A1
14/12/03
2.548
4.399
113
[font="helvetica,arial"]This was one of the few other space exhibits at the museum, the MiG 105-11 single-person lifting body craft, which actually has a turbojet engine to allow it to divert or reattempt a landing after a failed approach. This craft did several flights after being dropped from a modified Tu-95 "Bear". As you can see, the grass in this display area could really use a cut, though most of the aircraft looked to be in quite good condition.[/font]

MiG-105-11. Chưa từng thấy bao giờ. Có lẽ là phiên bản thử nghiệm khả năng cất hạ cánh trên băng vì không dùng bánh xe và bản thân máy bay trông cũng như cái giày trượt vậy.
SpaceShip2.jpg

VerticalSpacer.gif
[font="helvetica,arial"]As you might expect, the museum had examples of pretty much every single type of Russian jet fighter, arranged by manufacturer with separate sections for Sukhoi, Mikoyan-Gurevich (MiG) and Yakovlev. Quite a number of the exhibits are the actual prototypes used to test the aircraft and there are also a number of experimental aircraft which never went into production, including this Sukhoi S-26 experimental ski-equipped jet fighter, which apparently performed very well.


[/font]
Sukhoi S-26. Trông giống như Su-7 nhưng không có bánh xe mà thay vào đó là bàn trượt. Có lẽ để cho đỗ trên băng hay bãi cỏ.
SukhoiS26SkiPlane2.jpg
VerticalSpacer.gif
[font="helvetica,arial"]There weren't too many naval aircraft on display, apart from a two-engined Beriev Be-12 "Mail" seaplane and this Yak-38 "Forger", which is a vertical takeoff and landing fighter which went into production in 1975 and served aboard Soviet Kiev-class aircraft carriers. Near the Yak-38 was another Yakovlev designed VTOL naval fighter, the supersonic Yak-141 "Freestyle".[/font]

Yakovlev Yak-38. Một loại máy bay "Harrier" Liên Xô. Sử dụng trên tàu sân bay Minsk. Bắt đầu bay từ 1975. Tiền bối của Yak-141 "Freestyle". Cũng bình thường. Không kỳ lạ lắm.
Yak38Forger2.jpg
VerticalSpacer.gif
[font="helvetica,arial"]I'm not a great expert on Soviet aircraft, so it was a real treat to see some of the less common types which I wasn't familiar with, like this Myasischev M-50 "Bounder" supersonic intercontinental nuclear bomber which first flew in 1959. This is one weird looking aircraft, the long tubular fuselage with pointed nose mounted above a bicycle style undercarriage with outrigger landing gear at the end of the wings. An engine is mounted at each wingtip, leading one person to comment that it looked like it had been designed by a ten year old boy! Very few of these aircraft were built, because Khruschev decided that all efforts in this area should be concentrated on ICBMs. This decision spelled the end for both the Myasischev and the Lavochkin design bureaus.

[/font]Myasischev M-50 "Bounder". Máy bay ném bom hạt nhân khổng lồ xuyên lục địa tốc độ siêu âm. Cất cánh lần đầu năm 1959. Có rất ít mẫu được chế tạo vì lãnh tụ Khruschev muốn tập trung cho tên lửa đường đạn xuyên lục địa ICBM hơn.
M50Bounder2.jpg
VerticalSpacer.gif
[font="helvetica,arial"]This extraordinary aircraft is the Sukhoi T-4, a Russian attempt to emulate the USAF XB-70 Valkyrie mach-3 bomber. The T-4 (sometimes incorrectly referred to as the Su-100) is largely constructed from titanium and stainless steel and featured the world's first "fly by wire" control system. It started its flight test program in 1972, but made only 10 flights before the program was scrapped. Like Concorde and the Tu-144, the T-4 has a drooping nose to provide better forward vision when taking off and landing however, unlike either of these aircraft, there are no forward windows to look through when the nose is lifted. Instead the pilots must use a periscope for forward vision, and a couple of small windows (one of which is visible through one of the front windows in this photo) to provide a view sideways and up. Interestingly, the bilingual sign in front of the T-4 states its purpose as "destruction of attack aircraft carriers and reconnaisance".

[/font]Sukhoi T-4. Một cố gắng để cân bằng với loại máy bay XB-70 Valkyrie 8 động cơ tốc độ Mach 3 của Hoa Kỳ. Nó là một cấu trúc lớn làm từ hợp kim Titan và thép không gỉ. Đây cũng là chiếc máy bay với hệ thống "bay bằng dây" đầu tiên trên thế giới. Chương trình bay thử nghiệm bắt đầu từ năm 1972 với tất cả 10 chiếc được chế tạo ra. Giống như các máy bay Concord và Tu-144, T-4 cũng có phần mũi cụp xuống một phần khi cất và hạ cánh giúp phi công nhìn rõ đường băng. Điểm đặc biệt của chiếc máy bay này là không có cửa kính quan sát phía trước máy bay khi mũi đã hất lên và nó cũng có rất ít cửa sổ. Phi công quan sát phía trước máy bay bằng kính tiềm vọng. Thay vì làm nhiệm vụ máy bay ném bom chiến lược, công dụng của loại máy bay này chỉ là "tiêu diệt các nhóm tàu sân bay và trinh sát".
VerticalSpacer.gif
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
Em xin table vài cái:
- F15 SE có tính tàng hình mà vẫn giữ được sự cơ động, tầm bay và tải trọng của 1 phi cơ chiến đấu thật thụ mà F22 và F35 không có được.
- Rõ ràng các thông số đều vượt trội các phiên bản Su30 và kể cả Su35 còn đang thử nghiệm (và là đối thủ mà nó hướng tới).
- Tại sao cái Pod IRST gắn dưới bụng mà không gắng phía trên: cái IRST là của Lockheed Martin - đối thủ của Boeing trong các dự án đấu thầu phi cơ chiến đấu. Cho nên bị chơi xấu... hihi
Boeing muốn chứng tỏ là F15 vẫn tốt trong hiện tại và tương lai. Cho dù không lực Mỹ có vẻ không mặn mà với dự án này (tập trung toàn bộ vào F35). Nên nó hướng trước tiên vào các khách hàng nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật, ĐNA và các nước Vùng Vịnh. Tuy nhiên, về lâu dài khi các mối đe doạ tiềm ẩn đều trang bị những phi cơ tiên tiến cỡ Su30 trở lên thì chưa chắc F35 đáp ứng được nhu cầu (do bị hạn chế về tốc độ, tầm hoạt động và tải trọng vũ khí), F22 chủ yếu dành cho phòng thủ nội địa nhiều hơn (dấu bài)....có thể F15 SE lại được cân nhắc.
- Cái vụ rada xoay: hôm bữa em thắc mắc với bác SVG là tại sao cùng là loại hiện đại-đa năng mà của Nga thì xoay mà của Mỹ thì không xoay? Có phải chứng tỏ là hàng Mỹ nó tốt hơn không? hehe
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Nếu F15SE mà thành công thì project này sẽ hiệu quả hơn F 22.
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
cowardsp nói:
Nếu F15SE mà thành công thì project này sẽ hiệu quả hơn F 22.

Tranh thủ lúc bác SVG vắng mặt, em quánh tiếp :p:
Theo Boeing thì F15 SE không cạnh tranh với máy bay tàng hình thật thụ F22 và F35 mà là sự kết hợp hoàn hảo.
Khi đó, nhờ hệ thống tác chiến điện tử, F15 SE sẽ đóng vai trò như một AEW&C ngay tại chiến trường. F22 hoặc F35 sẽ tắt rada hoàn toàn để đạt tính tàng hình tối đa, tất cả việc dò mục tiêu hay dẫn đường cho vũ khí đều sử dụng trên hệ thống của F15 SE nhờ datalink (cái này Nga còn khuya mới có :D). Đối phương phải làm sao đây? F15 SE thì bay ở tầm cao và xa hơn với rada và vũ khí mạnh, trực diện là những steal aircraft khó detect vô cùng chứ đừng nói tới bắn hạ chúng.
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
xxmagicxx nói:
cowardsp nói:
Nếu F15SE mà thành công thì project này sẽ hiệu quả hơn F 22.

Tranh thủ lúc bác SVG vắng mặt, em quánh tiếp :p:
Theo Boeing thì F15 SE không cạnh tranh với máy bay tàng hình thật thụ F22 và F35 mà là sự kết hợp hoàn hảo.
Khi đó, nhờ hệ thống tác chiến điện tử, F15 SE sẽ đóng vai trò như một AEW&C ngay tại chiến trường. F22 hoặc F35 sẽ tắt rada hoàn toàn để đạt tính tàng hình tối đa, tất cả việc dò mục tiêu hay dẫn đường cho vũ khí đều sử dụng trên hệ thống của F15 SE nhờ datalink (cái này Nga còn khuya mới có :D). Đối phương phải làm sao đây? F15 SE thì bay ở tầm cao và xa hơn với rada và vũ khí mạnh, trực diện là những steal aircraft khó detect vô cùng chứ đừng nói tới bắn hạ chúng.

tắt radar rồi liên lạc bằng gì bác?
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
TKM nói:
xxmagicxx nói:
cowardsp nói:
Nếu F15SE mà thành công thì project này sẽ hiệu quả hơn F 22.

Tranh thủ lúc bác SVG vắng mặt, em quánh tiếp :p:
Theo Boeing thì F15 SE không cạnh tranh với máy bay tàng hình thật thụ F22 và F35 mà là sự kết hợp hoàn hảo.
Khi đó, nhờ hệ thống tác chiến điện tử, F15 SE sẽ đóng vai trò như một AEW&C ngay tại chiến trường. F22 hoặc F35 sẽ tắt rada hoàn toàn để đạt tính tàng hình tối đa, tất cả việc dò mục tiêu hay dẫn đường cho vũ khí đều sử dụng trên hệ thống của F15 SE nhờ datalink (cái này Nga còn khuya mới có :D). Đối phương phải làm sao đây? F15 SE thì bay ở tầm cao và xa hơn với rada và vũ khí mạnh, trực diện là những steal aircraft khó detect vô cùng chứ đừng nói tới bắn hạ chúng.

tắt radar rồi liên lạc bằng gì bác?
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
em e rằng sắp tới trong khi các nước vẩn xài máy bay có người thì Mỹ sẽ chuyển dần sang UAV hết,,, và nghe đâu F35 là thế hệ fighter có người lái cuối cùng trước khi chuyển sang UAV, nếu đúng như vậy thì Nga lại một lần nữa lẹt đẹt phía sau
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
xxmagicxx nói:
Em xin table vài cái:
- F15 SE có tính tàng hình mà vẫn giữ được sự cơ động, tầm bay và tải trọng của 1 phi cơ chiến đấu thật thụ mà F22 và F35 không có được.
- Rõ ràng các thông số đều vượt trội các phiên bản Su30 và kể cả Su35 còn đang thử nghiệm (và là đối thủ mà nó hướng tới).
- Tại sao cái Pod IRST gắn dưới bụng mà không gắng phía trên: cái IRST là của Lockheed Martin - đối thủ của Boeing trong các dự án đấu thầu phi cơ chiến đấu. Cho nên bị chơi xấu... hihi
Boeing muốn chứng tỏ là F15 vẫn tốt trong hiện tại và tương lai. Cho dù không lực Mỹ có vẻ không mặn mà với dự án này (tập trung toàn bộ vào F35). Nên nó hướng trước tiên vào các khách hàng nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật, ĐNA và các nước Vùng Vịnh. Tuy nhiên, về lâu dài khi các mối đe doạ tiềm ẩn đều trang bị những phi cơ tiên tiến cỡ Su30 trở lên thì chưa chắc F35 đáp ứng được nhu cầu (do bị hạn chế về tốc độ, tầm hoạt động và tải trọng vũ khí), F22 chủ yếu dành cho phòng thủ nội địa nhiều hơn (dấu bài)....có thể F15 SE lại được cân nhắc.
- Cái vụ rada xoay: hôm bữa em thắc mắc với bác SVG là tại sao cùng là loại hiện đại-đa năng mà của Nga thì xoay mà của Mỹ thì không xoay? Có phải chứng tỏ là hàng Mỹ nó tốt hơn không? hehe

Không có ai bóng bàn, phải bắt bác magic:D
1. Bác cung cấp xem số liệu có vượt trội không cho mọi người dễ đánh giá. Hình như tốc độ có nhanh hơn?
(Riêng phần IRST thì gắn ở đâu cũng vậy, khác nhau là tầm quan sát. Tuy nhiên đặc trưng của tia hồng là bị cản bởi thời tiết, mây mù...nên nó chỉ có tác dụng phòng thủ là chính.)

2. Xin đính chính lại giúp bác Magic là F-15 dùng radar AESA, không còn phải dùng radar xoay dĩa nửa. Nếu mà loại xoay dĩa thì không hơn của Nga đâu. Người Mỹ sợ cái dĩa xoay này lắm rồi.
Cái bài nhận xét về cuộc tập trận Reg Flag có nói đó thôi. Họ nói thế này:

"Khi so sánh với máy bay của Mỹ, nơi mà nó cạnh tranh với F-15, F-16, máy bay Su-30 MKI tốt hơn chúng ta 1 chút.
Điều ấn tượng là gì: radar tốt hơn, cơ động hơn (more thrust, vectored thrust), vũ khí tầm xa hơn. (Nếu so sánh ước lượng thì 6:4)"

Ai nói những điều này, có phải là bạn của SVG nói không? :D
Nói những cái đó là đại tá, một F-15 pilot and the Director of the Requirements and Testing office at the United States Air Force Warfare Center, Nellis AFB, Nevada.

Thực ra để hiểu cặn kẽ PESA và AESA thì còn nhiều chuyện để bàn, mỗi loại có cái ưu và nhược. Tuy nhiên PESA trên Su 27 thì nó hơn cái radar xoay dĩa ngày xưa của F-15.
Nói ngày xưa thì nhiều khi hiểu lầm, xưa cách đây độ 3 năm thì Mỹ vẫn phải xoay dĩa, trừ tàng hình B-2 dùng PESA giống Nga. Còn tàng hình F-117A thì không có radar luôn. Hiện nay Mỹ vẫn chưa thay toàn bộ radar mới, vì tiến độ sx không kịp. Nhưng tương lai sẽ thay mới hết, xoay dĩa đã thành dĩ vãng rồi, may quá :D
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
xxmagicxx nói:
cowardsp nói:
Nếu F15SE mà thành công thì project này sẽ hiệu quả hơn F 22.

Tranh thủ lúc bác SVG vắng mặt, em quánh tiếp :p:
Theo Boeing thì F15 SE không cạnh tranh với máy bay tàng hình thật thụ F22 và F35 mà là sự kết hợp hoàn hảo.
Khi đó, nhờ hệ thống tác chiến điện tử, F15 SE sẽ đóng vai trò như một AEW&C ngay tại chiến trường. F22 hoặc F35 sẽ tắt rada hoàn toàn để đạt tính tàng hình tối đa, tất cả việc dò mục tiêu hay dẫn đường cho vũ khí đều sử dụng trên hệ thống của F15 SE nhờ datalink (cái này Nga còn khuya mới có :D). Đối phương phải làm sao đây? F15 SE thì bay ở tầm cao và xa hơn với rada và vũ khí mạnh, trực diện là những steal aircraft khó detect vô cùng chứ đừng nói tới bắn hạ chúng.

Thực sự thì F-15SE có 1 bộ phận để hiển thị thông tin mục tiêu ra màn hình, nó có thể chia sẽ những thông số này với máy bay trong phi đội. Vì vậy nó giống như 1 mini AEW&C. Tuy nhiên nó thiếu 1 phần rất quan trọng mà AEW&C phải có: đó là tầm radar phải xa.

Vai trò đầu tiên của máy bay cảnh báo, điều khiển không lưu (AEW&C) chính là tầm bao quát chiến trường. Nếu không bao quát được thì không thể cung cấp thông tin cho máy bay trong phi đội. Cái tầm radar của AESA thì lại bị hạn chế. Có thể trong tương lai sẽ có những cải tiến mới để tăng tầm, việc này hoàn toàn có thể làm được. Nhưng hiện nay nó bị giới hạn. APG-77 trên F-22 có tầm khoảng 180 dặm. So với Su-35 hay Mig-31 thì không bằng.
Người Mỹ dự định cải tiến để biến F-22 thành máy bay điều khiển không lưu luôn, vì nó tàng hình nên không sợ tên lửa tầm xa diệt AEW&C thông thường. Nhưng cải tiến như vậy đòi hỏi cải tiến radar, cái này thì phải chờ.


Về datalink thì ngày xưa Mig-31 có APD-518 Intra-flight , dùng từ thập niên 80. Nó có thể chia sẽ thông tin để cập nhật vào tên lửa. Ví dụ 1 máy bay đang bay kèm Mig-31, nhưng lại có radar quá ngắn, quá yếu để phát hiện mục tiêu, nhưng nó lại có datalink kết nối. Khi đó Mig-31 sẽ quét mục tiêu, định vị rồi máy tính sẽ chuyển qua cho máy bay nhỏ kia nạp vào tên lửa. Đó là điều mà có bác hỏi về Mig-21 của VN nâng cấp có thể đồng bộ với Su-30 hay không. Theo lý thuyết thì sự kết hợp này đồng bộ, nhưng ít ai làm như vậy, giống như gắn hệ thống GPS giá 3K đô vào xe con bọ giá 30 triệu. làm việc cũng được nhưng không xứng.

Về Su-30, dùng datalink TKS-2. Nó cũng tương tự như loại APD-518 nhưng chắc có nhiều cải tiến hơn, vì thời gian sau này Nga nhờ nhiều công nghệ phổ biến ngoài thị trường.
Không biết sau này có cải tiến gì mới không, chứ ngày xưa thời mới ứng dụng cho Mig-31, nó có thể chia sẽ thông tin cho 16 máy bay. Bao gồm vị trí mục tiêu, vị trí máy bay trong đội hình, mức ưu tiên mục tiêu...Độ cập nhật dữ liệu là 10 giây, nếu phi đội có 4 chiếc thì độ nhạy cập nhật dữ liệu là 4 giây, nếu 2 chiếc thì độ cập nhật mỗi lần 2 giây.
Chúng ta thấy cái dở của LX chính là phần điện tử. Độ nhạy xử lý dữ liệu không cao.
Tuy nhiên từ 10 năm trở lại đây, người Nga đã làm việc rất tốt. Những đầu dò tên lửa, tốc độ xử lý thông tin đã rất cao. Dĩ nhiên so với Mỹ thì không bằng, nhưng so với EU thì đã đuổi kịp.



Nhân nói về F-15SE. Không quân Mỹ không mua mà chỉ dùng cho xuất khẩu.
Em suy đoán các lý do sau đây:
1. Giá: F-15SE dự đoán giá khoảng 100 triệu. Chúng ta vẫn chưa biết F-35 sẽ có giá bao nhiêu, nhưng với mục tiêu phổ biến để thay thế F-16, con số lên tới vài ngàn chiếc, cộng với suất khẩu thì giá của F-35 nếu có mắc cũng không hơn F-15SE bao nhiêu.

2. Trang bị: F-35 là tàng hình, chỉ thua F-22 nhưng nó cũng là loại có lớp RAM tàng hình tiên tiến. Do đó hẳn ai cũng khoái trang bị loại này. Phần điện tử F-15SE có thì F-35 cũng có tương tự.

Như vậy có khả năng Mỹ sẽ chú trọng vaò F-35 hơn là F-15SE.
Những lý do cho các nước mua F-15SE:

1. Trang bị hiện đại nhất trong chủng loại máy bay thế hệ 4++ của Mỹ. Đó là bản nâng cấp tuyệt vời cho những ai đang dùng F-15.
2. Chi phí duy tu bảo dưỡng của F-15SE sẽ rẻ hơn là F-35. Lớp tàng hình đòi hỏi chăm sóc đặc biệt. Giá mua máy bay ban đầu có thể ngang nhau, nhưng chi phí dùng để duy trì thì khác nhau.
3. Mục đích sử dụng: F-15SE đa năng, trang bị nhiều hơn F-35. bay tầm xa hơn. Thực sự thì F-15 là loại máy bay tầm xa, F-35 hay F-16 là loại tầm trung. Những nước như ở châu Âu, Ả Rập, Sin...trang bị F-15SE là phù hợp cho nhiệm vụ đa năng, bao quát cả lãnh thổ nhưng không đòi hỏi phải mua nhiều máy bay.

Thật sự thì F-15SE là phù hợp với Mỹ hiện tại, nhưng về lâu dài, Mỹ sẽ đòi hỏi những ưu thế trên không trước máy bay thế hệ 5 của Nga, EU và có thể là Nhật, TQ. Vì vậy đưa vào trang bị từ từ F-35 sẽ hợp lý hơn. Chúng ta đều biết 1 đời máy bay có trên chục năm sử dụng. Nếu Mỹ mà mua F-15SE thì phải sau 2020 mới thay thế, lúc đó quá muộn rồi. nên bây giờ tốt nhất là không mua.