Khả năng của F-35 trong bối cảnh xung đột tại Thái Bình Dương.
F-35 là phiên bản mà Mỹ sẽ thay thế loại F-18 trên tàu sân bay cũng như F-16 trong vai trò máy bay chiến đấu tầm trung. F-35 trang bị 1 động cơ, tốc độ khoảng M1.6, bán kính chiến đấu 1000km. Nếu gắn tất cả vũ khí đối không thì có thể lên tới 10 tên lửa, nhưng khi đó tính tàng hình và cơ động sẽ giảm.
Theo kế họach gần đây nhất thì Mỹ sẽ mua cả thảy 2000 chiếc F-35, trong đó có phiân bản dùng trên tàu sân bay. Như vậy giả sử tương lai chẳng may có cuộc xung đột thật, hay chỉ là xung đột chạy đua vũ trang thì F-35 cũng là đích ngắm đầu tiên cần phải triệt hạ. Chúng ta phải chờ đợi các nước tung ra máy bay thế hệ 5. Nhưng hiện nay cơ hội cho những máy bay thể hệ 4.5 sẽ như thế nào trong cán cân quân sự các nước, cụ thể là anh TQ nhiều tham vọng?
Điều đầu tiên cần đề cập khi nói về F-35 chính là tính năng tàng hình. Đó là lợi thế lớn mà không máy bay nào có được. Tuy nhiên có 2 yếu tố làm cho tính năng tàng hình giảm tác dụng.
Thứ nhất là công xuất phát của radar, máy bay có công xuất phát mạnh thì khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình tốt hơn. Hiện nay những máy bay tàng hình chỉ thể hiện tính năng tàng hình ở khoảng cách xa, nếu tiếp cận gần hơn từ 30-50km thì nó sẽ bị radar thông thường trên các loại máy bay thế hệ 4 và 4++ phát hiện.
Nếu 1 máy bay tàng hình gấp 100 lần so với bình thường, khi đó radar cần tăng công xuất gấp 100 lần, lúc đó máy bay sẽ không còn tàng hình so với radar.
Thứ hai là bước sóng của radar. Những radar có bước sóng dài sẽ phát hiện máy bay tàng hình tốt hơn bước sóng ngắn. Lớp tàng hình hiện nay có hiệu quả nhất với bước sóng ngắn, X-Band. Nó giảm hiệu quả với bước sóng S-band và ít tác dụng với bước sóng L-Band. Radar L-Band kết hợp cùng hệ thống radar thụ động sẽ làm tăng tác dụng chiến đấu chống tàng hình.
Như vậy chúng ta thấy có 2 cách chống tàng hình. Với cách thứ nhất là tăng công xuất, nó chỉ phù hợp cho trạm radar mặt đất. Máy bay có kích thước nhỏ và hạn chế bởi năng lượng nên không thể tăng công xuất hiệu quả. Giải pháp cho máy bay là dùng tần số thấp, bước sóng dài.
Tại Russian MAKS 2009 Airshow, Nga giới thiệu concept AESA L-Band, đó sẽ là bản dùng cho máy bay thế hệ 5 của Nga.
Tuy nhiên người Nga chắc chắn không bao giờ bán công nghệ này ra ngoài.
Vậy trong bối cảnh ở Thái Bình Dương thì TQ làm sao?
Người TQ công bố họ có 4 máy bay AEW&C trang bị radar AESA L-Band. Kế hoạch tiếp theo của TQ là nâng cấp J-11B có thể sử dụng AESA tương tự. Việc này chỉ hoàn tất sau 3-5 năm tới.
Công nghệ L-Band radar sẽ đóng vai trò chiến thuật và chiến lược gì?
F-35 sử dụng công nghệ tàng hình chủ yếu tác dụng với X-Band. Nó kém tàng hình hơn F-22. Trong cuộc chiến nếu F-22 không tàng hình thì nó vẫn là máy bay cơ động mạnh. Có thể không chiến ngoài tầm nhìn và dogfight hiệu quả. Điều này lại là nhược điểm của F-35: trang bị 1 động cơ, tốc độ, cơ động... đều không bằng F-22.
Những lọai như F-18 Super Hornet hay F-15 Silent Eagle đều làm giảm diện tích phản xạ radar với lớp RAM hấp thụ sóng chứ không phải là tàng hình thực thụ (tàng hình thực thụ cần kết hợp vỏ và thiết kế khí động học), với L-Band thì nó cũng giảm hiệu quả.
Như vậy người TQ cũng hiểu rõ bài toán phải giải quyết cho bằng được, đó là chống lại công nghệ tàng hình trước khi nghĩ cách chống lại máy bay đối phương. Cụ thể người TQ tiến xa cỡ nào trong lĩnh vực này vẫn chưa rõ, nhưng chắc chắn họ đang mong muốn sở hữu công nghệ phát hiện tàng hình, nếu không thì tham vọng ở đại dương sẽ bất thành.
Người Mỹ chiếm ưu thế trên đại dương nhờ hạm đội tàu chiến trang bị tên lửa mạnh và tàu sân bay chứa nhiều máy bay. Chính sự trang bị đồng bộ này làm cho tốc độ phản ứng của Mỹ rất mau chóng. Người TQ muốn cạnh tranh với Mỹ ngoài việc xây dựng đội tàu, trang bị tên lửa, máy bay của họ cũng phải cạnh tranh với Mỹ.
Giải pháp đã có, chỉ còn cách tiếp cận và thời gian.
TQ trước đây không công bố về thiết kế của máy bay thế hệ 4 của TQ (tương đương thế hệ 5 phương tây). Tuy nhiên trong năm ngoái, phó tư lệnh không quân TQ đã công bố TQ sẽ có máy bay mới phục vụ vào khoảng 2018-2020. Đó là máy bay có tính năng tàng hình, bay siêu tốc không cần đốt hậu, có thể cất cánh trên tàu sân bay.
Vậy khả năng của TQ như thế nào?
J-11B
Kế hoạch cho máy bay thế hệ 4 của TQ đã bắt đầu trên 20 năm. Người TQ ban đầu không có khả năng chế tạo động cơ máy bay, họ đã nghiên cứu từ Nga để chế tạo J-10, J-11. Đó là những bước học hỏi ban đầu về động cơ.
Về thiết kế khung máy bay, TQ kết hợp với Nga để phác thảo kế hoạch. vậy người Nga có lợi gì trong việc tham gia kế hoạch này? Ngoài tiền công, Nga sẽ được TQ chia sẽ công nghệ composite và công nghệ tàng hình.
Thập niên 80 TQ có 1 loạt nhà khoa học làm việc bên Mỹ về công nghệ vật liệu mới, mặc dù nó ứng dụng trong dân sự, nhưng những nhà khoa học này cũng cải tiến để dùng vào quân sự. Bên cạnh thu hút khoa học gia bên ngoài về TQ, người TQ cũng tiến hành mua lại những công ty có liên quan tới công nghệ vật liệu, điển hình là Fischer Advanced Composite Components, một công ty chuyên về thiết kế cấu trúc khung máy bay bằng vật liệu mới của Úc. Những trao đổi giữa Nga-TQ để 2 bên cùng có lợi khiến cho tiến độ thiết kế máy bay thế hệ mới sẽ tiến nhanh hơn.
Như vậy với khả năng ngân sách quốc phòng tăng cao, người TQ có tham vọng không đơn giản. Một ưu thế của thời hiện đại chính là nhiều công nghệ cao phục vụ trong dân sự, nhất là trong lĩnh vực điện tử, vi xử lý. Đó là cách tiếp cận dễ dàng và ít tốn kém nhất.
Người Nga vẫn nắm giữ những công nghệ them chốt, nhưng sự đe dọa vị thế Mỹ không nằm ở phía Nga mà dịch chuyển qua TQ. Và F-35 chính là đích ngắm mà mọi đối thủ nhắm đến.
Quay về vấn đề của F-35, khả năng tàng hình.
Hình ảnh B-2 bị Eurofighter dùng thiết bị IRST phát hiện.
Phương tây gọi nó là Passive InfraRed Airborne Tracking Equipment (PIRATE). Đây là hệ thống phát hiện nguồn nhiệt bức xạ thụ động từ máy bay. Các vật thể bay bị ma sát sinh nhiệt, những hơi nóng từ động cơ...Hệ thống PIRATE dùng 2 bước sóng 3-5 and 8-11 micrometers để phát hiện máy bay, tên lửa.
Người Nga thiết kế IRST từ Su-27. Châu Âu thì chậm hơn nhưng sau này đều trang bị. Người Mỹ thì chỉ gần đây mới bắt đầu trang bị trên F-15, F-16.
Máy bay tàng hình đồng thời còn bị phát hiện nhờ radar thụ động, việc trang bị hệ thống điện tử sẽ làm rỏ rỉ điện từ dù cho các lớp bảo vệ ngày nay rất tốt. Hệ thống radar thụ động không thể lock mục tiêu nhưng nó kết hợp với radar phòng không thì có thể bắt được mục tiêu. Và chuyện gì xảy ra khi B-2 bị phát hiện và người ta dùng tiêm kích có IRST đánh chặn? Sẽ không có gì quá đáng khi nói kỷ nguyên này, B-2 chỉ tàng hình với Mig-21.
Đối phó với TQ thì chắc chắn B-2 sẽ gặp rủi ro. Vấn đề ném bom này sẽ do F-22, F-35 đảm nhiệm.
Về AEW&C thì TQ ít nhất 4 chiếc KJ-2000 trang bị bằng radar AESA L-Band.
Nhìn hình trên chúng ta thấy vai trò của AEW&C rất lớn. Không có nó thì khả năng phát hiện mục tiêu bị giới hạn bởi độ cong trái đất. Mặc dù TQ có hệ thống radar tầm ngoại biên rất mạnh, có thể phát hiện vật thể bay từ xa, nhưng nó chỉ mang tác dụng cảnh báo sớm. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong topic khác.
Với 1 máy bay trang bị radar tần số L-band và S-band thì khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình khá hơn so với fighters. Tuy nhiên trong thực tế thì F-35 trang bị AIM-120D có tầm bắn trên 130 miles. Nếu nó ngắm bắn AEW&C thì rất khó trật mục tiêu, vì máy bay cảnh báo sớm rất chậm chạp.
Như vậy chúng ta cũng thấy lợi thế duy nhất nếu TQ cạnh tranh cùng Mỹ chính là gần nhà. Gần nhà thì TQ có thể điều máy bay bảo vệ đông hơn, có nhiều máy bay gây nhiễu điện tử tác chiến. Tần số cất cánh của TQ cao hơn thì ưu thế của Mỹ chưa chắc phát huy được .
Một hạn chế của máy bay thế hệ 5 của Mỹ là số vũ khí rất ít. F-35 có 4 tên lửa mang bên trong, 6 giá treo ngoài, trong đó có 2 cái bên rìa cánh chỉ gắn được tên lửa tầm ngắn AIM-9X. nếu như mang tổng cộng 10 tên lửa thì tính tàng hình coi như xong. Nếu chú trọng tàng hình, nó chỉ có 4 tên lửa để tả xung hữu đột trong vòng vây kẻ thù.
Cuộc chiến lúc này sẽ rất căng vì mỗi lọai máy bay đều trang bị hệ thống gây nhiểu, mục tiêu giả...nếu kẻ thù đông hơn, chắc chắn mục tiêu giả sẽ nhiều hơn, cơ số tên lửa cũng sẽ áp đảo. Lúc đó tầu là thượng sách, nhưng ngặt nổi tốc độ của F-35 không cao.
Mỹ có 2 biện pháp, 1 là tăng số F-35 để không cho đối thủ chiếm ưu thế số lượng. 2 là tăng F-22.
Có thể nói tàng hình vẫn chưa phải là nhân tố quyết định nếu đối thủ cũng khá tương đồng về sức mạnh. Người Mỹ hiện nay may mắn không có đối thủ nguy hiểm, mâu thuẫn với TQ còn ở thì tương lai. Nhưng chắc chắn cuộc chiến ở Thái Bình Dương nếu xảy ra thì Mỹ cũng vất vả như thời đối đầu với Nhật Bản. Sẽ chịu tổn thất to lớn nếu muốn chiến thắng.
http://www.aereo.jor.br/2010/01/04/invisivel-ao-radar-mas-nao-ao-irst/
http://www.abc.net.au/news/stories/2009/09/16/2687895.htm
http://www.scribd.com/doc/12560170/The-Radar-Game-Understanding-Stealth-and-Aircraft-Survivability
http://www.ausairpower.net/APA-Flanker-Radars.html
http://www.ausairpower.net/APA-NOTAM-140909-1.html
http://www.ausairpower.net/APA-2009-06.html
http://antg.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=70830]