đất trống còn nhiều nhỉMột số khu đất đã tìm được nhà đầu tư tại Thủ Thiêm.
- Status
- Không mở trả lời sau này.
Nói thế thì mua bà cái the gold view cho rồi. Còn gần trung tâm tài chính hơn nữađúng rồi
giá hợp lý mà
càng gần phố Wall phố tài chính thì càng mắc là đúng rồi
qua cầu là trung tâm tài chính của TPHCM, và là trung tâm tài chính của VN, ngân hàng nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán
e thấy giá bán của ĐQM là khá hợp lý
gần trung tâm tài chỉnh hiện tại thôiNói thế thì mua bà cái the gold view cho rồi. Còn gần trung tâm tài chính hơn nữa
chứ 5 - 10 năm nữa, thủ thiêm là trung tâm tài chính mà
nên lúc đó, mình hô to: tôi ở ngay trung tâm tài chính
Bánh vẽ của giới đầu tư chứ đâu ra. Rành rành quận 1 vẫn sẽ là trung tâm tài chính, chính trị của TPHCM. Nó còn chưa cũ nát đến độ phải thay cái mới. Nhìn toà nhà VCB mới xây, dọc trục bờ tây ráo riết hành động, UBTP vẫn xây trên nền đất cũ. O biết các bác mua nhà có sống đến ngày đc hô to câu nói của bác kogần trung tâm tài chỉnh hiện tại thôi
chứ 5 - 10 năm nữa, thủ thiêm là trung tâm tài chính mà
nên lúc đó, mình hô to: tôi ở ngay trung tâm tài chính
Một số khu đất đã tìm được nhà đầu tư tại Thủ Thiêm.
ô 7-1 đẹp thật, dành làm công viên để giảm độ ngộp của khu TĐC bên cạnh thì quá ngon
Ra là lô đất 2-10,2-12 Smart City đang dính nhà dòng chưa giải tỏa đc.ô 7-1 đẹp thật, dành làm công viên để giảm độ ngộp của khu TĐC bên cạnh thì quá ngon
Em đã phát hiện ra âm mưu của mấy Bác và Mợ @xulongnhim rồi nhen keke.. Em luôn theo dõi từng bước chân của TT màBác ấy không tin đâu, mà thôi không cần gọi, mình cứ im im mua thêm cho nó khỏi nóng, đến lúc nó mọc xong đẹp đẽ rồi thì gọi bác Rio vô, lúc ấy bác ấy thích quá thì mình bán lại cho bác ấy giá hữu nghị gấp đôi thôi
Ra là lô đất 2-10,2-12 Smart City đang dính nhà dòng chưa giải tỏa đc.
em mà là CQ em đề nghị đổi ô 7-1 cho nhà thờ & chùa, ko bù tiền, xem như ô 7-1 thành khu tôn giáo
ô 7-1 đẹp thật, dành làm công viên để giảm độ ngộp của khu TĐC bên cạnh thì quá ngon
Lô 7 - 1 thành phố đang tiến hành đấu giá bác, theo quy hoạch là làm Khách sạn.
Bánh vẽ của giới đầu tư chứ đâu ra. Rành rành quận 1 vẫn sẽ là trung tâm tài chính, chính trị của TPHCM. Nó còn chưa cũ nát đến độ phải thay cái mới. Nhìn toà nhà VCB mới xây, dọc trục bờ tây ráo riết hành động, UBTP vẫn xây trên nền đất cũ. O biết các bác mua nhà có sống đến ngày đc hô to câu nói của bác ko
Không phải là bánh vẽ của giới đầu tư mà quy hoạch TT trở thành trung tâm tài chính đã được thủ tướng phê chuẩn từ năm 1996. Vì nhiều lý do trong đó có nhóm lợi ích đã làm TT châm phát triển. Bác đọc bài "Tư duy đúng thì xã hôi sẽ tiến rất nhanh" của KTS Ngô Viết Nam Sơn (con của Ngô Viet Thụ - thiết kế dinh Độc Lập). Bài viết từ năm 2010.
* Thay đổi nhận thức của xã hội là một quá trình. E rằng đến khi mất bò chúng ta mới làm xong chuồng?
- Tôi nghĩ, giáo dục là hướng đi bền vững để thay đổi thực trạng này. Đối tượng cần bồi dưỡng nhiều nhất là những nhà lãnh đạo bởi họ có quyền ra quyết định. Để giữ chân nhà đầu tư, có một thời kỳ chúng ta cho phép họ xây dựng tại trung tâm lịch sử của thành phố. Quan điểm đó có thể đúng trong giai đoạn đất nước ta còn nghèo. Bây giờ, đời sống đã khá hơn, mà các công trình văn hóa, lịch sử cũng không còn nhiều.
Sở dĩ các nhà đầu tư thèm muốn vị trí trung tâm lịch sử là vì chi phí xây dựng ở khu vực này hiện quá rẻ, lợi nhuận quá lớn. Muốn ngăn họ không vào trung tâm lịch sử thì làm cho việc xây dựng tại trung tâm không còn lời quá cao so với các khu đô thị mới bằng cách áp dụng phí môi trường cao hơn khi cấp phép đầu tư xây dựng tại các khu vực nhạy cảm vì các lý do sau.
Một là nhà đầu tư tuy không phải làm hạ tầng, nhưng điều này lại gia tăng áp lực hạ tầng lên hệ thống cũ. Hai là tòa nhà mới mọc lên kéo theo hàng ngàn người ra vào làm việc hằng ngày, sẽ tạo thêm áp lực đối với hệ thống giao thông chung quanh, đặc biệt là ách tắc giao thông và chỗ đậu xe. Ba là công trình cao tầng làm giảm giá trị cảnh quan của các di sản văn hóa lịch sử lân cận, ảnh hưởng gián tiếp đến doanh thu ngành du lịch. Trên thế giới, nhà đầu tư phải trả phí môi trường rất cao, còn ở ta, Nhà nước lại bao cấp cho tư nhân hưởng lợi.
* Mới đây, UBND TP. Hà Nội trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục xây dựng 223 dự án nhà cao tầng tại bốn quận trung tâm. Là một chuyên gia quy hoạch đô thị, anh đón nhận thông tin này như thế nào?
- Cuối năm ngoái, Thủ tướng ra quyết định ngừng đập biệt thự cũ làm tôi rất mừng. Tôi nghĩ Chính phủ đã thấy rõ nguy cơ. Việc gần đây thay vì chuyển các dự án cao tầng ra khu đô thị mới, người ta lại rục rịch đòi xây các dự án này tại nội ô do sự tác động của các nhóm lợi ích, khiến tôi băn khoăn.
Tình trạng ngập tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM không có gì lạ, bởi hệ thống hạ tầng quá yếu kém mà người ta lại càng tăng tải lên nó. Mỗi ngày, hệ lụy này làm xã hội thiệt hại biết bao nhiêu mà kể. Từ 18 năm nay, chúng tôi đã khuyến nghị giảm tải xây dựng tại trung tâm thành phố, xuất phát từ nghiên cứu những bài học thực tiễn của thế giới.
Sau đệ nhị Thế chiến, các đô thị ở châu Âu và Mỹ bùng nổ về xây dựng. Nhưng trong suốt quá trình phát triển kéo dài đến bây giờ, không có bất kỳ thành phố nào của họ bị ngập như chúng ta. Cách làm của họ là ưu tiên trọng tâm phát triển, đi từ ngoài vào trong, tức là ưu tiên xây dựng khu vực ngoại ô trước.
Mãi đến đầu thập niên 1990, người ta mới bắt đầu tập trung phát triển khu vực trung tâm đô thị. Nghĩa là trong nửa thế kỷ trước đó, cán cân xây dựng đô thị phát triển lệch hẳn về ngoại ô. Còn chúng ta thì cứ tiếp tục đi ngược lại xu hướng của thế giới cho dù phải trả giá rất đắt.
* Liệu bây giờ thay đổi, theo anh, có còn kịp không?
- Dù đã trễ nhưng trễ vẫn còn hơn không. Tôi nghĩ GDP của chúng ta sẽ tăng đáng kể nếu thay đổi này trở thành quốc sách. Ít nhất chúng ta cũng mất vài chục năm để phát triển nhanh khu ngoại vi trong khi khu trung tâm phát triển dần dần với tốc độ chậm hơn nhiều. Anh Trang Bảo Sơn, Phó Ban Quản lý Dự án Thủ Thiêm cho biết hiện nay mới có ba nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Thủ Thiêm.
Thử hình dung, nếu các dự án cao ốc đang và sẽ xây dựng ở trung tâm Tp.HCM “chạy” sang Thủ Thiêm do chi phí xây dựng rẻ hơn khu trung tâm hiện hữu thì chúng ta sẽ sớm có thêm một khu đô thị hiện đại, đồng thời cứu vãn được phần nào trung tâm lịch sử đã bị xâm hại.
Tiếng Pháp có một câu kinh điển: “Quand le bâtiment va, tout va!”. Câu này đa nghĩa. Một là “an cư lạc nghiệp”, xây dựng đô thị đâu ra đó thì doanh nghiệp phát triển ổn định. Hai là xây dựng đô thị trên cơ sở dự đoán tiềm năng mở rộng thì tự khắc phát triển đi vào kế hoạch. Ba là quy hoạch đô thị cần có sự hợp tác của nhiều ngành, từ luật pháp, văn hóa, kinh tế…
Chỉ cần nhìn vào quá trình phát triển đô thị của một thời kỳ là có thể hình dung được tình trạng văn hóa, lịch sử, môi trường, kiến trúc, khoa học kỹ thuật của một quốc gia trong thời kỳ đó. Sinh thời, cha tôi thường nói: “Vạn thù quy nhất bổn, nhất bổn tán vạn thù”. Nhìn cái nhỏ là thấy cái lớn, và ngược lại. Cái nhỏ có đầy đủ thành phần của cái lớn. Diện mạo đô thị là thước đo phát triển quốc gia.
http://batdongsan.com.vn/tin-thi-tr...duy-dung-thi-xa-hoi-se-tien-rat-nhanh-ar17029
- Status
- Không mở trả lời sau này.