Hạng D
30/1/07
3.021
54
113
48
Xà Ghềnh, Mobil: 0903187496
xxmagicxx nói:
Con B2 nhìn cứ như con chim mũm mím ấy nhỉ!
Công nhận bọn Mẽo trí tưởng tượng bay bổng thật.


Các bác cho em hỏi, ở độ cao 10km, nhiệt độ khoảng âm 50, 30oC, áp xuất cũng khác rất nhiều (bao nhiểu nhỉ?), thế mà đùng một cái, phi công bay ra ngoài, vưỡn sống. Vậy quần áo và mũ phi công có gì đặc biệt chăng?
Cho em hỏi, mấy anh này bung dù từ độ cao 10km hay là để dơi tự do như VĐV xếp hình, đến gần mặt đất mới bung dù?
Ở âm 50oC, dù vừa bung ra nó gãy rắc rắc thì sao nhỉ?
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
TKM nói:
profi nói:
Cái vụ gián điệp thì thằng nào mà chẳng có ?
-Biết khả năng của đối thủ mình
-Tiết kiệm thời gian và tiền bạc nếu ứng dụng được

ý bác xxmagicxx nói Nga còn phải đánh cắp hệ thống điện tử của phương Tây, còn máy bay TQ là hàng nhái Nga thì chẳng có gì đặc biệt hết, chứ phải ý như bác nghĩ đâu

Cám ơn bác TKM!
Hãy nghe người ta so sánh này: Trả lời trên đài phát thanh RMC, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Hervé Morin cho biết, “Rafale là chiếc Ferrari còn Gripen chỉ là chiếc Volvo bình thường và các bạn không thể làm phép so sánh khập khiễng như vậy được”. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp đã trả lời như vậy khi được hỏi về giá của máy bay.(http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/LA71586/default.htm)
Rồi dư luận chung cho rằng Rafale không bằng chiếc Euro Fighter. Vậy mà khi đem ra so sánh đấu thầu giữa 3 chiếc: Rafale, Euro Fighter và F15 cho không quân Hàn Quốc, kết quả: the winner is....F15!
@ bác cowardsp: hihi. để bác SVG giải đáp câu hỏi này xem sao! Em thấy giả sử radar của Nga có thể phát hiện ra máy bay tàng hình của Mỹ thì chúng vẫn hữu dụng: nó sẽ tàng hình với radar của tên lửa đối không. Như bác SVG thì radar của tên lửa rất bé, công suất nhỏ (lấy đâu ra cái radar đường kính trên 1m, công suất ~ 20kW như của Su30). Tên lửa sử dụng radar của nó ở pha cuối trước khi chạm mục tiêu...
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
cowardsp nói:
em ko rành lắm về Passive InfraRed Airborne Tracking Equipment (PIRATE). dưng hồi VN war Mỷ đã có hỏa tiễn tầm nhiệt.. AC 130 đã có thiết bị quang học hồng ngoại tuyến để bắn xe cơ giới của MB ban đêm.. rất chính xác..
Theo như bác sinviengia` phân tích nói B 2, F22, F 35 gần như " vô dụng" xét về khía cạnh tàng hình.. thế thì Mỹ duy trì và sx các may bay này làm chi vì chúng sẽ bị L Band radar phát hiện . Hôm trước bác có nói máy bay tàn hình chỉ có thể tàng hình với radar máy bay vì radar máy bay có bước sóng ngắn.. dưng hôm nay bác nói với khoảng cách 30-50km thì em nó hoàn toàn ko tàng hình với radar máy bay bình thường.. em thấy mâu thuẫn quá

Hệ thống PIRATE cũng tương tự IRST (infra-red search and track- tìm kiếm và theo dõi bằng hồng ngoại)
Máy bay dùng IRST đầu tiên là F-101 và F-102. Buổi đầu IRST đơn giản chỉ có cảm biến hồng ngoại và 1 cửa trập phía trước, cửa trập hoạt động liên tục thu tín hiệu, khi có nguồn nhiệt thì nó hiển thị lên màn hình kèm tiếng bíp. Việc này chỉ giúp phát hiện xe ban đêm, còn việc định vị thì coi như thua.
Sang thập niên 80 công gnhệ phát triển hơn, dùng cảm biến 2-D. Sau này kết hợp kính ngắm phóng đại và kính trắc viễn laser có thể giúp định vị tọa độ dẫn bắn cho tên lửa. Máy bay chiến đấu nếu có AEW&C đi kèm thì nó tắt radar, dùng IRST cũng chiến đấu được. Nó phát huy cực mạnh nếu bay sau lưng đối thủ vì hơi nóng của động cơ. Vậy bây giờ bác nghĩ xem B-2 mà không có hộ tống thì có phải chết không? Còn nếu bay theo 1 đám hộ tống thì coi như mình bắc loa la làng tui ở đây :D
Mỹ chưa gặp tình trạng này vì đối thủ Mỹ chả có máy bay nào cất cánh được, thiệt hại nặng nhất bên Serbia là 1 chiếc F-117A bị rớt, 1 chiếc bị thương bay về Ý nhưng không phục hồi mà cho ra Nevada luôn, tất cả do SAM. Còn nếu đối phương đủ mạnh để duy trì không quân thì mệt lắm.

--------
Vấn đề bác Cowar hỏi Mỹ duy trì đám tàng hình làm gì nếu nó không có tác dụng tàng hình?
Việc này giống câu hỏi VN duy trì Mig-21 làm chi nếu TQ (đối thủ chính) toàn dùng máy bay thế hệ 4.
Nếu Mỹ đánh Nga thì tàng hình coi như bỏ, nhưng đánh với Bắc Hàn, với Iran thì chả ai làm gì được. Họ dùng tên lửa đánh sập sân bay, dùng tàng hình ném bom điều khiển từ xa vẫn an toàn.
Với những radar mới sau này, ví dụ KB radar-Vostok có thể phát hiện F-117A ở khoảng 55 km trong môi trường nhiễu nặng, môi trường bình thường là gấp 3 lần. máy bay tàng hình có thể ném bom ở khoảng cách xa hơn tầm phát hiện radar, lúc này vai trò phòng không tầm thấp phải phát huy. Nếu phòng không tầm gần đủ sức bảo vệ trạm radar thì vấn đề không lo, nhưng quan trọng là họ bắn chừng chục tên lửa một lúc, phòng không tầm thấp bảo vệ radar nổi hay không là vấn đề.

----------

Irbis-BARS.png


Vấn đề bác bảo mâu thuẫn về khỏang cách phát hiện 30-50km của radar bình thường chính vì bác quên bài đầu em có đề cập.
Bác nhìn góc bên phải, tia màu trắng là radar thường, tầm phát hiện RCS 0.0001 là khỏang 20 dặm. Bài này em viết ở mấy trang đầu tiên.

Máy bay tàng hình chiếm ưu thế ở băng tần X-Band nên nó tàng hỉnh trên tầm 20 dặm đó. Phải ở tầm rất gần như vậy vì khoảng này công xuất radar mạnh hơn mới thấy nổi. Trong 2 yếu tố ảnh hưởng tới tính tàng hình, công suất radar là 1 yếu tố. Chính vì bác cứ nghĩ tàng hình là vô hình nên thấy em viết mâu thuẫn :D

Các bác đừng nghĩ tính tàng hình sẽ là tuyệt đối vô hình. Trước đây 1 quan chức quốc phòng Mỹ phát biểu trước quốc hội nhằm xin tiền cho F-22. ông nói F-22 tàng hình như 1 quả bóng chơi golf. Tức nó vẫn còn hiện hữu, góc này là chính diện, còn bên hông và sau lưng thì nó còn lớn hơn.
Hãy hình dung RCS là 0.0001 m2 như trên hình.
Tức nó bằng 0.1 mm2. Vậy 0.1 mm nó to bằng cái gì? Cái tăm cũng còn to hơn kích thước này, nói chi tới cái bóng chơi golf.
Các bác đừng bảo F-22 nó bịt kín mọi khe hở nhé, động cơ tỏa nhiệt, dù dùng hơi lạnh làm giảm nhưng nó không thể giảm nhiệt bằng không khí bên ngoài.
Khe hở để thải khí đốt, nó cũng hở cả mét 2 bên dù họ cũng che để từ dưới đất quét lên không thấy. Nhưng bay sau lưng mà quét thì....
F-35 thêm cần antenna thu tín hiệu. nội cái này cũng là nguồn phát tín hiệu. Nó không thể giảm RCS bằng 0.1 mm được.

Ở bài trên em có dẫn vài nguồn, bác xem lại là hiểu.
Ở đây xin trích vài cái.

http://www.usatoday.com/news/world/2005-10-26-serb-stealth_x.htm
Col. Zoltan Dani was behind one of the most spectacular losses ever suffered by the U.S. Air Force: the 1999 shooting down of an F-117A stealth fighter.
Long before the 1999 war, I took keen interest in the stealth fighter and on how it could be detected," said Dani, who has been hailed in Serbia as a war hero. "And I concluded that there are no invisible aircraft, but only less visible."
------------
http://www.abc.net.au/news/stories/2009/09/16/2687895.htm
Questions over F-35's stealth capability

Defence analysts say the new Russian L band radar will detect the fighter and can be fitted to Sukhoi jet fighters of the type flown by Indonesia, Malaysia, China and Vietnam.
The Liberal member for Tangney, Dr Dennis Jensen, is a former research scientist and defence analyst with the Defence Science and Technology Organisation. He says the radar system can see through the F-35's stealth protection.

--------------
http://www.ausairpower.net/APA-NOTAM-140909-1.html

Shaping is a critical aspect of stealth design, since the facets and aligned edges in stealth designs bounce hostile radar returns away from the radar producing them. A stealth design shaped to beat X-band radars will lose effectiveness in the lower S-band, and become even less effective in the L-band, performance becoming progressively worse as the operating band of the radar is moved away from the design target X-band.
(Tạm dịch: tàng hình phát huy tác dụng với X-Band, giảm tác dụng với S-Band, và Very giảm tác dụng với L-Band)

If a fighter, which produces a tennis ball sized radar return in the X-band, produces a basketball or beachball sized radar return in a lower band, a sensor operating in that lower band nullifies the stealth capability. The fighter built with “narrowband” X-band stealth is no longer difficult to detect and must fight it out using its aerodynamic capabilities alone.

If a sensor can bypass the stealth of the F-22A Raptor, this fighter still has sufficient aerodynamic performance to compete effectively in both Beyond Visual Range and close combat. The same is not true for the F-35 Joint Strike Fighter, since it is an overweight and underpowered design, incapable of competing aerodynamically against the newer Flanker variants, and completely outclassed by the latest supercruising Su-35S Flankers.
-----------------

Nguyên lý về bước sóng và công xuất radar là bất biến, do đó việc máy bay tàng hình bị phát hiện không có gì quá ghê gớm. Không ai phủ nhận việc này hết. Người Mỹ cũng không ngạc nhiên, tuy nhiên nếu ai ai cũng đủ mạnh để phát hiện máy bay tàng hình thì vấn đề sẽ lớn.
Vì vậy khi Czech bán radar Tamara cho TQ, Mỹ đã ngăn cản. Thương vụ bất thành, quan trọng hơn, Mỹ mua đứt công ty này, coi như xong đời TQ. Nhưng TQ còn có Nga, bỏ nhiều tiền thì mua cũng được.
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
24/7/09
995
107
63
Hà nội
Vậy liệu công nghệ tàng hình plasma (nếu công nghệ này thành công) có giải quyết đc vấn nạn X,S,L-bands ko bác SVG ? :cool:
 
TKM confirmed
Hạng D
24/2/08
2.139
18.402
113
@sinhviêngià: trước giờ em chỉ thấy bác đề cập tới tính năng của SU-30MKI nhưng đó là phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ, còn bản SU-27 nội địa thì sao bác? thường hàng nội địa thường "khủng" hơn hàng xuất khẩu vậy F-15 hoàn toàn ko có cửa so với SU-27? với lại Mỹ nhiều tiền hơn chẳng lẽ lại cắm đầu vô xây dựng công nghệ mắc tiền mà lại thua Nga, nếu TQ tương lai mua được radar Nga thì cũng vô hiệu hoá máy bay Mỹ?
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
Ko biết người Mỹ có biết những gì chúng ta đang bàn luận để rút tỉa kinh nghiệm, khắc phục khuyết điểm ko? Nhìn vô chỉ thấy loss đến loss cho Mỷ dù Mỷ chi rất nhiều $, có vẻ như công dã tràn
 
Hạng D
21/10/08
3.652
74.863
113
Miền Không Xác Định
Em "nghe nói" như vầy, nhưng không thể dẫn chứng được:
Giống như ta đi mua cái giàng Hifi, ta quan tâm đến công suất khuếch âm của nó - thường được in nổi bật vd như 4000W P.M.P.O (lưu ý mấy chữ sau nhỏ xíu:D). Hôm bữa em đi mua cái loa vi tính nho nhỏ, công suất của nó là 31W RMS. Coi một hồi thấy có cái ghi công suất to hơn nhưng sao nghe nhỏ hơn, thế là lòi ra thêm 1 cái nữa là Peak Power (tra cứu ra là nó = √2*RMS)...nhà sản xuất không gian lận, chỉ có người mua không chịu hiểu
bash.gif

Modern Fighter Aircraft Radars: Radar phương Tây hoàn toàn thua về mọi phương diện rồi! Còn tin hay không thì tuỳ:D
Su30 hay Su35 gì gì đi nữa thực chất vẫn là Su27 - rename thôi. Có điều lạ là lực lượng chủ lực của không quân Nga toàn Mig.
 
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
cái công suất bác nói theo em nhớ mang máng mớ kiến thức vật lý cấp ba em còn ráng nhớ được là công suất hiệu dụng, nói nôm là giống nhu cruise speed của máy bay. Em théc méc tai sao Mỹ vẫn ko xoa sổ chươg trình tàng hình Bác sinhvien có nói là máy bay tàng hình của My là để đối phó với râdar của Iran, Bắc Hàn do mấy radar này tạm thời chưa phát hiện được máy bay tàng hình của Mỹ, còn đối với radar Nga thì chúng vẫn bị phát hiện ... túm lại là chúng hửu hình với radar mặt đất có L band của Nga.và cả radar bình thường của thế hệ máy bay 4++. Chúng ko có cửa để xuyên qua được hàng rào radar của Nga....
Dưng thế hệ B2 và cả F 22 đều là sản phẩm thời chiến tranh lạnh để đối phó với Nga..chứ ko phãi để đối phó với Iran , Bắc Hàn vì kỹ thuật quân sự các nước này lúc đó còn thấp lắm... Thế thì câu hỏi của em vẩn chưa có lời giãi đáp thoả đáng...tại sao Mỹ vẩn duy trì và sx máy bay tàng hình do yêu cầu xuất phát từ thời chiến tranh lạnh, dù biết chúng vẫn hửu hình với radar của Nga...??
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
gentledog nói:
Vậy liệu công nghệ tàng hình plasma (nếu công nghệ này thành công) có giải quyết đc vấn nạn X,S,L-bands ko bác SVG ? :cool:

Tia plasma có thể hấp thu những tín hiệu điện từ, nhưng trong thực tế họ chứng minh những sóng radio tần số thấp không bị hấp thu. Vấn đề nằm chỗ này :D. Những radar ngoài đường chân trời đều dùng sóng tần số thấp, nghĩa là việc phát hiện có thứ gì đó vào không phận là có khả năng. Tuy nhiên để xác định chính xác vị trí thì khó, nó có tác dụng cảnh báo sớm là chủ yếu.
Một vài vấn đề mà tàng hình plasma đang gặp là việc tạo đám mây plasma sẽ tạo bức xạ điện từ, đó là sự giao động giữa điện trường và từ trường, nó có bước sóng vài trăm nm, bằng mắt thường sẽ quan sát được vì nó là tia sáng. Nghĩa là khi máy bay tạo mây plasma, nó sẽ phát sáng, tuy nhiên ở xa thì mình không nhìn ra. Một vấn đề nửa là làm sao phủ máy bay trong 1 đám mây nếu máy bay đang ở tốc độ cao?
Hiện nay người ta vẫn chưa có cách giải quyết vấn đề, họ thử nghiệm biện pháp khác, đó là thay vì phủ toàn máy bay bằng plasma, họ sẽ phủ những khu vực nhạy cảm như cửa hút gió động cơ, buồng đốt...những nơi mà vật liệu tàng hình kém tác dụng. Những khu vực khác vẫn phủ lớp RAM như bình thường.
Tàng hình plasma đã được người Nga thử nghiệm qua thế hệ 3. Trên lý thuyết nó là hiện thực, nhưng đưa vào thực tế thì có vài vấn đề nêu trên.
 
Hạng D
3/5/09
2.214
53
0
TKM nói:
@sinhviêngià: trước giờ em chỉ thấy bác đề cập tới tính năng của SU-30MKI nhưng đó là phiên bản xuất khẩu cho Ấn Độ, còn bản SU-27 nội địa thì sao bác? thường hàng nội địa thường "khủng" hơn hàng xuất khẩu vậy F-15 hoàn toàn ko có cửa so với SU-27? với lại Mỹ nhiều tiền hơn chẳng lẽ lại cắm đầu vô xây dựng công nghệ mắc tiền mà lại thua Nga, nếu TQ tương lai mua được radar Nga thì cũng vô hiệu hoá máy bay Mỹ?

Trước tiên mình phải thừa nhận 1 vấn đề là công nghệ tàng hình rất lợi hại. Thay vì bị phát hiện ở 400km thì nay ta tiến tới ở khoảng cách 150km nếu đối phương có radar mặt đất mạnh như S-400. Ở tầm này hầu hết tên lửa đều phát huy tác dụng cao. Cho nên máy bay tàng hình chiếm ưu thế tuyệt đối, nhất là để chống lại máy bay khác. Gặp những quốc gia không phải là cường quốc thì không lo, mà cường quốc thì đếm trên đầu ngón tay thôi.
TQ không mua được radar của Czech là loại radar thụ động thế hệ mới, chứ radar sóng dài thì TQ có lâu rồi, nếu kết hợp 2 thứ này kèm radar dẫn bắn sóng ngắn thì rất hiệu quả. họ cũng có trạm radar tầm ngoại biên rất to, em sẽ nói bên topic khác.

Em thấy nhiều người nghĩ máy bay tàng hình là vô hình nên em mới đề cập tới vấn đề này. Tàng hình nghĩa là khó nhìn thấy, chứ nếu không thể nhìn thấy thì Mỹ chỉ cần chục chiếc F-22 là làm bá chủ rồi, cần chi tới 750 chiếc như kế hoạch ban đầu. Bác cứ hình dung nó vô hình, nó bay tới tận điện Kremli, nó vờn trên đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh khi các cụ đại biểu TQ đang họp, cho vài quả bom thì thiên hạ loạn hết. Lúc đó thế giới là chư hầu của Mỹ í chứ :D

Chúng ta phải hỏi vì sao F-117A 1 chiếc bị rớt, 1 chiếc bị thương, có phải cứ bắn đại tên lửa lên trời sẽ trúng hay không?
Theo kế hoạch thì F-117A phục vụ ít nhất 30 năm, nhưng sau 20 năm nó về hưu liền. Người Mỹ nói lý do là có F-22 rồi. Thực ra nếu F-117A mà ngon lành thì dại gì cho về hưu? Mà chuyện về hưu của chiếc này lại bí mật, chỉ có quan chức Mỹ và vài phóng viên báo quân đội được mời tới. Mỹ nói lý do không phổ biến vì F-117A vẫn còn nhiều công nghệ bí mật.
Nói chung cuộc đời F-117A khi về hưu không kèn không trống.

F-22 tuy mới ra đời nhưng nó đã nâng cấp liên tục. Hiện nay là phiên bản nâng cấp 3.1. Đang bay thử tại Edwards AFB, CA. Phiên bản nâng cấp 3.2 đang lên kế hoạch.
B-2 thì chắc đang thêm lớp RAM dày hơn. Người Nga mà ra thế hệ 5 tàng hình thì em nghĩ họ không theo nổi Mỹ vì chi phí bảo trì quá cao. Cho nên cuối cùng vẫn là tạo máy bay cơ động, trang bị nhiều pod điện tử để chơi với số tên lửa hạn chế trên F-22.

-------------------

Nói về Su-27 thì nó không bằng Su-30 dù cho khi xuất khẩu Nga đã cắt nhiều thứ. Nga trang bị Su-27 từ thời LX, sau này nâng cấp thành Su-27SM. hiện số Su-27SM này đông nhất, gần 300 chiếc.


Nhân tiện em phân biệt các loại máy bay luôn.

Su-30 ở Nga là loại Strike fighter, nó tương tự F-15E. Mục tiêu phục vụ chính là đối đất.
Su-27SM là loại Superiority Fighter. đây là loại đa năng như F-15C, F-22, Rafale...Su-35 hay 30MKI cùng loại này.
Mig-29 là loại Multi-role Fighter. đây là phiên bản rẻ tiền của Air Superiority Fighter, nó cũng đối không và đối đất nhưng tính năng kém hơn.
Su-34 là loại Fighter-bomber, tức nó vẫn là máy bay chiến đấu, nhưng trang bị thêm tính năng dẫn đường chính xác cho bom, Su-34 là bản thay thế cho Su-24. F-15E của Mỹ tính năng cũng tương tự.
Su-25 là loại Close Air Support. Đây là loại cường kích hộ trợ tấn công mặt đất, diệt tank. Người Mỹ có chiếc A-10 nổi tiếng cùng chủng loại này.

Tóm lại hiện nay không quân Nga trang bị nhiều nhất là Su-27SM, tiếp đến là Su-24 và Su-25, kế đó là Mig-31 và Mig-29. Những loại mới như Su-30, Su-35 vẫn còn đặt hàng, sx chậm chủ yếu là ngân sách thay thế máy bay không đủ. Sukhoi hiện nhờ vào bán máy bay bên ngoài nhiều hơn là bán cho không quân Nga.
Đặc biệt là người Mỹ không chế tạo tiêm kích đánh chặn như Mig-31 của Nga.