Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Top 5 trực thăng tốt nhất thế giới của Nga

(Kienthuc.net.vn) - Với nhưng cái tên nổi bật như Mi-8 hay Mi-24, Nga luôn là một trong những nước có số lượng xuất khẩu trực thăng lớn nhất thế giới hiện nay.
Các mẫu trực thăng do Liên Xô chế tạo trước đây và Nga hiện tại luôn là những mẫu trực thăng tốt nhất được sản xuất với số lượng hàng nghìn chiếc cũng như được trang bị cho lực lượng không quân của nhiều nước trên thế giới.​
Dưới đây là 5 mẫu trực thăng nổi tiếng nhất trong lực lượng không quân Nga:
Quái vật trên bầu trời - Mi-26
Mi-26 là mẫu trực thăng vận tải hạng nặng lớn nhất thế giới do Liên Xô chế tạo, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1977.​
Trực thăng đang trang bị 2 động cơ khổng lồ D-136 cung cấp tổng công suất 17.000 kW cho phép nâng chiếc trực thăng có trọng lượng cất cánh tối đa 56 tấn lên bầu trời, bay với tốc độ 290km, tầm bay 1.920km với trần bay 4.600m.​
Với kích thước khổng lồ của mình Mi-26 có thể mang theo 20 tấn hàng hóa hoặc 90 binh sĩ. Không những vậy, Mi-26 có thể cẩu những kiện hàng to lớn ngoại cỡ khác.​
Điển hình, trong năm 2002, Mi-26 đã cứu hộ thành công một chiếc CH-47 "Chinook" của Quân đội Mỹ bị bắn hạ ở chiến trường Afghanistan và mang chiếc máy bay trên trở về an toàn tại một căn cứ quân sự Mỹ ở Bagram, phía đông nam Afghanistan.​
[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td}
mi_kienthuc_2_yefh.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Trong ảnh là một chiếc Mi-26 đang bay cùng hai chiếc Mi-171. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hiện nay đã có tổng cộng 300 chiếc được chế tạo,phục vụ chủ yếu trong Không quân Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ). Đặc biệt, ở khu vực Đông Nam Á, Lào và Campuchia - sở hữu lực lượng không quân kém nhất khu vực lại đang có những chiếc Mi-26.​
Mi-8 - huyền thoại trên bầu trời Liên Xô
Mi-8 được biết tới như là mẫu trực thăng đa năng thành công nhất do Liên Xô chế tạo với số lượng hơn 17.000 chiếc được sản xuất. Mi-8 giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1967, nó có thể mang theo tối đa 3 tấn hàng hóa hoặc 24 binh sĩ. Tốc độ tối đa của Mi-8 đạt 260km/h với trần bay là 4.500m, phạm vi hoạt động hiệu quả 960km.​
Ngoài ra, Mi-8 còn được biết tới như mẫu trực thăng đa năng nhờ khả năng vũ trang của mình. Nó có thể được trang bị nhiều loại vũ khí tấn công hỗ trợ mặt đất khác nhau như súng máy, rocket 57mm, một số loại bom hạng nhẹ và tên lửa chống tăng. Tổng trọng lượng vũ khí Mi-8 có thể mang theo lên tới 1,5 tấn.​
[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td}
mi_kienthuc_3_azfc.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Trực thăng vận tải Mi-8 của Không quân Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tuy đã xuất hiện hơn 50 năm, nhưng Mi-8 vẫn thể hiện chỗ đứng của mình trong lực lượng không quân các nước trên thế giới với nhiều biến thể khác nhau. Mi-8 có thể thực hiện mọi nhiệm vụ như một máy bay đa năng từ tìm kiếm cứu hộ, hỗ trợ chiến đấu trên không cho đến vận tải đường không và thậm chí đóng vai trò như một máy bay ném bom hạng nhẹ.​
Với những ưu điểm trên Mi-8 xuất hiện hầu hết trong các cuộc xung đột vũ trang trên thế giới như Afghanistan, Chechnya, và Trung Đông. Nó hiện phục vụ và có mặt trong lực lượng vũ trang hơn 50 nước và tương lai gần người ta khó có thể tìm được mẫu trực thăng này. Bằng chứng quan trọng nhất là ngay cả Quân đội Mỹ tại Afghanistan đánh giá Mi-8 cao hơn so với các trực thăng mà họ đang sử dụng, với độ tin cậy cao khi bay dễ sử dụng và đòi hỏi bảo trì thấp khiến nó là lựa chọn hàng đầu cho các hoạt động quân sự của Mỹ ở chiến trường Trung Á này.​
Mi-38: ứng cử viên của tương lai
Mi-38 là hậu duệ của dòng trực thăng huyền thoại Mi-8 và là một trong nhưng mẫu trực thăng tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Cho đến nay ít nhất đã có 3 mẫu thử Mi-38 được chế tạo phục vụ cho quá trình thử nghiệm, thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 2012. Trong tương lai, Mi-38 sẽ là ứng viên thay thế các dòng trực thăng đã lỗi thời của Nga hiện tại như Mi-8 hay Mi-17.​
Điểm khác biệt giữa Mi-38 so với các trực thăng đàn anh của nó là trang bị cánh quạt 6 lá so với cánh quạt 5 lá ở thế hệ cũ. Ngoài ra, việc sử dụng vật liệu composite ở một số bộ phận giúp Mi-38 nhẹ hơn, bên cạnh đó hệ thống điện tử tiên tiến cũng là điểm mạnh của mẫu máy bay đa năng này.​
[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td}
mi_kienthuc_4_amkd.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mẫu thử nghiệm Mi-38.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Được thiết kế để có thể bay trong mọi loại địa hình và thời tiết khác nhau, Mi-38 hứa hẹn sẽ là trực thăng vận tải đa năng trong các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn hay vận tải khác. Còn một vấn đề mà giới phân tích khá quan tâm hiện nay là vẫn cho có thông tin cụ thể về việc phát triển phiên bản vũ trang cho Mi-38 như những gì Liên Xô đã làm với Mi-8 trước đây.​
Nga hiện vẫn chưa có kế hoạch đưa vào sản xuất hàng loạt đối với Mi-38 nhưng vẫn để ngỏ khả năng sẽ đưa mẫu trực thăng này vào sản xuất trong thời điểm thích hợp. Công ty trực thăng Nga hy vọng sẽ xuất khẩu được số lượng lớn Mi-38 ở các thị trường truyền thống vốn đã quen thuộc với việc sử dụng các dòng trực thăng của Mil.​
Bên cạnh đó, Mi-38 hiện là mẫu trực thăng có trần bay cao nhất thế giới, trong một đợt bay thử nghiệm vào năm 2012 nó đã đạt độ cao hơn 8.500m. Theo các phi công, họ còn có thể đạt lên độ cao 9.000m nếu như máy bay không theo hàng hóa để phục vụ quá trình thử nghiệm.​
Xe tăng bay Mi-24
Mi-24 là mẫu trực thăng tiến công mặt đất do Liên Xô chế tạo, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1969 với số lượng sản xuất hơn 2.000 chiếc gồm nhiều phiên bản khác nhau.​
Đây có thể coi là thiết kế có "1-0-2" trong lịch sử phát triển trực thăng chiến đấu của Liên Xô/Nga. Vì khác với các mẫu trực thăng của Mỹ, phương Tây, Mi-24 vừa được vũ trang hạng nặng (súng máy 12,7mm hoặc pháo 23-30mm, rocket, tên lửa chống tăng, bom) để thực hiện nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất (xe tăng, thiết giáp, công sự kiên cố) thì còn có thể chở quân đổ bộ đường không.​
[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td}
mi_kienthuc_5_gubh.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Hai chiếc Mi-24 của Không quân Cộng hòa Séc. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Mi-24 trang bị 2 động cơ tuốc bin Isotov TV3-117 cho tốc độ vào loại nhanh nhất thế giới 335km/h, tầm bay 450km, trần bay 4.900m.​
Trong chiến tranh Afghanistan những năm 1980, Mi-24 đã tham gia các chiến dịch yểm trợ đường không cho Quân đội Liên Xô khá hiệu quả và gây kinh hoàng lớn cho phiến quân.​
Ka-52 - cá sấu trên không
Ka-25 là mẫu trực thăng tấn công hiện đại nhất của Nga hiện nay, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1997. Hiện đã có 65 chiếc Ka-52 được sản xuất và trang bị cho Quân đội Nga.​
Đây cũng được xem là mẫu trực thăng chiến đấu có "1-0-2" trên thế giới, nhưng khác với Mi-24, nó không có khoang chở quân mà bù lại dùng cơ cấu cánh quạt đồng trục (2 cánh quạt xoay ngược chiều nhau), không cần cánh quạt đuôi ổn định giúp đem lại tính cơ động, linh hoạt tuyệt vời. Đặc biệt, đây là trực thăng đầu tiên trên thế giới trang bị ghế phóng khẩn cấp cho phi công.​
[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td}
mi_kienthuc_6_quao.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Ka-52 biểu tượng mới của Không quân Nga. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ka-52 mang theo một số lượng lớn vũ khí bao gồm: một pháo tự động 30mm 2A42 cùng với 460 viên đạn, tên lửa chống tăng dẫn đường AT-16 VIKhR, tên lửa không đối không R-73 hoặc Igla, rocket, bom.​
Máy bay trang bị 2 động cơ VK-2500 cải tiến có công suất 2.400 mã lực cho tốc độ bay đạt 350km/h với trần bay 5.500m, phạm vi hoạt động hiệu quả 520km.

Tiết lộ mới về tham vọng máy bay lai của Liên Xô

(Kienthuc.net.vn) - Trong quá khứ, Liên Xô đã từng nỗ lực tạo ra mẫu máy bay lai tương tự mẫu V-22 Osprey của Mỹ. Tuy nhiên, sự tan rã của liên bang đã khiến kế hoạch này phá sản.
Một mẫu máy bay cánh bằng có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng hay có thể cất hạ cánh ở những khu vực đường băng ngắn, có thể vận chuyển hàng hóa nhân lực một cách nhanh chóng với phạm vi hoạt động không giới hạn, luôn là mục tiêu phát triển của các kỹ sư hàng không trong lĩnh vực quân sự lẫn dân sự của bất kỳ quốc gia nào.​
Liên Xô cũng không phải là một ngoại lệ, tuy sở hữu một số lượng đa dạng các mẫu máy bay vận tải và tấn công, nhưng các kỹ sư quân sự Liên Xô cũng muốn sở hữu một chiếc máy bay có khả năng hoạt động như trên.​
Việc có một mẫu máy bay như trên luôn là giấc mơ của giới tướng lĩnh Nga, với một lãnh thổ rộng lớn, dân cư thưa thớt, hay các vùng lãnh thổ phía bắc xa xôi và những nơi thiếu điều kiện có thể phát triển mạng lưới các sân bay hoặc không thể xây dựng, thì dự án chế tạo một chiếc máy bay như vậy là cần thiết.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
mi30_kienthuc_2_uhsn.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Thủy quân lục chiến Mỹ nhảy dù ra khỏi một chiếc V-22 .{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tuy đã có định nghĩa và hình dung về mẫu máy bay lai giữa máy bay cánh bằng với trực thăng nhưng các kỹ sư Nga vẫn chưa thể thành công trong phát triển thiết kế như vậy. Trong khi đó người Mỹ đã có riêng cho mình mẫu máy bay đáp ứng được điều đó - V-22 Osprey, được chế tạo bởi sự hợp tác giữa hai tập đoàn hàng không Boeing và Bell.​
V-22 là mẫu máy bay vận tải đa năng được Không quân Mỹ ưa thích sử dụng trên chiến trường Afghanistan cũng như nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ giới chính trị gia của Mỹ. Cái giá của nó không hề rẻ chút nào với chi phí hơn 35 tỷ USD cho nghiên cứu và mua sắm 408 chiếc khi mới bắt đầu dự án nhưng hiện nay chi phí trên đã đội lên gấp đôi. Với giá thành của mỗi chiếc V-22 hiện nay là 120 triệu USD và mới chỉ có 160 chiếc được sản xuất.​
Bên cạnh đó Osprey cũng có thành tích bất hảo riêng của mình với hàng loạt sự cố nghiêm trọng liên quan đến vấn đề kỹ thuật khiến hơn 30 người thiệt mạng mặc dù đã trải qua hơn 25 năm phát triển. Lẫn Boeing và Bell cũng đang đau đầu để tìm cách khắc phục các sự cố trên mà không ảnh hưởng đến thông số kỹ thuật của V-22 hiện tại.​
Có thể V-22 là mẫu máy bay lai thành công nhất hiện nay nhưng nó không phải mẫu máy bay đầu tiên. Phiên bản đầu tiên của dòng máy bay trên xuất hiện vào năm 1936 được chế tạo bởi một kỹ sư Liên Xô có tên là Fyodor Kurochkin. Fyodor có cấu tạo và nguyên lý hoạt động gần như tương tự nguyên mẫu V-22 hay phiên bản dân sự của nó là AW609.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
mi30_kienthuc_5_gtwb.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}AW609 được xem như là một phiên bản dân sự thu nhỏ của V-22. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Tiếp theo, sau đó đến năm 1946, một kỹ sư khác của Liên Xô - Alexander Shcherbakov cũng cho ra mắt một thiết kế đầy triển vọng với mẫu máy bay chiến đấu siêu tốc VSI của mình. VSI có thiết kế với một cánh bằng cố định được trang bị 2 động cơ cánh quạt có thể xoay dọc 120 độ cùng với một cánh nâng ở phần đuôi máy bay.​
Thiết kế của VSI vào thời điểm bấy giờ gây khá nhiều ấn tượng cho tướng lĩnh Liên Xô, đó là còn chưa kể tới khả năng chuyên chở 5 tấn tấn hàng hóa với tốc độ 1.500km/h trong phạm vi 1.000km. Đây có thể xem như mẫu thiết kế hàng không nổi bật của Liên Xô sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, các nguyên mẫu của VSI được chế tạo vào năm 1948 nhưng sau khi trải qua hàng loạt thất bại trong quá trình thử nghiệm. Cuối cùng dự án VSI đã bị hoãn lại do thiết kế quá phức tạp.​
Ka-22: mẫu máy bay có tốc độ nhanh nhất
Những năm 1950, cuộc đua giữa các cường quốc trong việc chế tạo máy trực thăng rõ nét hơn bao giờ hết, với hàng loạt thiết kế mới được chế tạo và đưa vào sử dụng. Công nghệ cánh quạt cố định của trực thăng sau thời gian phát triển đã có những bước tiến đáng kể. Mẫu trực thăng Rotodyne của Anh do công ty Fairey chế tạo lập kỷ lục thế giới lúc bấy giờ về tốc độ bay của mình - 307km/h vượt xa so với tốc độ 80km/h của mẫu trực thăng đầu tiên được chế tạo.​
Nhưng một lần nữa lịch sử lại nhắc đến Liên Xô, cường quốc trong ngành công nghiệp hàng không với mẫu trực thăng Ka-22 được chế tạo để có thể vận chuyển các tên lửa đạn đạo chiến thuật với tốc độ đáng kinh ngạc hơn 356km/h.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
mi30_kienthuc_1_rtte.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mẫu thử nghiệm của chiếc Ka-22 do Liên Xô chế tạo. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Ka-22 được thiết kế với thân khá lớn dành cho vận tải trên không, nó được trang bị 2 động cơ với 4 cánh quạt: 2 cánh quạt nâng theo chiều dọc và 2 cánh quạt đẩy theo chiều ngang như máy bay cánh bằng.​
Với thiết kế phức tạp trên, việc vận hành Ka-22 gặp rất nhiều khó khăn, nhất là quá trình sử dụng các cánh quạt đều thực hiện bằng tay bởi phi công. Chính vì lý do trên mà 3 trong 4 tổ bay thử nghiệm của Ka-22 đều gặp tại nạn.​
Dự án Ka-22 sau một thời gian phát triển đã bị Không quân Liên Xô hủy bỏ và thay vào đó nhiệm vụ vận chuyển các tên lửa chiến thuật được chuyển giao mẫu trực thăng truyền thống Mi-6. Mặc dù không thành công trong mặt thiết kế nhưng Ka-22 vẫn mang lại một số dấu ấn riêng của mình, với khả năng vận chuyển 16 tấn hàng hóa lên độ cao 2.000m - điều mà các máy bay trực thăng bấy giờ chưa thể làm được.​
V-22 Osprey của Nga
Tham vọng tìm kiếm máy bay lai sau thất bại Ka-22 vẫn tiếp diễn tới tận những năm 1970 với mục tiêu phát triển thiết kế mới thay thế cho Mi-8.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
mi30_kienthuc_4_vuvh.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center}Mô hình thiết kế trên giấy của chiếc Mi-30. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Trong số các mẫu được Quân đội Liên xô phát triển có thể kể tới Mi-30, là một trong những thiết kế sang giá vì vậy Mi-30 dành được khá nhiều sự quan tâm của Không quân Liên Xô. Từ khi được thiết kế đến chế tạo, thông số kỹ thuật của mẫu máy bay này bị thay đổi liên tục. Với tải trọng ban đầu là 2 tấn cùng với 19 binh sĩ nhưng sau đó lại được tăng lên 3,5 tấn cùng với 32 binh sĩ. Mi-30 được thiết kế để có thể bay với tốc độ 600km/h và hoạt động trong phạm vi 800km.​
Tất cả công việc chuẩn bị cho việc sản xuất và chế tạo của Mi-30 đã được hoàn thành vào đầu năm 1980 và được đưa vào một trong những dự án vũ khí cấp nhà nước của Liên Xô giai đoạn 1986-1995. Tuy nhiên với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1990, Mi-30 đã không thể tiến xa hơn tới giai đoạn chế tạo thử.​
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
Mỹ sẽ trang bị cho F-35C sát thủ nào trong tương lai?
(Vũ khí) - Quân đội Mỹ đã lên kế hoạch biến tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X thành siêu tên lửa AIM-9X Block III trang bị trên F-35C.
Những thông tin về việc phát triển AIM-9X Block III bắt đầu xuất hiện từ quý III/2012. Tên lửa điều khiển mới này dự kiến sẽ bắt đầu được vận hành vào năm 2022.
Tính năng của AIM-9X Block III được cải tiến so với phiên bản cũ AIM-9X Block II để đáp ứng các yêu cầu của quân đội Mỹ trong tương lai. Dự kiến, AIM-9X Block III sẽ được trang bị trên các tiêm kích cơ F-35C bắt đầu từ giai đoạn 2020-2022.
Bộ phận quan trọng nhất được nâng cấp sẽ là động cơ của tên lửa. Raytheon và các công ty thành viên của dự án sẽ chế tạo động cơ nhiên liệu rắn mới mạnh hơn cho AIM-9X Block III.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
tiem-kich-f-35-ten-lua-aim-9x-block-iii-datviet.vn_162218109.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Tên lửa AIM-9X Block II​
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Với động cơ mới này, tầm tiêu diệt mục tiêu của AIM-9X Block III sẽ tăng lên khoảng 60% so với AIM-9X Block II (50-55 km so với 30-35 km). Nhờ vậy, hiệu quả điều khiển và chiến đấu của AIM-9X Block III cũng như phạm vi tác chiến của các tiêm kích cơ mang tên lửa này cũng được nâng cao.
Nhờ tầm tiêu diệt mục tiêu trên 50 km, AIM-9X Block III có thể thực hiện được các nhiệm vụ của AIM-120 AMRAAM các phiên bản cũ. Và trong một số trường hợp, AIM-9X Block III thậm chí còn vượt trội so với AMRAAM. Những ưu điểm mà tên lửa mới này có được là nhờ kiểu đầu đạn tự dẫn được trang bị cho nó.
Trong thời gian gần đây, các nước mạnh đã trang bị cho máy bay của mình hệ thống tác chiến điện tử với DRFM (Digital Radio Frequency Memory - Bộ nhớ tần sô vô tuyến kỹ thuật số), các hệ thống này có chức năng vô hiệu hóa hoạt động của đầu đạn tự dẫn bằng radar trên các tên lửa điều khiển. Tuy nhiên, đầu đạn tự dẫn bằng nhiệt của AIM-9X Block III sẽ miễn nhiễm đối với các hệ thống tác chiến điện tử như trên.
Theo các dữ liệu được công bố, hệ thống điện tử trên AIM-9X Block III sẽ không thay đổi so với Block II. Việc nâng cấp sẽ chỉ tập trung vào chế tạo động cơ nhiên liệu rắn mới và hoàn thiện hóa đầu đạn tự dẫn.
Không khó để nhận ra rằng AIM-9X Block III là giải pháp tình thế để khỏa lấp các khe hở chiến thuật mà các tên lửa khác không đáp ứng được bằng cách hoàn thiện hóa phiên bản cũ ở một số bộ phận nhất định.
Tuy vậy, khi đi vào hoạt động, AIM-9X block III sẽ là một siêu tên lửa thế hệ 5 với đầu tự dẫn hồng ngoại cực nhạy và khả năng nhìn thấy mục tiêu ở góc rất rộng, và sẽ là một thách thức rất lớn cho các máy bay chiến đấu của đối phương.
 
Hạng B2
28/8/13
618
5
18
PAK FA T-50 nhìn xa, đánh hiểm

7:35 AM, 07/04/2014, Views: 13068 | By Nam Xương
VietnamDefence - Máy bay tiêm kích tàng hình Nga bay nhanh hơn và vượt trội các đối thủ Mỹ về tầm bắn. Т-50 có tốc độ cao, tầm bay xa và vũ khí đáng sợ.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
pakfa3.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Т-50 có tốc độ cao, tầm bay xa và vũ khí đáng sợ{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Kể từ lần giới thiệu công khai đầu tiên 4 năm trước, tiêm kích tàng hình Nga đều tiên đã lặng lẽ vượt qua những thử nghiệm cần thiết; từng bước mở rộng chế độ bay và khắc phục tuần tự những nhược điểm kỹ thuật. Nhưng bất chấp toàn bộ công việc căng thẳng này, cho đến gần đây, đã có rất ít thông tin về số lượng Т-50 mà Moskva dự định sản xuất nhiều ít ra sao và chúng sẽ được sử dụng như thế nào.

Một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực không quân Bill Sweetman tiết lộ những chi tiết thú vị về các ý định của Moskva liên quan đến tiêm kích hạng nặng hai động cơ Т-50 – sự đáp trả của Nga đối với tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ.

Nếu Sweetman đúng (mà ông thường không sai), thì máy bay chiến đấu góc cạnh này với sải cánh 50 ft sẽ được mua sắm với số lượng nhỏ và được sử dụng như một thứ xạ thủ bắn tỉa trên không, lặng lẽ tiêu diệt từ độ cao lớn các radar và máy bay bảo đảm của địch bằng radar tầm xa.

Dường như, cấu trúc của Т-50 và lựa chọn các vũ khí dự kiến cho nó rất phù hợp với các nhiệm vụ đó khi khai thác những điểm yếu của quân đội Mỹ và đồng minh. Đặc biệt là khi xét đến việc người Trung Quốc chắc chắn cũng có cách tiếp cận đó khi nghiên cứu chế tạo các máy bay tiêm kích tành hình của họ.
Vũ khí

Tại triển lãm hàng không MAKS tổ chức không xa Moskva, đã xuất hiện vài chiếc trong 5 mẫu chế thử Т-50. Các nhà sản xuất cũng đã giới thiệu các tên lửa có thể bố trí trong các khoang vũ khí rộng của Т-50, cũng như dưới cánh hay thân máy bay.

Theo ý kiến của Sweetman, một người đã thăm triển lãm MAKS, tiêm kích này sẽ còn chưa được đưa vào trang bị trong mấy năm nữa, có lẽ là trừ một phi đội thử nghiệm nhỏ. Và trên thực tế, mới đây, Moskva đã lùi thời hạn nhận T-50 vào trang bị từ năm 2015 sang năm 2016.

[xtable=bright|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
kh58.jpeg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tên lửa chống radar Kh-58{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nhưng sự xuất hiện của Т-50, dù là ở số lượng nhỏ, sẽ không thể không bị nhận thấy đối với các lực lượng đối phương. Sweetman đã đi đến kết luận là Т-50 có thể sẽ được trang bị 2 loại vũ khí cực mạnh: một biến thể của tên lửa chống radar Kh-58UShE và tên lửa không đối không RVV-BD.

Cả 2 tên lửa này đều có chiều dài khoảng 15 ft, có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 120 dặm hoặc xa hơn. Kh-58UShE dùng để tiêu diệt radar đối phương; còn RVV-BD dùng để tiêu diệt máy bay chiến đấu.

Các tên lửa tương đương của Mỹ là tên lửa chống radar AGM-88 và tên lửa không đối không AIM-120. Ngắn hơn vài bộ (ft) và nhẹ hơn hàng trăm bảng so với loại tương đương của Nga, chúng phản ánh cách tiếp cận đặc trưng của Mỹ đối với việc tiến hành không chiến. Các máy bay tàng hình Mỹ, trong đó có máy bay ném bom B-2, tiêm kích F-22 và F-35 đang trong giai đoạn phát triển F-35, đều được trang bị các loại vũ khí nhỏ nhẹ, tầm bắn gần.

Vũ khí chủ yếu của B-2 là bom 2.000 bảng có điều khiển. Để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, F-22 và F-35 được trang bị các quả bom có cánh có điều khiển 500 bảng, có thể bay xa đến 60 dặm trong các điều kiện tối ưu.

Tầm bắn của các tên lửa không đối không AIM-120 trang bị cho F-22 và F-35 lại chỉ có 50 dặm hoặc gần gần như vậy, mặc dù con số chính xác được bảo mật. Đáng chú ý là không tiêm kích tàng hình Mỹ nào có thể mang tên lửa chống radar, khác với những thông tin dự đoán về Т-50.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mig29-t50.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}MiG-29 và Т-50 {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]


Hai cách tiếp cận khác nhau đối với không chiến

Sự khác biệt về vũ khí trang bị phản ánh sự trái ngược trong các cách tiếp cận của Mỹ và Nga đối với sử dụng máy bay tàng hình. Ngoại trừ F-22, các máy bay tàng hình đối với radar của Mỹ có tốc độ không thật cao và phải luôn ở gần (mục tiêu) để có khả năng sử dụng các tên lửa nhẹ tầm ngắn. Do đó, chúng cần có khả năng tàng hình tối đa có thể để gây khó khăn cho việc phát hiện chúng ở bất kỳ góc độ nào.

Về phần mình, tiêm kích Т-50 rõ ràng là đang được phát triển để có khả năng đột phá qua phòng tuyến khá thẳng. Để làm việc đó, tiêm kích thường có độ cao bay lớn và tầm bay xa, độ bộc lộ radar từ phía trước nhỏ, tốc độ duy trì thời gian dài cao, vũ khí tầm bắn xa, nên cho phép tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu ở sâu hậu phương địch mà không cần sử dụng máy bay tiếp dầu mà Nga không có nhiều. Đó là chưa nói đến chuyện Т-50 không thể có sức cơ động cao khi cần điều đó.

Các mục tiêu hàng đầu của tiêm kích Nga là máy bay trinh sát, máy bay chỉ huy/báo động sớm, máy bay tiếp dầu và radar mặt đất. Nói một cách khác, đó là các hệ thống bảo đảm có thiết bị công nghệ cao, đắt tiền được sử dụng trong bất kỳ chiến dịch không quân nào do Mỹ cầm đầu. Chỉ cần tiêu tiệt được các hệ thống bảo đảm và nhân viên phục vụ là ta có thể phá vỡ chiến dịch đường không của đối phương.

Không chỉ Moskva áp dụng cách tiếp cận này. Trung Quốc cũng có tiêm kích tàng hình mới J-20. Đây là máy bay lớn, nặng và có thể cũng có tốc độ cao như Т-50, có độ bộc lộ radar nhỏ từ phía trước, được trang bị vũ khí hiện đại.

Đây là một chiến lược thông minh. Trong thời gian tập trận năm 2008 được tổ chức bởi Trung tâm Nghiên cứu chiến lược Mỹ với sự tài trợ của Không quân Mỹ, các máy bay F-22 đã chiến đấu chống các tiêm kích cũ hơn của Trung Quốc là Su-27 trong một trận không chiến giả định trên bầu trời Đài Loan.

Sau cuộc không kích của Trung Quốc nhằm vào các sân bay Mỹ, trong vòng chiến chỉ còn lại vẻn vẹn có 6 tiêm kích F-22 so với 72 tiêm kích Trung Quốc. Được các máy bay bảo đảm yểm trợ, các tiêm kích F-22 phòng ngự đã lao vào cận chiến và bắn hạ 48 chiếc Su-27. Nhưng các máy bay Trung Quốc còn lại đã đột phá được và tiêu diệt 6 máy bay tiếp dầu, 2 máy bay chỉ huy/báo động sớm, 4 máy bay tuần biển P-3 và 2 máy bay không người lái trinh sát Global Hawk và trên thực tế đã làm tê liệt các lực lượng Mỹ. Không còn khả năng được tiếp dầu, F-22 bại trận khi hết nhiên liệu mặc dù cho đến lúc đó chúng vẫn chống chọi được các cuộc đấu tên lửa.

Với chiến thuật đó, sẽ không cần nhiều máy bay Nga và Trung Quốc để ảnh hưởng đến kết cục các trận không chiến tương lai. Vì thế, dự báo của Sweetman rằng, trong tương lai gần, tiêm kích Т-50 sẽ không được sản xuất số lượng lớn chỉ là sự an ủi yếu ớt. Những tính năng ấn tượng của máy bay này và vũ khí của nó có thể phá vỡ cán cân sức mạnh trên không.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tư tưởng lớn gặp nhau :D

Máy bay hải quân Trung Quốc rơi khi huấn luyện đêm, phi công mất tích

Thứ sáu 06/06/2014 15:29
ANTĐ - Ngày 6-6, THX dẫn lời các nguồn tin hải quân cho biết, một chiếc máy bay hải quân của Trung Quốc đã bị rơi vào đêm hôm qua khi đang thực hiện một phi vụ huấn luyện tại tỉnh miền đông Zhejiang.
Theo các nguồn tin, chiếc máy bay, thuộc Hạm đội Đông Hải của Hải quân Trung Quốc, đã bị rơi lúc 22h37 ngày 5-6 tại khu vực miền núi Yiwu của tỉnh Zhejiang khi đang tiến hành một phi vụ huấn luyện chiến thuật.​
Chinese_J-15%20_Fighter.jpg

Máy bay chiến đấu phiên bản hải quân J-15 của Hải quân Trung Quốc (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, các nguồn tin trên không cho biết máy bay gặp nạn là loại máy bay nào, mà chỉ xác nhận rằng, vụ tai nạn không gây thiệt hại nào về người cũng như về tài sản ở dưới mặt đất.​
Hải quân Trung Quốc đang nỗ lực tìm kiếm và cứu hộ phi hành đoàn, các nguồn tin cho biết, nhưng họ không tiết lộ có bao nhiêu người ở trên máy bay lúc xảy ra tai nạn.​
“Siêu ong bắp cày” Mỹ lao xuống biển khi hạ cánh trên tàu sân bay
Thứ sáu 06/06/2014 10:36​
ANTĐ - Ngày 5-6, Hải quân Mỹ cho biết, một chiếc máy bay chiến đấu hải quân F/A-18E Super Hornet đã bị rơi xuống biển, khi đang hạ cánh xuống tàu sân bay USS Carl Vinson ở ngoài khơi bang California.​
Phi công lái máy bay đã nhảy khỏi chiếc F/A-18E trước khi nó lao xuống biển lúc khoảng 10 tối 4-6 (giờ địa phương), và đã được cứu an toàn lên tàu sân bay USS Carl Vinson. Tuy nhiên, chiếc máy bay F/A-18E, thuộc biên chế của Phi đội tiêm kích số 81 tại Căn cứ không quân của hải quân Oceana ở bang Virginia, đã không được trục vớt.​
Các máy bay chiến đấu khác cùng phi đội đang hoạt động vào thời điểm xảy ra tai nạn đã được chuyển hướng đến căn cứ hải quân Coronado ở California và đã hạ cánh an toàn sau vụ tai nạn khoảng 1 giờ đồng hồ.​
Super-Hornet.jpg

Một phi đội F/A-18E/F Super Hornet trên tàu sân bay Mỹ

Hải quân Mỹ cho biết trong một tuyên bố: “Tất cả các hoạt động không quân trên tàu sân bay USS Carl Vinson đã tạm dừng cho đến khi có thông báo mới.” Một cuộc điều tra đã được tiến hành để xác định nguyên nhân gây nên vụ tai nạn này.​
Tàu USS Carl Vinson, cùng với Liên đội không quân hạm số 17 trên tàu, hiện đang tiến hành cuộc Diễn tập đặc nhiệm hỗn hợp để chuẩn bị cho đợt triển khai sắp tới của Nhóm tác chiến tàu sân bay Carl Vinson.​
Đây là vụ tai nạn máy bay quân sự thứ 2 của quân đội Mỹ tại khu vực California trong ngày 4-6. Trước đó, vào chiều cùng ngày, một chiếc máy bay chiến đấu AV-8B Harrier của lực lượng Hải quân đánh bộ Mỹ đã bị rơi xuống một khu dân cư làm một số ngôi nhà dưới mặt đất bốc cháy. Tuy nhiên, phi công đã nhảy dù an toàn và không có ai ở dưới mặt đất bị thương.​
Máy bay chiến đấu AV-8B Harrier lao xuống làm cháy nhà dân

Thứ năm 05/06/2014 10:38
ANTĐ - Chiều 4-6, một chiếc máy bay chiến đấu AV-8B Harrier của lực lượng Hải quân đánh bộ Mỹ đã bị rơi ở miền nam California làm một nhà dân bị bốc cháy và một số nhà bên cạnh bị hư hỏng.​
Rất may, phi công đã kịp nhảy dù khỏi máy bay trước khi chiếc máy bay thuộc Căn cứ không quân của Hải quân đánh bộ Yuma ở bang Arizona này rơi xuống và phát nổ tại khu dân cư ở Thung lũng Imperial, thuộc ngoại ô thành phố San Diego.​
Nhân chứng Shaun Penniman nói với CNN rằng: “Tôi đã nghe thấy tiếng nổ lớn và một tiếng rít. Và ngay khi tôi nhìn lên là lúc tôi thấy phi công nhảy dù khỏi máy bay.”​
Thiếu tá Carl Benjamin Redding Jr., thuộc lực lượng Hải quân đánh bộ, cho rằng một số nhà dân đã bị thiệt hại, trong đó có một nhà bốc cháy, tuy nhiên, chưa rõ có người dân nào bị thương hay không.​
Hientruong_tainan.jpg

Hiện trường vụ tai nạn

Nhưng có vẻ như không có người dân nào bị thương vong trong vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 16h20 giờ địa phương (khoảng 06h20 sáng 5-6 giờ Hà Nội), vì chiếc máy bay không đâm trực diện vào nhà dân mà chỉ bị bắt lửa gây nên cháy.​
Sau khi nhảy dù khỏi máy bay, viên phi công bị thương nhẹ và đã được đưa tới bệnh viện gần đó. Hiện trường đã được phong tỏa để các nhà chức trách tiến hành điều tra tìm nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn thứ 2 liên tiếp trong một tháng qua đối với dòng máy bay chiến đấu AV-8B Harrier này.​
Trước đó, hôm 9-5, một chiếc máy bay chiến đấu AV-8B Harrier cũng đã bị rơi xuống sa mạc hoang vắng ở Phoenix, bang Arizona và bốc cháy thành than, nhưng phi công cũng đã nhảy dù an toàn.​
Tiêm kích MiG-29KUB 'vấp ngã' trên tàu sân bay Ấn Độ
(Vũ khí) - Sau hàng loạt các vụ tai nạn tàu chiến liên tiếp, hôm 5/6, một tiêm kích hạm MiG-29KUB của Ấn Độ lại 'vấp ngã' trên tàu sân bay.
Một tiêm kích hạm MiG-29K của Không quân Hải quân Ấn Độ đã bị hư hỏng sau khi "hạ cánh cứng" trên boong tàu sân bay INS Vikramaditya hôm 5/6, chưa đầy một tháng sau khi tàu sân bay này chính thức đi vào hoạt động đầy đủ,
Theo tờ Telegraph India thì vụ việc đáng tiếc trên vừa xảy ra hôm 5/6, với chiếc tàu sân bay Đô đốc Gorshkov sau khi được tân trang lại đổi tên thành INS Vikramaditya và một máy bay tiêm kích hạm được mua bằng rất nhiều tiền thuế của người dân Ấn Độ sau nhiều năm chậm trễ.
Một nguồn tin hải quân Ấn Độ mô tả sự cố hôm 5/6 như là một phi vụ "hạ cánh cứng" để phân biệt với một vụ tai nạn. Vụ việc đã khiến bánh xe phía trước của chiếc MiG-29KUB do Nga sản xuất bị hư hại một phần còn hai phi công đều an toàn.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
mig_29_india_navy_russia_52318413.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Tiêm kích hạm MiG-29KUB trên boong tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Sự việc trên xảy ra ở ngoài khơi bờ biển Goa sau khi chiếc máy bay cất cánh từ trạm không quân hải quân INS Hansa ở Dabolim, và tiến hành hạ cánh trên boong tàu sân bay Vikramaditya trong quá trình con tàu đang di chuyển.
Máy bay tiêm kích hạm MiG-29K/KUB được thiết kế để hạ cánh trên tàu sân bay với một chiếc móc hãm đà ở phía đuôi, nó sẽ được nhả ra và mộc vào 3 chiếc cáp hãm trên boong tàu khi máy bay hạ cánh và khiến máy bay giảm tốc để dừng lại trên boong tàu. Trong khi đó, nguồn tin hải quân Ấn Độ nói rằng, chiếc MiG-29KUB đã thất bại trong việc móc móc hãm vào 2 chiếc cáp hãm đầu tiên và chỉ móc được vào chiếc cáp hãm thứ ba, khi đó lực cất cánh của máy bay vẫn còn quá lớn nên làm cho bánh trước của máy bay chạm xuống mặt boong với tốc độ cực mạnh và đã tự gây hại cho nó.
Được biết, giá của chiếc tàu sân bay INS Vikramaditya lên tới 2,35 tỷ USD, trong khi hợp đồng mua 45 chiếc MiG-29K/KUB cũng có giá 2,4 tỷ USD với 27 chiếc đã được cung cấp.
[xtable=bcenter|350x@]
{tbody}
{tr}
{td}
MiG-29K/KUB khoe vũ khí diệt hạm siêu khủng {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Tàu sân bay Vikramaditya khởi hành từ Nga đến biển Ấn Độ hồi tháng 1 năm nay, chậm tới 5 năm so với kế hoạch ban đầu. Chính việc chậm trễ này đã dẫn tới, các phi công MiG-29K/KUB của Hải quân Ấn Độ đã phải huấn luyện ở các cơ sở của Mỹ và ở một tàu sân bay mô phỏng trên mặt đất được gọi là INS Hansa, đóng ở Dabolim.
 
23/8/12
1.162
3
38
Không quân Iraq tiếp nhận chiến đấu cơ F-16IQ Block 52 đầu tiên
[BCOLOR=#ffffff][/BCOLOR]
Quote:
Hãng chế tạo Mỹ Lockheed Martin vừa chuyển giao cho đại diện Không quân Iraq chiến đấu cơ F-16IQ Block 52 Fighting Falcon đầu tiên. Buổi lễ chuyển giao chiến đấu cơ mới được thực hiện tại một cơ sở của hãng Lockheed Martin ở Fort Worth. Dự kiến, bắt đầu từ ngày 7-6, chiến đấu cơ F-16IQ của Không quân Iraq sẽ bắt đầu giai đoạn bay thử nghiệm. Trong tương lai, Lockheed Martin sẽ tiếp tục cung cấp 35 chiến đấu cơ F-16IQ theo hợp đồng đã ký trước đó với Bagdad. Ngay trong năm 2014, Không quân Iraq sẽ nhận thêm 3-4 chiếc F-16IQ.
06062014son1162921349.jpg
Chiếc F-16IQ Block 52 đầu tiên của Không quân Iraq.
Tháng 12-2011, Cơ quan Hợp tác quốc phòng và an ninh Mỹ (DSCA) đã đệ trình lên Quốc hội Mỹ kế hoạch cung cấp lô chiến đấu cơ F-16IQ thứ 2 cho Iraq với 18 máy bay trị giá 2,3 tỷ USD. Hợp đồng này bao gồm cả dịch vụ hậu mãi và hậu cần kèm theo máy bay và được thực hiện nối tiếp theo hợp đồng mua 18 chiếc F-16IQ đã ký năm 2010.Cùng với chiến đấu cơ F-16IQ mới, nhóm phi công Iraq tham gia khóa huấn luyện ngắn làm chủ chiến đấu cơ mới tại căn cứ số 162 Vệ binh Quốc gia Mỹ ở bang Arizona đã tốt nghiếp. Sau khóa huấn luyện kéo dài 6-8 tháng trên, phi công Iraq có thể tiếp tục tham gia các khóa huấn luyện bổ sung để nhận các chứng chỉ bay chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn Mỹ. Căn cứ triển khai máy bay F-16IQ mới tại Bagdad cũng đã hoàn tất.Cần nhấn mạnh rằng, Không quân Iraq hiện không có bất kỳ chiến đấu cơ nào.Theo lời đại diện hãng Lockheed Martin, việc cung cấp chiến đấu cơ F-16IQ cho Không quân Iraq sẽ hoàn thành trước năm 2020. Quốc gia Cận Đông được coi là khách hàng thứ 28 của dòng chiến đấu cơ đa nhiệm hạng trung F-16.Các chuyên gia quân sự đánh giá, F-16 bán cho Iraq là phiên bản cắt giảm tính năng (phiên bản IQ) của F-16 Block 52. Mặc dù kết cấu khung thân lấy từ F-16 phiên bản mới nhất, nhưng ra-đa và vũ khí lại của phiên bản cũ. F-16IQ chỉ được trang bị ra-đa xung Dopler APG-68(v)9 với cơ cấu quét cơ khí và các dòng tên lửa AIM-9L/M-8/9 Sidewinder, AIM-7M-F1/H Sparrow và AGM-65D/G/H/K Maverick phiên bản cũ.

Trong khi VN mua 12 Su-30MK2 có 450tr/Su, tức là đủ cả vũ khí hệ thống điện tử phụ kiện......Còn F-16IQ vừa kém hơn F-16 Blk 52 lại dùng TL AIM-7 cũ mèm. Đúng là cái giá của dân chủ
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.501
113
Mỹ cắt giảm tính năng của radar và vũ khí là do nghi ngờ anh Irac có thể bị Iran mua chuộc, bán mấy công nghệ cao cấp của F 16 cho Iran
 
23/8/12
1.162
3
38
Lá chắn tên lửa châu Âu vô dụng trước Tu-22M3

(Ảnh Nóng) - Việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa đến châu Âu không còn ý nghĩa bởi đến năm 2016, Nga sẽ triển khai một trung đoàn oanh tạc cơ Tu-22M3 tại Crimea.

tu-22m3-la-chan-ten-lua-chau-au-datviet.vn-06_9115291.jpg

Theo đó, Không quân Nga sẽ đưa trung đoàn máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 tới căn cứ không quân Gvardeiskiy tại Crimea. Ngoài ra, Nga còn sẽ đưa các máy bay tiêm kích Su-27, máy bay săn ngầm Tu-142, Il-38, trực thăng săn ngầm Ka-27/29 tới đây.
tu-22m3-la-chan-ten-lua-chau-au-datviet.vn-01_91153186.jpg

Trong đó, việc Nga điều Tu-22M3 tới Crimea thu hút rất nhiều sự chú ý. Để hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc này, trang mạng Regnum (trụ sở ở Nga) đã có bài phân tích cán cân quân sự trong khu vực và toàn châu Âu sẽ thay đổi thế nào sau khi bố trí Tu-22M3 ở Gvardeiskiy.
tu-22m3-la-chan-ten-lua-chau-au-datviet.vn-10_91154534.jpg

Theo Regnum, trước tiên phải tìm hiểu khả năng của Tu-22M3 mà NATO. Máy bay ném bom Tu-22M3 được chế tạo trong khuôn khổ khái niệm máy bay đa chế độ và trang bị cánh hình mũi tên thay đổi - ở tốc độ thấp và khi cất cánh, cánh gần như duỗi thẳng, còn ở tốc độ siêu âm, góc hình tên của cánh đạt 65 độ. Điều đó cho phép sử dụng máy bay ở dải tốc độ và độ cao rộng.
tu-22m3-la-chan-ten-lua-chau-au-datviet.vn-08_91154756.jpg

Tu-22M3 có bán kính chiến đấu khoảng 2.400 km. Máy bay được trang bị hệ thống avionics và dẫn đường cực mạnh. Hệ thống lái tự động tham gia nhiều vào công tác điều khiển máy bay nên giảm rất nhiều tải làm việc cho các phi công.
tu-22m3-la-chan-ten-lua-chau-au-datviet.vn-04_91154747.jpg

Vũ khí chính của Tu-22M3 là các tên lửa hành trình Kh-22 có tầm bắn 500 km và tốc độ đến 4000 km/h (có thể lắp đầu đạn hạt nhân và tấn công hạm tàu) và các tên lửa Kh-15 với tầm bắn 250 km và tốc độ đến 6000 km/h (cũng có thể mang đầu đạn nhiệt hạch).
tu-22m3-la-chan-ten-lua-chau-au-datviet.vn-09_9115568.jpg

Tên lửa Kh-32 đang được phát triển và dự đoán sẽ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1.000 km với độ chính xác cao. Đến năm 2020, 30 chiếc Tu-22M3 sẽ được nâng cấp thành Tu-22M3М và sẽ được trang bị Kh-32. Có thể dự đoán, Nga sẽ bố trí tại Crimea chính là các máy bay Tu-22M3М.
tu-22m3-la-chan-ten-lua-chau-au-datviet.vn-11_9115595.jpg

Với bán kính chiến đấu của Tu-22M3, cộng với tầm bắn của tên lửa hành trình, sự uy hiếp của các máy bay này có thể bao trùm toàn bộ lãnh thổ Tây Âu, kể cả nước Anh.
tu-22m3-la-chan-ten-lua-chau-au-datviet.vn-07_91155957.jpg

Tu-22M3 có thể bay đến các nước Đông Âu ngay cả ở tốc độ siêu âm bình thường của mình. Những điều này là một đòn nặng nữa đánh vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.
tu-22m3-la-chan-ten-lua-chau-au-datviet.vn-05_91156499.jpg

Ngoài ra, Nga còn đe triển khai hệ thống tên lửa Iskander-М với tầm bắn lên tới 500 km để đáp trả việc triển khai lá chắn tên lửa châu Âu. Tên lửa của hệ thống này sử dụng các thủ đoạn cơ động khi bay nên gần như các hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa không thể đối phó.
tu-22m3-la-chan-ten-lua-chau-au-datviet.vn-12_91156113.jpg

Sự kết hợp Tu-22M3 và Iskander-М sẽ hoàn toàn triệt tiêu tác dụng của các trận địa phòng thủ tên lửa mà họ bắt đầu triển khai ở Tây Ban Nha ngày 11/2, ở Ba Lan và Rumani vào năm 2018-2020.
tu-22m3-la-chan-ten-lua-chau-au-datviet.vn-03_91156477.jpg

Các hướng khác mà Nga đang tăng cường là khu vực Biển Đen, Balkans và Cận Đông. Biển Đen vốn đã bị một số lượng lớn tên lửa bờ biển Nga khống chế nay sẽ còn nằm dưới sự kiểm soát của các máy bay ném bom cực mạnh trang bị tên lửa hành trình, làm cho nhiệm vụ tiêu diệt hạm đội của Thổ Nhĩ Kỳ hay hạm đội của bất kỳ nước nào khác đang hoạt động ở Biển Đen trở nên khá dễ dàng.
tu-22m3-la-chan-ten-lua-chau-au-datviet.vn-13_91157771.jpg

Có thể nói rằng, quyết định bố trí Tu-22M3 ở Crimea do lãnh đạo nước Nga đưa ra sẽ gia tăng đáng kể khả năng của quân đội Nga tại các khu vực then chốt hiện nay khiến nó có thể biến lá chắn tên lửa mà Mỹ triển khai tại châu Âu trở nên vô dụng.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ triển khai 2 siêu máy bay tàng hình B-2 tới châu Âu, đối trọng với Nga

Thứ ba 10/06/2014 06:07
ANTĐ - Ngày 8-6, không quân Mỹ đã triển khai 2 máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit đến châu Âu, nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự tại khu vực này, sau khi Nga sáp nhập Crimea và can dự vào tình hình tại miền Đông Ukraine.


Hai chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 này, thuộc Liên đội ném bom số 509 ở Căn cứ không quân Whiteman, bang Missouri, đã được triển khai tới Căn cứ không quân Fairford ở phía Tây London để bổ sung cho 3 “pháo đài bay” B-52 đã được triển khai đến đây từ hôm 4-6, cả 5 chiếc máy bay ném bom này đều có thể mang theo vũ khí hạt nhân.
Đô đốc Cecil Haney, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ cho biết trong một tuyên bố: “Việc triển khai các máy bay ném bom chiến lược này cung cấp một cơ hội vô giá để tăng cường và cải thiện khả năng tác chiến giữa lực lượng của chúng tôi với các đồng minh và đối tác”.
“Việc huấn luyện và kết hợp các lực lượng chiến lược chứng minh với các lãnh đạo quốc gia của chúng tôi và đồng minh rằng chúng tôi có khả năng đối phó với một loạt mối đe dọa và tình huống tiềm năng”, ông Haney cho biết thêm.
B-2.jpg

Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Không quân Mỹ

Theo một tuyên bố của Không quân Mỹ, trong đợt triển khai ngắn hạn này, các máy bay ném bom hạng nặng đa năng sẽ tiến hành các chuyến bay huấn luyện tại khu vực tác chiến thuộc Bộ tư lệnh châu Âu của Mỹ, tạo cơ hội cho các phi hành đoàn rèn luyện kỹ năng trong nhiều hoạt động tác chiến quan trọng và làm quen với các căn cứ không quân và hoạt động trong khu vực.
Gần đây, Mỹ đã triển khai thêm quân đến Đông Âu, động thái được cho là để trấn an các đồng minh NATO, đặc biệt là các đồng minh ở Đông Âu mà Washington đã cam kết bảo vệ.
Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit, do tập đoàn Northrop Grumman chế tạo, là loại máy bay ném bom đa năng lần đầu tiên được Mỹ sử dụng trong cuộc chiến ở Kosovo năm 1999. Nó được thiết kế chủ yếu để vận chuyển vũ khí hạt nhân, nhưng đã được sử dụng rộng rãi như một máy bay ném bom thông thường trong tất cả các chiến dịch quân sự lớn của Mỹ từ Afghanistan tới Libya.​
 
23/8/12
1.162
3
38
F-16 Mỹ được tích hợp bom thông minh của Pháp

(Kienthuc.net.vn) - Quân đội Mỹ vừa thử nghiệm thành công bom dẫn đường thông minh AASM của Pháp có thể được trang bị cho các máy bay chiến đấu F-16.
Tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa tin, những chiếc F-16 của Không quân Mỹ sẽ được trang bị mẫu bom dẫn đường thông minh thế hệ mới SBU-38 (AASM). Đây là loại bom thông minh được công ty quốc phòng Sagem của Pháp phát triển cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất và được trang bị cho Không quân Pháp từ năm 2007.​
Tạp chí Jane’s còn dẫn lời một nguồn tin giấu tên của Không quân Mỹ hôm 30/5 cho hay, những chiếc F-16 đã thực hiện hơn 40 chuyến bay thử nghiệm tại căn cứ không quân Eglin, Florida. Với Sagem đây có thể xem như là bước tiến lớn giúp công ty này có thể xuất khẩu AASM cho các quốc gia đang sở hữu F-16 do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo, hiện tại AASM mới chỉ được trang bị cho Quân đội Pháp. Nó còn xuất hiện trong các cuộc xung đột gần đây có sự tham gia của Quân đội Pháp như Afghanistan, Libya và Mali.​
[xtable]
{tbody}
{tr}
{td}
aasm_kienthuc_2_xbsa.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td=center} Một chiếc F-16 được gắn 2 quả bom dẫn đường thông minh AASM.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]​
Do khủng hoảng tài chính, Quân đội Pháp quyết định giảm số lượng bom dẫn đường thông minh AASM có trong trang bị từ 4.200 đơn vị xuống còn 1.728, điều này khiến Sagem buộc phải tìm các khách hàng mới trước năm 2016 nếu không muốn đóng cửa dây chuyền sản xuất SBU-38.​
AASM được Sagem thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn vũ khí của NATO, nhằm đảm bảo nó có thể được tích hợp lên bất kì loại máy bay này có trang bị các nước thành viên của khối quân sự này. Chính điều này đã giúp AASM có thể dễ dàng vượt qua các bài thử nghiệm để được trang bị trên những chiếc F-16 của Không quân Mỹ.​
Bên cạnh đó, các nguồn tin từ Quân đội Mỹ cũng xác nhận rằng, quá trình thử nghiệm tại Florida đã thành công tốt đẹp. Điều đó đã chứng minh AASM có thể dễ dàng vận hành và cũng như triển khai trên các máy bay chiến đấu của Quân đội Mỹ.​
Bom AASM được trang bị một hệ thống dẫn đường tiên tiến tùy thuộc vào từng phiên bản khác nhau với trọng lượng 340kg và có khả năng mang theo đầu đạn nặng 250kg.​
AASM có 3 phiên bản chính gồm: SBU-38 (với hệ thống dẫn đường quán tính và GPS); SBU-54 ( dẫn đường quán tính, GPS và laser) và SBU-64 (dẫn đường quán tính, GPS và hồng ngoại).​
SBU-38 có khả năng tấn công chính xác vào các mục tiêu đã định vào ban ngày lẫn ban đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.​
 
Hạng F
22/10/09
8.170
32.501
113
Em có quen 01 bác hải quan, hồi xưa lái Mig 21, đóng ở Biên Hòa. nói lúc lái chỉ bay chừng 1100-1200km/h chưa bao h bay đến Mach 2.1. tốc độ trên chỉ là lý thuyết, còn phụ thuộc vào độ cao nữa..Muốn bay siêu âm phải bay trên 4 K mét, ko thì sẽ xảy ra sonic boom khiến cho bể kính nhà cửa bên dưới> mig 21 lên dc 18 K mét