Hạng F
22/10/09
8.170
32.562
113
Sáng nay coi báo thấy Mỹ tạm thời ground vài chục em F 22 do trục trặc hệ thống oxy cho pilot. sao lạ vậy ta.. cái gì Mỹ củng làm được mà đến vụ này thì cứ bi problem hoài.
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Cho bay lại rồi bác ui. Mà chỉ có ở căn cứ không quân bên Virginia thôi. Sau một chuyến bay luyện tập thì có một phi công than "tui chóng mặt". Ngay lập tức chỉ huy trưởng ra lệnh "tạm ngừng" bay để kiểm tra. Hôm sau lại cho bay tiếp.

Vụ máy bơm/lọc oxy coi bộ chỉ là cái lý thuyết bởi vì cũng có F-15/F-18 xài loại này.
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.562
113
hôm trước nói Nhật cho ground mấy em F15,s au đó cũng cho bay tập trận lại ào ào có sao đâu
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.562
113
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20111103/Cuoc-dau-truc-thang-Nga-My.aspx
cái này bác Magicxxx chắc thíck lắm đây
Cuộc đấu trực thăng Nga - Mỹ
04/11/2011 8:41
(TNTS) Sau khi Mig-35 của Nga thất bại trong cuộc đấu thầu tại Ấn Độ cách nay không lâu, giờ đến chiếc trực thăng tiêm kích Mi-28NE "Người săn đêm" chịu chung số phận. Ngày 25.10.2011, Ấn Độ tuyên bố sẽ chọn chiếc AH-64D Apache Longbow của Mỹ.
Bộ Quốc phòng Ấn Độ tiến hành đấu thầu để mua 22 chiếc trực thăng tiêm kích lần đầu tiên vào năm 2008. Khi đó, có 5 hãng đăng ký tham dự nhưng do 2 hãng của Mỹ là Bell Helicopter và Boeing không chuẩn bị kịp giấy tờ nên cuộc đấu thầu tạm bị hủy bỏ. Lần thứ hai, vào năm 2009 cuộc đấu thầu khởi động cũng với 5 hãng tham dự: Bell Helicopter và Boeing của Mỹ, Eurocopter (châu Âu), AgustaWestland (Ý) và Rosoboronexport (Nga). Theo thứ tự vừa nêu, các hãng giới thiệu cho Ấn Độ sản phẩm của mình: AH-1Z Viper, AH-64D Apache Longbow, EC 665 Tiger HAD, A129 Mangusta và Mi-28NE "Người săn đêm". Trong vòng một năm, giới chức quân sự Ấn Độ nghiên cứu các tài liệu và cả các sản phẩm đi kèm. Và đến nửa cuối năm 2010 Ấn Độ bắt đầu thử nghiệm các loại trực thăng nêu trên.
Tructhang2.jpg

AH-64D Apache Longbow - Ảnh: cdn-www.airliners.net
Cuộc đấu thầu diễn ra khá thuận lợi với Nga, vì cuối năm 2009, Bell Helicopter tuyên bố rút AH-1Z Viper ra bởi chiếc trực thăng này chưa chuẩn bị đầy đủ để có thể tham chiến trên thực tế. Đến đầu 2010, theo nguyện vọng của nhà sản xuất, chiếc A129 Mangusta của Eurocopter cũng rút khỏi cuộc đua. Sau đó, vào giữa năm 2010 Ý cũng rút chiếc A129 Mangusta và giải thích là do thiếu các điều kiện thích hợp để thử nghiệm chiếc trực thăng này.
Như vậy, cuối cùng vụ đấu thầu trở thành trận đấu tay đôi giữa Apache Longbow và "Người săn đêm". Cuộc thử nghiệm của 2 loại trực thăng này được tiến hành vào nửa cuối năm 2010. Ngày 25.10.2011 vừa qua, Bộ Quốc phòng Ấn Độ tuyên bố, các lãnh đạo quân đội nước này chọn chiếc trực thăng của Mỹ vì nó chứng tỏ sự vượt trội các tính năng kỹ thuật so với các loại khác. Mi-28NE "Người săn đêm" bị loại vì nó không đáp ứng được đầy đủ 20 điểm với yêu cầu mà phía Ấn Độ đặt ra.
Tructhang3.jpg

Mi-28NE - Ảnh: photobucket.com
Mi-28NE "Người săn đêm" là phiên bản xuất khẩu của chiếc Mi-28N, cất cánh lần đầu vào năm 1996, nhưng đến tận 2008 mới sản xuất hàng loạt. Từ đó đến nay, không lực Nga mới nhận 50 "Người săn đêm". Tuy mang danh là "Người săn đêm", nhưng hiện Mi-28NE vẫn chưa được trang bị hệ thống quan sát ban đêm và radar do Nga vẫn đang thiết kế các loại khí tài này.
Mi-28NE
Vận tốc tối đa: 320 km/giờ
Vận tốc cất cánh: 13,6 mét/giây
Tổng trọng tải: 11,5 tấn
Bán kính hoạt động: 200 km
Phi hành đoàn: 2 người
Trang bị vũ khí: 1 pháo 30 ly (250 viên đạn), 4 điểm treo hỏa tiễn Ataka-V, Igla-V, R-73, và bom loại 250 và 500 kg, các thùng chứa nhiên liệu chống cháy
Giá bán: 22 chiếc cho Ấn Độ: 1,2 tỉ USD
AH-64D Apache Longbow
Vận tốc tối đa: 293 km/giờ
Vận tốc cất cánh: 12,7 mét/giây
Tổng trọng tải: 10,4 tấn
Bán kính hoạt động: 480 km
Phi hành đoàn: 2 người
Trang bị vũ khí: 1 pháo 30 ly (1.200 viên đạn), 4 hỏa tiễn các loại như Hydra 70, AGM-114 Hellfire, AIM-92 Stinger
Giá bán: 22 chiếc cho Ấn Độ: 1,4 tỉ USD
AH-64D Apache Longbow thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1975 và sản xuất hàng loạt vào năm 1986. Khác với Mi-28N, AH-64D tham dự nhiều cuộc chiến và nó còn được liên tục cải tiến cho phù hợp với thực tiễn chiến sự. Tính đến nay, Mỹ đã sản xuất 1.180 chiếc AH-64. Từ tháng 4.2011, Mỹ đang sản xuất loại cải tiến mới nhất là AH-64D Block III với động cơ mới, cánh quạt làm bằng chất liệu tổng hợp và các trang thiết bị, khí tài mới. AH-64D Block III có thể phối hợp tác chiến với các máy bay không người lái và điều khiển chúng.
Tuy thua trong đấu thầu, nhưng Nga hiện vẫn là đối tác lớn nhất của Ấn Độ trong hợp tác quân sự. Hiện máy bay Nga chiếm 60%/tổng số máy bay các loại của Ấn Độ, trong đó trực thăng chiếm 64%. Tới đây Ấn Độ sẽ nhận thêm 80 chiếc Mi-17V5 của Nga cũng như sản xuất theo giấy nhượng quyền 250 chiếc Su-MKI nữa. Ngoài ra, đất nước đông dân thứ nhì thế giới sẽ được Nga cung cấp hàng chục chiếc Mig-29K/KUB và đang có kế hoạch sản xuất 250 chiếc tiêm kích thế hệ thứ năm FGFA (cùng thiết kế với Nga). Theo số liệu của Trung tâm phân tích mua bán vũ khí thế giới, trong 4 năm gần đây, Nga bán cho Ấn Độ tổng số lượng vũ khí, khí tài trị giá 7 tỉ USD. Còn trong vòng 4 năm tới chỉ tính các hợp đồng đã ký giữa hai bên, trị giá mua bán vũ khí sẽ lên tới 15 tỉ USD.
Bàn về thất bại của chiếc Mi-28NE tại Ấn Độ, không ít chuyên gia quân sự Nga lại cho đó là may mắn. Ông Konstantin Makienko - chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ cho biết: Mi-28NE có mặt tại Ấn Độ là một thành tựu. Bởi chỉ vài năm trước đây, Nga còn không thể đưa ra một chiếc trực thăng có thể cạnh tranh với chiếc Apache Longbow.
Công bằng mà nói, Nga còn có trực thăng Ka-50S "Cá mập đen", có hệ thống radar và trang thiết bị khí tài rất hiện đại, có thể tác chiến cả vào ban đêm. Nhưng việc sản xuất hàng loạt loại máy bay khá ấn tượng này Nga đã dừng lại từ tháng 1.2009. Tính chung, đây là lần thứ hai Nga thất bại trong đấu thầu vũ khí tại Ấn Độ. Vào tháng 4.2011, chiếc Mig-35 đã thua trong đấu thầu lô 126 chiếc máy bay tiêm kích đa năng tầm trung của Ấn Độ.
Hiện phía Ấn Độ đang tiến hành 2 cuộc đấu thầu nữa: 12 chiếc trực thăng vận tải hạng nặng và 197 trực thăng đa năng hạng nhẹ với tổng giá trị hợp đồng từ 2,5 đến 4 tỉ USD. Với trực thăng vận tải hạng nặng, hiện chiếc Mi-26T2 (Nga) và CH-47F Chinook đã vào chung kết. Còn với trực thăng đa năng hạng nhẹ chiếc Ka-226T của Nga và AS550 Fennec của châu Âu sẽ vào chung kết. Trong cuộc đấu thầu này, nhiều khả năng Ka-226T sẽ thua AS550 Fennec, còn Mi-26T2 sẽ thắng trước CH-47F Chinook. Nhưng đây là một cuộc đấu khác, không chỉ đơn thuần giữa Nga - Mỹ mà còn có sự tham dự của châu Âu.
Ngữ Tử Yên
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Tin này mấy báo tiếng Anh đăng cả tuần nay và có nói về hiện trạng thị trường vũ khí Nga bị “chê” tơi tả, thậm chí ngay trong sân nhà (BTR-90 và Mi-28N).

Mấy tay báo Việt Nam khi nói về chuyện “xui” của vũ khí Nga hay cố tình “bào chữa” này nọ chứ thật ra Mi-28N, thậm chí Ka-50 và Ka-52, không phải là địch thủ của AH-64D Block III, nếu không phải là trên chiến trường thì là… thị trường trực thăng chiến đấu. Lý do chính là vấn đề cung ứng thiết bị điện tử, từ hồng ngoại nhìn đêm cho đến cảm ứng và phối hợp tác chiến, phần lớn là lắp ráp vi mạch hoặc sản phẩm mua lại của phương Tây, trong khi những hàng sản xuất từ Nga thì không thể phối hợp hoàn thiện. Sau nữa là động cơ trực thăng Nga nổi tiếng “ầm ĩ”, không bền, và rất tốn kém bảo trì. Nhưng không kém phần quan trọng là khả năng cung ứng phụ tùng, dịch vụ sửa chữa nhanh nhẹn như Mỹ và phương Tây.

Ngoài ra, với Block III, Apache Longbow được lắp ráp nhiều vật liệu nhẹ hơn, lại có thêm động cơ 701D mới cải tiến nâng sức lên 3400 mã lực (mạnh hơn động cơ của Nga và Trung Quốc nhiều), cộng với cánh quạt composite mới, và toàn bộ điều khiển bằng kỹ thuật số. Các bộ phận điện tử và phần mềm mới giúp cho AH-64D Block III bay xa hơn, cao hơn, leo nhanh hơn. Đặc biệt nhất là với sự nối kết mạng, một trong hai phi công của Apache có thể thay thế nhau điều khiển một chiếc trực thăng không người lái để trinh sát (tương lai mang cả vũ khí) từ xa. Do đó, tầm hoạt động của Apache nâng lên gấp mấy lần hiện nay.

Gía trị hợp đồng của Nga thật ra là 600 triệu USD (chứ không như báo nói là 1,2 tỷ USD). Hợp đồng của Mỹ lên tới 1,4 tỷ USD, gồm có hàng trăm hỏa tiễn “lửa địa ngục” (hellfire) và một số thiết bị cảm ứng, điều khiển, khai hỏa. Tuy đơn giá thì Apache mắc hơn Mi-28N cả chục triệu USD, nhưng Ấn Độ có vẻ “khoái” vì Apache đã có “kinh nghiệm đầy mình” ở chiến trường.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.562
113
nếu xét về võ khí ,hoã lực thì heli của Nga luôn mang nhiều hơn Mỹ, nhưng cái đầu não thì thua Mỹ
 
Hạng D
22/10/06
2.125
65
48
Houston, Texas
@ Grenade : Hôm rồi em có đọc 1 tờ báo " AVIATION HISTORY " . Trong bài viết này nó nói về chiếc máy bay Boeing X-32B. Bác có thông tin gì về nó 1 cách rõ ràng hơn không, em đọc mà ko hiểu cho lắm

boeing_x_32b_joint_strike_fighter_x32b_jsf-1440x900.jpg
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
X-32 là đề án máy bay của Boeing dùng cạnh tranh với đề án X-35 của Lockheed Martin trong chương trình chế tạo máy bay tàng hình thế hệ 5, Joint Strike Fighter. Kết quả là Lockheed thắng và X-35 đổi thành F-35. Chữ "X" là "Experimental" thường dùng cho các máy bay đang thử nghiệm.

Cũng tương tự như F-35 (trước là X-35), X-32 cũng có 3 phiên bản: A, B và C. Phiên bản A chủ yếu dành cho Không quân. Phiên bản B là loại STOVL, có thể cất cánh đường băng ngắn và đáp thẳng, dành cho Thủy quân Lục chiến. Phiên bản C là loại dành cho Hải quân, có hệ thống đáp gia cố cứng cáp và móc để đáp trên hàng không mẫu hạm. Phiên bản B sau này cũng sử dụng trên HKMH hạng trung, là các tàu đổ bộ tấn công.

Cũng giống như F-35B (tức X-35B), chiếc X-32B này là loại STOVL. Xem nó bay:

http://www.youtube.com/watch?v=1BZGgvhqs5g

Theo dự tính thì sẽ có khoảng 3400 chiếc F-35 được chế tạo cho quân đội Mỹ (2400 chiếc) và các nước đồng minh. Do đó, mất hợp đồng này là thiệt thòi lớn cho Boeing.