Hạng B2
4/7/11
427
2
0
Hiện tại thì hầu hết các vũ khí tấn công chính xác của Mỹ vẫn còn sử dụng GPS, độc lập hoặc kết hợp với các hệ thống khác để nâng tầm chính xác. Không có lý do gì khiến họ phải loại bỏ cả.

Sóng GPS theo lý thuyết thì có thể bị nhiễu, đánh lạc hướng, nhưng điều này nói dễ hơn là làm. Các vũ khí của quân đội Mỹ thường sử dụng băng tầng GPS có mã hóa cao, hoàn toàn khác với hàng dân sự, và có độ bảo vệ tối thiểu để chống nhiễu. Muốn phá sóng GPS trong vùng rộng lớn thì hệ thống chế áp điện tử cũng phải thuộc loại cực mạnh, hoạt động liên tục nên dễ lộ vị trí phát sóng khiến cho chúng bị thanh toán bởi các tên lửa chống rađa.

Còn muốn tấn công vệ tinh GPS thì chưa có nước nào làm được chuyện đó. Các vệ tinh trong hệ thống GPS được đặt ở tầm cao 20200 km (bán kính quỹ đạo là 26000 km), ngoài tầm bất cứ một loại tên lửa nào trên thế giới. Muốn tiêu diệt vệ tinh tầm cao cỡ này, phải có đồ chơi kiểu khác tương tự như cái này:

Boeing_X-37B_after_landing_at_Vandenberg_AFB%2C_3_December_2010.jpg


http://en.wikipedia.org/wiki/Boeing_X-37
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
TLHT Tomahawk hiện vẫn sử dụng GPS với sự kết hợp của hệ thống dẫn đường quán tính (INS), cùng với TERCOM và DSMAC.

slcm6.gif


TERCOM hoặc Terrain Contour Matching, là hệ thống rađa bám địa hình theo lập trình đã cài sẵn. Chúng thường là hình ảnh thật (chụp bằng vệ tinh do thám) của các chuỗi dải đất đai mà tên lửa hành trình sẽ đi qua. Những bản đồ địa hình này được soạn sẵn và nạp vào bộ nhớ trên tên lửa trước khi khai hỏa. Qua đó, hệ thống rađa địa hình bên trong tên lửa có thể liên tục quét và so sánh, điều chỉnh lộ trình chính xác hơn hệ thống dẫn quán tính rất nhiều lần.

Với tính năng đo được độ cao địa hình, TERCOM chính là hệ thống giúp cho tên lửa bám sát mặt đất/nước (bay thấp tới độ cao 15 m) thoát khỏi tầm kiểm soát của rađa thông thường.

Khi tên lửa đến gần mục tiêu thì hệ thống DSMAC (Digital Scene-Mapping Area Correlator) đi vào hoạt động. Đây là hệ thống chụp và so sánh ảnh điện tử số. Bằng cách so sánh vị trí hiện trạng mục tiêu bằng hình chụp ‘sống’ với những tấm hình đã cài sẵn (hoặc gửi tới từ các máy bay trinh thám, vệ tinh), tên lửa có thể xác định rõ ràng mục tiêu trước khi lao tới.

Trong suốt hành trình đó, tên lửa liên tục định vị qua GPS để biết đang ở đâu, tương đối với vị trí xuất phát, để có thể nhận tín hiệu đổi tọa độ. Qua nhiều lần cải tiến, từ năm 2004 Tomahawk còn có khả năng tác chiến qua kết nối mạng với máy bay có người lái và không người lái, vệ tinh, lính bộ, ngay cả xe tăng và tàu chiến. Điều này giúp cho nhà chỉ huy từ tổng hành dinh hoặc ngay tại chiến trường có thể thay đổi mục tiêu nhanh chóng, kể cả việc chuyển tải tín hiệu báo cáo hiện trạng mục tiêu bị tên lửa đi trước gây thiệt hại như thế nào.

tomahawk.graph.jpg
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.539
113
Rồng Bay nói:
Hiện tại thì hầu hết các vũ khí tấn công chính xác của Mỹ vẫn còn sử dụng GPS, độc lập hoặc kết hợp với các hệ thống khác để nâng tầm chính xác. Không có lý do gì khiến họ phải loại bỏ cả.

Sóng GPS theo lý thuyết thì có thể bị nhiễu, đánh lạc hướng, nhưng điều này nói dễ hơn là làm. Các vũ khí của quân đội Mỹ thường sử dụng băng tầng GPS có mã hóa cao, hoàn toàn khác với hàng dân sự, và có độ bảo vệ tối thiểu để chống nhiễu. Muốn phá sóng GPS trong vùng rộng lớn thì hệ thống chế áp điện tử cũng phải thuộc loại cực mạnh, hoạt động liên tục nên dễ lộ vị trí phát sóng khiến cho chúng bị thanh toán bởi các tên lửa chống rađa.

Còn muốn tấn công vệ tinh GPS thì chưa có nước nào làm được chuyện đó. Các vệ tinh trong hệ thống GPS được đặt ở tầm cao 20200 km (bán kính quỹ đạo là 26000 km), ngoài tầm bất cứ một loại tên lửa nào trên thế giới. Muốn tiêu diệt vệ tinh tầm cao cỡ này, phải có đồ chơi kiểu khác tương tự như cái này:

Boeing_X-37B_after_landing_at_Vandenberg_AFB%2C_3_December_2010.jpg


http://en.wikipedia.org/wiki/Boeing_X-37
chiếc này về ngyuyên tắc thay con thoi được rùi, sao ko thấy Mỹ phát triển thêm để thay con thoi.. Nhìn em nó ngầu thiệt. Sứ mạng cũa nó là gì thì ko ai biết.. Khựa đang lo
 
Hạng D
17/7/07
3.452
33
48
Sài-gòn
Con Thoi cấu tạo khác hơn để đi tuốt luốt lên Mặt Trăng hoặc xa hơn nữa
còn cụ X-37 cỡ đó được rồi đỡ tốn tiền khỏi lo Quốc hội bác hehehe


Mig-31 vs B-1 & B-2 ?
Ngoài ra, những lỗ hổng phòng không cũng sẽ tạo cơ hội để các máy bay ném bom chiến lược như B-2 và B-1B của Mỹ xâm nhập lãnh thổ Nga và tấn công. Do vậy, cần tạo ra một đơn vị đánh chặn độc lập như MiG-31.

http://laodong.com.vn/Sci...toi-sat-NATO/85236.bld
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.539
113
Mig 31 đâu bằng SUkhoi.. chỉ là ngoáo ộp.. Con thoi đâu có lên chị hằng được anh Fer
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.539
113
up lại giùm bác Fer
Lầu Năm góc thay thế toàn bộ vũ khí trên F-22</h1> Thứ tư 10/10/2012 09:43
// [*] [*] [*] [*] [*] [/list]


Dù phải cắt giảm ngân sách, nhưng Mỹ vẫn xây dựng kế hoạch mua sắm rất quy mô các loại vũ khí hàng không mới.

Đầu tiên là nhằm thay thế các loại vũ khí vừa được trang bị cách đây không lâu trên các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 – lực lượng tiến công chủ yếu của không quân Mỹ.
Loại vũ khí không đối đất này có khả năng rất đặc biệt, có thể phá hủy các mục tiêu kiên cố nằm sâu dưới lòng đất.

Một trong các hướng thay thế chủ yếu là phát triển một loại tên lửa hành trình tàng hình tầm xa mới, dự kiến bắt đầu triển khai nghiên cứu chế tạo vào năm 2014. Trong đó, 2 loại máy bay tàng hình F-22 và F-35 là một trong những nhân tố chủ yếu khiến không quân Mỹ phải triển khai thay thế.
Khoang vũ khí trong thân 2 loại máy bay này có dung tích nhỏ, chỉ lắp đặt được 2 giá treo vũ khí hạng nặng, vì vậy cần phải giảm kích thước và trọng lượng tên lửa để tăng khả năng chất tải vũ khí. Đồng thời, để duy trì và thậm chí là nâng cao hiệu quả sát thương, còn cần phải tiến hành cải tiến bộ chiến đấu, sử dụng ngòi nổ thông minh cùng với thuốc nổ và nguyên liệu chế tạo hoàn toàn mới.



images1010867_maybay.jpg
SDB I (GBU-39/B) sẽ được thay thế bằng SDB II (GBU-53/B).
Ngoài ra, một số phương án chế tạo đạn dược mới cũng đã bước vào giai đoạn phát triển gấp rút. Ví dụ như loại bom SDBII (GBU-53/B), phiên bản nâng cấp của SDBI (GBU-39/B) có trọng lượng 113kg do Công ty Raytheon phát triển, có khả năng mở rộng đáng kể khả năng tác chiến của máy bay tàng hình. Do trọng lượng và kích thước tương đối nhỏ nên khoang vũ khí trong thân F-22 có khả năng chứa được 9 quả bom loại này, đồng thời, tầm bay của bom SDBII cũng được nâng lên tới hơn 70km.



images1010869_maybay2_copy.jpg
Bom bay có cánh SDBII (GBU-53/B) điều khiển bằng GPS, có khả năng bay xa hơn 70km.
Đầu tự dẫn của nó có 3 chế độ công tác là: Radar vi ba, cảm biến ảnh nhiệt không làm lạnh và cảm biến laser bán chủ động, nên nó có thể tiến công phá hủy mục tiêu di động trong cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết. Không loại trừ khả năng là loại vũ khí sử dụng động cơ phản lực cỡ nhỏ này sẽ trở thành vũ khí chủ yếu trên máy bay chiến đấu tàng hình.
Như vậy, chúng có thể tiêu diệt được phần lớn các mục tiêu từ xa, nằm ngoài phạm vi sục sạo có hiệu quả của radar mặt đất kẻ địch. Ngoài ra, các máy bay tàng hình được trang bị khả năng ném bom siêu âm cũng làm cho phi công có thêm năng lực cơ động tránh tên lửa, nhanh chóng thoát khỏi khu vực nguy hiểm, nâng cao khả năng sinh tồn trong điều kiện chiến tranh khốc liệt
 
Tập Lái
5/9/12
13
0
0
BANH_TET nói:
cho cụ nào là Russian's Fan (bản tin Tháng 07-2012)
Thời kỳ trước đây Liên Xô có gần 4 triệu quân và nhiều đồng minh, hơn 20.000 xe tăng trong đó có đến hơn một nửa nằm trên đất châu âu, một số lực lượng lớn đóng khắp các căn cứ ở đông âu và cả Cuba, Nato luôn lo sợ một ngày nào đó Liên Xô sẽ tràn vào tây âu. Sau khi LX tan rã, Nga đã trải qua một thời kỳ trì trệ về quân sự và mất các ảnh hưởng ở châu âu, các căn cứ ở Cuba cũng đóng cửa, các đồng minh ngày nào ở đông âu bây giờ đã quay lưng gia nhập Nato chống lại Nga.
Nato nhân cơ hội đã kết nạp một loạt các đồng minh cũ của Nga đưa khối Nato từ 12 nước lên thành 28 nước thành viên và tiến sát tới biên giới Nga, Nga mất ảnh hưởng một loạt các nước LX cũ, ngay cả các nước vùng baltic như Estonia, Litva, Latvia từng một thời sống trong ngôi nhà chung LX ngày xưa cũng đã gia nhập Nato và còn tuyên bố LX là kẻ chiêm đóng, Nato đã đưa vũ khí tới sát biên giới Nga khi mà từ đường biên giới các nước baltic này tới 2 thành phố lớn của Nga là st.Peterburg và Moscow chỉ còn 200km và 500km, việc để 3 nước baltich này gia nhập Nato có lẽ là sai lầm lớn của Nga, Quan hệ giữa Nga với Ukraina và Gruzia cũng không tốt hơn khi mà cả 2 nước này nối tiếp đòi gia nhập Nato dẫn đến phản đối kịch liệt của Nga, Ucraina đã ngang nhiên cung cấp vũ khí cho Gruria và những bất đồng đòi nga rút căn cứ ra khỏi biển đen và vai trò của hạm đội biển đen trong cuộc chiến với Gru. Nga tiếp tục mất ảnh hưởng tới các nước LX cũ ở trung á khi mà Uzbekistan đầu năm 2012 đã rút khỏi tổ chức CSTO – một tổ chức an ninh của các nước LX cũ trước sự lôi kéo của Mỹ, còn Azerbaijan thì đã đồng ý cho Mỹ lập đường ống dẫn dầu BTC không chạy qua lãnh thổ Nga.
Học thuyết quân sự mới của Nga cho phép dùng cả vũ khí hạt nhân trong các cuộc xung đột địa phương, điều đó cho thấy quyền lực mềm và sức ảnh hưởng của nga đã bị suy giảm nghiêm trọng.
Theo các bác :
-Tại sao Nga lại không phản đối kịch liệt việc 3 nước baltich(Litva, Latvia, Estonia) gia nhập Nato - bằng cách tương tự như họ đã phản đối Ukraina và Gruzia hay là Nga bất lực trong việc này?
-Nga có thể trở thành một siêu cường trong tương lai?
-Có khả năng việc các nước LX cũ sẽ sáp nhập lại với Nga thành một nước “Nga mới”(trừ 3 nước baltich đã gia nhập Nato)?
 
Last edited by a moderator: