Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
13/1/15
1.021
2.800
113
Không phải là bánh vẽ của giới đầu tư mà quy hoạch TT trở thành trung tâm tài chính đã được thủ tướng phê chuẩn từ năm 1996. Vì nhiều lý do trong đó có nhóm lợi ích đã làm TT châm phát triển. Bác đọc bài "Tư duy đúng thì xã hôi sẽ tiến rất nhanh" của KTS Ngô Viết Nam Sơn (con của Ngô Viet Thụ - thiết kế dinh Độc Lập). Bài viết từ năm 2010.

* Thay đổi nhận thức của xã hội là một quá trình. E rằng đến khi mất bò chúng ta mới làm xong chuồng?

- Tôi nghĩ, giáo dục là hướng đi bền vững để thay đổi thực trạng này. Đối tượng cần bồi dưỡng nhiều nhất là những nhà lãnh đạo bởi họ có quyền ra quyết định. Để giữ chân nhà đầu tư, có một thời kỳ chúng ta cho phép họ xây dựng tại trung tâm lịch sử của thành phố. Quan điểm đó có thể đúng trong giai đoạn đất nước ta còn nghèo. Bây giờ, đời sống đã khá hơn, mà các công trình văn hóa, lịch sử cũng không còn nhiều.

Sở dĩ các nhà đầu tư thèm muốn vị trí trung tâm lịch sử là vì chi phí xây dựng ở khu vực này hiện quá rẻ, lợi nhuận quá lớn. Muốn ngăn họ không vào trung tâm lịch sử thì làm cho việc xây dựng tại trung tâm không còn lời quá cao so với các khu đô thị mới bằng cách áp dụng phí môi trường cao hơn khi cấp phép đầu tư xây dựng tại các khu vực nhạy cảm vì các lý do sau.

Một là nhà đầu tư tuy không phải làm hạ tầng, nhưng điều này lại gia tăng áp lực hạ tầng lên hệ thống cũ. Hai là tòa nhà mới mọc lên kéo theo hàng ngàn người ra vào làm việc hằng ngày, sẽ tạo thêm áp lực đối với hệ thống giao thông chung quanh, đặc biệt là ách tắc giao thông và chỗ đậu xe. Ba là công trình cao tầng làm giảm giá trị cảnh quan của các di sản văn hóa lịch sử lân cận, ảnh hưởng gián tiếp đến doanh thu ngành du lịch. Trên thế giới, nhà đầu tư phải trả phí môi trường rất cao, còn ở ta, Nhà nước lại bao cấp cho tư nhân hưởng lợi.

* Mới đây, UBND TP. Hà Nội trình Thủ tướng Chính phủ cho phép tiếp tục xây dựng 223 dự án nhà cao tầng tại bốn quận trung tâm. Là một chuyên gia quy hoạch đô thị, anh đón nhận thông tin này như thế nào?

- Cuối năm ngoái, Thủ tướng ra quyết định ngừng đập biệt thự cũ làm tôi rất mừng. Tôi nghĩ Chính phủ đã thấy rõ nguy cơ. Việc gần đây thay vì chuyển các dự án cao tầng ra khu đô thị mới, người ta lại rục rịch đòi xây các dự án này tại nội ô do sự tác động của các nhóm lợi ích, khiến tôi băn khoăn.


Tình trạng ngập tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp.HCM không có gì lạ, bởi hệ thống hạ tầng quá yếu kém mà người ta lại càng tăng tải lên nó. Mỗi ngày, hệ lụy này làm xã hội thiệt hại biết bao nhiêu mà kể. Từ 18 năm nay, chúng tôi đã khuyến nghị giảm tải xây dựng tại trung tâm thành phố, xuất phát từ nghiên cứu những bài học thực tiễn của thế giới.

Sau đệ nhị Thế chiến, các đô thị ở châu Âu và Mỹ bùng nổ về xây dựng. Nhưng trong suốt quá trình phát triển kéo dài đến bây giờ, không có bất kỳ thành phố nào của họ bị ngập như chúng ta. Cách làm của họ là ưu tiên trọng tâm phát triển, đi từ ngoài vào trong, tức là ưu tiên xây dựng khu vực ngoại ô trước.

Mãi đến đầu thập niên 1990, người ta mới bắt đầu tập trung phát triển khu vực trung tâm đô thị. Nghĩa là trong nửa thế kỷ trước đó, cán cân xây dựng đô thị phát triển lệch hẳn về ngoại ô. Còn chúng ta thì cứ tiếp tục đi ngược lại xu hướng của thế giới cho dù phải trả giá rất đắt.

* Liệu bây giờ thay đổi, theo anh, có còn kịp không?

- Dù đã trễ nhưng trễ vẫn còn hơn không. Tôi nghĩ GDP của chúng ta sẽ tăng đáng kể nếu thay đổi này trở thành quốc sách. Ít nhất chúng ta cũng mất vài chục năm để phát triển nhanh khu ngoại vi trong khi khu trung tâm phát triển dần dần với tốc độ chậm hơn nhiều. Anh Trang Bảo Sơn, Phó Ban Quản lý Dự án Thủ Thiêm cho biết hiện nay mới có ba nhà đầu tư đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Thủ Thiêm.


Thử hình dung, nếu các dự án cao ốc đang và sẽ xây dựng ở trung tâm Tp.HCM “chạy” sang Thủ Thiêm do chi phí xây dựng rẻ hơn khu trung tâm hiện hữu thì chúng ta sẽ sớm có thêm một khu đô thị hiện đại, đồng thời cứu vãn được phần nào trung tâm lịch sử đã bị xâm hại.

Tiếng Pháp có một câu kinh điển: “Quand le bâtiment va, tout va!”. Câu này đa nghĩa. Một là “an cư lạc nghiệp”, xây dựng đô thị đâu ra đó thì doanh nghiệp phát triển ổn định. Hai là xây dựng đô thị trên cơ sở dự đoán tiềm năng mở rộng thì tự khắc phát triển đi vào kế hoạch. Ba là quy hoạch đô thị cần có sự hợp tác của nhiều ngành, từ luật pháp, văn hóa, kinh tế…

Chỉ cần nhìn vào quá trình phát triển đô thị của một thời kỳ là có thể hình dung được tình trạng văn hóa, lịch sử, môi trường, kiến trúc, khoa học kỹ thuật của một quốc gia trong thời kỳ đó. Sinh thời, cha tôi thường nói: “Vạn thù quy nhất bổn, nhất bổn tán vạn thù”. Nhìn cái nhỏ là thấy cái lớn, và ngược lại. Cái nhỏ có đầy đủ thành phần của cái lớn. Diện mạo đô thị là thước đo phát triển quốc gia.

http://batdongsan.com.vn/tin-thi-tr...duy-dung-thi-xa-hoi-se-tien-rat-nhanh-ar17029
cái phố Wall của SG hiện tại quá nhỏ & không có chỗ đỗ xe, đỗ ngoài đường thì bị cấm, cố tình đỗ bừa trước công ty khác thì bị bảo vệ đuổi, 2 xe đỗ 2 bên đường thì ở giữa chỉ còn đủ chỗ cho 1 xe đi lọt, lại hay bị ùn bởi xe quay đầu

mỗi lần có việc đi ra đây là rất mệt với việc đỗ xe
 
Hạng D
11/1/09
3.643
7.720
113
nơi xa lắm
cái phố Wall của SG hiện tại quá nhỏ & không có chỗ đỗ xe, đỗ ngoài đường thì bị cấm, cố tình đỗ bừa trước công ty khác thì bị bảo vệ đuổi, 2 xe đỗ 2 bên đường thì ở giữa chỉ còn đủ chỗ cho 1 xe đi lọt, lại hay bị ùn bởi xe quay đầu

mỗi lần có việc đi ra đây là rất mệt với việc đỗ xe
ko phải phố Wall của SG mà tất cả các nước khác đều thế. Có 1 cách giải quyết là cho Wilson vào đầu tư và xây dựng bãi đậu xe. Em thấy đi các trung tâm đều có của Wilson và giá rất chát. :( Nhưng em phải bấm bụng mà đậu 30p-1h. :(
 
Hạng F
2/3/14
12.223
128.903
113
ko phải phố Wall của SG mà tất cả các nước khác đều thế. Có 1 cách giải quyết là cho Wilson vào đầu tư và xây dựng bãi đậu xe. Em thấy đi các trung tâm đều có của Wilson và giá rất chát. :( Nhưng em phải bấm bụng mà đậu 30p-1h. :(
Cách giải quyết nữa là chuyển phố Wall qua Thủ Thiêm, đậu thoải mái :D Chi cục thuế TP chuyển ra quận 2 rộng rãi, không kẹt xe, đậu cả trăm xe hơi cũng được.
 
Hạng C
8/10/15
844
1.638
93
ko phải phố Wall của SG mà tất cả các nước khác đều thế. Có 1 cách giải quyết là cho Wilson vào đầu tư và xây dựng bãi đậu xe. Em thấy đi các trung tâm đều có của Wilson và giá rất chát. :( Nhưng em phải bấm bụng mà đậu 30p-1h. :(
Ở đâu cũng nhỏ nhưng ở nước ngoài được quy hoạch bài bản. Ở Việt Nam thì ô tô đi chung với honda, honda muốn quẹo trái quẹo phải thì quẹo, lấn đường, chạy ngược chiều. Ket xe, bấm còi loạn xạ cả lên mà vẫn còn tư duy phát triển ở khu hiện hữu thì e bó tay cho tầm nhìn các bác nhà mình.
 
Hạng D
11/1/09
3.643
7.720
113
nơi xa lắm
Ở đâu cũng nhỏ nhưng ở nước ngoài được quy hoạch bài bản. Ở Việt Nam thì ô tô đi chung với honda, honda muốn quẹo trái quẹo phải thì quẹo, lấn đường, chạy ngược chiều. Ket xe, bấm còi loạn xạ cả lên mà vẫn còn tư duy phát triển ở khu hiện hữu thì e bó tay cho tầm nhìn các bác nhà mình.
thật ra các bác cũng đi tây học về nhiều lắm. Nhưng ngặt cái tư duy và tầm nhìn nó gắn liền với quyền lợi nữa mợ à. Thua thôi!
 
Hạng C
4/5/13
700
3.942
93
Cách giải quyết nữa là chuyển phố Wall qua Thủ Thiêm, đậu thoải mái :D Chi cục thuế TP chuyển ra quận 2 rộng rãi, không kẹt xe, đậu cả trăm xe hơi cũng được.
Ko phải cục thuế nó nằm chềnh ềnh bên APAK rồi à. Thực ra có thiếu thốn gì với mặt bằng đât sử dụng cho phố wall đâu mà phải chuyển đi. Chuyển đi là thay đổi cả thói quen của cả 1 hệ thống chứ ko đơn giản thích là di dời. các anh cứ đợi đi, tư duy của lãnh đạo còn ko quan trọng bằng tư duy, khả năng tài chính của người dân đâu. Ai tính chuyện ra thì ráng ra sớm sớm nhưng phải tay to tí để chờ đợi. Đó là kế hoạch lâu dài. Như TML ở quận 2 được ưu tiên cũng ghê lắm, xây dựng hạ tầng tốt, dời hẳn cả UBND ra ngoải, mà giờ vẫn còn đồng hoang trâu gặm cỏ nhởn nhơ giữa dòng đời vội vã :D Trong khi miếng đất Bình Trưng kế bên phải nói là chật như nêm :( Bây giờ các anh ở đó rồi, thì tay phải luyện cho thật to, chứ miệng hô to thì ko ích gì đâu
 
Hạng B2
18/10/10
248
334
63
Lửng lơ số phận dự án 2,2 tỷ USD của Lotte

Quyết tâm triển khai Dự án Khu phức hợp Thành phố thông minh Thủ Thiêm, vốn đầu tư 2,2 tỷ USD, thậm chí muốn khởi công vào quý I/2016, song cho tới thời điểm này, liên doanh các nhà đầu tư, trong đó có Tập đoàn Lotte, vẫn chưa biết có được thực hiện hay không.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm - Phố Đông dậy sóng.

TP. HCM dự định phát triển Thủ Thiêm thành một “Phố Đông Sài Gòn”. Ảnh: Đức Thanh
Khá sốt ruột trước việc cho tới thời điểm này vẫn chưa được quyết định lựa chọn là nhà đầu tư Dự án Khu phức hợp Thành phố thông minh Thủ Thiêm (Eco Smart City), Chủ tịch Tập đoàn Lotte Shin Dong Bin vừa có chuyến thăm Việt Nam để xem xét tình hình và gặp gỡ với các cơ quan chức năng Việt Nam.​
Theo nguồn tin riêng của Báo Đầu tư, nhiều khả năng, một cuộc họp giữa Chính phủ và các bộ, ngành sẽ sớm được tổ chức để thảo luận và quyết định lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án ở phân khu chức năng 2a của Khu đô thị mới Thủ Thiêm theo phương thức nào.​
Lotte cùng với 3 nhà đầu tư khác của Nhật Bản (là Mitsubishi Corporation; Mitsubishi Estate Co., Ltd. và Toshiba Corporation) đã chính thức đệ trình kế hoạch đầu tư Dự án Eco Smart City, vốn đầu tư dự kiến khoảng 2,2 tỷ USD, lên các cơ quan chức năng Việt Nam.​
Theo kế hoạch, liên doanh các nhà đầu tư sẽ triển khai dự án ở phân khu 2a trong Khu đô thị Thủ Thiêm, với diện tích 16,71 ha, nhằm biến khu đất này thành một tổ hợp các trung tâm thương mại, khách sạn, khu căn hộ dịch vụ, văn phòng, chung cư… và tòa cao ốc 50 tầng. Liên doanh nhà đầu tư này thậm chí chấp nhận ký quỹ và đóng gần 2.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất để được giao trước 6 lô đất tại Thủ Thiêm và sớm triển khai Dự án.​
“Chúng tôi đã đeo đuổi Dự án từ 7 năm trước, cùng thời điểm triển khai Dự án Lotte Center ở Hà Nội. Khi ấy, Chủ tịch Shin Dong Bin của chúng tôi đã bày tỏ mong muốn tạo cho TP.HCM một công trình tiêu biểu, tiên tiến, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được”, đại diện Tập đoàn Lotte nói và cho biết, Lotte và các đối tác rất quyết tâm triển khai Dự án và hy vọng có thể khởi công Dự án vào quý I năm sau.​
Nhưng vướng mắc là, tới thời điểm này, liên doanh các nhà đầu tư Hàn - Nhật này vẫn chưa nhận được câu trả lời cuối cùng là họ có được chọn là nhà đầu tư triển khai Dự án hay không.​
Ban đầu, TP.HCM đề xuất việc lựa chọn nhà đầu tư cho dự án này theo hình thức chỉ định thầu để sớm triển khai Dự án, trong bối cảnh thu hút đầu tư vào Thủ Thiêm khá khó khăn, cho dù Thành phố dự định phát triển Thủ Thiêm thành một “Phố Đông Sài Gòn”. Thêm vào đó, thông tin cho biết, TP.HCM đang gánh một khoản nợ khá lớn - 29.000 tỷ đồng - vay đầu tư hạ tầng cho Thủ Thiêm. Có nhà đầu tư mới, TP.HCM có ngân khoản để trang trải khoản nợ này.​
Tuy nhiên sau đó, có đề xuất cho rằng, nên áp dụng lựa chọn nhà đầu tư cho khu 2a Thủ Thiêm theo “hình thức đặc biệt”. Do phương thức lựa chọn nhà đầu tư chưa được thống nhất, số phận Dự án Eco Smart City vẫn đang “lửng lơ”.​
“Trong bối cảnh không có nhà đầu tư khác xin đầu tư dự án, thì có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu. Tất nhiên, điều kiện là nhà đầu tư phải chuẩn bị dự án thật tốt, bởi đây là khu vực mà TP.HCM dự định phát triển thành trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính - một trung tâm rất quan trọng của TP.HCM trong tương lai”, một cán bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ quan điểm và cho rằng, áp dụng hình thức chỉ định thầu sẽ giúp Dự án nhanh chóng được đưa vào triển khai.​
Hiện tại, ở Khu đô thị Thủ Thiêm, các dự án ở phân khu 1 và 2c cũng đã được phép lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức chỉ định thầu. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra sau cuộc họp của Chính phủ tới đây. Còn hiện tại, liên doanh giữa Lotte và các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ phải chờ đợi.​
Liên quan đến việc phát triển Khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong một báo cáo được công bố vào cuối tháng 9/2015, Công ty Nghiên cứu thị trường bất động sản CBRE cho rằng, Thủ Thiêm đang được cố gắng xây dựng theo mô hình Phố Đông của Thượng Hải. Tuy nhiên nếu muốn đảm bảo thành công cho dự án này, thì còn nhiều việc phải thực hiện và còn rất nhiều yếu tố làm chậm sự phát triển của Thủ Thiêm.​
Theo CBRE, trọng tâm phát triển tại Thủ Thiêm là bất động sản thương mại và văn phòng, nhưng phía bên bờ Tây sông Sài Gòn có sẵn nguồn cung thương mại dồi dào với quy mô khá tương đồng. Việc triển khai thêm các dự án song song bên bờ Tây (khu trung tâm hiện hữu) sẽ càng khiến “hòn ngọc” Thủ Thiêm mất điểm.​
“Nên giới hạn việc cấp phép đầu tư các dự án lớn tại khu vực bờ Tây sông Sài Gòn, nếu không sẽ có nguy cơ làm loãng sức hút của Khu đô thị mới Thủ Thiêm”, CBRE bày tỏ quan điểm.​
Hiện tại, ở Thủ Thiêm, đã có một số nhà đầu tư đăng ký đầu tư dự án. Điển hình là Dự án Empire City Complex của liên doanh giữa Công ty Bất động sản Trần Thái - Công ty Tiến Phước và Denver Power (UK), vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, với mục tiêu phát triển một tòa nhà 86 tầng, khách sạn 5 sao, trung tâm thương mại và một tòa nhà văn phòng trên diện tích 15 ha ở khu chức năng 2b. Ngoài ra, còn có dự án nhà ở của Đại Quang Minh ở khu chức năng số 5 và số 6.​
Tuy nhiên, hiện tại, phần lớn Thủ Thiêm là đất trống, đã được kết nối với bờ Tây thông qua một đường hầm và một chiếc cầu, 4 cây cầu khác và một tuyến tàu điện ngầm đang được thi công hoặc lên kế hoạch triển khai. Khu vực này sở hữu quỹ đất đến 657 ha và 99% diện tích đã được bồi thường giải tỏa, 382 ha có thể nhanh chóng phát triển cho hơn 26.600 căn hộ và 334 ha khác để phát triển các khu thương mại.​
Theo CBRE, cần rút ngắn thời gian xét duyệt và cấp phép cho các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để giải tỏa nhiều quan ngại có thể cản trở quyết định đầu tư; giảm nguy cơ đầu cơ và ngăn giá đất bị đẩy lên cao đến mức “không thể chạm tới”. Những nỗ lực này sẽ giúp Thủ Thiêm có thể hấp dẫn vốn đầu tư và sớm trở thành trung tâm tài chính và kinh tế của Thành phố.​

Theo Báo đầu tư
 
Status
Không mở trả lời sau này.