Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Vụ này mà Kennedy trở nên nổi tiếng..bác sinhvien nói vắn tắc quá ko thấy vai trò của Kennedy gì cả,
 
A1
14/12/03
2.548
4.399
113
Xin giới thiệu đến các bác cuộc không chiến Triều Tiên giữa Liên Xô và Mỹ qua bài dịch của CSX [email protected].
Không chiến Triều Tiên giữa Nga và Mỹ
<hr/> [link=http://wio.ru/korea/mig-sabr.jpg]
warning.gif

mig-sabr.jpg
[/link]
Để thử nghiệm các máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên, Mỹ và Nga đã âm thầm tiến hành một cuộc "chiến tranh nóng" tại Triều Tiên trong khuôn khổ cuộc "chiến tranh lạnh". Cuộc xung đột bí mật này vẫn chưa được công bố đầy đủ, mặc dù đã khiến hàng trăm phi công của hai bên hi sinh.

[link=http://www.rt66.com/%7Ekorteng/SmallArms/gifs/mig-15bis-02.jpg]
warning.gif

mig-15bis-02.jpg
[/link]
Ngày 30 tháng 7 năm 1952, cục tình báo quốc gia Mỹ thông báo với chính phủ: "một cuộc không chiến đang diễn ra giữa Nga và Mỹ tại Bắc Triều Tiên". Không ai ở Hoa-Thịnh-Đốn(Washington:) muốn đào bới thêm về thông tin này. "Nếu chúng ta công bố việc này," Paul Nitze, thành viên phòng hoạch định chính sách thời kỳ đầu những năm 50 nói, "công chúng Mỹ sẽ đòi hỏi sự trả đũa, mà chúng ta thì không muốn có chiến tranh với người Nga".

Mãi tới những năm 90 sự thật về các cuộc không chiếc mới lộ ra, bắt đầu từ việc tìm kiếm hài cốt phi công Mỹ và Nga mất tích trong cuộc chiến Triều Tiên.

Vai trò của Mát-xcơ-va(Moscow) trong cuộc không chiến vượt xa những gì mà người ta tưởng tượng. Các phi công Xô-viết bay 75% số phi vụ tiêm kích bảo vệ quân Bắc Triều Tiên. Theo tiến sĩ Mark A. O'Neil trong chương trình "Triều tiên: Cuộc không chiến bí mật của Stalin" chiếu trên Kênh Lịch sử(History Channel): "Từ ngày 1 tháng 11 năm 1950, cho tới mùa hè năm 1951, hòan toàn chỉ có phi công Nga tham gia không chiến".
Mặc dù vào năm 1951, một nhà báo Mỹ đã xác nhận sự hiện diện của họ(Nga) và một vị tướng khác đã đồng ý(với xác nhận đó), vai trò của người Nga trong cuộc chiến đều bị cả Nga và Mỹ từ chối công nhận trước công luận.

[link=http://wio.ru/korea/mig15.jpg]
warning.gif

mig15.jpg
[/link]

Nhà độc tài Dô-dép Xít-ta-lin(Josef Stalin) :D đã chối một cách khéo léo, bên cạnh đó, ông ta ra lệnh: "không lực của chúng ta không được phép ở phía sau chiến tuyến quân địch, hãy đảm bảo rằng các máy bay của chúng ta không bị bắn rơi và phi công không bị bắt(?)"

Kết quả của mệnh lệnh này là một phi công Nga tự sát trước khi bị bắt, một phi công khác bị máy bay đồng đội xả súng bắn chết trên Hoàng Hải. Các thi hài phi công được chôn ở khu vực của Nga ở cảng Lữ Thuận(Port Arthur/Lushun/Liuchouen) vùng Mãn Châu(tỉnh Liêu Ninh,TQ). Công chúng Nga chỉ được biết rằng họ đã bị giết trong một "nhiệm vụ bí mật".

Khu vực ẩn náu tại Mãn Châu:
Các phi vụ được xuất phát từ Mãn Châu nơi mà bắc quân(Nga-Trung-Triều) có ít nhất nửa tá căn cứ không quân cùng với căn cứ không quân chính tại Mukden. Từ nơi ẩn náu này họ bảo vệ Trung Quốc khỏi các cuộc tấn công từ quân liên hợp quốc(Mỹ, Úc, Bỉ, Luých-xăm-bua, Canada, Cô-lôm-bia, Ê-ti-ô-pia, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, Niu Di-lân, Phi-luật-tân, Nam phi, Thái, Thổ-Nhĩ-Kỳ, Anh, Nam Hàn).


Các cuộc không chiến dày đặc trong góc trời phía tây bắc của Bắc Triều đã khiến các phi công Mỹ gọi đó là "hành lang MiG". Hành lang này bao gồm khu tam giác(thung lũng Chô-sơn) từ Antung dọc sông Yalu(Áp Lục Giang) tới Suiho và phía Nam tới Sinanju(đế chế Goguryeo-có bác nào xem phim `Truyền thuyết Jumông` không? :D). Các cuộc phi tuần của máy bay phản lực F-86 Sabre có tần suất 5 phút 1 lần và ở lại trong vòng 20 phút. Nếu họ gặp đối thủ thì thời gian này ngắn hơn.


"Các hoạt động tuần tiễu bình thường hoặc các nhiệm vụ tiêu diệt tiêm kích tại hành lang MiG thường do các phi đội F-86 bay theo đội hình 4 tổ, mục tiêu là dẫn dụ quân địch hoặc ngăn chặn các cuộc tấn công của MiG vào các máy bay cường kích F-80 hoặc F-84", Bill Yenne viết trong cuốn "Lịch sử không quân Mỹ. "Một khi gặp đối phương, phương pháp kinh điển là bay tới phía sau họ và tấn công hướng 6 giờ".

[link=http://www.b-29s-over-korea.com/MIG-15/images/F-86_sm.jpg]
warning.gif

F-86_sm.jpg
[/link]
Trong bất kỳ trường hợp nào, các quy định chính thức của Mỹ rất ngặt nghèo, họ không được đuổi theo máy bay địch về Mãn Châu. Các cuộc "truy kích nóng"(hot pursuit) cũng được phép diễn ra nhưng phải có sự chấp nhận chính thức với giới hạn chặt chẽ. Luật bất thành văn giữa phi công và chỉ huy là "không hỏi, không nói".
Thiếu tá John Glenn, phi công Thủy quân lục chiến nhớ lại: "bạn được phép bay qua bên kia sông Áp Lục nếu đang "truy kích nóng", còn "truy kích nóng" là thế nào thì mỗi người hiểu một cách. Glenn bắn hạ 3 chiếc MiG trong khoảng 1 tuần cuối của cuộc chiến.
 
A1
14/12/03
2.548
4.399
113
Những con đại bàng của Stalin
Sự dính líu của Nga với cuộc chiến Triều Tiên có quy mô lớn. Trong cuộc chiến, 72 ngàn quân Nga(trong số đó có 5 ngàn phi công), phục vụ dọc bờ sông Áp Lục. Ít nhất có 12 sư đoàn không quân thay nhau tham chiến. Thời kỳ cao điểm nhất vào năm 1952 có 26 ngàn lính không quân đóng tại đây.

Những đơn vị này đươc quản lý bởi Lữ đoàn không quân phòng thủ số 64, bao gồm 3 sư đoàn tiêm kích, 2 sư đoàn cao xạ(85mm và 57mm) và vài trung đoàn khác. Các đơn vị cao xạ di động phục vụ tại Bắc Triều Tiên có khoảng 20 ngàn người. Lữ đòan 64 bắt đầu đóng ở Mãn Châu tháng 11 năm 1950. Số máy bay MiG-15 giao động trong khoảng 150-240.


Đại tá Yevgeni Georgievich Pepelyayev(top ace of the war), bắn rơi 12 F-86, 5 F-80, 4 F-84, 2 F-94

[link=http://www.rt66.com/%7Ekorteng/SmallArms/gifs/PepelyaevsMiG.jpg]
warning.gif

PepelyaevsMiG.jpg
[/link]
Chiếc MiG-15bis Fagot số hiệu 1315325("325") của đại tá Yevgeni Pepelyaev, với chiếc máy bay này ông đã hạ 17 F-8x.



Ảnh chụp từ khẩu 37mm của chiếc "325" từ khoảng cách 130m và 112m
Trong ảnh là chiếc F-86 của đại úy Gill M. Garrett bị bắn hạ ngày 6/10/1951

Các phi công Nga chủ yếu là cựu binh Thế chiến 2. Kỹ năng của họ sớm thể hiện trong cuộc chiến với 51 phi công át(ace). Một phi công khác còn được tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì bắn rơi hơn 20 máy bay Mỹ.
Để đối phó với sự vượt trội của MiG-15, không lực Viễn Đông(FEAF) với thành phần chính là đạo không quân số 5, gửi các máy bay F-86 của các đội tiêm kích đánh chặn số 4 và số 51 tới phía bắc sông Áp Lục. Họ hoạt động cùng với các phi đoàn cường kích số 8 và 18 trong các phi vụ oanh tạc.

Siêu pháo đài bay B-29-loại máy bay ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, chủ yếu thuộc đơn vị ném bom số 19 đóng tại Guam, cùng với các đơn vị số 98 và 307 của Bộ chỉ huy không quân chiến lược(SAC) đóng tại căn cứ Okinawa, thực hiện các phi vụ nguy hiểm dọc biên giới Trung Quốc. Lúc cao điểm nhất có 99 chiếc B-29 được sử dụng. Đa số phi hành đoàn(12 người/chiếc) là quân dự bị.

Một nhiệm vụ ném bom mang tới những trải nghiệm không thể nào quên. "bạn phải ngồi trong một cái kén bằng thép, rung ầm ầm giống như một chiếc máy trộn xi-măng", Trung sĩ Darren Sleeper, một xạ thủ đuôi của chiếc B-29 nói. "chúng tôi bay từ Okinawa với quãng đường tổng cộng 3200 dặm, mục tiêu là ga tàu, bến xe và các nơi tập trung quân. Thời tiết ở Triều Tiên thì thường xuyên tồi tệ, cao xạ và MiG luôn thường trực. Nhưng thử thách lớn nhất là không nôn ra máy bay".
[email protected] dịch từ koreanwar-educator.org, wio.ru
 
A1
14/12/03
2.548
4.399
113
[link=http://www.rt66.com/%7Ekorteng/SmallArms/gifs/mukden.jpg]
warning.gif

mukden.jpg
[/link]
Các cuộc không chiến trong "hành lang MiG"

Cuộc không chiến Mỹ-Nga bắt đầu một cách tình cờ ngày 8 tháng 10 năm 1950, khi hai chiếc F-80 bắn phá sân bay Nga gần Sukhaya Ryechka, 60 dặm về phía bắc biên giới Triều Tiên, trong tỉnh duyên hải của Nga. Các máy bay đỗ trên mặt đất của Nga bị thiệt hại đáng kể. Phi vụ này là do việc dẫn đường sai, tuy nhiên các phi công cũng vẫn bị kỷ luật. Đây là lần duy nhất lãnh thổ Nga bị tấn công bởi quân đội Mỹ trong chiến tranh lạnh.
Xung đột chính thức bắt đầu tháng 11 năm 1950.

[link=http://www.b-29s-over-korea.com/MIG-15/images/727_sm.jpg]
warning.gif

727_sm.jpg
[/link]
Ngày 1 tháng 11, phi công Nga Khominyh bắn hạ một chiếc F-80 trong vụ đụng độ "phản lực đấu phản lực" đầu tiên. Ngày 8 tháng 11, cuộc không chiến giữa các phi đội phản lực đầu tiên diễn ra trong một phi vụ ném bom của B-29 vào Sinuiju. Phi công F-80C Russell Brown thuộc phi đoàn tiêm kích đánh chặn số 16, bắn rơi 1 MiG thuộc sư đoàn đánh chặn số 28 của Nga đóng tại Antung. Ngày hôm sau, quân Nga bắn rơi 1 chiếc RB-29 thuộc phi đòan không thám số 91. Chiếc RB-29 bay về được căn cứ nhưng đã bị rơi khi hạ cánh, giết chết 5 phi hành gia trên máy bay.

[link=http://www.b-29s-over-korea.com/MIG-15/images/TIGER-LIL_sm.jpg]
warning.gif

TIGER-LIL_sm.jpg
[/link]
[link=http://www.b-29s-over-korea.com/MIG-15/images/46813_sm.jpg]
warning.gif

46813_sm.jpg
[/link]
Chiếc B-29 "Tiger Lil" nổi tiếng(bay 50 phi vụ) bị MiG bắn hạ.

Ngày hôm sau quân Mỹ mất 1 chiếc B-29 thuộc phi đoàn 307 trên vùng trời Uiju. Sau đó vào ngày 15, cuộc chặn kích máy bay ném bom đầu tiên diễn ra giữa 8 máy bay MiG chiến đấu với các máy bay F-80C hộ tống 1 đòan 21 chiếc B-29 trên không phận Sinuiju. Hai chiếc B-29 bị hư hại.

[link=http://www.afwing.com/intro/f86/korean-b29.jpg]
warning.gif

korean-b29.jpg
[/link]
Ngày 1 tháng 3 năm 1951, 10 chiếc B-29 của đơn vị ném bom số 98 bị hư hại, 3 chiếc phải đáp khẩn cấp xuống phía Nam Triều Tiên. Lúc đó chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi các đơn vị ném bom(vào những cây cầu trên sông Áp Lục) phải chịu tổn thất lớn về người và máy bay.

[link=http://www.afwing.com/intro/b29/b29miss3.jpg]
warning.gif

b29miss3.jpg
[/link]
Đó là ngày 12 tháng 4 năm 1951. khoảng 48 chiếc B-29 từ các đơn vị số 19, 98 và 307 bay vào khu vực Antung và Sinuiju để tấn công những cây cầu. Phi đòan tiêm kích 27 bay che chắn xung quanh còn phi đoàn số 4 bảo vệ phía trên. 36(Mỹ nói là 72) chiếc MiG bay lên để bảo vệ khu vực, bắn rơi tại chỗ 9 siêu pháo đài bay B-29 - Mỹ nói chỉ 3 B-29 rơi, 7 chiếc hư hại nặng. Đây là tổn thất B-29 lớn nhất của Mỹ trong một phi vụ cho tới lúc đó.

Trong khi Nga nói không có chiếc MiG nào rơi, phía Mỹ tuyên bố 9 MiG rơi, 6 chiếc khác có thể rơi, 4 chiếc hư hại. Kỳ lạ ở chỗ không có phi công Mỹ nào được huân chương trong phi vụ, chỉ có Lyle Patterson, một xạ thủ trung tâm của chiếc B-29 thuộc phi đoàn số 30, khoảng 47 năm sau, đã được tặng thưởng(một cách chậm trễ) huy chương Nhân dũng bội tinh(Distinguished Flying Cross) vì thành tích bắn rơi 1 chiếc MiG.

Các cuộc không chiến quy mô lớn trên vùng "hành lang MiG" trở nên thường xuyên vào tháng 6. Các phi công Mỹ dùng từ 'xếp'(boss) để gọi phi công Nga vì tỷ lệ diệt mục tiêu của họ quá cao. Họ cho rằng các đối thủ này là phi công chiến đấu kinh nghiệm(trong thế chiến) hoặc cũng thuộc loại "sư phụ" từ các trường huấn luyện của Nga tới. Sau này có nhiều báo cáo của Mỹ về các phi công "tóc vàng hoe" nhảy ra từ những chiếc MiG bị hỏng.
[email protected] dịch từ koreanwar-educator.org, wio.ru, afwing.com ...
 
A1
14/12/03
2.548
4.399
113
Ảnh chụp từ súng 37mm của MiG-15


F84 bị bắn hạ


Sabre


F-80

Ngày 12 tháng 9 năm 1951, 80 MiG-15 tấn công 150 cường kích F-80 tại khu vực giữa Anchzu và Phenian. 15 chiếc F-80 rơi, 3 MiG bị hư hại.

Ngày thứ ba đen tối
Các cuộc chiến trên không tăng dần mức độ suốt mùa thu năm 1951, đạt tới đỉnh điểm vào ngày 23 tháng 10. "Ngày thứ 3 đen tối", là bước ngoặt của cuộc không chiến. Hạm đội ném bom(bomber armada) của Mỹ tấn công các sân bay tại Samchan, Taechon, Uiju và Namsi. Trên bầu trời Namsi, cuộc "diệt chủng"(holocaust) đã diễn ra.

21 B-29 thuộc đơn vị ném bom số 307 được hộ tống bởi 55 chiếc F-84E, phi đòan 49 và 136 chiếc cường kích của đơn vị 139, thêm 34 chiếc F-86E của phi đoàn số 4 bay vào "tổ ong bắp cày"(hornet's nest). 44 MiG-15 chặn đánh(Mỹ nói 100 chiếc tiếp cận đòan hộ tống trong khi 50 chiếc khác tấn công đội ném bom). Futrel mô tả cuộc không chiến 20 phút này như là "một trong những cuộc không chiến dữ dội và đẫm máu nhất trong chiến tranh Triều Tiên".

Khi cuộc chiến kết thúc, 12 B-29 "siêu pháo đài bay" bị bắn rơi tại chỗ. (Mỹ lúc đầu nói có 8 chiếc rơi, sau đó công nhận 3 B-29 rơi tại chỗ, 4 chiếc rơi ở Nam Triều Tiên và 3 chiếc khác rơi trên đường trở lại Okinawa, tổng cộng 10 chiếc). Một chiếc F-84 cũng bị rơi. Theo người Mỹ thì Nga mất 4 MiG, trong đó 3 chiếc bị xạ thủ trên B-29 bắn rơi. 1 chiếc khác bị hỏng. Các phi công Mỹ không bắn rơi được chiếc MiG nào. Trong khi đó Nga nói chỉ 1 MiG bị rơi do F-86. 5 ngày sau, do hiệu quả yểm hộ của các máy bay F không đáng kể, quân Mỹ hủy bỏ các cuộc ném bom ban ngày.


MiG-15 bị F-86 hạ
67 phi hành gia B-29 chết hoặc bị bắt trong tuần đó, phần lớn ở khu vực Namsi. Trong số chết có đại úy Thomas L. Shields người đã hi sinh mạng sống giữ cho chiếc máy bay bị bắn nát bay cân bằng để đồng đội nhảy dù ra ngoài.


B-29 bị hạ

Vụ Namsi được quân Mỹ so sánh với vụ oanh tạc của Mỹ ở Schweinfurt.

Ngay cả khi quân Mỹ chuyển sang ném bom ban đêm, thiệt hại vẫn cao. Ngày 10 tháng 6 năm 1952, 4 chiếc B-29 của đơn vị số 19 bị người Nga chiếu đèn khi bay trên vùng Kwaksan, phía cực nam "hành lang MiG". Bị tấn công bởi 12 chiếc MiG, 3 chiếc bị bắn hạ: 1 chiếc nổ tung giữa trời, 1 chiếc rơi tại chỗ, 1 chiếc khác rơi trên phi trường Kimpo ở phía Nam.

Verne W. Gordon, người đã ở trên khoang chiếc Apache, phi đội 28 vào đêm đó nhớ lại: "chúng tôi bị nhận chìm trong ánh sáng, sau đó bị trúng đạn 20mm(từ MiG). Máy bay ngay lập tức mất độ cao. Mặc dù máy bay bị hỏng nặng, chúng tôi may mà thoát được về tới căn cứ K-16, gần Xơ-un(Seoul)." Đó là lần đầu B-29 bị tấn công bởi tiêm kích đánh đêm.
Các tiêm kích đánh đêm tiếp tục gây ra tổn thất cho máy bay địch. 5 chiếc B-29 khác tiếp tục bị hạ trong thời gian từ tháng 11 năm 1952 tới tháng 1 năm 1953.

Mặc dù có nhiều thành tích nhưng do nhiều nguyên nhân mà vai trò của Nga bắt đầu giảm đi trong năm 1952 và đặc biệt sau cái chết của Sít-ta-lin(Stalin) năm 1953. Sau đó người Nga chuyển trách nhiệm không chiến cho không lực đồng minh rồi rút khỏi cuộc chiến. Tỷ lệ tổn thất lớn lao của MiG sau này thuộc về Trung Quốc và Bắc Triều do các phi công quá kém gây nên.
Thiệt hại
Cả Nga lẫn Mỹ đều giấu diếm thông tin về cuộc chiến. Công chúng Nga được phổ biến rằng binh sĩ Nga ở khu vực bị chết do "căn bệnh lạ". Các đợt mai táng diễn ra nhanh chóng và bí mật tại cảng Arthur.

Trong cuốn sách "Chiến tranh ở nước ngòai", tác giả là tướng Oleg Sarin và Thiếu tá Lev Dvoretsky ghi nhận có 110 máy bay(MiG) bị hạ và 319 phi công bị giết. Một nguồn khác cho rằng 345 máy bay bị hạ, 200 phi công chết. Một nguồn khác nữa lại cho rằng 299 phi công và xạ thủ phòng không hi sinh. Các xạ thủ B-29 ghi nhận 16 MiG bị hạ, các phi công F-86 cho rằng có 792 MiG bị hạ(cả của Trung,Triều). Bao nhiêu chiếc có phi công Nga ở trong cho tới giờ vẫn là ẩn số lớn!

Bên phía Mỹ, con số còn mâu thuẫn hơn: Trong cả cuộc chiến Triều Tiên, không quân Mỹ mất 1,841 người (trong số đó 379 chết trong chiến trận, 821 mất tích, 224 bị bắt). 80% trong số tổn thất là phi hành gia. Phần lớn máy bay Mỹ bị hạ là do đánh nhau với MiG trong "hành lang MiG". Bên Mỹ công bố 34 siêu pháo đài bay B-29 rơi, trong đó 16 chiếc bị MiG hạ và 4 chiếc bị cao xạ bắn rơi.

Số liệu của Nga cho thấy khoảng 832 F-86, 69 B-29, 213 F-84, 147 F-80, 40 P-51D, 35 Meteor G-8 bị MiG hạ. Có thể so sánh với số liệu tổn thất chính thức của Mỹ: 43 người chết trong B-29, 810 với F-8x.

Sau chiến tranh, phần lớn thiệt hại của máy bay F-8x bị Mỹ che giấu, họ liệt kê các tổn thất vào loại "thiệt hại không do chiến đấu"(non-combat losses). Gần đây, sử gia Jon Halliday, người đã tiến hành nghiên cứu sâu về vấn đề này, công bố kết luận rằng phần lớn trong số phi hành gia Mỹ thiệt mạng nói trên là bởi máy bay MiG của Nga.

Dù thế nào chăng nữa, ngày nay không ai còn phủ nhận sự việc, thậm chí tương Otto P. Weyland, chỉ huy FEAF từ tháng 6 năm 1951 còn huyênh hoang rằng ông ta là chỉ huy Mỹ duy nhất đã đánh nhau với người Nga.


Chiếc F-80C Shooting Stars của thiếu úy Russell J. Brown-phi công phản lực đầu tiên của Mỹ bắn hạ 1 phản lực khác ngày 8/11/1950. Đây cũng là chiến công duy nhất trong đời Russell J. Brown.

Trong sổ tay của mình, tháng 4 năm 1954, tổng thống Harry Truman viết: "chúng ta đã đánh bại người Nga".
Vào tháng 9 năm 1998, phái đoàn liên hợp Mỹ-Nga về vấn đề POW/MIA đã tập hợp 5 phi công Mỹ và 6 phi công Nga còn sống để giúp tìm kiếm thi hài 45 phi công Nga tại khu vực Bắc Triều Tiên.
Mig Alley


MiG và F-86:
[link=http://www.kmike.com/KWjpg/sabremigY.jpg]
warning.gif

sabremigY.jpg
[/link]

MiG 15:

MiG 15 của Nga:
[link=http://www.acig.org/artman/uploads/v-vs_mig-15_in_korea.jpg]
warning.gif

v-vs_mig-15_in_korea.jpg
[/link]
Tại Triều Tiên:
[link=http://www.acig.org/artman/uploads/v-vs_mig-15_384.jpg]
warning.gif

v-vs_mig-15_384.jpg
[/link]
Chiếc MiG 15 của Đại úy Kramarenko
[link=http://www.acig.org/artman/uploads/v-vs_mig-15_686_kramarenko.jpg]
warning.gif

v-vs_mig-15_686_kramarenko.jpg
[/link]
Chiếc MiG 15 của Golyshevskiy tại Antung
[link=http://www.acig.org/artman/uploads/v-vs_mig-15_300_545_golyshevskiy.jpg]
warning.gif

v-vs_mig-15_300_545_golyshevskiy.jpg
[/link]
Chiếc MiG 15 của Thiếu tá Nikolay Shkodin
[link=http://www.acig.org/artman/uploads/v-vs_mig-15_40_shkodin_147_giap.jpg]
warning.gif

v-vs_mig-15_40_shkodin_147_giap.jpg
[/link]
Chiếc MiG 15bis của Thiếu tá A. Bojcow:
[link=http://www.acig.org/artman/uploads/v-vs_mig-15_03_bojcov_16_iap.jpg]
warning.gif

v-vs_mig-15_03_bojcov_16_iap.jpg
[/link]

Lockheed P-80(F-80) Shooting Star

[link=http://www.globalaircraft.org/photos/planephotos/f-80_1.jpg]
warning.gif

f-80_1.jpg
[/link]
Cường kích
Máy Allison J33
Tốc độ 580 mph
Trần bay 46 ngàn feet
Tầm hoạt động 1090 dặm
Vũ khí: 6 khẩu .50 và 8 quả rocket 5 inch hoặc bom 2 ngàn bảng(1 tấn).
Đội hình thường sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên
[image]http://www.globalaircraft.org/photos/planephotos/t-33_f-80_budnor.jtb" alt="" onload="HSImageResizer.createOn(this);" border="0">

F-84 Thunderjet
[link=http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/60/F-84G.jpg/787px-F-84G.jpg]
787px-F-84G.jpg
[/link]
Cường kích
1 động cơ tua-bin phản lực Allison J35-A-29
Tốc độ tối đa: 622 mph(1000km/h)
Tốc độ hành trình: 770 km/h
Tầm bay: 1.600 km
Vũ khí: 6 khẩu Browning M3 .50 inch(12.7mm), 300 viên 1 khẩu.
Mang theo 2 tấn bom hoặc rocket, có thể mang bom hạt nhân Mark 7
Máy ngắm A-1CM hoặc A-4
Radar APG-30 hoặc MK-18

F-86 Sabre tại Triều Tiên


Tiêm kích 1 người lái
Dài 11.4m
Sải cánh 11.3m
Tốc độ tối đa: 1.100km/h
Tầm bay 1.900km
Vũ khí: 6 khẩu .50(12.7mm).

RB-29
[link=http://www.silent-warriors.com/rb29a290.gif]
warning.gif

rb29a290.gif
[/link]

Meteor Mk VIII
Máy bay phản lực 2 động cơ của Anh, tham chiến lần đầu tiên tại Triều Tiên, xuất phát từ các tàu sân bay và căn cứ Iwakuni tại Nhật
[link=http://www.diggerhistory.info/images/air-recent/meteor.jpg]
warning.gif

meteor.jpg
[/link]
[link=http://www.diggerhistory.info/images/air-recent/meteors-japan.jpg]
warning.gif

meteors-japan.jpg
[/link]

Sĩ quan phi công Úc Ron Guthrie, tháng 4 năm 1951.
Ngày 29/8/1951, chiếc Meteor của Ron đã bị MiG bắn hạ. Nhảy dù ở độ cao 38 ngàn feet, bay 20 phút trong không gian, Ron đã bị quân Bắc Triều Tiên bắt và trở thành tù binh chiến tranh.


Các máy bay Meteor của phi đoàn 77 không lực Hoàng Gia Anh tại Triều Tiên, trên hàng không mẫu hạm HMS Unicorn.
[link=http://www.awm.gov.au/korea/images/enlargements/14104.jpg]
warning.gif

14104.jpg
[/link]

Còn đây là nạn nhân cuộc chiến MiG-15 vs. F-86 - "Ruồi muỗi đánh nhau trâu bò chết"

Siêu pháo đài bay B-29(Superfortress)
[link=http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d3/B-29_in_flight.jpg/800px-B-29_in_flight.jpg]
warning.gif

800px-B-29_in_flight.jpg
[/link]

[link=http://www.flightsim.com/fs2004/cent2/B29_1.jpg]
warning.gif

B29_1.jpg
[/link]
B-29: máy bay ném bom chiến lược hạng nặng của Mỹ
Cũng là loại đã ném bom nguyên tử xuống Hiroshima&Nagasaki

Tổ lái: 11 người
Dài 30.2 m
Sải cánh 43.1m
Cao 8.5m
Trọng lượng rỗng 33.8 tấn
Tốc độ tối đa 574km/h
Tốc độ hành trình: 350km/h
Vũ khí: 12 khẩu M2 Browning .50(12.7mm)
1 khẩu M2 20mm ở đuôi
Mang 9 tấn bom, có thể đeo 2 quả bom T-14 10 tấn



[email protected] dịch từ koreanwar-educator.org, wio.ru, afwing.com ...
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
Liên Xô mạnh thiệt thắng ròn rã quá
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
sẵn đây nhớ các bác thạo tin post luôn sự kiện vịnh Bắc Bộ, chiến ham Madog( sorry em ko nhớ rõ viét ntn
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
bacsinhvien già so sánh luôn TU 160 vs B1B đi.. dỉ nhiên TU 160 bay nhanh hơn B 1B( bằng B 1A), chở nhiều hơn B1B