Hạng B2
19/4/08
169
0
0
39
td858691 nói:
Em thấy vấn đề này cũng nhiều bác bóng bàn rồi.Việc bị hiểu nhầm kể ra cũng tức thật , nhưng nghĩ cho cùng thì cũng có thể thông cảm cho người nhà nạn nhân ( vì bức xúc) hay bác sĩ ...
Nhưng như bác duongxua ở trên nói , quan trọng nhất là mình không chuyên nghiệp : không biết đường , lái xe chưa chắc đã đủ cứng để đưa đi cấp cứu ... , do vậy , nhiều khi có ý tốt mà chưa chắc đã đem lại kết quả tốt cho người mình muốn giúp.Theo em , trường hợp như thế các bác có thể gọi XXXX hoặc 115 giúp người ta thôi.
Em kể câu chuyện này em được chứng kiến : hồi khỏang 1989-1990 , trước nhà em có 2 cô cậu chở nhau trên xe máy , chạy khá nhanh , bất chợt có 1 con chó băng qua đường , phanh gấp ngã bất tỉnh.Mọi người ở xóm em nhanh chóng lấy xe máy ( hồi đó chưa có taxi) chở hộ vào bệnh viện gần nhất.Kết quả : bác sĩ bảo nếu để nằm yên chờ xe cứu thương thì có lẽ không nặng như vậy do cần phải để nạn nhân nằm bất động.Bác hàng xóm nhà em tích cực chở ( một bác sĩ quan cũng khá cao về hưu) cứ ân hận mãi.

Đúng rồi đó Bác,nhiều khi mình có thiện chí giúp đở người bị TNGT nhưng bản thân mình không có nghiệp vụ đôi khi chính mình lại làm người ta chết đấy Bác.Em có người hàng xóm bị xe đụng anh ấy còn rất tỉnh táo,nói mọi người giúp đưa đi BV.Mọi người xúm lại khiêng lên xe anh ta chết luôn.Sau này mới biết khi bị tai nạn anh ấy chỉ bị gảy xương sườn nên còn tình táo,khi mọi người khiêng anh ta lên xe lúc ấy xương đâm vào Tim nên anh ta chết luôn.Vì vậy em mà thấy tai nạn thì gọi DT báo 113 hay 115 thôi
 
Hạng B2
29/12/09
224
358
63
TP HCM
A New Level nói:
Vấn đề bác chủ thớt nêu ra là 1 vấn đề rất khó nghĩ.

Cái này cũng do văn hóa người dân mình là cứ thấy TNGT, bất kể phải trái thế nào cứ nhằm người lái xe to là phang :(

Nên em nghĩ theo logic thế này các bác xem có ổn ko nhé: TRong XH mỗi người được giao mỗi trách nhiệm khác nhau, CA thì có TN của CA, BS có TN của BS, ......, với đà suy nghĩ như vậy thì khi có TNGT, TN xử lý giải quyết các vấn đề liên quan thuộc về:

1. người lái xe gây ra TNGT (cái này luật GTĐB có quy định);
2. CSGT;
3. Bệnh viện: BS, Y tá, điều dưỡng .....

Vậy mình chỉ là người tham gia lưu thông trên đường thì về mặt TN, mình ko có nghĩa vụ phải xuống giải quyết/xử lý TNGT (kể cả cứu người). Đó là xét về mặt TN. Còn về mặt lương tâm thì tùy hoàn cảnh, tình huống mà mình sẽ có quyết định tương thích tại thời điểm đó.

Lấy ví dụ, bác đang đi trên 1 đoạn đường vắng mà bác lỡ chứng kiến có TNGT và người gây tai nạn bỏ trốn, còn người bị tai nạn thì trong cơn nguy kịch. Lúc đó mình sẽ phải nghĩ nếu mình ko cứu thì người bị nạn có thể nguy hiểm tính mạng mà đạon đường này vắng quá ko ai cứu. Lúc đó thì có thể để phần lương tâm thắng thế phần TN để mình quyết định cứu người. Tuy nhiên một khi cứu người trong hoàn cảnh đó là mình cũng phải chấp nhận 1 loạt thách thức trước mắt như: giải trình với CA, đối mặt với người nhà bệnh nhân.....

Nói chung theo em thì tùy từng hoàn cảnh mà mình quyết định thôi. Còn nếu đi đường đông người và thấy có TNGT, nếu là em chắc là em sẽ tiếp tục đi vì việc xử lý TNGT ko thuộc TN mà XH giao phó cho em.
Em đồng ý với quan điểm của bác. Xin bổ sung thêm là thời thế bây giờ hay có tình trạng "làm ơn mắc oán" em cũng gặp mấy vụ rồi nên giờ gặp mấy trường hợp này là em...né và tự an ủi với bản thân mình là sống chết có số ( dù biết rằng làm vậy là ích kỉ nhưng nhớ đến câu nói " người không vì bản thân mình thì trời tru đất diệt " nên cũng đỡ cắn rứt lương tâm.
 
Hạng B2
28/9/09
146
4
18
50
TP HCM
Theo em thì cứ kêu 115 đến cấp cứu là chuẩn nhất.
Mà bây giờ taxi cũng chạy đầy đường, không quá 2 phút là có 1 chiếc chạy qua, kêu taxi chở người bị nạn đi cấp cứu cũng tốt. Đỡ phiền hà với đám XXX và người thân của người bị nạn.
 
Hạng B1
14/4/10
86
10
8
Có 1 lần em đang chạy xe thì bị một chú công an chận lại yêu cầu chở 1 người bị tai nạn gt, em sẵn sàng giúp đỡ người bị nạn nhưng yêu cầu công an hay có một người nào chứng kiến đi chung với em, nếu không đi chung em nhất quyết không chở vì khi vào bệnh viện em sợ người nhà hiểu lầm em gây tai nạn thì khổ. Em cũng bị bệnh viện giữ lại hơn 1 giờ mới cho đi.
 
Hạng D
7/3/07
2.119
201
63
Nha Trang
www.duandautu.com
em sẽ đi từ từ mà dòm, lock cửa lại nếu là nguời quen thì em giúp, nguời lạ thì phi thôi. Nếu bị chận lại thì ngồi yên trong xe gọi 113. Có công an đi theo thì giúp.
Ông bà nhạc nhà em giúp người bị nạn đến lúc nó tỉnh dậy lu loa mình đụng nó.
Phải nhờ công an xác minh lên xuống mấy lần mới xong - tởn tới già.
 
O.S.P.D
24/12/06
1.197
20
38
hcmc
yahoo.com.vn
Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.
4. Cơ quan công an khi nhận được tin về vụ tai nạn có trách nhiệm cử người tới ngay hiện trường để điều tra vụ tai nạn, phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và Ủy ban nhân dân địa phương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm kịp thời thông báo cho cơ quan công an, y tế đến để xử lý, giải quyết vụ tai nạn; tổ chức cứu chữa, giúp đỡ người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của người bị nạn; trường hợp có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã hoàn tất các công việc theo quy định của pháp luật và đồng ý cho chôn cất, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức chôn cất.
Trường hợp vụ tai nạn vượt quá khả năng giải quyết, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên.
6. Bộ Công an có trách nhiệm thống kê, tổng hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về tai nạn giao thông đường bộ, cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

http://www.chinhphu.vn/po...PORTAL&docid=81140

Em xin copy điều khỏan này của luật giao thông đường bộ. Các bác tài nói riêng và người có mặt tại hiện trường nói chung đều phải có trách nhiệm khi có tai nạn xãy ra. Nếu ngược lại thì không phải chỉ có lương tâm mà còn rắc rối với pháp luật nếu chúng ta làm ngơ trước người bị nạn.
Những trường hợp gặp rắc rối khi giúp người bị nạn em chưa gặp, nhưng em lại gặp rất nhiều trường hợp thân nhân của người bị nạn phải rất vất vả tìm thông tin của người giúp, gặp họ để nói một lời cám ơn. Riêng em nghĩ giúp người không mong được người giúp lại mình.

Chúc các bác lái xe an tòan.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
14/1/09
203
61
28
SÀI GÒN
Vụ này ngày xưa tôi cũng bị một lần.
Ngày đó tôi còn chạy xe tải quân sự . đc cử lên QK7 lấy quân trang, trên đường về gặp 1 chiếc xe đò bị lật , người nằm ngồi la liệt . Tôi dừng lại cùng với mấy người nữa chất hết lên xe, chở vào BV mấy chục mạng . xong hết định quay ra , thì người dân ở đó ùa ra chặn lại ko cho đi còn nói : chạy xe nhà binh , chạy ẩu , đụng người giờ chạy hả . lúc đó giải thích đủ kiểu củng ko ăn thua , chạy vào hỏi những người còn tỉnh thì họ ko nhớ . mãi sau CSGT đến giải thích họ mới hiểu . về đến đơn vị bị trễ , sau khi giải thích một hồi tưởng đc xếp khen , ai ngờ bị phán cho 1 câu : đó ko phải nhiệm vụ của đồng chí .
Từ đó về sau tôi đi cứ phải né cho lành .
 
Hạng D
20/5/05
2.992
12
38
48
làm điều tốt xuất phát từ tấm lòng (có phản xạ)...chứ ko cần phải suy luận có lợi hay ko...nhưng cũng phải khôn khéo trong cách làm lành để không bị mắc oán...
Chuyện này tùy theo độ nhạy của mỗi người....một khi đã chấp nhận làm thì nếu có trả giá cũng phải chấp nhận....(Trời thử lòng mà...)
 
Hạng D
27/5/05
1.543
20
38
Biên Hòa
Có 1 lần đi đường em thấy 2 xe máy ngược chiều tông nhau ầm, 4 nam nhân vật ra đường nằm im bất tỉnh, em đi 2 bánh vừa tới, hỏi thằng bạn ngồi sau : mình chở 1 người vô bệnh viện ha, nó ok, tụi em xốc 1 người máu me bê bết lên cho ngồi giữa, bạn em ngồi sau ôm, em chở đến BV cách đó 2 km, nửa đường người kia đái đầy yên xe ướt quần 2 thằng tụi em, khiêng vô phòng CC đặt lên cáng thấy 5 móng chân trái người kia mòn vẹt hết móng máu đỏ lòm, chắc chân bị lết xuống đường lúc tụi em chở, nhờ BS CC móc bóp nạn nhân thấy có cái càvet em ra đtcc gọi 108 xin số đt qua đ/c cavẹt và báo cho cơ quan nạn nhân lên, 5 phút sau có người chở tiếp các nạn nhân của vụ đụng xe đó vào luôn, em lại nhìn 1 người máu be bét nó bỗng bảo ; tao nè mày ko nhận ra tao hả, trời thì ra người quen gần nhà, an ủi nó ít câu rồi đua nhanh về báo cho phụ huynh nó lên, sau này nó nhớ ơn lắm vì tưởng em chở nó vô BV và về báo nhà nó :) .

Nhắm giúp được người là giúp, vậy thôi, vì sẽ có lúc nào đó có người lại giúp mình và người thân của mình khi bị nạn .
 
aaw confirmed
Hạng C
3/10/09
597
153
43
Chưa gặp thì nói tốt , khi trực tiếp gặp trường hợp trên mới khó giải quyết đây , em dự đoán 85 % sẽ đánh bài chuồn , 5 %  bị ép phải chở nạn nhân !!! chỉ còn 10 % có lòng tốt thật sự . Em chả tốt đẹp gì , chắc là trong diện 85 % . Thằng cháu em chạy 2 b bị té xe gãy tay , không ai thèm đưa nó đi BV , phút cuối có 2 anh xe ôm hè nhau chở đi , nhưng đến BV chờ người nhà đến xin ngay 200.000 đ tiền xăng ( cách 150 m) đưa 100.000 đ không chịu ... , xin BV chụp phim gấp , BS bảo ra đóng tiền rồi giải quyết , đến chiều mới được băng bó , lợn què cho thành lợn tật luôn . Kinh hãi với cách cư xử người với người , mà em cũng kinh hãi với chính em , lòng em bây giờ nó nguội lạnh mất rồi , em khốn nạn thật các cụ ạ .