng trường hợp cụ thể ,đâu thể nghe theo ông PV kia được .. không biết ông phóng viên kia có thẻ bài gì mà có quyền chặn xe lại ...... cũng hay vậy ta ( ngoại trừ Bác công an giao thông thui)., em nhân đạo thì em còn tự dừng xe xem sự thể thế nào ....rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng ......
Last edited by a moderator:
RE: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Em nói thật, (các bác nhà béo đừng buồn): ở ngòai đời bác mà tin vào những gì báo viết thì cũng giống như khi mua xe, bác tin vào lời của "thợ".
Với tình tiết thế này mà nhà báo bảo là khởi tố được à? Bọn này chỉ được cái nói nhăng nói cuội là giỏi.
Em nói thật, (các bác nhà béo đừng buồn): ở ngòai đời bác mà tin vào những gì báo viết thì cũng giống như khi mua xe, bác tin vào lời của "thợ".
Với tình tiết thế này mà nhà báo bảo là khởi tố được à? Bọn này chỉ được cái nói nhăng nói cuội là giỏi.
RE: không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
Bác cho em lý do thuyết phục đi Bác!
Trích đoạn: yamahaj
Với tình tiết thế này mà nhà báo bảo là khởi tố được à?
Bác cho em lý do thuyết phục đi Bác!