Hạng F
22/10/09
8.170
32.539
113
Máy Bay Nga thường to hơn máy bay Mỹ, radar mạnh hơn do mũi dài hơn, còn Mỹ thì ko cần như vậy vì Mỷ khi tác chiến là hợp đồng tác chiến với sự hổ trợ của awacs. Nếu tác chiến độc lập thì....
 
Hạng B1
18/5/12
51
252
53
mấy bác cho em hỏi tại sao mỹ nó lại hủy ko dùng động cơ vecto 3 chiều nữa, lúc trước nó thử nghiệm trên f-16 rôi mà.
 
Hạng B2
20/5/11
452
171
43
48
grenade nói:
Hồi xưa không chiến miền bắc, máy bay skyraider còn hạ được 2 chiếc Mig, dù tốc độ chỉ bằng chưa tới 1/2 Mig

Dẫn chứng cụ thể ngày giờ địa điểm trận chiến này coi bác ?
Hay lại là "DIỄN TÍCH" của không lực vịt ngan cộng hành ?
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
rongdoi nói:
grenade nói:
Hồi xưa không chiến miền bắc, máy bay skyraider còn hạ được 2 chiếc Mig, dù tốc độ chỉ bằng chưa tới 1/2 Mig

Dẫn chứng cụ thể ngày giờ địa điểm trận chiến này coi bác ?
Hay lại là "DIỄN TÍCH" của không lực vịt ngan cộng hành ?

Phía Mỹ có ghi nhận 2 trường hợp A1 hạ MiG 17 ngày 20/6/65 và 10/9/66. Tài liệu Việt Nam cũng có ghi máy bay của thiếu úy Nguyễn Văn Lai, trung đoàn 921 và trung úy Trần Minh Phương, trung đoàn 923 bị bắn rơi trong 2 ngày này. Nguyễn Văn Lai hy sinh, Trần Minh Phương nhảy dù.
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.539
113
em thì vẫn khoái hình dạng của F 5, chính Elizabeth Phạm ,pilot gốc Việt lái F 18 củng nói khi làm dog fight, khó nhận ra F 5 do nó khá nhỏ
 
Hạng B2
20/5/11
452
171
43
48
Tí dê nói:
rongdoi nói:
grenade nói:
Hồi xưa không chiến miền bắc, máy bay skyraider còn hạ được 2 chiếc Mig, dù tốc độ chỉ bằng chưa tới 1/2 Mig

Dẫn chứng cụ thể ngày giờ địa điểm trận chiến này coi bác ?
Hay lại là "DIỄN TÍCH" của không lực vịt ngan cộng hành ?

Phía Mỹ có ghi nhận 2 trường hợp A1 hạ MiG 17 ngày 20/6/65 và 10/9/66. Tài liệu Việt Nam cũng có ghi máy bay của thiếu úy Nguyễn Văn Lai, trung đoàn 921 và trung úy Trần Minh Phương, trung đoàn 923 bị bắn rơi trong 2 ngày này. Nguyễn Văn Lai hy sinh, Trần Minh Phương nhảy dù.
Trích trong " Lịch sử dẫn đường không quân"

" Ngày 20 tháng 6 năm 1965, đôi bay: Mai Đức Toại - số 1 và Nguyễn Văn Lai - số 2 được dẫn chặn kích một tốp 6 chiếc cường kích AD-6, vào từ phía tây thị xã Thanh Hóa, dọc theo Đường 15, lên đánh lại các mục tiêu ở khu vực Quan Hóa - Bá Thước. Trên hướng xuất kích 230 độ, khi đến ngang Tân Lạc, thấy có khả năng bị xông trước, trực ban dẫn đường Trần Quang Kính cho đôi bay vừa giảm tốc độ vừa vòng xuống hướng 170 độ, rồi cắt vào bên phải đội hình của địch, nhưng cự ly quá gần, buộc phải tách sang bên trái. Trực ban dẫn đường Nguyễn Văn Chuyên tiếp tục phát huy khả năng xác định chính xác vị trí ta-địch trên hiện sóng và chỉ sau vài khẩu lệnh thông báo, số 1 phát hiện AD-6 bên phải, 2km. Số 1 vào công kích nhiều lẩn, nhưng chỉ bắn bị thương 1 chiếc. Phi công Nguyễn Văn Lai bắn rơi 2 AD-6 và trở thành phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam trong một trận bắn rơi 2 máy bay địch, nhưng sau đó đồng chí hy sinh do bị đâm vào núi. Thấy diễn biến trận đánh có chiều hướng phức tạp, Sở chỉ huy Quân chủng cho đôi bay Nguyễn Văn Bảy - số 1 và Đỗ Huy Hoàng - số 2 lên yểm hộ cho đồng đội về hạ cánh. MIG-17 của Không quân nhân dân Việt nam đã lập chiến công mới: lần đầu tiên bắn rơi máy bay cường kích cánh quạt AD-6 của không quân Mỹ "

Đánh AD 6 chứ không phải A 1 nghe bác.

" Ngày 20 tháng 9 năm 1966, căn cứ vào ý đồ của địch đánh vào các mục tiêu sát gần Hà Nội ở vòng cung phía bắc, các thủ trưởng trực chỉ huy Quân chủng và hai trung đoàn 923, 921 quyết tâm tổ chức đánh phối hợp, hiệp đồng giữa hai loại MIG-17 và MIG-21. Kíp trực Ban Dẫn đường Quân chủng chịu trách nhiệm dẫn chính: Đào Ngọc Ngư tại sở chỉ huy và Phạm Từ Tịnh trên hiện sóng. 15 giờ 30 phút, địch qua Yên Bái, bay lên phía bắc Tuyên Quang, ta cho biên đội MiG-17 đánh chính: Lê Quang Trung-số 1, Hoàng Văn Kỷ-số 2, Trần Minh Phương-số 3 và Lưu Đức Sỹ-số 4 cất cánh từ Nội Bài. Địch bay qua Định Hóa, Chợ Mới. Biên đội MIG-17 được dẫn men theo phía tây đường số 3, sát gần vòng hỏa lực của cao xạ bảo vệ Thái Nguyên, tốc độ 750km/h, độ cao 1.000m, rồi vòng phải, hướng bay 100 độ để chặn địch ở khu vực Võ Nhai. Sau 2 phút bay thẳng, biên đội được lệnh vòng trái vào tiếp địch. Số 1 phát hiện F-105 và F-4, cự ly 8km và chỉ huy vào không chiến. Được số 3 và số 4 yểm hộ chặt chẽ, trong 2 phút, phi công Lê Quang Trung bắn rơi 1 F-105 và bắn bị thương 1 chiếc khác, phi công Hoàng Văn Kỷ cũng bắn rơi 1 F-105. Sở chỉ huy cho thoát ly về phía Đại Từ, cắt ngang dãy Tam Đảo, rồi xuống phía tây Nội Bài. Lúc 15 giờ 40 phút, đôi bay MiG-21 yểm hộ: Lê Trọng Huyên và Trần Thiện Lương cất cánh cũng từ Nội Bài, bay qua Vĩnh Yên, theo triền phía tây Tam Đảo, sau đó vòng phải, vọt qua đỉnh 1591, qua Đại Từ, Thái Nguyên, rồi đan nhiều vòng từ Đa Phúc đến Phúc Yên để yểm hộ cho MIG-17 vào hạ cánh. Trong khi MiG-21 chuẩn bị vào hạ cánh, ở phía bắc Định Hóa vẫn còn địch, Sở chỉ huy Quân chủng yêu cầu Trung đoàn 923 cho ngay đôi bay MIG-17: Trần Huyền và Nguyễn Biên cất cánh từ Gia Lâm lên hoạt động tại đỉnh để sẵn sàng ứng phó "

 
Last edited by a moderator:
Hạng F
22/10/09
8.170
32.539
113
AD 6 hay A 1 củng là skyraider, AD6 chỉ có 1 chỗ ngồi cockpit ngắn, còn A 1 thì cockpit dài hơn, có thể chở dc 10 người
 
imc
Hạng C
1/9/06
934
1
18
A1 là tên cua USAF.
AD là ten cua USN
Rong doi: live and learn.
 
Hạng C
8/8/08
665
62
43
rongdoi nói:
Trích trong " Lịch sử dẫn đường không quân"

Phi công Nguyễn Văn Lai bắn rơi 2 AD-6 và trở thành phi công đầu tiên của Không quân nhân dân Việt Nam trong một trận bắn rơi 2 máy bay địch, nhưng sau đó đồng chí hy sinh do bị đâm vào núi.

Căng nhất là ngày này phía Mỹ không ghi nhận 1 chiếc cánh quạt nào bị rơi mới khổ. Có 1 chiếc F4C bị bắn hạ thôi. :D

Còn trận của Trần Minh Phương em hơi nhầm ngày, đó là 9/10/1966 chứ không phải 10/9. Theo tài liệu của Đoàn 923 thì biên đội Lê Quang Trung, Trần Minh Phương không chiến với AD6 ở khu vực Nam Hà-Hòa Bình, hạ 1 AD6 nhưng TMP phải nhảy dù. Phía Mỹ thì ghi nhận hạ một MiG17 và cũng mất 1 A-1H. :D Nói chung trận này thì số liệu hai bên có vẻ khớp. :D
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
5/1/10
2.791
16.640
113
grenade nói:
AD 6 hay A 1 củng là skyraider, AD6 chỉ có 1 chỗ ngồi cockpit ngắn, còn A 1 thì cockpit dài hơn, có thể chở dc 10 người
Theo tôi biết cả 2 loại trên là cockpit 1seat, T-28 mới cockpit 2 seats. Cái tô đậm chắc lựu đạn ném lộn
21.gif