23/8/12
1.162
3
38
Nhìn lại hai tháng Mỹ không kích IS

Sau hai tháng, chiến dịch không kích do Mỹ dẫn đầu vẫn hầu như không thể thu hẹp diện tích các vùng lãnh thổ mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chiếm đóng tại Iraq cũng như không thể ngăn các tay súng cực đoan thực hiện các cuộc tấn công đánh chiếm một thành phố chiến lược ở vùng biên giới tại Syria.

[xtable=cellpadding:10|150x@]
{tbody}
{tr}
{td=top|center}
kk1.jpg
Máy bay chiến đấu F/A-18E Super Hornet tham gia chiến dịch không kích vào các mục tiêu của IS tại Syria và Iraq. Ảnh: AFP-TTXVN
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Trong khi đó, các tay súng cực đoan đã tìm cách trà trộn vào khu vực thành thị nhằm tránh sự truy đuổi, và thậm chí còn tận dụng thời cơ giành quyền kiểm soát các vùng đất mới từ tay lực lượng quân đội Iraq, vốn đang phải vật lộn với các cuộc tấn công từ phiến quân.

Những kết quả khá hạn chế này đã phô bày điểm yếu cơ bản của chiến dịch không kích mà Mỹ phát động. Trên thực tế, các cuộc tấn công từ trên không có rất nhiều hạn chế. Các tay súng IS có khả năng lẩn trốn và hoạt động rất linh hoạt, chúng có thể chia nhỏ đội hình, và tìm cách hạn chế hiệu quả thương vong. Quan trọng hơn, không lực lượng bộ binh liên minh nào đủ khả năng tận dụng các lợi thế từ chiến dịch không kích và có thể triển khai các cuộc tấn công giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ từ tay phiến quân.

Ngoại lệ duy nhất trong cuộc chiến chống lại IS là các tay súng người Kurd, lực lượng được cho là đang hoạt động hiệu quả nhất tại Iraq. Việc quân Peshmerga (lực lượng vũ trang người Kurd) giành được một số thành tựu cơ bản hồi tuần trước thậm chí chỉ nhấn mạnh thêm vào sự yếu kém và thiếu hiệu quả của các lực lượng khác trong chiến dịch chống khủng bố mà Mỹ kêu gọi.

Quân đội Iraq đang mục ruỗng vì nạn tham nhũng và nhiều mâu thuẫn trong nội bộ giới chỉ huy. Trong khi đó, chính phủ mới tại Iraq vẫn đang phải ra sức tìm cách kêu gọi sự ủng hộ nhiều hơn của các bộ tộc người Sunni - được coi là rào cản lớn nhất đối với những phần tử Sunni cực đoan, song cho tới nay, nhiều bộ tộc vẫn tỏ ra khá dè dặt.

Tại Syria, quân nổi dậy được Washington hậu thuẫn không đủ khả năng chống lại các phần tử cực đoan, trong khi lực lượng người Kurd tại đây cũng không được vũ trang tốt như lực lượng người Kurd tại Iraq.

Hầu hết các thành công từ chiến dịch không kích đều nằm ở vùng ngoại ô hoặc các khu vực không có người ở tại phía Bắc Iraq. Tuần trước, chiến dịch không kích đã mở đường cho lực lượng Peshmerga tấn công hàng loạt thị trấn đang nằm trong tay phiến quân gần biên giới chung với Syria như Mahmoudiyah, Rabia và Zumar. Cuộc phản công của các lực lượng người Kurd là nhằm giành lại quyền kiểm soát thị trấn Sinjar, và nếu thành công, người Kurd sẽ đảm bảo an toàn cho tuyến đường tiếp tế trọng yếu nối liền với Syria.

Những cuộc không kích đầu tiên đã ngăn lực lượng cực đoan tiến về thủ phủ Irbil của khu tự trị người Kurd, đồng thời giúp quân đội Iraq và lực lượng Peshmerga giành lại quyền kiểm soát đập Mosul chiến lược. Các cuộc tấn công này cũng đã giúp phá vỡ vòng vây do phiến quân lập nên tại thị trấn phía Bắc Amirli.

Tuy nhiên, các máy bay đều tránh ném bom Mosul - thành phố lớn thứ hai tại Iraq và là nơi được coi là một trong những thành trì vững chắc nhất của quân nổi dậy - cũng như thị trấn Tal Afar lân cận, do lo ngại có thể gây thương vong cho dân thường và khiến cộng đồng người Sunni tức giận và quay sang ủng hộ IS.

Thực tế là điều này đã giúp các phần tử cực đoan rảnh tay hoạt động. Giới quan sát cho rằng điều này nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp diễn trong dài hạn. Tuần trước, Tướng John Allen - Đại diện Mỹ trong liên minh chống IS - nói rằng các chiến dịch nhằm giành lại quyền kiểm soát Mosul sẽ được triển khai "trong một năm tới".

Nhiều người cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến quân đội Iraq này tan rã và thất thủ trước cuộc tấn công tại Mosul của phiến quân là do năng lực yếu kém của các binh sỹ cùng cuộc khủng hoảng đội ngũ chỉ huy. Thêm vào đó, cựu Thủ tướng Nouri al-Maliki, người vừa kết thúc nhiệm kỳ một cách miễn cưỡng, lại kích động căng thẳng phe phái trong nội bộ quân đội Iraq khi sa thải nhiều quan chức cấp cao người Sunni có năng lực và thay thế bằng các nhân vật người Shi'ite yếu kém nhưng trung thành với ông ta.

Sau khi Mosul thất thủ, cựu Thủ tướng al-Maliki đã kêu gọi tình nguyện viên củng cố lại lực lượng quân đội. Nhiều tay súng người Shi'ite đã nhanh chóng nhận nhiệm vụ và gia nhập quân ngũ. Tuy nhiên, với một giới lãnh đạo nhiều mâu thuẫn và một lực lượng binh sỹ có sự trung thành khác nhau, quân đội Iraq vẫn không thể hoạt động hiệu quả và giành ưu thế trước phiến quân IS.

[xtable=cellpadding:10|150x@]
{tbody}
{tr}
{td=top|center}
kk2.jpg
Binh sĩ người Kurd gác tại một vị trí ở quận Gwer, cách Arbil khoảng 40 km về phía bắc. Ảnh: AFP-TTXVN
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Trong khi đó, lực lượng Peshmerga lại được triển khai hiệu quả hơn nhiều. Họ đã giành lại quyền kiểm soát nhiều vùng đất ở phía bắc khu tự trị người Kurd mà IS chiếm giữ từ lâu, đồng thời tuyên bố đang bảo vệ các khu vực này khỏi bị phiến quân tái chiếm. Tuy không được đào tạo bài bản và chỉ sở hữu những vũ khí thô sơ song Peshmerga đã chiến đấu rất kiên cường và tích cực. Giới phân tích cho rằng điều này xuất phát từ sự thống nhất và mục tiêu chung mà họ đang theo đuổi là thành lập một nhà nước Kurd độc lập.

Trong khi đó, tại Syria, các máy bay của lực lượng liên minh lại không thể đảo ngược tình thế tại thành phố Kobane của Syria, nơi phiến quân đã bao vây trong suốt nhiều tuần qua và vẫn đang giao tranh với các lực lượng phòng vệ người Kurd. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 7/10 cảnh báo rằng Kobane đang đứng trước nguy cơ thất thủ.

Các cuộc không kích xung quanh thành phố này có nhiều hạn chế hơn một số chiến dịch từng được tiến hành trước đó, ví dụ như chiến dịch ném bom Amirli tại Iraq hồi tháng 8. Khi đó, quân đội Iraq và các dân quân người Shi'ite đã nhanh chóng đột kích thành phố này ngay sau khi chiến dịch không kích chấm dứt.

Trong khi đó, lực lượng phòng vệ người Kurd tại Kobane lại chỉ được vũ trang khá nghèo nàn và hiện vẫn bị phân tán bởi các mâu thuẫn kéo dài với nước láng giềng Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia luôn không hài lòng với mối quan hệ giữa lực lượng này với các phần tử ly khai người Kurd tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Các chiến dịch không kích tại Syria phần lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng của IS tại các vùng đất phía bắc và phía đông rộng lớn mà lực lượng cực đoan kiểm soát. Máy bay đã nhắm trúng nhiều căn cứ, phá hủy nhiều xe tăng, trại huấn luyện và thậm chí là một trong những trụ sở chính của tổ chức này tại Raqqa.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động xã hội cho biết các tay súng IS đã rời bỏ nhiều căn cứ trước khi chiến dịch không kích được tiến hành, và trên thực tế Mỹ cùng đối tác đã ném bom vào các căn cứ trống không. Nhiều vũ khí hạng nặng cũng đã được phiến quân vận chuyển tới các khu vực an toàn từ trước đó.

Các cuộc không kích của quân đội liên minh cũng đã nhằm vào nhiều cơ sở khai thác dầu mỏ nhằm cắt đứt đường dây buôn lậu của lực lượng cực đoan. Tướng Richard Zahner, đã nghỉ hưu, từng là một quan chức tình báo cấp cao trong quân đội, đảm trách hoạt động thu thập thông tin tình báo trong chiến tranh Iraq - cho rằng điều này đã ảnh hưởng tới nguồn thu nhập của phiến quân mặc dù con số thiệt hại có thể là không đáng kể.

Theo ông, IS "đang hoạt động bài bản theo đúng kế hoạch chúng đã đề ra và sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược" nhằm củng cố các thành tựu đã đạt được tại các vùng đất trung tâm của người Sunni.

Giới phân tích cho rằng bất kỳ giải pháp lâu dài nào trong cuộc chiến chống khủng bố cũng cần phải được bắt nguồn từ nỗ lực to lớn nhằm đạt được sự ủng hộ của người dân Syria và Iraq, đặc biệt là cộng đồng người Sunni.

Tân chính phủ Iraq, với sự dẫn dắt của Thủ tướng Haider al-Abadi, ngay sau khi nhậm chức đã kêu gọi quân đội chấm dứt nã pháo vào các khu vực đông dân cư để tránh gây thương vong cho người dân. Chính phủ cũng tìm cách thành lập lực lượng vệ binh quốc gia, với giới lãnh đạo địa phương và thành phần binh sỹ có đông người Sunni hơn.

Giành được sự ủng hộ của các bộ tộc Sunni là một phần quan trọng nhằm đạt hiệu quả trong cuộc chiến chống lại IS. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bộ tộc Sunni chưa tỏ rõ lập trường. Họ vẫn chờ các dấu hiệu cho thấy Thủ tướng al-Abadi tỏ ra coi trọng quyền công dân của người Sunni hơn và kế hoạch bổ nhiệm nhiều người Sunni vào các vị trí quan trọng trong chính quyền.
 
23/8/12
1.162
3
38
MiG-29 - loại máy bay vượt trước thời đại

VietnamDefence - MiG-29 Fulcrum ưu việt hơn các tiêm kích cùng thời ở điểm nào?
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mig29.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Ngày 6/10/1977, tiêm kích MiG-29 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên. Các công trình sư của Viện OKB Mikoyan đã đưa vào nó một dự trữ thiết kế to lớn đến mức các biến thể mới nhất của MiG-29 đến nay vẫn đặt các phi công NATO nay đã ngồi trên thế hệ tiêm kích mới vào tình thế khó khăn.

Thay đổi thế hệ

Vào cuối thập kỷ 1960, được biết công ty McDonnell Douglas của Mỹ đang thực hiện dự án tiêm kích thế hệ mới - thế hệ 4 - F-15 Eagle. Người ta cũng bắt đầu biết đến các tính năng bay-kỹ thuật dự kiến của nó. Đây là một cái tin tồi tệ cho Liên Xô vì các tiêm kích Xô-viết tại thời điểm đó không có khả năng cạnh tranh với tiêm kích Mỹ.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mig29-f15.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tiêm kích chiến thuật mọi thời tiết F-15 Eagle của hãng McDonnell Douglas, Mỹ trong khi bay trình diễn (Grigory Sysoyev / RIA Novosti){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Trong tình huống đó, Liên Xô quyết định phát triển trong thời gian cực ngắn một loại tiêm kích chiến thuật tiên tiến cho không quân của mình. Nhưng đồng thời, để tiết kiệm kinh phí, họ đã quyết định cùng với một tiêm kích hạng nặng tương tự F-15 Eagle sẽ phát triển cả một tiêm kích hạng nhẹ, có sức mạnh tấn công dù là nhỏ hơn, nhưng lại cơ động hơn. OKB Mikoyan được giao thực hiện nhiệm vụ này sau khi giành thắng lợi trong cuộc thi với các viện thiết kế Sukhoi và Yakovlev. Còn OKB Sukhoi thì bắt tay vào chế tạo tiêm kích hạng nặng thế hệ mới Su-27.

Các chiến lược gia Mỹ cũng có suy nghĩ tương tự là phát triển và sản xuất loạt lớn các tiêm kích hạng nhẹ tương đối rẻ tiền, có trọng lượng khoảng 10 tấn và trang bị cho chúng các thiết bị điện tử hàng không tiên tiến có tính đột phát để chúng đáp ứng yêu cầu của tiêm kích thế hệ 4. Loại máy bay như thế cùng lúc là 2 máy bay: F-16A Fighting Falcon của công ty General Dynamics và tiêm kích trên hạm F/A-18 Hornet của McDonnell Douglas.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mig29-f16.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}F-16A Fighting Falcon của General Dynamics (wikimedia.org){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Ý tưởng thiết kế của các nhà sản xuất châu Âu cũng không chịu đứng yên. Đồng thời với việc chế tạo các tiêm kích thế hệ 4 của Liên Xô và Mỹ, công ty Pháp Dassault Aviation cũng bắt tay vào phát triển loại máy bay tương tự với tên gọi Mirage 2000.

Chính bộ 4 tiêm kích hạng nhẹ thế hệ 4 này đã trở thành bộ 4 xuất sắc nhất trong lịch sử không quân thế giới trong thập kỷ 1980-1990. Một số trong các loại máy bay này thậm chí đến nay vẫn giữ được ưu thế. Quả thực là nếu không tính đến sự xuất hiện của tiêm kích thế hệ 5. Nhưng chúng hiện còn quá ít và các phi công chưa sử dụng chúng đủ thành thục.

Hạng nhẹ tứ đại gia

Các loại tiêm kích này được trang bị cho không quân gần như cùng lúc. F-16A bay lần đầu vào năm 1974, đưa vào trang bị vào năm 1979; F/A-18 tương ứng là vào năm 1978 và 1983; MiG-29 - vào năm 1977 và 1983; Mirage 2000 - vào năm 1978 và 1984.

Nhưng tất cả đều có số phận sản xuất loạt khác nhau. Về mặt này, F-16 giữ ngôi quán quân: Mỹ đã sản xuất 4.540 chiếc F-16 các loại; tiếp đó là F/A-18 - 1.800; MiG-29 - 1.600, Mirage 2000 - 620. Cần nhớ rằng, 3 loại đầu trong số đó vẫn tiếp tục được sản xuất, còn Mirage 2000 đã bị dừng sản xuất vào năm 2007.

Ta hãy bắt đầu ở những chỗ mà MiG-29 thua kém các đối thủ Mỹ và Pháp. MiG-29 có hệ thống thiết bị avionics yếu hơn. Điều đó bị quy định bởi việc ngành điện tử Liên Xô không phải ở đỉnh cao vào cuối thập kỷ 1970.

MiG-29 có dự trữ làm việc của động cơ giữa các lần sửa chữa thấp, chỉ là 400 giờ, còn ở các biến thể tiếp theo, chỉ số này được tăng lên đến 700 giờ. Ở các máy bay Mỹ và Pháp, chỉ số này nằm trong khoảng 1.500-2.000 giờ. Tuy vậy, đó không phải là khiếm khuyết của động cơ mà là đặc điểm bảo dưỡng nó tại các đơn bị bay. Ở Mỹ, việc sửa chữa định kỳ được ấn định theo tình trạng kỹ thuật của động cơ, chứ không theo giờ bay. Việc sửa chữa nhỏ được tiến hành trực tiếp tại các trung đoàn tiêm kích. Để làm thế cần có đội ngũ kỹ thuật viên bảo dưỡng có trình độ cao tại các đơn vị và có các thiết bị chẩn đoán chính xác cao. Ở Liên Xô và nay là ở Nga, cách tiếp cận đó không được áp dụng.

Địch thủ chính của MiG-29 hai động cơ là F-16A một động cơ. Việc có 2 động cơ giúp tăng đáng kể khả năng sống còn của MiG-29 vì nó có khả năng bay với 1 động cơ. MiG-29 cũng có thể cất cánh với 1 động cơ, nên cho phép tiếp cận thời gian cất cánh khi có báo động.

Các nhược điểm thứ yếu khác của MiG-29 là tầm bay khá ngắn - dưới 1.000 km, trong khi ở F-16A là 1.300 km, Mirage 2000 là 1.800 km. F/A-18 có bán kính chiến đấu 1.100 km. Tuy vậy, tầm hoạt động không phải là tham số cơ bản đối với máy bay chiến thuật vì nó được triển khai ngay sát vùng chiến sự.

Vô địch về cơ động

Nhưng nếu nhìn đến các ưu điểm của MiG thì mọi nhược điểm của nó sẽ tan biến trên nền đó. MiG-29 có các tính năng bay độc đáo nhớ khung thân được thiết kế tuyệt vời và nhờ các động cơ RD-33 có lực đẩy 2×5.040 kgf, khi tăng lực là 2×8.300 kgf. Ở F-16A, thông số này tương ứng là 1×7.900 kgf và 1×12.900 kgf. Kết hợp với đặc tính khí động tuyệt vời và cánh có diện tích lớn (38,6 km2) - ở F-16A là 27,8 km2. - nó giúp máy bay có sức cơ động cao cả theo phương đứng và phương ngang, cho phép thực hiện vòng lượn có bán kính nhỏ và thực hiện các thao tác bay độc đáo. MiG-29 thực hiện được thao tác “quay đuôi”.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mig292.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}MiG-29 đang bay (RIA Novosti){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Thuộc về tính cơ động còn có tham số tốc độ leo cao, ở MiG-29, chỉ số này là 330 m/s so với 270 m/s ở F-16A. Sự khác biệt về tốc độ tối đa cũng lớn là 2,3М so với 2,0М.

Nhờ những ưu điểm đó, MiG-29 là vô đối trong không chiến. Dưới đây là nhận xét về MiG-29 của phi công tiêm kích Canada Bob Wade với 6.500 giờ bay sau khi bay thử MiG-29: “Tôi kinh ngạc về sức cơ động và khả năng điều khiển của tiêm kích này, nhất là khả năng của nó thay đổi hướng trong khi bay. Một tiêm kích với khả năng xoay trở kinh hoàng. Tôi không được phép đưa ra so sánh trực tiếp với loại tiêm kích cụ thể nào đó của phương Tây, nhưng tôi có thể nói rằng, các tính năng của nó khi bay trình diễn trên không cho đến cả bay ở tốc độ thấp là không thua kém hoặc tốt hơn những gì mà các tiêm kích phương Tây làm được”.

Một ưu điểm không thể tranh cãi của MiG-29 có được từ các yêu cầu đối với nó là tương đối dễ tính trong bảo dưỡng. Và khả năng bay từ các đường băng chuẩn bị kém. MiG-29 có cấu trúc bộ càng gia cường và các bộ hút khí có tác dụng ngăn các vật lạ bên ngoài văng vào động cơ.

Còn nếu nói về các biến thể cuối của nó là MiG-29М và MiG-35, thì chúng đã thuộc về thế hệ 4++. Và cũng giống như mẫu cơ sở, chúng mang trong mình những đặc tính bay tuyệt vời được di truyền.

Khám phá bí mật sát thủ chiến tranh lạnh MiG-29 (Full)

VietnamDefence - Tình báo Mỹ đã khám phá bí ẩn của sát thủ thời chiến tranh lạnh - tiêm kích MiG-29 Fulcrum - như thế nào.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mig29-1.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

>> MiG-29 - loại máy bay vượt trước thời đại

Trong phần mũi của chiếc MiG-29 mà NATO gọi là Fulcrum để cạnh tòa nhà Trung tâm tình báo không quân-vũ trụ quốc gia tại căn cứ không quân Wright-Patterson, bang Ohi có một tổ ong to tướng. Những chiếc lốp trên các bánh xe được kích cao trên mặt đất thì bị nứt toác và rách. Trên chụp rẽ dòng, phân chim đã khô cứng. Chiếc máy bay tạo cảm tưởng một chiến lợi phẩm được trưng bày cho công chúng như một cái đầu người bêu trên cọc. Ở ý nghĩa nhất định, đây đúng là một chiến lợi phẩm giành được sau chiến thắng trong chiến tranh lạnh. Đây là một trong 17 chiếc MiG-29 mà chính phủ Mỹ mua từ nước cộng hòa Xô-viết trước đây Moldavia vào năm 1997. Họ đã mua số máy bay này để người ta không bán chúng cho Iran. Còn cái liên minh lỏng lẻo xuất hiện thay cho Liên Xô lại không có khả năng ngăn chặn thương vụ này, điều trở thành một hành động sỉ nhục nữa sau khi Liên Xô sụp đổ. “Bất cứ bộ quốc phòng nước nào cũng rất khó chịu khi đối phương có được cơ hội nghiên cứu thử nghiệm vũ khí hiện đại nhấtcuủa họ. Liệu Nhà Trắng và Lầu Năm góc có vui mừng không nếu như chẳng hạn Mexico tìm cách bán cho Liên bang Nga các trực thăng UH-60L Blackhawk của mình?”, nhà nghiên cứu lịch sử hàng không ở Moskva, ông Sergey Isayev nói.​

Món hàng mua được này cũng tạo cho các nhà phân tích phương Tây mà một số trong đó từng làm việc trong tòa nhà ảm đạm này của trung tâm tình báo quốc gia, cơ hội nghiên cứu khám phá loại tiêm kích mà họ đã chỉ có thể theo dõi từ xa trong 20 năm trời. Khi MiG-29 lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1977, nó giống như tổ tiên xa xưa MiG-15 của nó là một sự khám phá chấn động: hóa ra, người Liên Xô đang bắt kịp Mỹ trong lĩnh vực kỹ thuật hàng không!
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mig29.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Tình báo Mỹ lần đầu tiên biết tin về loại máy bay mới của Liên Xô là qua các bức ảnh vệ tinh chụp vào tháng 11/1977, cũng vào khoảng thời gian MiG-29 thực hiện chuyến bay đầu tiên. “Chỉ cần nhìn vào kích thước và hình dáng là hiểu: Người Liên Xô đang thiết một máy bay tương tự F-16 và F/A-18 của chúng tôi. Từ tất cả vô số những nguồn tin tình báo và phương tiện thu thập thông tin điện tử và thông tin khác, chính phủ Mỹ biết biết khá nhiều về chiếc máy bay này ngay từ đầu, và chúng tôi biết rõ mình phải làm cái gì đó”, ông Benjamin Lambeth, người viết cuốn sách “Không lực Nga chìm trong khủng hoảng” năm 1999, và là một nhà phân tích quân sự tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược RAND ở Santa Monica, California vào cuối thập niên 1970 cho biết.

Không quân Mỹ đã bắt đầu phát triển các công nghệ tàng hình và hệ thống điện tử để theo dõi và ngắm bắn cùng lúc một số máy bay. Năm 1981, lãnh đạo Không quân Mỹ đã đưa ra yêu cầu chính thức đầu tiên để phát triển tiêm kích thế hệ tiếp mới - tiêm kích chiến thuật tiên tiến mà sau này được đặt tên là F-22 Raptor.

Những năm sau đó, những thông tin rải rác thu thập được về MiG-29 đã tạo ra bức tranh rõ ràng hơn vì Mỹ đã có cơ hội nghiên cứu 21 chiếc MiG-29 của Moldavia. Từ ngày 20-27/10/1997, các máy bay MiG này (14 MiG-29C, 6 MiG-29A cũ hơn và 1 MiG-29B hai chỗ ngồi) đã được tháo dỡ ở Moldavia và được gửi từng phần đến trung tâm tình báo quốc gia ở Dayton, nơi chúng đã được xăm xoi kỹ lưỡng tại cơ sở nghiên cứu khai thác vũ khí trang bị nước ngoài. Chuyện gì đã xảy ra tiếp theo thì Trung tâm tình báo không quân và vũ trụ quốc gia không nói. Sĩ quan quan hệ với công chúng của Trung tâm là James Lunsford nói: “Chúng tôi không muốn các đối thủ của chúng tôi biết chúng ta đã biết cái gì”. Có lẽ, vài chiếc MiG ở trạng thái bay được đã được gửi đi đến căn cứ không quân Edwards ở California để thử nghiệm. Ít nhất một chiếc được đưa đến căn cứ không quân Nellis ở Nevada. Ở đó, nó đã được đưa đến trung tâm đào tạo mà các phi công gọi là “vườn thú cho trẻ”. Tại trung tâm có cả một triển lãm vũ khí trang bị để giới thiệu với các nhân viên tình báo trẻ. Liên quan đến các máy bay còn lại và các chi tiết thì thông tin về chúng được bảo mật, ngoại trừ một chiếc thuộc biến thể đầu tiên A lọt vào Bảo tàng Không quân Mỹ.

Bên trong bảo tàng, người phụ trách Jeff Dufford mời tôi đến xem một khu trưng bày chiến tranh lạnh chiếm gần 4.000 m2 không gian triển lãm. Trước tiên, ông chỉ cho tôi thấy vật trưng bày “Checkpoint Charlie”. Thiết bị huấn luyện mô phỏng khoang phi hành của tàu con thoi của NASA mới mua chiếm toàn bộ phía bên trái của hăng-ga, đẩy các máy bay sang phía bên phải. Ở đó có một chiếc MiG-29 thứ hai từ Ohio đậu đối đầu chếch 45 độ một cách phi lý với một cường kích xấu xí A-10 Warthog của hãng Fairchild Republic.

Dufford gỡ cái băng vải hàng rào và chúng tôi đến gần hơn để xem kỹ hơn chiếc máy bay. Khác với chiếc MiG-29 đang hoen gỉ ở gần trung tâm tình báo, mẫu máy bay trưng bày này được phục hồi tuyệt vời và đang tận hưởng sự tiện nghi trong không gian có điều hòa khí hậu, thưởng thức ánh sáng dịu nhẹ của những bóng đèn và lấp lánh với sơn mới bóng mượt như satanh.

[xtable=bright|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mig29-2.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Phải thừa nhận các máy bay tiêm kích Liên Xô là xấu xí và các máy bay MiG có lẽ là xấu nhất. Các máy bay MiG-17 và MiG-19 thời chiến tranh Việt Nam là những cái ống chức năng có cánh. Tiếp sau chúng là những chiếc MiG-21 chết chóc, là một tác phẩm điêu khắc hợp lý của các góc và hình nón. Tuy nhiên, MiG-29 là hoàn toàn khác. Chiếc máy bay thuôn mượt tuyệt vời này khi so với loại máy bay cùng thời với nó với 2 đuôi đứng và hai bên sườn phẳng F-15 Eagle không khác một nữ diễn viên ballet của Nhà hát Bolshoi lừng danh của Nga với võ sĩ quyền Anh trên võ đài. Khi gian trưng bày sẵn sàng, hai biểu tượng đỉnh cao của không chiến sẽ được trưng bày cùng nhau, ông Dufford nói. Hoặc Fulcrum sẽ khoe dáng cùng đôi với đối thủ kiều diễm hơn là F-16. Ông Dufford và các đồng nghiệp đang tính toán bố cục sắp xếp các vật trưng bày sao cho MiG-29 trông như một đối thủ xứng đáng như vốn có.

“Chúng tôi đã rất may khi nhận được máy bay này - ông Dufford nói và rờ một tay vào bộ hút khí bên phải của chiếc MiG-29. - Khi đến với chúng tôi, nó vẫn còn lớp sơn của Không quân Moldavia. Tất các được làm rất thô. Khi bắt đầu công việc sửa chữa, các nhân viên khi làm sạch bề mặt đã hy vọng tìm ra số hiệu của máy bay (tương đương với số hiệu trong Không quân Mỹ). Khi làm sạch máy bay, đã thẩy rõ con số 08”.

Sau khi biết được số hiệu, Dufford hiểu rằng, chiếc MiG này không chỉ là một trong những máy bay chiến đấu đầu tiên loại này được bố trí ở căn cứ không quân Kubinka gần Moskva, mà còn là một trong những máy bay đầu tiên trong số được trưng bày bên ngoài Liên Xô. “Một số chi tiết đã giúp làm sáng tỏ nguồn gốc của nó, - ông Dufford - các tấm ngăn luồng lửa .... Ở đó có tổng cộng 6 cái lỗ, và điều đó nói lên rằng, máy bay của chúng tôi là một trong những mẫu đầu tiên”. Một manh mối khác là cách sơn số hiệu. Khác với các máy bay của Không quân Mỹ, nơi mà các quy tắc về kích thước là rất nghiêm ngặt, tính đến milimet, thì “trên các máy bay Nga, khoảng cách giữa các con số có thể khác nhau”, ông Dufford nói. Ông đã nghiên cứu kỹ các ảnh MiG-29 chụp vào năm 1986 tại một triển lãm hàng không ở Kuopio-Rissala, Phần Lan. “Nó giống như những dấu vân tay. Sau khi nhìn vào khoảng cách giữa các con số và vị trí của chúng, tôi tin rằng, chiếc máy bay này đã được trưng bày tại Phần Lan”.

Năm 1986, Jukka Hoffren là một nhiếp ảnh gia trong Không quân Phần Lan, làm việc tại căn cứ không quân ở Tikkakoski, nơi có Học viện Không quân Phần Lan. Bị mê hoạch bởi chiếc MiG mới, Hoffren đã đến dự triển lãm hàng không ở Kuopio-Rissala, nơi sẽ diễn ra buổi ra mắt quốc tế của máy bay này. Cho đến năm 1986, người nước ngoài chỉ nhìn thấy tiêm kích này trên các bức ảnh vệ tinh lờ mờ được công bố trên tạp chí Aviation Week & Space Technology. “Toàn bộ triển lãm hàng không này đã được xây dựng xung quanh MiG-29” - Hoffren viết cho tôi qua email. Người Liên Xô đã muốn bán máy bay mới của mình cho Không quân Phần Lan, lực lượng vốn có đội máy bay đa dạng tạo ra bởi chính sách sau chiến tranh phức tạp của Phần Lan bị chi phối bởi các hiệp ước khác nhau. Trong biên chế của Không quân có cả là các MiG-21bis của Liên Xô, cả Draken của Saab/Thụy Điển, cả Hawk của Anh do British Aerospace sản xuất. Theo Hoffren, so với tiêm kích có sức chiến đấu rất cao MiG-21 được chế tạo ở Tbilisi/Gruzia mà phương pháp sản xuất có thể được gọi là “hoàn thiện bằng cách gõ búa”, thì chiếc MiG mới là một máy bay thật tuyệt vời. “Nếu MiG-21 có thể gọi là một tên lửa có cánh, thì MiG-29 là máy bay rất cơ động trong không chiến đấu, và dường như, nó cũng không hề thua kém, mà có thể thậm chí vượt trội F-16”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mig29-3.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhìn thấy một máy bay thật sự chứ không phải là xem ảnh như Hoffren đã làm ở Phần Lan đem lại nhiều thông tin hơn nhiều; nhưng chỉ có thể hiểu biết máy bay một cách thực sự khi bay trên nó. Và vào tháng 12/1989, Lambeth đã có cơ hội đó. Ngày 15/12, tại căn cứ ở Kubinka, Nga, trong điều kiện thời tiết khó chịu, ông đã trở thành nhà phân tích phương Tây đầu tiên bay trên MiG-29, và cũng là người phương Tây đầu tiên sau Thế chiến II được mời bay trong không phận Liên Xô trên một máy bay chiến đấu (viên phi công tiêm kích Canada từng bay MiG vào tháng 8/1989 tại triển lãm hàng không ở Abbotsford).

Hai năm sau lần ra mắt của MiG-29 tại Kuopio-Rissala, Liên Xô đã trưng bày máy bay này tại triển lãm hàng không Farnborough ở Anh, và tại triển lãm hàng không Paris vào năm 1989. Hồi đó, Lambeth là nhà phân tích cao cấp tại trung tâm nghiên cứu RAND. Trước đó, ông làm chuyên gia về vũ khí trang bị Liên Xô trong CIA, cũng như là một phi công dân sự. Công việc của Lambeth tại RAND với chuyên môn về sử dụng không quân chiến đấu trong tác chiến đã cho ông cơ hội bay trên nhiều loại máy bay phản lực với các tính năng bay-chiến thuật tuyệt vời. Tại Farnborough, ông đã gặp gỡ phi công thử nghiệm trưởng của Viện thiết kế Mikoyan, ông Valery Menitsky, người đi cùng đội phi công, kỹ thuật viên và nhân viên bảo dưỡng tại triển lãm phương Tây lớn đầu tiên mà MiG-29 tham gia. Họ đã kết bạn với nhau.

“Trong nhiều năm, tôi đã viết về các máy bay Liên Xô - ông Lambeth nói. - Khi tôi nghe nói MiG-29 sẽ được đưa đến ở Farnborough, tôi đã không thể tin vào chuyện đó. Tôi thậm chí không thể tưởng tượng rằng, tôi đã may mắn như vậy, và tôi có thể bay trên máy bay đó. Việc một người làm việc trong CIA có cơ hội bay lên bầu trời trên một máy bay tiêm kích sơn ngôi sao đỏ của Liên Xô là một sự kiện kịch tính của chiến tranh lạnh”. Ông Lambeth đã nói với Menitsky rằng, ông rất muốn bay trêng một chiếc MiG-29. “Ông ấy đã không ngã khỏi ghế vì bật cười mà nói rằng, có lẽ có thể làm được việc đó”. Ông Lambeth đã chọn đúng thời điểm: nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev mới đây đã bắt đầu tiến hành chính sách glasnost (công khai, cởi mở), và do Liên Xô hy vọng sẽ bán được tiêm kích mới cho các nước khác, nên họ đã sẵn sàng bằng mọi cách để thể hiện các khả năng và tính năng của nó.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mig29-4.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhìn thấy một máy bay thật sự chứ không phải là xem ảnh như Hoffren đã làm ở Phần Lan đem lại nhiều thông tin hơn nhiều; nhưng chỉ có thể hiểu biết máy bay một cách thực sự khi bay trên nó. Và vào tháng 12/1989, Lambeth đã có cơ hội đó. Ngày 15/12, tại căn cứ ở Kubinka, Nga, trong điều kiện thời tiết khó chịu, ông đã trở thành nhà phân tích phương Tây đầu tiên bay trên MiG-29, và cũng là người phương Tây đầu tiên sau Thế chiến II được mời bay trong không phận Liên Xô trên một máy bay chiến đấu (viên phi công tiêm kích Canada từng bay MiG vào tháng 8/1989 tại triển lãm hàng không ở Abbotsford).

Hai năm sau lần ra mắt của MiG-29 tại Kuopio-Rissala, Liên Xô đã trưng bày máy bay này tại triển lãm hàng không Farnborough ở Anh, và tại triển lãm hàng không Paris vào năm 1989. Hồi đó, Lambeth là nhà phân tích cao cấp tại trung tâm nghiên cứu RAND. Trước đó, ông làm chuyên gia về vũ khí trang bị Liên Xô trong CIA, cũng như là một phi công dân sự. Công việc của Lambeth tại RAND với chuyên môn về sử dụng không quân chiến đấu trong tác chiến đã cho ông cơ hội bay trên nhiều loại máy bay phản lực với các tính năng bay-chiến thuật tuyệt vời. Tại Farnborough, ông đã gặp gỡ phi công thử nghiệm trưởng của Viện thiết kế Mikoyan, ông Valery Menitsky, người đi cùng đội phi công, kỹ thuật viên và nhân viên bảo dưỡng tại triển lãm phương Tây lớn đầu tiên mà MiG-29 tham gia. Họ đã kết bạn với nhau.

“Trong nhiều năm, tôi đã viết về các máy bay Liên Xô - ông Lambeth nói. - Khi tôi nghe nói MiG-29 sẽ được đưa đến ở Farnborough, tôi đã không thể tin vào chuyện đó. Tôi thậm chí không thể tưởng tượng rằng, tôi đã may mắn như vậy, và tôi có thể bay trên máy bay đó. Việc một người làm việc trong CIA có cơ hội bay lên bầu trời trên một máy bay tiêm kích sơn ngôi sao đỏ của Liên Xô là một sự kiện kịch tính của chiến tranh lạnh”. Ông Lambeth đã nói với Menitsky rằng, ông rất muốn bay trêng một chiếc MiG-29. “Ông ấy đã không ngã khỏi ghế vì bật cười mà nói rằng, có lẽ có thể làm được việc đó”. Ông Lambeth đã chọn đúng thời điểm: nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev mới đây đã bắt đầu tiến hành chính sách glasnost (công khai, cởi mở), và do Liên Xô hy vọng sẽ bán được tiêm kích mới cho các nước khác, nên họ đã sẵn sàng bằng mọi cách để thể hiện các khả năng và tính năng của nó.

Thời tiết tại Kubinka trong mùa đông đó là kinh sợ, vì vậy trước khi bay trên chiếc MiG-29UB, ông Menitsky ngồi ghế trước và còn Lambeth leo lên ghế sau. Chuyến bay trù tính thực hiện một loạt các thao tác cơ động mà Lambeth mấy tuần trước đó đã thực hiện trên một máy bay F-15 của Không quân vệ binh quốc gia tại căn cứ không quân Hickam, Honolulu. Báo cáo của Lambeth cho RAND được công bố vào năm 1990 đã trở thành bản phân tích không bí mật đầu tiên về một máy bay chiến đấu trước đây là bí ẩn. Ông Lambeth nhấn mạnh rằng, ông không hề qua đào tạo làm phi công thử nghiệm hay phi công tiêm kích, nhưng trong báo cáo của mình, ông đã mô tả cặn kẽ các ấn tượng khi bay trong buồng lái MiG-29.

Phương Tây đã nhanh chóng biết rõ tất cả về MiG-29, sau khi có cơ hội trực tiếp khai thác, sử dụng nó. Ba tháng trước chuyến bay của Lambeth ở Kubinka, gần 7.000 người Đông Đức đã đến Hungaria bằng thị thực du lịch và cắm trại ở gần Budapest. Ngày 10/9/1989, Hungaria đã chính thức mở cửa biên giới của mình với với Áo để tạo cơ hội cho người tị nạn sang Tây Đức. Vào năm 1990, Đức đã tái thống nhất, và một ngày ngày sau lễ Giáng sinh năm 1991, Liên Xô đã chấm dứt tồn tại.

MiG-29 đã là máy bay chiến đấu duy nhất trong quân đội Đông Đức mà chính phủ nước Đức thống nhất đã giữ lại trong biên chế không quân. “Người Đức đã có một đóng góp vô giá - nhà nghiên cứu lịch sử của Trung tâm tình báo không quân và vũ trụ Rob Young nói. - Họ đã kể cho chúng tôi về MiG-29 nhiều hơn chúng tôi đã có thể biết ở bất cứ đâu. Theo một chương trình trao đổi, các sĩ quan cấp thiếu tá và trung tá đã đến chỗ chúng tôi. Chuyện cũng giống như với MiG-15 ở chỗ với nó, chúng tôi đã chế tạo các mô hình và tiến hành các thực nghiệm mô phỏng một thời gian dài trước khi có được máy bay này”. Thời chiến tranh Triều Tiên, Trung tâm tình báo kỹ thuật không quân, tiền thân của Trung tâm tình báo không quân và vũ trụ quốc gia ở Wright-Patterson, đã nhận được các bộ phận của chiếc MiG-15 gặp nạn và đã nghiên cứu các mảnh xác máy bay để tìm hiểu càng nhiều càng tốt về các tính năng của chiếc MiG đã làm thay đổi cán cân sức. Các phi công thử nghiệm của Không quân Mỹ đã có thể bay trên một máy bay như vậy sau khi một phi công Bắc Triều Tiên đào thoát vào tháng 9/1953.

Vào năm 1991, CHDC Đức có 29 chiếc MiG-29, bố trí ở Preschen, gần biên giới Ba Lan. Khi “Bức màn sắt” sụp đổ, các phi công và kỹ thuật của Tây Đức bắt đầu tiến hành đánh giá các kẻ thù cũ của mình để cố nghiên cứu xem có thể đưa chúng vào biên chế của Không quân Đức mới hay không. Cuối cùng, họ bắt đầu một chương trình đào tạo, trong đó các phi công của Đông Đức trước đóng vai trò giáo viên.

Những người xuất sắc nhất trong số các trung úy và đại úy trẻ xuất sắc nhất của Tây Đức đã được lựa chọn để huấn luyện chuyển loại sang lái MiG-29. Trong những năm tiếp theo, phi đoàn tiêm kích 73, lúc này đã được chuyển đến căn cứ không quân Laage trên bờ biển Baltic, đã tới tấp nhận được yêu cầu của không quân và hải quân các nước phương Tây có nguyện vọng bay đối luyện chống MiG-29.

Peter Steiniger là phi công tiêm kích của Không quân Tây Đức và đã tốt nghiệp các khóa học danh giá về liên kết đào tạo phi công máy bay phản lực châu Âu-NATO tại căn cứ không quân Sheppard, bang Texas. Trở lại Đức, ông đã bay F-4F, biến thể xuất khẩu của máy bay Con ma (Phantom) huyền thoại của công ty McDonnell Douglas, vốn được sử dụng trong biên chế Không quân Đức cho đến năm 2013. Vào năm 1986, khi còn là một trung úy, ông và các đồng đội đã được cho xem các bức ảnh vệ tinh chụp một máy bay mới đáng gờm của Liên Xô. Tuy nhiên, chưa đầy 5 năm sau khi thống nhất nước Đức, ông đã rơi vào hoàn cảnh siêu thực được tạo ra bởi những dích dắc phức tạp của lịch sử: Stayniger không chỉ trở thành phi công lái MiG-29 được đào tạo tốt, mà còn là sĩ quan phòng tác chiến của Phi đoàn 73 có nhiệm vụ điều phối chương trình trao đổi. “Ví dụ, - ông Stayniger nói - Tôi bố trí một phi công trẻ, hồi hộp và kích động quá mức lái F-16 bay cùng một phi công của Không quân CHDC Đức trước đây. Họ bay lên và thực hiện một vài thao tác cơ bản quen thuộc trong không quân tiêm kích. Chúng tôi đã có hàng trăm phi xuất như thế và hàng ngàn bài học trong thời gian phân tích các chuyến bay với các đồng nghiệp lái máy bay phương Tây, họ đã lắng nghe chúng tôi và xem các băng video của chúng tôi... mà cơ bản là chủ yếu là với sự kinh ngạc”.

Phi công của nhiều loại máy bay địch thủ của MiG-29 đã tự tin thách đấu với chúng tôi và kêu gọi chúng tôi bằng những từ ngữ: “Nào hãy cho chúng tôi xem các anh làm được những gì nào” (trong số các máy bay đó có F-14 Tomcat và F/A-18 Hornet của Hải quân Mỹ), đã phải xấu hổ và nhiều khi nói theo nghĩa bóng là đã bị vỡ mũi ngay sau lần tiếp xúc đầu tiên với MiG-29. “Với kinh nghiệm nhất định, bạn có thể vượt qua bất kỳ máy bay phản lực nào về mặt cơ động, kể cả F-16 và Hornet với các góc tấn lớn - Stayniger cho biết. - Thiết kế tuyệt vời kết hợp với một loại vũ khí hàng không đã biến máy bay này thành một sát thủ đích thực: đó là tên lửa AA-11 Archer (tên của NATO đặt cho R-73)”. Tên lửa này được trang bị hệ tự dẫn hồng ngoại, có tính năng tuyệt vời và tầm bắn xa hơn Sidewinder của Mỹ. “Một ống kính một mắt đơn giản ở phía trước mắt phải đã cho phép tôi trực tiếp dẫn đầu tự dẫn vào mục tiêu ở một góc độ rất lớn”. Khả năng của MiG-29 tự động bám các mục tiêu ngay cả khi mũi máy bay ngược với hướng mục tiêu, đã buộc phải “rất nhiều người phải đổ lệ”, Steiniger nói.

Tuy nhiên, mặc dù MiG-29 thật tuyệt vời trong không chiến, các phi công phương Tây đã sớm phát hiện ra một số nhược điểm của nó. Cựu phi công lái F-16 Mike Jaensch, người từng học ở Trường Vũ khí không quân (Air Force Weapons School) và từng phục vụ trong lực lượng phòng không, và vào năm 1994 đã tái ngũ sau khi bị sa thải khỏi ngành hàng không Mỹ. Thông thạo tiếng Đức, Jaensch đã giành một vị trí trong toán phi công vào năm 1998 đã lên đường đến Laage theo chương trình trao đổi đến một phi đội được biên chế MiG-29. Jaensch đúng là đã phải lòng chiếc máy bay này, sức mạnh và khả năng cơ động của nó, nhưng gặp một số khó khăn nhất định với radar trên khoang và các hệ thống phụ trợ. “Hệ thống quan điểm của Liên Xô là phi công cơ bản là một cơ cấu thừa hành của cần lái, - ông nói. - Máy bay này rất khác nhau với những gì mà chúng ta đã quen. Thiết bị điện tử hàng không ở mức tối thiểu nhất. Hệ thống quan điểm đó cũng có nghĩa là người Liên Xô không cần phải cung cấp thông tin cho phi công”.

Bởi lẽ các hệ thống của MiG không thể truyền cho phi công thông tin về không gian chiến đấu phức tạp, các phi vụ chiến đấu trên máy bay này đã bị cấm. Năm 1998, các lực lượng NATO đã tính cách phái các máy bay MiG từ Laage sang Kosovo, nhưng đã phải từ bỏ ý tưởng này. Các trắc thủ trên các máy bay chỉ huy/báo động sớm AWACS đã phải dành chú ý đặc biệt cho các máy bay MiG. “AWACS cung cấp thông tin 3-6 máy bay đang tuần tra chiến đấu, nhưng đối với chúng tôi, người ta sẽ phải cung cấp thêm thông tin bổ sung - cho biết Jaensch. - Chúng tôi đã quyết định, nói cho cùng, chúng tôi sẽ cản trở chức không phải là giúp đỡ”. Ngoài ra, người Serbia cũng có các máy bay MiG-29, vì thế, việc nhận dạng địch-ta trên không sẽ gặp khó khăn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mig29-5.jpg
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Năm 1996, Fred Clifton là phi công MiG-29 đầu tiên được biệt phái đến Phi đoàn 73 trong khuôn khổ chương trình trao đổi. Tốt nghiệp Trường Vũ khí không quân, từng lái F-16, có hàng ngàn giờ bay trên F-15, F-5 và MiG-29, ông có cách tiếp cận với các tính năng của máy bay Nga một cách tỉnh táo và lạnh lùng như một nhà phân tích. “Đó là máy bay tuyệt vời [về mặt thực hiện các thao tác cơ động cơ bản], - ông nói. - Nhưng trong số 4 tiêm kích mà tôi từng bay, đây là máy bay ngang bướng và khó điều khiển nhất”. Trước khi trở thành phi công lái MiG-29, Clifton nhận được nhiệm vụ giáo viên đầu tiên của mình khi trở thành phi công lái “máy bay địch” và bay tiêm kích F-5 theo chương trình đào tạo chuyên sâu cho các phi công giàu kinh nghiệm, nâng cao các kỹ năng tác chiến chống lại các mối đe dọa đã biết, trong đó có MiG -29.

Khi đến Phi đoàn 73, ông đã có cơ hội hiếm có để có thể kiểm nghiệm một cách phê phán chương trình huấn luyện của các phi công Mỹ. “Tôi đã có cơ hội để xem tôi đã tiến hành đào tạo phi công đúng đắn đến mức nào với tư cách một phi công đối phương, - ông nói. - Nhiều thứ trong số tình báo cung cấp cho chúng tôi được chứng minh là đúng”. Đúng, MiG-29 là máy bay có khả năng chiến đấu cực cao trong không chiến, và khả năng của nó phóng tên lửa ở góc tấn rất lớn so với hướng bay cũng thật ấn tượng (đến năm 2002, Nga đã mất đi lợi thế này về kỹ thuật dẫn đường, ông Fred Clifton cho biết, vì người Mỹ đã nhận vào trang bị tên lửa AIM-9X và hệ thống ngắm gắn trên mũ bay). Nhưng máy bay này có dung tích các thùng nhiên liệu nhỏ, và do đó, có tầm bay ngắn, buồng lái chật chội với nhiều nút và công tắc trên bảng điều khiển, radar chỉ có chất lượng trung bình và các chỉ số thấp về tính vạn năng. Các khả năng của nó đã bị hạn chế bởi việc nó đánh chặn và bắn hạ mục tiêu đối phương ở khoảng cách ngắn so với sân bay của mình. Các phi công của khối phương Đông được dạy phải ngoan ngoãn làm theo chỉ dẫn của các điều phái mặt đất, vì vậy, các hệ thống của MiG-29, kể cả màn hình hiển thị chính diện, cũng không được phát triển đủ tốt, nên các phi công nắm bắt tình hình trên không rất kém.

Phi công hàng không dân sự Doug Russell đã từng tham gia chương trình trao đổi và đã bay trong biên chế của Phi đoàn 73. Đến tận hôm nay, ông vẫn thỉnh thoảng bay trên chiếc MiG-29 đăng ký như một máy bay dân dụng mua từ Kyrgyzstan và thuộc sở hữu của nhà đồng sáng lập hãng Microsoft, ông Paul Allen. Russell đôi khi cũng bay trên những chiếc MiG-29 khác đăng ký tại Illinois, Mỹ. Ông ấy thích chiếc máy bay này, nhưng nói rằng, bay trên MiG-29 cũng giống như kỳ nghỉ cuối tuần ở Vegas: khao khát tràn đầy, nhưng ít đem lại thỏa mãn. “Chúng tôi đã ở trong tình trạng sẵn sàng cao và bay với vũ khí trên khoang, nhưng điều đó đã không đem lại cho chúng tôi điều gì - ông nói về thời gian của mình trong Không quân Đức. - Một chàng trai từ phương Tây rất khó bay trên máy bay này, bởi vì anh ta không có mức độ nắm bắt tình hình xung quanh... Chúng tôi chưa bao giờ được mời nhảy cả”. Russell cho rằng, các nhà phân tích NATO rất quan tâm đến MiG-29 và đòi người Đức tiếp tục bay nó.

Không lâu sau khi đến Phi đoàn 73, Clifton đã hiểu rằng, các nhà phân tích kỹ thuật Mỹ sẽ sớm khám phá ra tất cả các bí mật còn lại của MiG-29. Trong chuyến công tác tới căn cứ không quân Ramstein, ông đã có mặt tại một cuộc họp bí mật, ở đó, người ta nói rằng, Không quân Mỹ sẽ mua các máy bay MiG của Moldavia. Nhiều người cho rằng, các Không quân Mỹ sẽ lập ra một phi đội MiG-29 để chúng tham gia công tác đào tạo phi công với vai trò các máy bay đối phương. Nhưng chỉ có vài chiếc trong số các máy bay mua được là phù hợp để bay. Để đưa số còn lại lên không trung, phải mất nhiều chi phí. Hơn nữa, mặc cả mua bán phụ tùng với Nga là cực kỳ khó chịu. Vì vậy, việc thành lập phi đội “địch” là không thực tế.

Peter Steiniger đã lập một trang web, trên đó ông sốt sắng ghi chép biên niên sử của máy bay MiG-29 của Đức và chia xẻ cảm xúc từ các chuyến bay trên chúng. Có không ít hình ảnh đáng kinh ngạc và những lời khen ngợi đối với MiG-29. Tuy nhiên, Steiniger nói: “Tôi có muốn chiến đấu trên một máy bay như vậy không ư? Không. Nếu bạn bỏ qua một bên tên lửa AA-11 Archer, thì làm việc trong buồng lái phi công là rất nặng nhọc. Việc nắm bắt tình hình bên ngoài tầm nhìn thẳng bị dừng ở một bản đồ”. Nói cách khác, phi công buộc phải cúi đầu, mở bản đồ để xem mình đang ở đâu.

Một số máy bay MiG-29 vẫn tiếp tục được hiện đại hóa: MiG-29 của Ba Lan được l;ắp máy tính bay, thiết bị dẫn đường mới và thậm chí cả máy vô tuyến điện sóng UHF/VHF Rockwell Collins. Nhưng các lực lượng không quân khác, nếu không kể một số ít các nước đồng minh cũ của Liên Xô, sau chiến tranh lạnh đã không vội vàng tìm cách mua MiG-29. “Sau khi sự bức màn sắt sụp đổ, MiG-29 đã bị bỏ mặc cho số phận, - ông Clifton nói. - Hầu như không có các đơn hàng mới từ nước ngoài. Ai mua nó? Không có aicả”. Còn về tính hợp lý của việc nâng cấp máy bay này nhằm biến nó thành một tiêm kích đa năng hiện đại được máy tính hóa, ông Clifton nói: “Hãy mua F-16. Nó kinh tế hơn và tốt hơn”.

Hiện nay, Nga đang chào hàng máy bay MiG mới là MiG-35. Máy bay này có chất lượng cao hơn. “Trong những năm qua, Nga đã cải tiến MiG-29. Họ đã hoàn thiện nó, bổ sung những thay đổi - ông Ben Lambeth cho biết. - MiG-35 cũng tương tự như MiG-29, nhưng nó có nhiều cơ hội hơn nhiều”. Hiện tại, nó mới chỉ thu hút được sự chú ý của một khách hàng tiềm năng là Ấn Độ. Theo thông tin hiện có, MiG-35 sẽ được trang bị cho Không quân Nga vào năm 2016. Nhưng hiện nay, thu hút sự chú ý của các nhà phân tích phương Tây, và có lẽ là của các nhà hoạch định các chương trình huấn luyện ở Trường Vũ khí không quân là máy bay của một viện thiết kế máy bay khác của Nga.

Năm 2010, Nga đã cho cất cánh loại máy bay tương đương với F-22 Raptor. Đây là máy bay của Viện thiết kế Sukhoi và là hậu duệ của Su-27. T-50 là một tiêm kích đa năng với thiết bị điện tử hàng không có thể cạnh tranh với F-22. Nhưng Lambeth lưu ý rằng, dẫu sao nó vẫn tụt hậu 10 năm so với Raptor. “Nhiều người nghi ngờ nó sẽ không thật tàng hình, - ông nói. - Máy bay này có nhiều nét và đặc điểm sẽ khiến nó bại lộ trên màn hình radar”. Nhưng đứng từ xa, rất khó để đánh giá khả năng của T-50 và liệu Nga có tiếp tục phát triển nó hay không. Đây là một bí ẩn mới, và trong tương lai gần, người Nga chắc sẽ không mời ai đó từ phương Tây bay dạo trên máy bay này để giải đáp bí ẩn đó.
 
23/8/12
1.162
3
38
Máy bay cánh cụp cánh xòe

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hai mẫu thử nghiệm của máy bay Dassault Mirage G, chiếc trên có cánh đang cụp và chiếc dưới có cánh đang xòe.

3 chiếc F-111 của Không quân Úc với cánh có góc xòe khác nhau.
Máy bay cánh cụp cánh xòe là dạng máy bay có hai cánh chính có thể xoay để thay đổi góc giữa cánh và thân, tức có thể "xòe ra" hay "cụp vào" được. Điều này giúp cấu hình cánh của máy bay có thể được thay đổi trong quá trình bay.[sup][1][/sup]
Trong khi dạng hình cánh cụp thuận lợi hơn cho việc bay tốc độ cao, thì dạng hình cánh xòe được sử dụng trong những lúc bay chậm hơn[sup][2][/sup], giúp cho máy bay có thể tải nhiều hàng/vũ khí hơn và nâng cao hiệu suất bay. Và với việc có thể thay đổi giữa cánh cụp và cánh xòe, thì người phi công có thể tùy ý lựa chọn cấu hình bay cho tốc độ hiện thời của máy bay.[sup][3][/sup] Cấu hình cánh cụp cánh xòe hữu dụng nhất trong trường hợp máy bay được yêu cầu phải hoạt động tốt ở tốc độ cao lẫn tốc độ thấp, và vì vậy nó chủ yếu được sử dụng trong việc thiết kế máy bay quân sự.[sup][1][/sup] Một ví dụ là loại máy bay chiến đấu chủ yếu bay với tốc độ hạ âm, nhưng bất thình lình tăng tốc độ lên siêu âm khi cần thiết.
Từ năm 1940 đến 1970 đã có nhiều mẫu thử nghiệm lẫn mẫu máy bay sản xuất đại trà được thiết kế theo kiểu cánh cụp cánh xòe[sup][1][/sup]. Thập niên 1960-70 là thời kỳ hoàng kim của máy bay cánh cụp cánh xòe vói nhiều mẫu thử nghiệm cũng như mẫu sản xuất đại trà gặt hái được thành công; hàng nghìn chiếc máy bay đã được sản xuất trong giai đoạn này[sup][4][/sup]. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau đó khi công nghệ điều khiển bay và vật liệu bay đạt được nhiều tiến bộ giúp người ta có thể hiệu chỉnh chi tiết tính chất khí động học và cấu trúc của máy bay, cấu hình cánh cụp cánh xòe không còn cần thiết. Những khó khăn do khối lượng tăng thêm cũng như mức độ phức tạp của kiểu cánh cụp cánh xòe bị cho là khiến tính hữu dụng của thiết kế này bị giảm đi, vì thế nó không được sử dụng trong các mẫu máy bay về sau nữa[sup][1][/sup].
Mục lục
Lịch sử

Ra đời và phát triển

Năm 1931, hãng Westland-Hill cho ra lò một máy bay thử nghiệm mang tên Westland-Hill Pterodactyl IV. Đó là một máy bay không đuôi có hai cánh có thể thay đổi góc xòe ở mức độ nhỏ trong khi bay, giúp cho máy bay có thể đạt độ chúi dọc trong điều kiện không có cánh đuôi ngang.[sup][5][/sup]

Mô hình đồ họa của Me P.1101

Ảnh ghép của Bell X-5 cho thấy các góc cụp-xòe khác nhau của cánh máy bay
Các thử nghiệm về tác động của kiểu cánh cụp cánh xòe cũng được tiến hành sau đó. Mẫu thử nghiệm đầu tiên trong số chúng là Messerschmitt Me P.1101 của Đức Quốc xã, chiếc máy bay này chỉ có thể xòe/cụp cánh khi nó đang ở trên mặt đất. Dự án Me P.1101 chưa kịp hoàn thành thì năm 1945 nước Đức phát xít đã bị đánh bại trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Mẫu P.1001 nhanh chóng được đưa về Mỹ và nghiên cứu bởi hãng Bell Aircraft. Tuy nhiên, do thiếu hụt các tài liệu cần thiết cũng như tình trạng hư hại nặng của mẫu vật, Bell quyết định không hoàn tất dự án P.1101 mà thay vào đó thiết kế một mẫu máy bay tương tự mang tên Bell X-5 với cánh có thể cụp và xòe ngay trong khi đang bay. Tuy nhiên, do nhiều nguyên do, Bell X-5 chỉ dừng ở mức độ thử nghiệm mà không được sản xuất đại trà.
Năm 1949, kỹ sư Anh quốc Barnes Wallis cũng thử nghiệm một số mẫu máy bay có thể "xòe" và "cụp" cánh nhằm nâng cao hiệu suất của các chuyến bay tốc độ siêu âm. Ban đầu là dự án máy bay quân sự "Ngỗng hoang" (Wild Goose), sau đó là dự án "én Vickers" (Vickers Swallow) có thiết kế cánh và thân hòa lẫn với nhau, với dự tính là sẽ có khả năng bay đi và về từ châu Âu tới Úc trong 10 tiếng đồng hồ. Các nguyên mẫu của dự án được thử nghiệm thành công với một mẫu đạt tốc độ Mach 2, tuy nhiên dự án đã chết yểu vì chính phủ Anh cắt tài trợ. Các nỗ lực tìm kiếm nguồn tài trợ từ phía Mỹ cũng không đạt được kết quả gì.[sup][6][/sup] Trước đó, vào năm 1948, kỹ sư hàng không L. E. Baynes cũng được cấp bằng sáng chế số 2.741.44 ở Anh và Mỹ về một thiết kế máy bay siêu âm cánh cụp cánh xòe mang tên là "máy bay tốc độ rất cao với cánh có khả năng xòe cụp ở nhiều dạng khác nhau" (High Speed Aircraft Having Wings With Variable Sweepback - HSAHWWVS). HSAHWWVS đã được thử nghiệm khí động trong hầm gió với kết quả rất khả quan, tuy nhiên, nó cũng chết yểu vì không nhận được tài trợ gì từ chính phủ.
Năm 1952 lại chứng kiến sự ra mắt của một mẫu cánh cụp cánh xòe khác đó là Grumman XF10F Jaguar. Không may cho XF10F là đặc tính phi hành của nó rất kém, cộng với nhược điểm dễ quay ngang một cách khó kiểm soát nên nó không được đưa vào sản xuất.
Kết quả của các dự án cánh cụp cánh xòe cho thấy nhiều tiến triển đáng kể ở cả khả năng bay tốc độ siêu âm cũng như hiệu suất bay, có điều chừng đó không đủ thuyết phục để đưa chúng vào sản xuất đại trà. Nguyên nhân chủ yếu là sự phức tạp cũng như khó khăn của chính thiết kế cánh cụp cánh xòe, và ít ai muốn làm cho máy bay trở nên quá rắc rối trừ phi điều đó trở nên thực sự cần thiết. Trong quá trình phát triển Bell X-5, người ta cũng phát hiện ra một khó khăn cơ bản của cánh cụp cánh xòe: khi cánh máy bay cụp về phía sau, vécto nâng và tâm khí động di chuyển ra sau máy bay, làm cho độ ổn định dọc tăng quá nhiều khiến đuôi máy bay nhổng lên, mũi máy bay chúc xuống đất khi lực nâng máy bay tăng cao. Các nhà thiết kế thử giải quyết vấn đề này bằng cách gắn cánh máy bay trên một thanh ray, để khi cánh máy bay cụp về phía sau thì gốc máy bay sẽ trượt trên thanh ray về phía trước; hệ thống này quả thật giúp cải thiện vấn đề về tâm khí động nhưng nó lại làm tăng khối lượng máy bay và choán quá nhiều chỗ trống. Nói cách khác, tiếp tục phát triển và khắc phục các nhược điểm của kiểu cánh cố định truyền thống là một lựa chọn thu hút nhiều sự chú ý hơn cả.[sup][7][/sup]

Cường kích F-111, máy bay cánh cụp cánh xòe đầu tiên được triển khai.

Tiêm kích-bom F-14.

Cường kích Panavia Tornado.
Tuy nhiên, những phát triển của khoa học kỹ thuật - ví dụ như động cơ - đã hiện thực hóa tham vọng chế tạo một máy bay có thể thỏa mãn các tiêu chí hiệu suất lẫn tốc độ, Đồng thời, vào năm 1952, NASA đã đề xuất phương án đặt giúp giải quyết triệt để vấn đề thay đổi tâm khí động. Trục quay của cánh được dời sang phía ngoài thân máy bay, nằm ngay trên cánh, nói cách khác phần trong của cánh thì gắn cố định với thân và chỉ có phần ngoài là có thể cụp/xòe. Phương án này giúp cho vị trí tâm khí động không thay đổi quá nhiều khi cánh cụp vào/xòe ra.[sup][7][/sup] Viễn cảnh chế tạo thành công máy bay cánh cụp cánh xòe dần trở thành hiện thực, và tưởng cánh cụp cánh xòe lại được phục hưng vào đầu thập niên 1960 như là một biện pháp dung hòa giữa nhu cầu nâng cao tải trọng cánh (do máy bay càng ngày càng nặng hơn) cũng như duy trì hiệu suất cao của quá trình cất cánhhạ cánh. Thiết kế cánh cụp cánh xòe đã được sử dụng trong chương trình chế tạo Máy bay chiến đấu chiến thuật Thử nghiệm (Tactical Fighter Experimental - TFX) với mục tiêu chế tạo một loại máy bay có thể cất cánh trên đường bay ngắn, có thể bay đường dài mà không cần tiếp nhiên liệu và có thể bay tốc độ siêu âm ở độ cao lớn, kết quả là General Dynamics F-111 Aardvark - máy bay cánh cụp cánh xòe đầu tiên được đưa vào hoạt động - đã được sử dụng trong quân đội vào năm 1967.
Việc triển khai F-111 không thuận lợi như mong đợi, các phiên bản đầu tiên của nó gặp phải nhiều trục trặc trong khi vận hành tỉ như hộp số giúp xòe/cụp cánh hay bị nứt, hoặc biên độ ổn định dọc quá lớn (mặc dù đã sử dụng trục quay cánh nằm ngoài thân), tải trọng ở cánh đuôi và lực kéo để giữ máy bay thăng bằng quá lớn, cùng khả năng cơ động kém khi lực nâng lớn. Dù vậy, F-111 đã được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến tranh về sau như Chiến tranh Việt Nam, Chiến tranh Vùng Vịnh và nổi bật hơn cả là trong cuộc không kích Libi năm 1986. Đồng thời, dựa trên những kinh nghiệm từ F-111, hãng Grumman đã thiết kế nên chiếc F-14 "Mèo đực" (Tomcat) - loại tiêm kích đánh chặn đắt nhất Hoa Kỳ - sử dụng chủ yếu trên các tài sân bay của Hải quân. So với F-111, F-14 có trục quay cánh nằm xa thân hơn và được lắp thêm hai cánh phụ ở gần mũi máy bay, giúp cho khả năng thăng bằng và cơ động của nó tăng lên đáng kể, làm giảm rất nhiều tải trọng ở đuôi và lực kéo và nâng cao hiệu suất nâng máy bay. Việc cụp-xòe cánh cũng có thể được thực hiện tự động tùy theo tốc độ của máy bay.[sup][4][/sup][sup][7][/sup][sup][8][/sup][sup][9][/sup] Thiết kế cánh cụp cánh xòe cũng được sử dụng bởi Rockwell trong chương trình Máy bay ném bom chiến lược có người lái tiên tiến (Advanced Manned Strategic Bomber - AMSA) và kết quả là máy bay ném bom B-1 Lancer với kỳ vọng là tích hợp khả năng bay đường dài với hiệu suất cao cũng như khả năng bay tốc độ siêu thanh khi thâm nhập vào phòng tuyến đối phương ở cao độ thấp.
Người Anh cũng hợp tác với Pháp bắt đầu một dự án cánh cụp cánh xòe sau khi dự án TSR-2 bị hủy bỏ, mang tên Máy bay Hình dạng cánh có thể thay đổi của Anh và Pháp (Anglo-French Variable Geometry aircraft - AFVG). Tuy nhiên, về sau Pháp rút khỏi dự án và Anh buộc phải tìm kiếm các đối tác mới để có thể tiếp tục kế hoạch phát triển máy bay cánh cụp cánh xòe. Cuối cùng, các nỗ lực này đã cho ra lò cường kích Panavia Tornado[sup][10][/sup], sản phẩm hợp tác của ba quốc gia Anh, Đức và Ý. Về phía mình, người Pháp tự phát triển một mẫu cánh cụp cánh xòe riêng mang tên Dassault Mirage G, có điểu dự án Mirage G đã bị hủy bỏ vào năm 1970[sup][11][/sup].

Sukhoi Su-17, máy bay cánh cụp cánh xòe đầu tiên của Liên Xô.

Sukhoi Su-24

Mikoyan MiG-23

Tupolev Tu-160

Tupolev Tu-22M3
Những yêu cầu tương tự như vậy cũng khiến Viện khí thủy động lực Trung ương Liên Xô (TsAGI) nghiên cứu và phát triển các loại máy bay cánh cụp cánh xòe. Thiết kế cánh cụp cánh xòe cũng được xem như là một biện pháp thay thế cho hệ thống động cơ phản lực cất cánh thẳng đứng lúc đó vẫn còn quá nhiều trục trặc phải giải quyết[sup][12][/sup]. Kết quả nghiên cứu cho ra hai kiểu cấu hình cánh khác nhau, trong đó một kiểu có khoảng cách giữa hai trục xoay của cánh tương đối rộng, còn kiểu kia có khoảng cách hẹp hơn. Kiểu hình với khoảng cách rộng sẽ giúp giảm thiểu các tác động có hại của việc cụp/xòe cánh lên máy bay, cũng như cung cấp một khoảng không gian rộng ở hai cánh dành cho việc bố trí bánh đáp và mấu treo vũ khí. Ngoài ra, kiểu hình cánh rộng tỏ ra thuận lợi hơn trong việc tích hợp vào các thiết kế máy bay sẵn có của Liên Xô lúc đó. Ví dụ như máy bay cánh cụp cánh xòe Su-17 được thiết kế dựa trên cấu trúc của máy bay cánh cố định Su-7, với trục xoay nằm ở giữa cánh, nửa trong cánh gắn cố định còn nửa ngoài thì có thể "cụp và xòe"; tất cả những điều này giúp Sukhoi giữ được chỗ trống trên cánh để lắp bánh đáp và điểm treo vũ khí, đơn giản hóa cấu trúc máy bay, giảm thiểu việc di chuyển vị trí của tâm áp so với trọng tâm khi cánh cụp vào/xòe ra, và ít tốn kém hơn so với việc thiết kế một máy bay hoàn toàn mới[sup][7][/sup][sup][13][/sup]. Su-17 là loại máy bay cánh cụp cánh xòe đầu tiên của Liên Xô.[sup][14][/sup]
Tuy nhiên, kiểu hình trục xoay khoảng cách rộng lại khiến cho những thuận lợi có được từ yếu tố "cánh cụp cánh xòe" bị giảm thiểu đi rất nhiều. Vì lý do này, TsAGI chuyển sang thiết kế có khoảng cách trục xoay hẹp hơn, và dựa trên đó phát triển các tiêm kích MiG-23 và cường kích Sukhoi Su-24. Các mẫu này được chế tạo vào cuối thập niên 1960 và chính thức được sử dụng vào đầu thập niên 1970. MiG-23 và Su-24 có hình dạng tương đối giống so với các máy bay cùng thời của phương Tây, tuy nhiên một số đặc điểm khác biệt về khả năng thăng bằng cho thấy dường như người Xô Viết không muốn mạo hiểm với đặc điểm phi hành mang nhiều rủi ro và cũng không muốn quá dựa dẫm vào hệ thống thăng bằng trên máy bay[sup][7][/sup].
Kiểu hình cánh cụp cánh xòe sau đó cũng được áp dụng lên thiết kế của các máy bay ném bom chiến lược Tu-22M[sup][15][/sup] và "thiên nga trắng" Tu-160[sup][16][/sup], cấu hình này giúp máy bay có thể đạt được các tiêu chí cần thiết về tốc độ (khả năng bay tốc độ siêu âm) lẫn tầm hoạt động (bay đường dài với hiệu suất cao) và khả năng cất cánh đường băng ngắn, những đặc điểm này tỏ ra hấp dẫn đối với các nhà thiết kế máy bay Xô Viết lúc đó[sup][17][/sup][sup][18][/sup]. Tính đến thời điểm hiện tại, Tu-160 là mẫu máy bay cánh cụp cánh xòe mới nhất được chế tạo.
Buổi hoàng hôn của cánh cụp cánh xòe

Vào giữa thập niên 1970, một phi công phục vụ trong Không quân Israel đã làm một cuộc thử nghiệm nhằm so sánh các tính năng của máy bay F-14 trong hải quân Israel và F-15 trong Không quân của nước này. Ông kết luận là F-14 có bề mặt kiểm soát rộng hơn và điều này gây ra những khó khăn cũng như làm gia tăng chi phí bảo trì của máy bay. Trong thời gian đó, vì nhiều lý do, quân đội Israel đã quyết định chọn mua các máy bay F-15 thay cho F-14. Có ý kiến cho rằng những sự kiện này là điềm báo trước "vận đen" của thiết kế cánh cụp cánh xòe và là dấu chỉ cho thấy kiểu cánh cụp cánh xòe sẽ gây ra nhiều rắc rối hơn là lợi ích cho các máy bay sử dụng nó.[sup][4][/sup]
Đến những năm 1980, sự xuống dốc của kiểu hình cánh cụp cánh xòe ngày càng rõ nét hơn khi không có mẫu máy bay mới nào được nghiên cứu và phát triển sử dụng kiểu cánh này. Mẫu máy bay thay thế cho cánh cụp cánh xòe F-14 lại là máy bay cánh cố định F/A-18E, bất chấp việc dùng cánh cố định kích thước nhỏ khiến tầm bay và tải trọng của F-18 ít hơn F-14. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ chế hộp số làm cụp-xòe cánh đã thiết kế trở nên quá phức tạp, gia tăng khối lượng của máy bay và vì thế gây hao tốn nhiều nhiên liệu hơn cũng như làm tăng chi phí bảo trì, sửa chữa. Thực tế cho thấy hiệu suất bay của máy bay cánh cụp cánh xòe thấp hơn máy bay cánh xòe cố định trong điều kiện bay chậm, và cũng thấp hơn máy bay cánh cụp cố định trong điều kiện bay nhanh. Ngoài ra, sự tiến bộ hệ thống điều khiển máy bay trong thập niên 1970 giúp cho phi công có thể dễ dàng duy trì sự thăng bằng cho các thiết kế có độ cân bằng không bền (relaxed stability) và điều đó khắc phục rất nhiều điểm yếu của kiểu cánh cố định. Cân nhắc các điểm mạnh và yếu, các nhà thiết kế kết luận là lợi ích của nó không đáng cho những nhược điểm mà kiểu hình này gây ra.[sup][4][/sup][sup][8][/sup]
Một số mẫu máy bay tiêu biểu

Thí nghiệm

Sản xuất đại trà

 
23/8/12
1.162
3
38
Tiêm kích T-50 có khả năng công - thủ hoàn hảo

(Vũ khí) - Năm 2016, Không quân Nga chính thức nhận tiêm kích T-50. Để thực hiện đúng kế hoạch, Moscow tiếp tục thử nghiệm hệ thống vũ khí đỉnh cao dành cho T-50.

Theo thông tin từ nhà sản xuất tên lửa chiến thuật KTRV (Nga), hiện nay Nga đang tiến hành thử nghiệm cấp nhà nước với siêu tên lửa chống bức xạ Kh-58USHK dành cho tiêm kích tàng hình T-50.
KTRV phát triển siêu tên lửa này dành cho máy bay chiến đấu hàng không tiền tuyến phức tạp trong Dự án PAK FA T-50. Boris Obnosov, giám đốc điều hành KTRV, cho biết: "Nó là một sản phẩm phát triển mới hoàn toàn và không có gì chung so với tên lửa Kh-58 cũ. Tên lửa mới ngắn hơn so với Kh-58 và sử dụng đầu dò thụ động mới tiên tiến hơn. Quá trình kiểm tra đã hoàn tất bao gồm cả thử nghiệm phóng từ tiêm kích T-50".
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tiem-kich-t50-co-kha-nang-cong--thu-hoan-hao_142240861.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa chống bức xạ Kh-58USHK{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Kh-58USHK là tên lửa chống bức xạ, các vây tên lửa có thể gập lại để phù hợp với khoang vũ khí của máy bay. Nó sử dụng một động cơ phản lực mới, tiết kiệm nhiên liệu hơn, cho phép đạt tầm bắn tới 200 km. Nhà sản xuất trang bị cho tên lửa đầu dò thụ động thế hệ mới, cho phép đánh trúng mục tiêu với độ chính xác rất cao.
Ngoài tên lửa Kh-58USHK, tổng công ty tên lửa chiến thuật đang hoàn thiện tên lửa không đối không tầm ngắn R-74M2 cho T-50 trong giai đoạn đầu tiên. Bên cạnh đó, biến thể cao cấp hơn K-MD đang trong giai đoạn phát triển sẽ thay thế R-74M2 trong giai đoạn tiếp theo của dự án.
Để tăng khả năng không chiến, T-50 còn được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử (EW). Tổng Giám đốc tập đoàn Radio-electronye technologies - ông Nikolai Kolesov cho biết: “Hệ thống phòng thủ Himalay đã được sử dụng cho các mẫu T-50 thử nghiệm. Hiện chúng tôi đang tiếp tục thử nghiệm chúng”.
Hệ thống phòng không độc nhất vô nhị này giúp tăng cường khả năng đánh chặn của máy bay cũng như hỗ trợ hệ thống kiếm soát tín hiệu của kẻ thù. Tuy nhiên, hệ thống này không gắn vào máy bay như một module riêng rẽ giống như các hệ thống chiến tranh điện tử trước mà tích hợp với máy bay.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tiem-kich-t50-co-kha-nang-cong--thu-hoan-hao_142241112.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tiêm kích Sukhoi T-50{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các ăng-ten của Himalay được bố trí ở thân và cánh, cùng các thiết bị điện tử khác, tạo ra “lớp vỏ thông minh” cho tiêm kích tương lai. Ông Kolesov giải thích: “Chúng tôi không chế tạo blok riêng rẽ, mà bố trí thiết bị điện tử tại nhiều phần của máy bay”.
Hệ thống EW đặc biệt này không chỉ làm tăng khả năng khó phát hiện cũng như khả năng sống sót của máy bay trong giao chiến, mà còn vô hiệu hóa đáng kể công nghệ tàng hình của máy bay kẻ địch. Hệ thống cũng giúp giảm trọng lượng của T-50. Ngoài T-50, dự kiến Himalay sẽ được lắp cho các máy bay không người lái thế hệ thứ 6.
 
23/8/12
1.162
3
38
Những sự kiện liên quan đến Không quân Nga thời gian qua

(Bình luận quân sự) - Thời gian gần đây, Không quân tầm xa Nga tăng cường hoạt động khiến Mỹ và NATO quan ngại. Sau đây là mấy vụ điển hình:

Ngày 18/11/2014, radar Canada phát hiện 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược Nga Tu-95 bay cách biên giới Canada từ 50 đến 100 km. Các máy bay tiêm kích CF-18 Hornet của Canada được lệnh cất cánh để chặn (đúng hơn là giám sát vì máy bay Nga không vi phạm không phận Canada) các máy bay này. Sau khi CF-18tiếpcậnTu-95, 2 chiếc Tu-95 đã bay vòng ra biển.
Trước đó, ngày 20/9/2014, Bộ Tư lệnh phòng thủ không gian- vũ trụ Bắc Mỹ thông báo là các máy bay tiêm kích F-22 của Mỹ đã hai lần xuất kích để chặn 2 chiếc Tu-95, 02 tiêm kích MiG-31 và 02 máy bay tiếp dầu Il-78 của Nga đang bay sát bờ phía bắc và phía tây Alaska.
Theo số liệu của NATO thì trong năm 2014 (đến thời điểm nay), các máy bay của NATO đã xuất kích hơn 100 lần để chặn các máy bay Nga ( gấp 3 lần so với năm 2013).
Phản ứng trước các động thái này của Nga, ngày 13/11/2014, đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ J.Psaki cho rằng: “ Việc Nga tăng cường hoạt động của Không quân tầm xa thời gian gần đây là khó có thể biện minh”.
Nhân các sự kiện này, xin giới thiệu thêm một số thông tin về Không quân tầm xa Nga.
Không quân tầm xa Nga
Cách đây 74 năm, ngày 05/11/1940, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô (Chính phủ) đã ra một nghị quyết tuyệt mật về việc thành lập Không quân ném bom tầm xa trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh Hồng quân (DBA GK – viết tắt tiếng Nga).
Cùng với sự phát triển khoa học- công nghệ và kỹ thuật, binh chủng không quân này của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay đang ngày càng được hoàn thiện và giữ vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh Nga.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image002.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}“Thiên nga trắng” Tu-160{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Thực ra, Không quân ném bom tầm xa của Hồng quân Liên Xô đã có trước Nghị quyết nói trên. Nhưng nó tồn tại với các tên gọi và mô hình tổ chức khác. Từ năm1936, tất cả các máy bay ném bom hạng nặng đã được biên chế thành một tập đoàn quân mang tên Tập đoàn quân đặc nhiệm dự bị của Bộ Tổng tư lệnh (viết tắt tiếng Nga AON).
AON của Hồng quân là liên binh đoàn chiến lược đầu tiên lớn nhất trên thế giới lúc đó và có các chức năng sau: 1/ giải quyết các nhiệm vụ chiến lược bằng lực lượng không quân; 2/ tiến hành các chiến dịch đường không độc lập và 3/ huấn luyện chiến dịch và chiến thuật cho phi công của các binh chủng khác trong Không quân Hồng quân.
Một thời gian sau đó, có thêm 02 tập đoàn quân tương tự nữa được thành lập. Trong biên chế tổ chức của mỗi tập đoàn quân có 02 lữ đoàn máy bay ném bom hạng nặng, một lữ đoàn máy bay ném bom tốc độ cao và 01 lữ đoàn không quân tiêm kích. Tống số máy bay của mỗi tập đoàn quân là 250 chiếc.
Tuy nhiên, kinh nghiệm cuộc chiến tranh với Phần Lan năm 1939 cho thấy mô hình tổ chức như trên hoạt động kém hiệu quả và cần phải thay thế bằng một cơ cấu tổ chức khác. Ngày 05/11/1940, Binh chủng không quân ném bom tầm xa chính thức được thành lập như đã nói ở trên.
Binh chủng này được biên chế 05 quân đoàn không quân, 03 sư đoàn không quân độc lập và 01 trung đoàn không quân độc lập. Tổng số có 1.500 máy bay với 3 kiểu chính là – TB-3 ( Tupolev), TB-7 ( Petliakov-Tupolev) và DB-3 ( Iliushin).
Đây là các kiểu máy bay rất hiện đại vào thời điểm đó và mỗi kiểu đều có ưu điểm riêng, nhưng chắc chắn máý bay ném bom TB-7 ( hay còn gọi là Pe – 8) của nhóm công trình sư Phòng thiết kế -thử nghiệm Tupolev do V.M.Petliakov đứng đầu là tốt nhất trong số đó. Đặc biệt, nó không chỉ tôt nhất đối với Không quân Liên Xô: một loạt tham số của nó vượt trội so với các máy bay hàng đầu cùng lớp của nước ngoài thời kỳ đó.
Ở độ cao lớn, TB-7 bốn động cơ có thể đạt tốc độ 450km/h và mang được 5.000 kg bom. Trần bay thực tế là 9.500 m, tức là ở độ cao mà các máy bay tiêm kích thời kỳ đó (đầu những năm 40) không thể với tới. Không những thế, TB-7 còn được trang bị các loại vũ khí tự bảo vệ rất hiệu quả gồm 2 pháo 20 ly và 04 súng máy.
Với vũ khí như vậy, TB-7 có thể xuất kích tác chiến mà không cần các máy bay tiêm kích yểm hộ. Cự ly bay của TB-7 là 3.500 km, nếu thêm các thùng dầu phụ thì con số trên sẽ là tới 6.000 km.
Nói chung, TB-7 lúc đó chiếm ưu thế tuyệt đối trên không. Không phải ngẫu nhiên mà vào năm 1942, V.Molotov (Bộ trưởng ngoại giao Liên Xô lúc đó) đã bay từ Matxcova đến London bằng TB-7 an toàn bất chấp hệ thống hỏa lực mặt đất dày đặc và các máy bay tiêm kích Đức.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image004.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Ảnh: Máy bay ném bom hạng nặng bốn động cơ tầm xa Pe-8 ( TB-7) / Ảnh phục chế: A.Sergev-Vasiliev/RIA Novosti{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Phát triển
Không quân ném bom hạng nặng đã nhiều lần đổi tên và thay đổi cấp chỉ huy trực tiếp. Năm 1942, Không quân ném bom hạng nặng được đổi tên thành Không quân hoạt động tầm xa (ADD – viết tắt tiếng Nga ) và trực thuộc Hành dinh Tổng tư lệnh tối cao.
Đến thời điểm đó, trong trang bị của ADD có 3.000 máy bay. Lực lượng nòng cốt là các máy bay ném bom hai động cơ Il-4. Từ năm 1942 đến năm 1944 đã có hơn 6.000 Il-4 được xuất xưởng. Đấy chính là biến thể hiện đại hóa sâu của DB-3 với cự ly bay lên đến 3.800 km và trần bay thực tế được nâng lên đến 8.900 m.
Mặc dù khối lượng bom mang được ít hơn 2 lần so với TB-7 ( 2.500 kg) nhưng giá thành sản xuất mỗi chiếc Il-4 thấp hơn nhiều so với TB-7. Chính vì thế mà IL-4 là kiểu máy bay được sản xuất nhiều nhất. Việc khai thác sử dụng Il-4 cũng đơn giản hơn nhiều, tổ bay chí có 4 người ( so với 8 người của TB-7) .
Từ năm 1944 đến nay, Không quân hoạt động tầm xa được gọi là Không quân tầm xa và nằm trong thành phần Quân chủng Không quân Nga, chịu sự chỉ huy trực tiếp của Tổng tư lệnh Không quân.
Trong giai đoạn sau chiến tranh, Không quân tầm xa được trang bị rất nhiều kiểu máy bay ném bom mới. Có kiểu trực chiến dưới 10 năm, có kiểu lâu hơn. Đặc biệt , có 02 kiểu máy bay do Phòng thiết kế- thử nghiệm Tupolev thiết kế đến nay vẫn đang trực chiến.
Trong số các máy bay ném bom được trang bị trong những năm đó, máy bay 3M của Phòng thiết kế- thử nghiệm Miasishev thiết kế để lại một dấu ấn đặc biệt vì nó đã có mặt trong trang bị đến 38 năm (từ 1956 đến 1994 ). Đấy là loại máy bay ném bom phản lực có thể mang tới 18 tấn bom và tên lửa. Dù mang một khối lượng vũ khí lớn như vậy nhưng cự ly bay của nó đạt gần 15.000 km.
Còn Tu-95 ( Phòng thiết kế-thử nghiệm Tupolev), xuất xưởng trước máy bay ném bom của Miasishev 2 năm, đến bây giờ vẫn đang trực chiến và “ tuổi” của Tu-95 đã vượt ngưỡng 60. Thực ra, kiểu máy bay này thường xuyên được hiện đại hóa, các trang thiết bị điện tử và động cơ đã được nhiều lần thay mới.
Năm 1987, Không quân tầm xa được trang bị máy bay ném bom chiến lược đa năng mới Tu-160, được các phi công gọi là “ Thiên nga trắng”. Cho đến thời điểm hiện tại, Tu-160 vẫn là chiếc máy bay ném bom siêu âm lớn nhất, mạnh nhất trong lịch sử hàng không quân sự.
Nó cũng là kiểu máy bay chiến đấu nặng nhất trên thế giới – có trọng lượng cất cánh tối đa lớn nhất ( 275 tấn) và mang khối lượng bom – tên lửa lớn nhất ( 45 tấn). Năm 2010, Tu-160MS đã lập một kỷ lục mới : bay tuần tiễu liên tục 42 tiếng trên vùng biển Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, nó cũng đạt trần bay kỷ lục (22.000 m), còn tốc độ chỉ kém duy nhất một loại máy bay ném bom khác là B-1A của Mỹ ( 2.230 km/h so với 2.300 km/h của B-1A). Nhưng nếu tính đến số lượng thì Không quân chiến lược Mỹ chỉ có trong trang bị 04 chiếc B-1A (còn phần lớn là B-1B,- B-1B với tốc độ tối đa là 1.330 km/h) trong khi Không quân Nga có trong biên chế tới 16 chiếc Tu-160.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image006.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Trên ảnh : Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 ( bên trái) và Tu-95 (bên phải) / Ảnh: M.Lystseva/TASS{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
So sánh không quân tầm xa Nga- Mỹ
(
chỉ so sánh các máy bay , không tính đến đặc điểm bố trí sân bay của hai bên)
Hiện nay, chỉ 3 nước có máy bay ném bom chiến lược là Nga, Mỹ và Trung Quốc ( tuy nhiên, các máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc là bản sao các máy bay ném bom Tu-16 mà Nga đã đưa ra khỏi trang bị ). Không quân chiến lược Mỹ có các máy bay ném bom từ thời chiến tranh lạnh : B-52 , B-2 và B-1B.
Không quân tầm xa Nga có các máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3, Tu-95 và Tu-160. Tu- 95 và Tu-160 có chức năng tiến hành các đòn tấn công hạt nhân bằng tên lửa có cánh các mục tiêu ở cự ly từ 5.000 km trở lên , còn Тu-22М3 có nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu ở cự ly 2000-4000 Km bằng tên lửa và bom”.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image007.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Máy bay ném bom Tu-95MS đang cất cánh tại một căn cứ không quân Nga . Ảnh: D.Rogulin/TASS{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nếu so sánh về số lượng thì rõ ràng Không quân tầm xa Nga kém Không quân chiến lược Mỹ Mỹ gần 1,5 lần : 89 chiếc / 132 chiếc.
Nếu so sánh về chất lượng và một số tham số khác của các máy bay ném bom hai bên, ta sẽ thấy: Gần một nửa máy bay ném bom chiến lược của Mỹ là các máy bay đã cũ được sản xuất từ sau Chiến tranh thế giói lần thứ hai- B-52 trong khi tỷ lệ Tu-95 (cùng lớp với B-52) – chỉ chiếm không đến 20% tổng số máy bay ném bom của Không quân tầm xa Nga.
Cả hai kiểu máy bay này (B-52 và Tu-95 ) đều đã có tuổi gần ( hoặc hơn) nửa thế kỷ, mặc dù thường xuyên được hiện đại hóa. Mỹ dự tính sẽ tiến hành thay thế B-52 không sớm hơn năm 2040 . Còn đối với Tu-95, Nga dự tính đến giữa những năm 20 sẽ thay chúng bằng các máy bay mới PAK DA do Phòng thiết kế- thử nghiệm Tupolev thiết kế.
Mọi thông tin về công tác thiết kế kiểu máy bay mới này ( để thay thế Tu-95 ) được giữ tuyệt mật. Chỉ biết rằng, đấy là máy bay tốc độ cận âm ứng dụng công nghệ “ Stealth” và được trang bị vũ khí tên lửa thế hệ mới (chưa dược thử nghiệm). Vũ khí cho loại máy bay ném bom mới này sẽ do Tập đoàn “ Vũ khí tên lửa chiến thuật” nổi tiếng chịu trách nhiệm thiết kế.
Kiểu máy bay có số lượng nhiều nhất ( chiếm 70%) của Không quân tầm xa Nga là máy bay ném bom tầm xa siêu âm ( tốc độ hơn 2M) Tu-22M3. Đối thủ của Tu-22 M là B-1B thua nó về tốc độ ( 1,25M) và không phải là máy bay mang vũ khí hạt nhân ( theo Hiệp định START-3).
Kiểu máy bay ném bom hiện đại nhất của Mỹ là B-2 “Spirit” do Tập đoàn Northrop chế tạo. Do B-2 “ Spirit “ rất đắt tiền ( hơn 2 tỷ đô la/ chiếc ), nên đến nay mới xuất xưởng 21 chiếc. Sau hơn 20 năm khai thác, 2 chiếc B-2 đã gặp nạn. Uu điểm quan trọng nhất của B-2 là khả năng tàng hình.
Đồng thời, B-2 cũng mang được một khối lượng bom- tên lửa đáng kể - lên tới 27 tấn. Nhưng so với Tu-160 , vẫn ít hơn tới gần 2 lần ( Tu-160 là 45 tấn). Còn về tất cả các tham số khác (trừ khả năng tàng hình), B-2 thua Tu -160.
Cũng cần so sánh vũ khí của các máy bay ném bom tầm xa Nga và Mỹ. Loại vũ khí hiện đại nhất của Không quân tầm xa Nga là tên lửa có cánh KH-102 mang đầu đạn hạt nhân có tầm bắn 5.500 km.
Còn tên lửa AMG-129ACM của Mỹ có tầm bắn kém hơn – 3.700 km. Sai số của AMG-129ACM cũng gấp 3 lần KH-102 , mà cụ thể là từ 30 đến 90 m so với 10 m của KH-102.
Tin mới
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
clip_image009.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}“Thiên nga trắng” cải tiến trong lần thử nghiệm ngày 16/11/2014 .Ảnh: “Bình luận quân sự” ( Nga) ngày 19/11/2014{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngày 16/11/2014, Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 mới cải tiến đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kéo dài 2 giờ 40 phút. Tu-160 cải tiến được thay mới gần như toàn bộ trang thiết bị dẫn đường và radar. Dự kiến đến năm 2020, sẽ có hơn 10 chiếc Tu-160 mới này được đưa vào trang bị cho Không quân tầm xa Nga.
Phản ứng trước tuyên bố của J.Psaki ngày 13/11, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu cho biết là: “ Trong tình thế hiện nay, chúng tôi buộc phải đảm bảo sự hiện diện quân sự ở phần phía Tây của Đại Tây Dương, phần phía Đông của Thái Bình Dương, trên vùng biển Vịnh Caribe và Vịnh Mexico.
Ngoài ra, chúng tôi cũng cần phải tiến hành trinh sát từ trên không hoạt động của Lực lượng vũ trang của các quốc gia nước ngoài và các tuyến giao thông đường biển bằng Không quân tầm xa”.
Nói như vậy có nghĩa là các chuyến bay “ gây quan ngại” của Không quân tầm xa Nga vẫn sẽ được tiếp tục, bất chấp những phản ứng của Mỹ và NATO.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tu-160 là lá bài của TT Putin xử lý vấn đề Ukraine?

Cập nhật lúc: 13:30 24/11/2014 (GMT+7)
resizem.png
resizep.png

TIN LIÊN QUAN

Ukraine đã cố hủy diệt siêu cơ Tu-160 như thế nào?
Tiết lộ mới về siêu oanh tạc cơ PAK DA Nga

(Kiến Thức) - Jane's nhận định, oanh tạc cơ nâng cấp Tu-160 có thể trở thành một trong các lá bài của TT Putin nhằm giảm bớt sức ép từ Mỹ-NATO trong vấn đề Ukraine.
Tạp chí Jane's Defence Weekly dẫn lời một kênh truyền hình nhà nước Nga hôm 20/11 cho hay, Quân đội Nga đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với phiên bản nâng cấp của mẫu máy bay ném bom chiến lược Tupolev Tu-160 "Blackjack".​
Theo hãng thống TASS của Nga đưa tin, chuyến bay kéo dài gần 3 tiếng đồng hồ diễn ra vào hôm 16/11 tại trung tâm thử nghiệm máy bay nằm trong tổ hợp công nghiệp hàng không Kazan, phía đông Moscow.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
tu160kienthuc2_lfxh.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Toàn bộ phi đội máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Nga sẽ được hiện đại hóa trước năm 2020.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trước đó, Bộ quốc phòng Nga đã quyết định nâng cấp toàn bộ số máy bay ném bom chiến lược Tu-160. Cụ thể việc nâng cấp tập trung vào việc cải thiện hệ thống radar cùng trang thiết bị điện tử hàng không trên T-160. Hiện tại phía Quân đội Nga vẫn từ chối tiết lộ thêm thông tin chi tiết về gói nâng cấp trên cho giới truyền thông.​
Không quân Nga hiện tại sở hữu khoảng 16 chiếc Tu-160 được sản xuất từ cuối những năm 1980. Thời điểm đó, Tu-160 được xem như một trong những vũ khí then chốt trong lực lượng Không quân Liên Xô nói riêng và lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược của Quân đội Liên Xô nói chung. Đương nhiên, vai trò của Tu-160 hiện nay với quân đội Nga cũng vậy.​
Sau khi tiếp nhận những chiếc Tu-160 từ Không quân Liên Xô, Nga tiếp tục hiện đại hóa hệ thống vũ khí của T-160. Với việc trang bị thêm các tên lửa hành trình có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Kh-555 (AS-15 'Kent'), bên cạnh đó nó cũng được trang bị các loại bom được dẫn đường bằng laser. Không quân Nga tiếp nhận biến thể nâng cấp hệ thống vũ khí đầu tiên của Tu-160 là vào năm 2008.​
Ngoài vấn đề trang bị lại hệ thống vũ khí, các động cơ phản lực của Tu-160 cũng được cho là hoạt động không hiệu quả. Nhưng do thiếu hụt kinh phí nên Không quân Nga đã tạm hoãn chương trình nâng cấp động cơ của Tu-160, mặt khác vẫn duy trì thời gian kết thúc chương trình nâng cấp này vào năm 2020.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
tu160kienthuc3_czvw.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Trong ảnh là một chiếc Tu-160 cùng các tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân Kh-55MS.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong khi các thông số kỹ thuật của hệ thống radar và các trang thiết bị điện tử mới vừa được nâng cấp trên T-160 vẫn chưa được tiết lộ, thì một nguồn tin lại cho rằng nhiều khả năng các hệ thống nâng cấp trên sẽ được tích hợp với hệ thống vũ khí đã được hiện đại hóa trên Tu-160 trước đó.​
Theo đó phiên bản hiện đại hóa toàn diện của mẫu máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của Không quân Nga sẽ bao gồm: trang bị lại hệ thống vũ khí mới; nâng cấp hệ thống radar cũ và hiện đại hóa toàn bộ các trang thiết bị điện tử hàng không.​
Toàn bộ các phi đội máy bay ném bom Tu-160 đều sẽ được Không quân Nga phân bố ở khu vực Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.​
Trong tương lai mẫu máy bay ném bom này sẽ dần được thay thế bằng các máy ném bom chiến lược tàng hình PAK-DA đang được phát triển. Thời gian đưa vào thử nghiệm mẫu thử đầu tiên PAK-DA sẽ là vào năm 2020 và sẽ được trang bị chính thức cho Không quân Nga vào năm 2030.​
Jane’s bình luận
Với khả năng mang theo 40 tấn vũ khí và có thể hoạt động 12.297km liên tục không cần tiếp nhiên liệu với tốc độ tối đa là 1.800km/h. Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 là mối đe dọa thật sự với bất kỳ quốc gia nào trở thành mục tiêu của nó.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td=center}
tu160kienthuc4_mbxk.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Nhiều khả năng Tổng thống Nga Putin sẽ sử dụng lực lượng máy bay ném bom chiến lược của mình để gây sức ép trực tiếp đến Châu Âu. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Rất có thể với sự hiện diện của phiên bản hiện đại của Tu-160 sẽ trở thành một trong những lá bài mà Tổng thống Nga Vladimir Putin có khả năng sử dụng, nhằm giảm bớt sức ép từ phía Mỹ và NATO trong vấn đề Ukraine. Điều này càng thể hiện rõ qua các khu vực mà Tu-160 sẽ được triển khai, và nó như một thông điệp mà Nga muốn gửi tới Phương Tây về quyết tâm của nước này trước mọi cuộc khủng hoảng hiện tại.​
Trong những tháng gần đây, sự xuất hiện của các máy bay ném bom chiến lược Nga gần không phận Châu Âu có chiều hướng gia tăng rõ rệt. Bên cạnh đó Nga cũng tuyên bố về mở rộng các khu vực tuần tra tại Bắc Cực. Tuy nhiên phía Nga cũng phải đối mặt với vấn đề ngân sách để vận hành phi đội máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của mình, đó là còn chưa kể tới việc phải chi ra một khoảng tiền khổng lồ để nâng cấp số máy bay trên.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Argentina nhờ Nga tăng sức mạnh không quân, quyết đấu với Anh

(Bình luận quân sự) - Argentina đang nỗ lực khôi phục sức mạnh của lực lượng không quân để đòi chủ quyền quần đảo Malvinas/Falkland nhưng luôn bị Anh quyết liệt ngăn cản.

Sự sụp đổ của lực lượng không quân hùng mạnh nhất Mỹ Latinh
Trang mạng "War is Boring" đã đăng tải bài viết của tác giả David Axe cho hay, quốc gia từng sở hữu lực lượng không quân hùng mạnh nhất châu Mỹ Latinh một thời là Argentina hiện đang khó khăn hơn bao giờ hết trong việc duy trì phi đội máy bay già cỗi chức đừng nói là mua sắm, hiện đại hóa.
Sức mạnh trên không là cây quyền trượng răn đe cực kỳ hiệu quả đối với bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, tất cả các lực lượng không quân trên thế giới đều nỗ lực nâng cấp các máy bay chiến đấu cũ, đồng thời mua sắm thêm các chiến đấu cơ mới và đầu tư đào tạo đội ngũ phi công hùng hậu và thiện chiến.
Những chủ trương này đều được đặt trong khuôn khổ chiến lược quốc gia và học thuyết không quân mà đôi lúc có thể vô cùng phức tạp, khó hiểu, thậm chí là có thể có những bước đi sai lầm nên cũng không ngạc nhiên là có đôi lúc, nhiều quốc gia thất bại trong việc duy trì sức mạnh trên không.
Argentina - quốc gia từng sở hữu một trong những lực lượng không quân hùng mạnh nhất Mỹ Latinh, giờ đây lại đang có nguy cơ mất đi toàn bộ các máy bay chiến đấu của mình. Tuy nhiên, Argentina lại rất cần các máy bay chiến đấu để bảo vệ chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ lân cận đang có tranh chấp với cả Anh và Chile.
Buenos Aires mong muốn trở thành một cường quốc trong khu vực nhưng hiện đang lực bất tòng tâm trước những khó khăn về kinh tế và sự vây hãm của một số quốc gia “thù địch”. Điều đó khiến cho Argentina rất khó khăn trên con đường tìm lại ánh hào quang của lực lượng không quân hàng đầu trong khu vực.
Trong cuộc chiến tranh Falkland (tiếng Tây Ban Nha: Guerra de las Malvinas) với Anh nổ ra vào năm 1982, Argentina sở hữu một trong những lực lượng không quân mạnh nhất châu Mỹ Latinh, với hơn 400 máy bay chiến đấu, trong đó có hơn 100 chiến đấu cơ khá hiện đại vào thời đó.
Trong 2 tháng giao chiến đẫm máu, mặc dù không quân Argentina đã gây nhiều thiệt hại cho không, hải quân Anh những ngược lại quân Anh đã bắn hạ hoặc tiêu diệt trên mặt đất 1/3 số máy bay chiến đấu của Argentina. Từ đó, lực lượng không quân Argentina bắt đầu xuống cấp.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
argentina-nho-nga-tang-suc-manh-khong-quan-quyet-dau-voi-anh_311819390.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Máy bay chiến đấu Mirage của không quân Argentina​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Argentina và Anh đã giao chiến năm 1982 tại quần đảo Falklands mà Buenos Aires tuyên bố chủ quyền với tên gọi Malvinas (Argentina tuyên bố Anh đã chiếm đóng bất hợp pháp quần đảo). Anh đã tái chiếm quần đảo với nhiều tổn thất, và phải duy trì một lực lượng máy bay, tàu chiến, binh lính tốn kém ở đây.
Thực trạng đáng buồn của không quân Argentina
Tranh chấp này có nguy cơ bùng phát trở lại vài năm gần đây khi bà Tổng thống Argentina là Cristina Kirchener tuyên bố Malvinas là kế hoạch trọng tâm trong nhiệm kỳ của bà. Bởi vậy, nước này đang lên kế hoạch tái khôi phục các máy bay cũ và mua sắm thêm chiến đấu cơ mới.
Trong bài viết trên tạp chí Combat Aircraft, chuyên gia Santiago Rivas cho hay, quân đội Argentina đang gánh hậu quả từ sự thiếu quan tâm và lập kế hoạch không hợp lý của chính phủ. Ngoài ra, nội loạn trên quy mô lớn càng làm Argentina không còn khả năng duy trì và nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu của mình.
Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng, năm 2011, chi tiêu quốc phòng của Argentina chỉ chiếm khoảng 0,0075% GDP, rất khiêm tốn so với mức chi tiêu quốc phòng của hầu hết các quốc gia. Điều đó khiến không quân nước này không còn khả năng nâng cấp máy bay cũ chứ đừng nói là mua sắm mới.
Trên danh nghĩa, Không quân và Hải quân Argentina đang sở hữu khoảng 60 chiến đấu cơ nhưng hầu như toàn bộ đều là máy bay chiến đấu được chế tạo từ những năm 1970, gồm 20 chiếc Mirage, 30 chiếc A-4 Skyhawk và 10 chiếc Super Etendard đã quá già lão.
Theo Rivas đánh giá, trên thực tế không quân Argentina chỉ khoảng 12 chiếc máy bay “còn bay được”. 33 máy bay Skyhawk, chỉ một số ít có thể hoạt động, một nửa trong số đó được sử dụng như nguồn cung cấp phụ tùng thay thế cho các máy bay khác. Hầu hết các tiêm kích Mirage không vận hành được, chỉ còn vài chiếc có khả năng tác chiến.
Tất cả các máy bay Super Etendard đều đang xếp xó. Hải quân Argentina muốn mua lại các máy bay Super Etendard từ Pháp khi Paris cho chúng loại biên và tháo dỡ các máy bay cũ hỏng của mình để lấy phụ tùng nâng cấp các chiến đấu cơ còn đang sử dụng được. Tuy nhiên, sớm nhất là đến năm 2016 kế hoạch này mới được triển khai.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
argentina-nho-nga-tang-suc-manh-khong-quan-quyet-dau-voi-anh_311819328.JPG
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Máy bay chiến đấu A-4 Skyhawk của không quân Argentina​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trong năm 2015, Không quân Argentina có kế hoạch cho nghỉ hưu các tiêm kích Mirage và phục hồi một số máy bay A-4 Skyhawk để thay thế chúng. Tuy nhiên, những chiếc A-4 này cũng sắp hết tuổi thọ hoạt động nên họ phải xúc tiến mua một số loại máy bay mới.
Argentina thậm chí đã xúc tiến kế hoạch mua 24 máy bay chiến đấu Gripen từ dây chuyền lắp ráp mà Brazil đang thiết lập. Thế nhưng, Argentina không có đủ chi phí để tu sửa loạt A-4 từ những năm 1970 thì khó mà tưởng tượng nổi họ sẽ làm cách nào để dành dụm được 1 tỷ USD để mua các chiến đấu cơ Gripen. Hơn nữa, kế hoạch này đang bị Anh ngăn cản quyết liệt.
Trong vài năm tới, không quân Argentina sẽ mất toàn bộ các máy bay chiến đấu của mình. Nước này sẽ gia nhập vào nhóm các quốc gia không có máy bay chiến đấu như Haiti và New Zealand. Tất nhiên, là Argentina không muốn thế, nên họ đang nỗ lực tăng cường sức mạnh trên không của mình.
Không quân Argentina khốn khổ trên con đường tìm lại ánh hào quang
Argentina đang muốn thay thế các máy bay chiến đấu loại Dassault đã già cỗi, nhưng do điều kiện ngân sách hạn hẹp nên họ đã dạm hỏi mua các tiêm kích F-1 Mirage đã qua sử dụng của Không quân Tây Ban Nha để nhanh chóng nâng cao sức mạnh tác chiến cho lực lượng không quân.
Sau một thời gian cân nhắc, cuối năm 2013 Chính phủ Argentina đã quyết định phê chuẩn bản kế hoạch mua sắm lô 20 máy bay chiến đấu Mirage-F.1M cũ của không quân Tây Ban Nha để thay thế loại máy bay cùng dòng nhưng đã già cũ Mirage-3EA/DA hiện đang biên chế trong không quân nước này.
Trước đây, Tây Ban Nha mong muốn sẽ bán lô máy bay cũ Mirage-F.1M từ 12 - 16 chiếc này cho Argentina với giá vẻn vẹn 30 triệu USD. Sau một thời gian đàm phán, cuối cùng 2 bên đã chốt số lượng máy bay ở con số 20 chiếc, vượt quá mong đợi của Tây Ban Nha.
Trong số 16 chiếc có thể bàn giao ngay, 8 chiếc đầu tiên đã chính thức ngừng phục vụ vào cuối tháng 6 năm 2013, tình trạng máy bay vẫn rất tốt, có thể bàn giao bất cứ lúc nào. 8 chiếc khác loại ngũ cách đây vài năm đang được niêm cất trong kho, chỉ 6 tháng sau là Tây Ban Nha có thể khôi phục nó về trạng thái hoạt động bình thường.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
argentina-nho-nga-tang-suc-manh-khong-quan-quyet-dau-voi-anh_311820421.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Argentina dự định mua Jas-39 Gripen qua con đường Brazil nhưng bị Anh ngăn cản​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nếu mua sắm gói máy bay cũ Mirage-F.1M, không quân Argentina sẽ cấp tốc nâng cao được thực lực chiến đấu. Hơn nữa, cũng giống như các máy bay chiến đấu hiện đang sử dụng, Mirage-F.1M có khả tiếp dầu trên không để nâng cao phạm vi hoạt động.
Ngoài ra, nó cũng có thể sử dụng các loại tên lửa chống hạm Exocet và bom điều khiển chính xác giống loại máy bay Mirage-3EA/DA hiện đang biên chế trong không quân nước này. Chuyên gia quân sự Argentina nhận định, nhìn chung, khả năng tương thích và tính cấp thiết của kế hoạch mua sắm Mirage-F.1M là tốt nhất.
Tuy nhiên, thương vụ bán tiêm kích Mirage F.1 thuộc biên chế của Không quân Tây Ban Nha cho Không quân Argentine cuối cùng cũng bị đổ vỡ do áp lực của Anh, quốc gia từng cung cấp nhiều linh kiện cho các máy bay này, mặc dù Argentina đã chuẩn bị đầy đủ tiền.
Theo Infodefensa, London lo ngại là Argentina, quốc gia đã từng xung đột quân sự với Anh trong những năm 1980 xung quanh quần đảo Malvinas, sẽ tiếp cận được công nghệ của Anh, cụ thể là các hệ thống phòng vệ máy bay. Bởi vậy, London đã gây áp lực với Madrid phải hủy bỏ thương vụ này.
Vừa qua, chính phủ Argentina còn quyết định bỏ ra một khoản ngân sách lên tới hàng tỷ USD để mua sắm loại máy bay chiến đấu Jas-39 Gripen của Thụy Điển thông qua nhà sản xuất Brazil. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị Anh ngăn cản dẫn đến thương vụ cũng bất thành.
Bởi vậy, Buenos Aires đã quyết định chấm dứt hoàn toàn các dự định mua sắm máy bay chiến đấu của phương Tây và chuyển hướng sang nhà cung cấp Nga - một đối tác đáng tin cậy và có quan hệ tốt với họ trong thời gian gần đây, nước có thể cung cấp bất cứ loại máy bay chiến đấu nào mà không cần xem xét đến các áp lực của Anh.

Anh ngăn Mirage, chặn Gripen, bất lực nhìn Argentina thuê Su-24 Nga

(Bình luận quân sự) - Anh đã ngăn chặn 2 thương vụ mua sắm chiến đấu cơ của Argentina khiến Buenos Aires quyết định bắt tay với Moscow - đối tác London không thể chi phối.

Anh ngăn Tây Ban Nha bán Mirage, chặn Thụy Điển bán Gripen cho Argentina
Anh đã can thiệp khiến thương vụ bán tiêm kích Mirage-F.1M thuộc biên chế của Không quân Tây Ban Nha cho Không quân Argentine bị đổ vỡ, mặc dù Argentina đã chuẩn bị đầy đủ tiền. Nguyên nhân bởi quốc gia từng cung cấp nhiều linh kiện để sản xuất loại máy bay này.
Theo Infodefensa, London lo ngại là Argentina, quốc gia đã từng xung đột quân sự với Anh trong những năm 1980 xung quanh quần đảo Malvinas, sẽ tiếp cận được công nghệ của Anh, cụ thể là các hệ thống phòng vệ máy bay. Bởi vậy, London đã gây áp lực với Madrid phải hủy bỏ thương vụ này.
Hợp đồng bất thành đã khiến Argentina thiệt hại nhiều hơn giá trị thực của nó bởi tuy giá thành của lô máy bay chiến đấu trên không cao nhưng đầu tư mua sắm các loại trang bị, vũ khí đi kèm bao gồm các loại vũ khí tiến công chính xác có giá rất đắt, từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD/quả.
Để thực sự đưa các máy bay trên vào hoạt động cũng mất một khoản khá lớn trong ngân sách quốc phòng ít ỏi của nước này. Bởi vậy, Buenos Aires đã đình chỉ đàm phán kế hoạch liên hợp chế tạo máy bay chiến đấu hạng nhẹ Arrow-3 (phiên bản xuất khẩu của FC-1 Kiêu Long) với Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô - Trung Quốc.
Việc chấm dứt thương lượng giữa Nhà máy chế tạo máy bay FadeA của Argentina phía Trung Quốc với đã khiến kế hoạch nâng cấp lực lượng không quân của nước này bị chậm lại vài năm. Rất có thể trong thời gian tới, Argentina sẽ nối lại thương vụ này cho kế hoạch tăng cường thực lực không quân trung hạn của mình.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
anh-ngan-mirage-chan-gripen-bat-luc-nhin-argentina-thue-su24-nga_31223671.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Argentina đã quyết định thuê chiến đấu cơ Su-24 Fencer của Nga​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Vừa qua, Chính phủ Argentina đã quyết định bỏ ra một khoản ngân sách lên tới hàng tỷ USD để mua sắm loại máy bay chiến đấu Jas-39 Gripen của Thụy Điển thông qua nhà sản xuất Brazil. Tuy nhiên, kế hoạch này đã một lần nữa bị Anh gây áp lực lên phía Thụy Điển và Brazil dẫn đến thương vụ cũng bất thành.
Tạp chí quốc phòng Mỹ “Defense News” cho biết, vào ngày 21-10 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Argentina là ông Agustin Rossi công bố kế hoạch mua 24 tiêm kích Jas-39 Gripen E của hãng Saab (Thuỵ Điển) nhằm nâng cấp lực lượng không quân quá yếu ớt của nước này.
Thông tin trên của các phương tiện truyền thông Anh về việc Argentina quan tâm mua máy bay mới đã khiến Chính phủ của Thủ tướng David Cameron lo lắng cho lực lượng mình ở tận Nam Mỹ xa xôi và nâng cao cảnh giác, chấn chỉnh và tăng cường công tác bảo vệ quần đảo Falkland.
Một quan chức quốc phòng Anh cho biết, nếu như Argentina muốn “chơi với lửa”, làm căng thẳng thêm tình hình ở khu vực quần đảo Falkland thì Anh sẽ tiếp tục tăng cường máy bay chiến đấu đến hoạt động ở khu vực này. Đồng thời, London quyết định ra tay ngăn chặn thương vụ này.
“Cựu thù” Anh trong trận chiến đẫm máu ở quần đảo Falkland/Malvinas hàng chục năm trước đã sử dụng quyền phủ quyết thương vụ xuất khẩu này. Lý do là hơn 30% thành phần linh kiện của máy bay Gripen do các hãng Anh cung cấp và London không muốn “kẻ thù” sở hữu loại chiến đấu cơ lợi hại này.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
anh-ngan-mirage-chan-gripen-bat-luc-nhin-argentina-thue-su24-nga_31223546.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
30% thành phần linh kiện của máy bay Gripen do các hãng Anh cung cấp​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trước đó, Brazil đã ký hợp đồng mua 36 chiếc Gripen với hãng Saab, bao gồm cả hạng mục chuyển giao công nghệ phiên bản Gripen 2 chỗ ngồi, do hãng Embraer lắp ráp và một phiên bản xuất khẩu sang các nước Nam Mỹ khác, trong đó dự kiến có Argentina.
Năm lần bay lượt bị Anh ngăn cản khiến Argentina quyết định chấm dứt hoàn toàn các dự định mua sắm máy bay chiến đấu của phương Tây và chuyển hướng sang nhà cung cấp Nga - một đối tác đáng tin cậy và có quan hệ tốt với họ trong thời gian gần đây, nước có thể cung cấp bất cứ loại máy bay chiến đấu nào mà không cần xem xét đến các áp lực của Anh.
Nga cho Argentina thuê 12 chiếc Su-24 Fencer
Lực lượng quân đội trên quần đảo Fakland, lãnh thổ hải ngoại xa tít tắp của Vương quốc Anh vừa tuyên bố, hệ thống phòng thủ của họ đang bị đe dọa sau khi có tin Nga cung cấp máy bay chiến đấu cho quân đội Argentina.
Nga đã ký với Argentina một thỏa thuận cho thuê 12 máy bay Sukhoi Su-24 Fencer trong mọi trường hợp xảy ra với quốc gia này, ngược lại Argentina sẽ đảm bảo nguồn cung thịt bò và lúa mì cho người Nga, sau khi nước này hạn chế nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp từ châu Âu và Mỹ.
Các quan chức Bộ Quốc phòng Anh lo sợ việc quân đội Argentina nhận các máy bay chiến đấu hiện đại từ Nga, trước khi Anh kịp triển khai tàu sân bay có lượng giãn nước 65.000 tấn HMS Queen Elizabeth và máy bay chiến đấu F-35B cho lực lượng Hải quân tại khu vực này.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
anh-ngan-mirage-chan-gripen-bat-luc-nhin-argentina-thue-su24-nga_31223937.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Anh còn ngăn cản cả thương vụ Argentina mua máy bay chiến đấu Mirage-F.1M của Tây Ban Nha​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Quần đảo Falklands được Argentina tuyên bố chủ quyền với tên gọi là Las Malvinas, thuộc quyền quản lý thực tế của Anh từ năm 1830. Vào năm 1982, chính quyền Buenos Aires đã tiến hành một cuộc chiến tranh với London nhằm chiếm lại quần đảo, nhưng thất bại sau khi Anh phản công và lấy lại quyền cai trị khu vực này.
Hiện Anh chỉ có vẻn vẹn 1.500 quân đồn trú trên quần đảo Falklands. Lực lượng lục quân ít ỏi này được hỗ trợ bởi 1 tàu chiến hải quân, 4 máy bay RAF Typhoon, tên lửa đất đối không Rapier và các loại súng phòng không cùng với các lực lượng hỗ trợ hỏa lực mặt đất như pháo binh.
Nếu quân đội Argentina sở hữu các chiến đấu cơ mạnh mẽ của Nga sẽ khiến cho Anh yếu thế hơn so với Argentina nếu xảy ra một cuộc chiến tranh tương tự như năm 1982 bởi khoảng cách từ Argentina đến quần đảo này là cực gần so với từ Anh đến.
Janes phân tích, Su-24 với phạm vi tác chiến tối đa khoảng 1000 km, có thể mang tới 8.000 kg vũ khí các loại và hai bình nhiên liệu ngoài có thể tấn công quần đảo Falklands mà không cần tiếp nhiên liệu trên không. Tốc độ siêu âm ở độ cao thấp của nó cũng khiến hệ thống phòng thủ của Anh chỉ có rất ít thời gian để phản ứng.
Không những thế, với 9 giá treo vũ khí, Su-24 có khả năng mang được tất cả các loại vũ khí khủng nhất của Nga như tên lửa không đối không R60/R73, tên lửa không đối đất Kh-58/59, tên lửa không đối hạm Kh-31A, tên lửa chống bức xạ Kh-31P và bom có điều khiển KAB-500KR và KAB-500L.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
anh-ngan-mirage-chan-gripen-bat-luc-nhin-argentina-thue-su24-nga_3122431.JPG
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Quần đảo Falkland/Malvinas nằm rất gần Argentina​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Những vũ khí này và tính năng cơ động của máy bay cùng với khoảng cách rất gần từ Argentina đến quần đảo Malvinas khiến lực lượng không quân nước này hoàn toàn chiếm ưu thế, tạo ra mối đe dọa tiềm năng đối với lực lượng Anh đang đồn trú ở đây.
Nga đã phát triển mối quan hệ thân thiện với Argentina từ năm 2010, khi Moscow ký hợp đồng “lịch sử” đầu tiên với Buenos Aires và chuyển giao 2 máy bay trực thăng chiến đấu Mi17 để phục vụ trong lực lượng không quân quốc gia Argentina.
Thỏa thuận này đã chính thức mở đường cho hoạt động mua bán thiết bị quân sự sau này giữa hai nước và được nâng lên lên một tầm cao mới sau chuyến thăm Argentina của Tổng thống Nga hồi tháng 7 vừa qua, nhân dịp ông Putin đến Mỹ Latin tham dự Hội nghị thượng đỉnh của khối BRICS, tổ chức ở Brazil.
Trong các cuộc hội đàm Tổng thống Putin đã đặt vấn đề trao đổi thiết bị quân sự Nga cho thực phẩm và hàng hóa Argentina. Trước đó, Moscow đã cấm nhập khẩu thực phẩm và hàng hóa từ Mỹ, EU, Na Uy, Australia và Canada nhằm trả đũa các lệnh trừng phạt chống lại Nga với lý do Nga là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Mối quan hệ thân tình với Nga cùng việc năm lần bay lượt bị Anh ngăn cản khiến Argentina quyết định chấm dứt hoàn toàn các dự định mua sắm máy bay chiến đấu của phương Tây và chuyển hướng sang nhà cung cấp Nga - nước có thể cung cấp bất cứ loại máy bay chiến đấu nào mà không cần để ý đến áp lực của Anh.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ thử thành công 'tấm thảm thần' cho tàu sân bay

(Vũ khí) - "Phần mềm này giúp giảm thiểu những lần hủy tín hiệu hạ cánh và bay vòng đi vòng lại, giúp chúng tôi có nhiều thời gian bay thực hơn"

Hải quân Mỹ thử nghiệm thành công một hệ thống phần mềm mới dành cho chiến đấu cơ F-18, giúp máy bay hạ cánh dễ dàng và êm ái trên các tàu sân bay.
Hệ thống được mệnh danh là "tấm thảm thần". Một phi công F-18 được trang bị thảm thần đã hạ cánh xuống tàu sân bay USS George H W Bush an toàn, hãng tin Sputnik dẫn trang web về công nghệ hải quân Mỹ cho hay. Việc thử nghiệm diễn ra hôm 28/4.
"Đây là thử nghiệm đầu tiên với 'thảm thần' trên hàng không mẫu hạm. Phần mềm này giúp giảm thiểu những lần hủy tín hiệu hạ cánh và bay vòng đi vòng lại, giúp chúng tôi có nhiều thời gian bay thực hơn, nâng cao hiệu quả chiến đấu", sĩ quan cấp cao hải quân Mỹ Dan Marzluff cho biết.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-thu-nghiem-thanh-cong-phan-mem-ha-canh-moi-cho-f18_213979.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}'Tấm thảm thần' giúp giảm thiểu những lần hủy tín hiệu hạ cánh và bay vòng đi vòng lại. (Ảnh minh họa){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Các cuộc thử nghiệm trên biển với hệ thống mới đang tiếp tục diễn ra, sau đó sẽ thử nghiệm tiếp với các phương tiện trên đất liền. Công nghệ mới này áp dụng cho các chiến đấu cơ F/A-18E/F Super Hornet và máy bay gây nhiễu điện tử E/A-18G Growler.
Thông thường mỗi khi hạ cánh trên tàu sân bay, phi công phải tính toán tốc độ của cả máy bay và tàu cũng như tác động của thời tiết. "Thảm thần" giúp giảm số lượng các phép tính toán mà phi công phải đưa ra mỗi khi hạ cánh.
Trước đó vào hồi tháng 7/2012, Asd News đưa tin, không quân Mỹ đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của chiến đấu cơ F-35C Lightning II Joint Strike Fighter để đánh giá các đặc điểm khả năng hạ cánh trên tàu sân bay với phần mềm điều khiển bay mới.
Phần mềm có tên Điều khiển Lực nâng Tích hợp Trực tiếp (Integrated Direct Lift Control - IDLC), sẽ dịch các lệnh của phi công vào hệ thống máy tính để điều khiển thay đổi công suất động cơ và điều khiển các chuyển động bề mặt, giúp cải thiện khả năng kiểm soát đường hạ cánh, phi công thử nghiệm, Trung tá Matthew Taylor cho biết.
Việc kiểm soát đường hạ cánh (glide path) một cách chính xác là rất quan trọng để có thể hạ cánh máy bay an toàn trên tàu sân bay như một phi công tập trung giữ được đường lướt hạ cánh (glide slope), góc tấn của máy bay và xếp đội hình trên tàu sân bay.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-thu-nghiem-thanh-cong-phan-mem-ha-canh-moi-cho-f18_216160.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Chiến đấu cơ F-35C hạ cánh xuống tàu sân bay.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
"Việc hạ cánh trên tàu sân bay với yêu cầu của các phi đội máy bay hiện tại đòi hỏi phi công phải thực hiện hàng chục động tác hiệu chỉnh động cơ chính xác", Trung tá Robert Bibeau, người đứng đầu ban thử nghiệm và đánh giá của phi đội bay 23 của Không quân Mỹ nói.
"Phi công cần có kỹ năng, tập trung với cường độ cao như khi chuẩn bị đỡ một quả bóng chày", ông Bibeau nói. Cũng theo Trung tá Bibeau, để có đủ các điều kiện hạ cánh máy bay trên tàu sân bay, một phi công phải hoàn thành khoảng 30 lần hạ cánh thành công trong bài huấn luyện bay ban đầu và sau đó được chuyển đổi sang bay ở phi đội mới.
"Chúng tôi phải bỏ ra một khoảng thời gian khá lớn để có thể đào tạo phi công hạ cánh trên tàu sân bay, đặc biệt là hạ cánh ban đêm", ông Bibeau nói.
"Đề làm được công việc chịu áp lực cao như vậy, phi công cần phải tự điều chỉnh về tinh thần, trí tuệ và khả năng phản xạ. Đây là yêu cầu bắt buộc phi công phải có được", ông Bibeau nói thêm.
 
23/8/12
1.162
3
38
Choáng với các cải tiến mới đỉnh cao của máy bay ném bom tàng hình B-2

Thu Hà | 17/05/2015 17:00



b-2-refuel-whdm-1431849753218-0-0-250-490-crop-1431849789178.jpg

Máy bay ném bom tàng hình B-2.

Chia sẻ:
Không quân Mỹ đang nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc và vũ khí cho máy bay ném bom tàng hình B-2 bằng cách trang bị tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân và chuẩn bị sản xuất thế hệ cải tiến của bom hạt nhân B-61.

Các quan chức Không quân Mỹ đã bắt đầu lên kế hoạch hiện đại hóa toàn bộ máy bay B-2.​
Trong đó bổ sung các vũ khí hạt nhân kỹ thuật số và một số công nghệ mới cho phép phát hiện các tín hiệu từ một vụ nổ hạt nhân, Eric Single - Trưởng phòng Tấn công Toàn cầu thuộc Cục Trang bị Không quân Mỹ cho biết.​
Với giá 2,2 tỷ USD/chiếc, B-2 có thể bay ở độ cao hơn 15 km và mang được khoảng 18 tấn vũ khí.​
Trang bị vũ khí hạt nhân kỹ thuật số thế hệ mới
“Các máy bay B-2 nâng cấp sẽ được trang bị vũ khí hạt nhân kỹ thuật số thế hệ mới B-61 Mod 12 và tăng cường tên lửa hành trình tấn công tầm xa (LRSO)”, một đại diện của Không quân Mỹ cho biết trong cuộc phỏng vấn với Military.com.​
Dự kiến B-61 Mod 12 sẽ được đưa vào sản xuất năm 2017 và hoàn thành năm 2018.​
Tên lửa hành trình tấn công tầm xa LRSO sẽ thay thế tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM) hiện chỉ được trang bị trên máy bay ném bom B-52.​
"Một khoản ngân sách năm 2016 sẽ dành để thúc đẩy chương trình này", nguồn tin trên cho biết.​
B-61 Mod 12 đang được thực hiện với mong muốn tích hợp tính năng của các thế hệ B-61 Mod 3, 4, 7 và 10 vào một thế hệ duy nhất với bộ đuôi dẫn hướng.​
Bộ đuôi sẽ cho phép duy trì vận tốc và tăng sự chính xác. Dự kiến B-61 Mod 12 sẽ được đưa vào sản xuất năm 2017 và hoàn thành năm 2018.​
Tăng khả năng tích hợp bom số
choang-voi-cac-cai-tien-moi-dinh-cao-cua-may-bay-nem-bom-tang-hinh-b2.jpg

Một vài thông số chi tiết của B-2.​
Việc nâng cấp phần mềm sẽ giúp tích hợp B-61 Mod 12 vào máy bay B2, cũng như tăng khả năng lồng ghép các loại vũ khí kỹ thuật số như bom B-61 Mod 12 hoặc LRSO trong tương lai.​
BÀI LIÊN QUAN
Ngoài LRSO, B83, B-61 Mod 12, máy bay B-2 có thể mang B-61 Mod 11 - loại bom có khả năng xuyên rất cao, phá các boongke. Tuy nhiên, tất cả các vũ khí hạt nhân của máy bay B-2 đều được chế tạo để vận hành trong môi trường không có GPS.​
Cùng với kho vũ khí hạt nhân của mình, B-2 còn mang theo một loạt vũ khí thông thường bao gồm tên lửa tấn công dẫn đường chính xác (JSAM) nặng khoảng 900kg, hoặc bom thông minh JDAM nặng hơn 2.000 kg.​
Ngoài ra còn có tên lửa hành trình liên quân ngoài tầm không đối diện JASSM, tên lửa phá hầm ngầm và một số loại vũ khí khác.​
B-2 cũng có thể mang theo một quả bom thông thường nặng gần 14.000 kg, được gọi là "Ordnance Penetrator Massive".​
Nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc được thiết kế cho B-2 cũng đang được cải tiến nhằm có được sự kết nối lớn hơn trong trường hợp nổ bom hạt nhân hay bom xung điện từ (EMP).​
Dự kiến, công nghệ sóng tần số rất thấp/ tần số thấp (VLF/LF) sẽ được áp dụng vào máy bay B-2 trong một vài năm tới, với chi phí lên tới 160 triệu USD.​
Ngoài ra, B-2 sẽ được cải tiến "Hệ thống Kiểm soát Phòng thủ" (DMS) - một máy thu cảnh báo radar giúp phát hiện và báo cáo thông tin về các mối đe dọa.​
Những tiến bộ trong hệ thống phòng không tích hợp khiến cho môi trường hoạt động khó khăn hơn đối với bất cứ loại vũ khí nào.​
Tuy nhiên, công nghệ tàng hình đã tạo ra lợi thế cho B-2 và công nghệ DMS có thể phát hiện ra sự bức xạ từ hệ thống phòng không của đối phương cũng như giúp hiển thị vị trí của chúng.​
Điều này sẽ giúp cho phi hành đoàn tránh được mối đe dọa từ các hệ thống phòng không và có thể thay đổi hướng bay khi cần thiết